Phụ Nữ Mang Thai Tháng Thứ 8 Bị Cảm / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Phụ Nữ Mang Thai Tháng Thứ 8 Nên Ăn Gì?

Mang thai tháng thứ 8 (tuần thứ 29-32) là thời điểm mà thai nhi đã phát triển rất mạnh mẽ để chuẩn bị chào đời. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn này rất quan trọng nhằm bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi khi nhu cầu về chất dinh dưỡng cao hơn ở tam cá nguyệt trước.

Tháng thứ 8 là thời điểm mà thai nhi bắt đầu dự trữ glycogen và chất béo trong gan và dưới da, do đó nếu lượng carbohydrate hấp thụ vào không đủ sẽ gây ra tình trạng thiếu protein hoặc nhiễm toan ceton. Việc cung cấp calo cho phụ nữ mang thai vào tháng thứ 8 cần được đảm bảo và nên tăng lượng thức ăn chủ yếu như gạo, bột mì.

Cụ thể, phụ nữ mang thai tháng thứ 8 nên ăn trung bình 400g ngũ cốc mỗi ngày để đảm bảo cung cấp calo và tiết kiệm protein. Ngoài ra, bà bầu mang thai tháng thứ 8 nên ăn thêm một số loại ngũ cốc thô như kê, ngô và bột yến mạch. Tuy nhiên, chế độ ăn cần được điều chỉnh sao cho mức tăng cân giới hạn dưới 350g mỗi tuần. Cần phải lưu ý tháng này chính là đỉnh điểm của sự tăng sinh não ở thai nhi. Vì vậy ngoài nhu cầu về lượng lớn glucose để tăng trưởng nhanh chóng, dự trữ glycogen và chất béo trong cơ thể thì còn cần một lượng axit béo nhất định đặc biệt là axit linoleic phong phú để đáp ứng cho sự phát triển não bộ thai nhi.

Trong những tháng cuối thai kỳ, phụ nữ cần ăn nhiều thực phẩm chứa sắt và canxi vì khi sinh con lượng máu mất đi khá lớn nên cần đảm bảo lượng sắt trong cơ thể khi mang thai ở tháng này. Ngoài ra, canxi cũng giúp xương và răng của thai nhi phát triển tốt hơn. Một số thực phẩm phụ nữ mang thai tháng thứ 8 nên ăn gồm có:

Các loại cá chứa một lượng lớn sắt cũng như các giá trị dinh dưỡng khác không kém phần thiết yếu như protein, chất béo tốt

Thịt đỏ cung cấp protein, sắt, kẽm,… tốt cho cả mẹ và thai nhi trong quá trình mang thai và phát triển trí não ở trẻ. Các khoáng chất trong đó cũng giúp cải thiện sức khỏe chung của người mẹ.

Sữa và thực phẩm làm từ sữa đóng vai trò như nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất khá hoàn thiện.

Bơ đậu phộng là nguồn cung cấp chất béo tốt nên sử dụng vì axit béo rất quan trọng để thai nhi đủ điều kiện phát triển bộ não một cách tốt nhất

Các loại rau cung cấp chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón ở phụ nữ mang thai do các nguyên nhân cân nặng hay tiết hormone dư thừa trong tam cá nguyệt thứ 3.

Chuối bổ sung kali, canxi và sắt cho cơ thể, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm táo bón và tăng sự thoải mái cho phụ nữ mang thai.

Trái cây họ cam chanh: chứa chất xơ và vitamin C dồi dào giúp cơ thể phụ nữ dễ dàng hấp thu sắt, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, vitamin C cũng có thể bổ sung từ cà chua và cải bắp.

Các thực phẩm giàu sắt, canxi gồm: các loại rau lá xanh thẫm, quả mọng, quả mơ, hoa quả sấy, lòng đỏ trứng, thịt nạc, sữa, chuối,…

Các thực phẩm giàu protein như thịt nạc, lòng trắng trứng, đậu phụ, cá, thịt gà, sữa,..

Các thực phẩm giàu carbohydrate: khoai tây, ngũ cốc, khoai lang, đậu các loại, quả mọng,…

Các thực phẩm giàu chất béo: trứng, cá, đậu phộng,…

Các thực phẩm giàu chất xơ: ngô, đậu đen, bơ, gạo lứt, súp lơ, bông cải xanh, cần tây,…

Ngoài việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết thông qua chế độ ăn thì có những thực phẩm mà phụ nữ mang thai nên tránh gồm có:

Sữa tiệt chưa tiệt trùng

Cà phê khiến gia tăng nguy cơ táo bón ở mẹ và ảnh hưởng xấu đến tim mạch của trẻ. Theo đó, bà bầu nên uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây thay vì các đồ uống kích thích.

Phụ nữ mang thai nên tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ vì loại thực phẩm này thường ít dưỡng chất cần thiết và gây ra các vấn đề về tiêu hóa khi mang thai

Phụ nữ mang thai nên tránh các loại cá cờ, cá kiếm vì có hàm lượng cao methyl thủy ngân gây các biến chứng tiềm ẩn cho quá trình phát triển hệ thần kinh ở thai nhi.

Ngoài ra, rượu bia, các chất kích thích, đồ ăn tái sống cũng là thực phẩm bà bầu nên tránh.

Phụ nữ mang thai cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh cũng như đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ trong suốt thai kỳ, nhất là ở tam cá nguyệt thứ 3.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói, dịch vụ này ra đời như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ từ việc chăm sóc, theo dõi, khám toàn diện, siêu âm xét nghiệm và tư vấn sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu như thế nào để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mẹ bầu có thể yên tâm, thoải mái nghỉ dưỡng trong suốt thai kỳ, không phải lo lắng về việc lỡ hẹn đi khám và đặt lịch khám. Đặc biệt, các gói thai sản còn đi kèm với nhiều chương trình quà tặng, lớp học tiền sản miễn phí. Khi đi sinh mẹ bầu cũng không cần chuẩn bị quá nhiều đồ đạc vì Vinmec đã chuẩn bị sẵn đồ dùng thiết yếu cho mẹ và con trong quá trình sinh đẻ và dưỡng sức tại bệnh viện.

Hiện nay, để nâng cao chất lượng dịch vụ, Vinmec còn trang bị hệ thống máy siêu âm, trang thiết bị y tế hiện đại. Theo đó, quy trình thăm khám, chẩn đoán bệnh tại Vinmec đều được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn và được đào tạo bài bản nên sẽ sớm phát hiện các vấn đề và bệnh lý sản khoa, các dị tật thai nhi từ sớm (nếu có) để có hướng thăm khám và điều trị kịp thời ngay sau khi trẻ ra đời.

Mang Thai Tháng Thứ 8, Cảm Giác Bị Trầm Cảm Và Không Biết Chia Sẻ Cùng Ai

Mình đã bước vào mang thai tháng thứ 8 của thai kỳ nhưng có vẻ như cả về thể chất và tinh thần mình đều không được khỏe.

Đọc các bài viết về trầm cảm thai kỳ thì mình thấy mình có hầu hết các dấu hiệu đáng ngại của căn bệnh này: mình chán ăn, lo lắng, cáu kỉnh, không hào hứng với việc gì, mất ngủ thường xuyên, hay khóc và cảm thấy hụt hẫng, thất vọng, chản nản…

Các vấn đề đề mình lo lắng và chán nản thì nhiều vô cùng (điển hình là chuyện tiền bạc, chuyện công việc bận rộn, chuyện con cái không ngoan, chuyện người nhà ở xa không khỏe…) nhưng trên hết là chuyện chồng vô tâm.

Khi mang thai tháng thứ 8 con đầu lòng, mình được chồng yêu thương, chăm sóc, chia sẻ, động viên nhiều. Nhưng giờ mọi chuyện đã khác, chồng mình không còn quan tâm, chăm sóc mình chút nào nữa. Mình mệt mỏi, nghén ngẩm hay bận rộn hoàn toàn là chuyện của mình, chồng mình không hỏi han, không chia sẻ, không chăm sóc.

Mình đã nói chuyện thẳng thắn với chồng, mong chồng hiểu tình trạng của mình để cùng nhau giải quyết, tránh để lại hậu quả cho em bé. Cuộc nói chuyện thì cởi mở nhưng sau đó thì chồng vẫn không có gì thay đổi, mình vẫn thấy cô độc và vô cùng mệt mỏi.

Mình đã ở giai đoạn nặng nề và khó khăn của thai kỳ, những triệu chứng trầm cảm ngày một nặng của mình sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bé, gia tăng nguy cơ sinh non. MÌnh biết là rất nguy hiểm nhưng không sao có cách khắc phục được vì mình không thể cố gắng tỏ ra thoải mái trong khi bản thân đã thực sự mệt mỏi (về thể chất, vì không ngủ được và không ăn được), lại phải làm việc quá nhiều (nhà mình không có người giúp việc, chồng cũng chẳng chia sẻ việc nhà) và tinh thần thì luôn thấy cô đơn, chán nản.

MÌnh không chia sẻ được với ai và điều đó lại càng làm cho mọi chuyện nghiêm trọng hơn.

Mong cả nhà động viên để 2 mẹ con mình khỏe.

Cảm ơn cả nhà nhiều.

Bị Cúm Khi Mang Thai Tháng Thứ 8

Các mẹ ơi em đang mang bầu tháng thứ 8 rùi, nhưng mà bắt đầu từ đầu tuần tới giờ em bị nghẹt mui, chảy nước mũi và đau họng, không bị sốt hay đau đầu gì cả, em lo lắm chẳng biết bị như thế thì có ảnh hưởng gì đến em bé không nữa. Em nghe mẹ em nói là xông dầu phật linh và xông tỏi, r*** nhưng em thấy cả dầu phật linh và r*** đều có thể ảnh hưởng không tốt tới bé nên vẫn chưa dám làm. Có mẹ nào đã từng bị như em chưa ah??? Các mẹ thông thái giúp em xem giờ em nên làm thế nào để mau khỏi với ah hix hix

Thảo luận 2

ko sao đâu mn đừng lo lắng quá.tớ trc bầu 3m cúm cũng ko sao mà.em bé giờ 10m rùi iu lắm nhé

Thảo luận 3

mẹ nó đừng lo lắng quá.mẹ nó xông mũi bằng nước muối nóng.chịu khó xông liên tục vào là đỡ ngay mà.chúc mẹ nó mau khỏi nha

Thảo luận 4

chắc ko sao đâu mẹ nso ah, em thỉnh thoảng cũng hay sụt sịt nhưng cứ để thế rồi nó khỏi, hoặc mẹ nó dùng các bài thuốc dân gian thôi.

Thảo luận 5

chị trước cũng bị tầm 7 tháng, tầm này thai to rồi ko ảnh hưởng gì đâu. Em nên uống nước cam để tăng sức đề kháng cơ thể, súc miệng nước muối thường xuyên, ngậm chanh muối,hấp lá hẹ với đường phèn hoặc quất với mật ong, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý nhiều lần hạn chế uống thuốc và chỉ uống khi cần thiết lắm và theo sự chỉ dẫn của bs nhé. Dầu phật linh chị ko biết, tỏi thì chị chỉ ăn đc 1,2 tép thôi chứ chịu ko ăn đc nhiều. chúc em nhanh hết cúm

Thảo luận 6

EM cảm ơn các mẹ, chắc em chỉ dam xúc miệng nước muối và xông nước muối thôi chứ chẳng dám xông dầu phật linh ah

Thảo luận 7

em bị 2 lần rồi. 1 lần hồi 6 tháng, 1 lần nữa là hiện tại đang bị. giống mẹ nó em đau họng, hơi đau đầu chóng mặt, mũi nghẹt, sổ mũi thì có tí xíu thôi, không sốt gì cả. Em thấy chỉ là cảm thường do thời tiết thay đổi, không phải cảm cúm. bây giờ em đỡ nhiều rồi chỉ còn hơi nghẹt mũi thôi. chắc chỉ cần bổ sung thêm đồ ăn nhiều C là được

Thảo luận 8

Ko bị sốt thì không sao đâu mn ah, trước mình mang thai tháng thứ 3 còn bị sốt 38.5o và viêm họng, còn chỉ định uống kháng sinh cơ. Bi giờ bé nhà mình được gần 1 tuổi rồi trộm vía con vẫn khỏe và ngoan lắm.

Thảo luận 9

M nghĩ ở tháng này thì an toàn rồi. Chịu khó ăn tỏi sống (nếu bạn sợ mùi thì nướng lên là hết mùi), nhỏ nước tỏi (pha loãng) vào mũi í. m toàn chữa thế.

Thảo luận 10

Nhỏ nước tỏi thì em thấy nhiều người chữa, nhưng cơ mà nhỏ xong thì cả tổ quốc chìm trong biển nước…. mắt!!! em thử 1 lần rồi, có tác dụng nhưng mà đúng là biết mặt nhau

Cảm Cúm Khi Mang Thai Tháng Thứ 8 Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Thai Nhi?

Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 8 ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi? Thường thì những triệu chứng của thai kỳ gây ảnh hưởng không lớn đến thai nhi. Nhưng khi bị cảm cúm, nếu nhiệt độ cơ thể mẹ bầu cứ kéo dài ở 39 độ C thì mẹ nên thận trọng vì việc cơ thể bị sốt cao cộng với độc tính của virut cúm có thể kích thích co bóp tử cung gây nên hiện tượng sảy thai hoặc sinh…

Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 8 ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi? Thường thì những triệu chứng của thai kỳ gây ảnh hưởng không lớn đến thai nhi. Nhưng khi bị cảm cúm, nếu nhiệt độ cơ thể mẹ bầu cứ kéo dài ở 39 độ C thì mẹ nên thận trọng vì việc cơ thể bị sốt cao cộng với độc tính của virut cúm có thể kích thích co bóp tử cung gây nên hiện tượng sảy thai hoặc sinh sớm. Dù tình trạng sảy thai muộn rất ít khi xảy ra nhưng mẹ bầu cần phải dè chừng vì không có điều gì là đảm bảo cho đến khi mẹ sinh em bé cả.

Cách mẹ phòng tránh lây nhiễm viêm gan B sang con

Bệnh viêm gan B nguy hiểm như thế nào với mẹ bầu và thai nhi?

Lịch siêu âm thai theo tuần mẹ bầu cần ghi nhớ

Cách điều trị cảm cúm khi mang thai đơn giản hiệu quả

Cảm cúm khi mang thai tháng thứ 8 ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Thường thì những triệu chứng của thai kỳ gây ảnh hưởng không lớn đến thai nhi. Nhưng khi bị cảm cúm, nếu nhiệt độ cơ thể mẹ bầu cứ kéo dài ở 39 độ C thì mẹ nên thận trọng vì việc cơ thể bị sốt cao cộng với độc tính của virut cúm có thể kích thích co bóp tử cung gây nên hiện tượng sảy thai hoặc sinh sớm. Dù tình trạng sảy thai muộn rất ít khi xảy ra nhưng mẹ bầu cần phải dè chừng vì không có điều gì là đảm bảo cho đến khi mẹ sinh em bé cả.

Điều đầu tiên mẹ cần làm khi những dấu hiệu cúm mới xuất hiện đó là đến gặp bác sĩ, vì ngoài họ ra, không ai có thể chẩn đoán tình trạng hiện tại và đưa ra lời khuyên tốt nhất cho mẹ trong lúc này đâu.

Sau đó, mẹ nên nghỉ ngơi, tìm cách hạ sốt khi mang thai như chườm mát, mẹ không nên sử dụng thuốc hạ sốt vì chúng có thể gây hại đến thai nhi. Đồng thời, mẹ hãy cố gắng ăn uống đầy đủ, cho dù không muốn ăn đi nữa và uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tười, rau xanh.

Đồng thời, mẹ bầu tuyệt đối không nên xông hơi để giải cảm vì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao. Điều này dẫn đến nóng nước ối, gây ảnh hưởng tới bào thai. Các tế bào có thể bị phá hủy và ngăn cản quá trình đưa khí oxy đến với em bé. Nếu nhiệt độ cơ thể mẹ lên đến trên 38 độ C, thai nhi sẽ có nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và mất nước về sau. Bên cạnh đó, áp lực của hơi nóng và sự kín khí khi xông hơi, mẹ có thể bị chóng mặt, ngạt thở, thậm chí hạ huyết áp và việc này làm giảm số lượng máu đến thai nhi.

Phòng tránh cảm cúm khi mang thai

– Uống nước tỏi: Mẹ bầu có thể giã nhỏ tỏi rồi hòa chung với nước ấm để uống. Đồng thời, trong suốt quá trình mang thai bà bầu cũng nên ăn tỏi nhiều hơn bình thường, có thể kết hợp tỏi trong các món ăn sẽ giúp bạn phòng tránh cúm.

– Uống nước gừng, đường đỏ: Khi có dấu hiệu cảm lạnh hoặc vừa đi ngoài trời lạnh trở về, mẹ bầu nên pha một cốc nước gừng đường đỏ ấm và lên giường đi ngủ. Sáng hôm sau, mẹ sẽ thấy đỡ hơn rất nhiều.

– Bổ sung kẽm: có nhiều trong hải sản, thịt nạc, hạt hướng dương và các loại đỗ.

– Bổ sung vitamin C: có nhiều trong trái cây, rau xanh,…

– Uống nhiều nước.

– Súc miệng bằng nước muối vào buổi tối và sáng, sáng đó uống 1 cốc nước lọc.

– Rửa mặt buổi sáng bằng nước lạnh.

– Hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh hoặc đến chỗ đông người khi đnag vào mùa dịch.

– Nghỉ ngỏi hợp lý.

– Tập luyện thường xuyên.

– Tiêm phòng cảm cúm trước thai kỳ khoảng 3 tháng và hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêm nhắc lại ở lần mang thai kế tiếp vì mũi ngừa cúm chỉ có tác dụng trong vòng 1 năm. Hy vọng những thông tin trong bài viết giúp ích được cho mẹ!