Phu Nu Mang Thai Thang Thu 8 Bi Ra Mau / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Download Phu Nu Mang Thai An Gi Tot Nhat

Phụ Nữ Mang Thai Ăn Gì Tốt Nhất Sức khỏe của phụ nữ mang thai phải hết sức chú trọng. Vì vậy ăn gì để tốt cho sức khỏe luôn được quan tâm hàng đầu. Đậu phụ, súp lơ xanh, sữa chua… rất giàu vitamin C, axit folic và canxi – cần thiết cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi. 1. Nước cam Trong các loại đồ uống thì nước cam tươi giữ vị trí quán quân do chứa nhiều dưỡng chất. Nước cam tươi dồi dào canxi, axit folic, kali, rất tốt để điều hòa và ổn định huyết áp nên khá an toàn với nhóm bà bầu cao huyết áp.Cách dùng: Bạn nên sử dụng cam tươi, vắt lấy nước uống và không cần pha thêm đường. Mỗi ngày bạn có thể uống một cốc nước cam nhỏ hoặc bạn uống cách một ngày, bạn lại nghỉ một ngày cho đỡ chán. Bạn nên hạn chế các loại nước cam đóng hộp dù chúng được giới thiệu là nước cam tươi nguyên chất. Các loại nước hoa quả đóng hộp đều được pha chế thêm đường hóa học. Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển, bảo quản, một số hộp nước hoa quả có thể bị nhiễm khuẩn khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy… nếu sử dụng. 2. Sữa chua Sữa chua chứa nhiều canxi và protein hơn sữa thường. Sữa chua còn cung cấp nhiều vi khuẩn lên men có lợi cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Nhiều thai phụ không chịu được mùi vị của các loại sữa dành cho bà bầu nhưng lại rất thích thú với sữa chua. Cách dùng: Bạn không nên ăn sữa chua lúc đói vì một số axit có trong sữa chua sẽ khiến dạ dày bạn bị mệt. Tốt nhất, bạn nên sử dụng sữa chua sau khoảng 1-2 giờ đồng hồ sau bữa ăn chính. 3. Mật ong Mật ong là một sản phẩm quý giá của tự nhiên giúp chăm sóc sắc đẹp cho mọi người, có thể bổ từ trong và dưỡng từ ngoài đều tốt. Đối với phụ nữ mang thai mật ong là một thức uống quý giá và bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho thai kỳ và thai nhi. Cách dùng: Thai phụ không được uống mật ong sống bởi vì trong mật ong sống có thể có vi sinh vật hoặc khi cất giữ có thể mật ong đã bị nhiễm khuẩn. Thai phụ nếu sử dụng mật ong sống dễ sinh bệnh tật, đau bụng. Vì vậy khi uống bạn nên hòa mật ong với nước đun sôi để uống vừa phát huy được tác dụng của mật ong vừa đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Phụ nữ mang thai bị bệnh tiểu đường thì không nên sử dụng mật ong vì trong thành phần dinh dưỡng của mật ong có chứa hàm lượng đường rất cao. 4. Súp lơ xanh Đây là loại rau giàu canxi, vitamin C, B6 và folate nên rất có lợi cho sức khỏe thai phụ. Cách dùng: Bạn có thể ăn khoảng 2-3 bữa súp lơ xanh mỗi tuần theo từng cách chế biến riêng như luộc, nấu canh. Tuy nhiên, để súp lơ xanh giữ được chất dinh dưỡng lại ngon miệng, cách nấu tốt nhất là bạn cho súp lơ vào lò vi sóng hấp qua khoảng 2 phút. Sau đó, bạn lấy súp lơ ra, bỏ vào nồi cháo đang sôi và để trong ít phút là ăn được. 5. Đậu phụ Đậu phụ được chế biến từ nguyên liệu chính là đậu tương nên rất phong phú protein, chất sắt, folate, canxi và kẽm, rất cần thiết cho sự phát triển của em bé. Cách dùng: Đậu phụ là loại thực phẩm phổ biến và an toàn nên bạn có thể dùng theo nhu cầu hàng ngày. Ngoài ra, các sản phẩm từ đậu tương như sữa đậu nành… cũng rất tốt cho thai phụ. 6. Thịt bò Loại thịt này chứa một lượng lớn chất sắt, protein, B6, B12, kẽm và đặc biệt là colin (một chất kích thích não bộ thai nhi phát triển). Tuy nhiên, thịt bò cũng chứa nhiều cholesterol, vì vậy, bạn nên ăn điều độ để tránh tăng lượng cholesterol trong máu. Cách dùng: Thịt bò chế biến theo cách nào cũng rất giàu dinh dưỡng và cũng rất ngon miệng. Bạn tuyệt đối nên tránh các món làm bằng thịt bò tái hoặc các món thịt bò đi kèm với nhiều loại gia vị cay, nóng. Mỗi tuần bạn nên dùng 2-3 bữa thịt bò. 7. Khoai lang Khoai lang là loại thức ăn bình dân giàu vitamin C, folate, photpho và được xem như liều thuốc nhuận tràng hữu ích cho nhóm thai phụ mắc táo bón. Cách dùng: Bạn có thể ăn vài ba củ khoai lang luộc (hoặc nướng, hấp) mỗi tuần nhưng tuyệt đối tránh khoai lang sống. 8. Trứng gà Trứng gà là một trong những thực phẩm dinh dưỡng rất tốt phụ nữ trong thời kỳ mang thai, tốt cho hệ thần kinh và sự phát triển của cơ thể, cải thiện trí nhớ, giúp đầu óc tỉnh táo, thúc đẩy tế bào gan tái sinh. Cách dùng: các bà mẹ tương lai không nên ăn trứng gà sống bởi dễ gây lây nhiễm vi khuẩn, hơn nữa cũng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng.Có nhiều cách chế biến trứng gà, nhưng cách nấu nào đem lại nhiều dinh dưỡng nhiều nhất? Luộc trứng gà cung cấp 100% dinh dưỡng, xào trứng là 97%, chiên rán là 98%, đánh với sữa và nước sôi là 92%, ăn sống là 30 – 50%. Người sắp làm mẹ cần chú ý, không nên ăn trứng luộc trong nước trà, vì trong nước trà chứa acid, khi kết hợp với nguyên tố sắt trong tế bào gây ra kích thích dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày đường ruột.

Những Bộ Phim Mẹ Bầu Nên Xem: Phu Nu Mang Thai Nen Xem Phim Gi Hay

những bộ phim mẹ bầu nên xem

phim hàn quốc một mẹ và ba người cha

Đây là một trong những bộ phim được đánh giá là top phim tình cảm hài hước hàn quốc hay nhất từ trước đến nay thể loại phim dài tập hài hước.

Năm sản xuất: 2008

Đạo diễn: Lee Jae Sang

Diễn viên chính: Jo Hyun Jae , Eugene, Jae Hee, Shin Sung Rok

Thể loại: Phim hài

Quốc gia: Hàn Quốc

Phim bộ: 24 tập

nội dung xem phim một mẹ và ba người cha

Song Na Young (Eugene) trở thành mẹ sau một cuộc thụ tinh nhân tạo vì chồng cô bị vô sinh. Ba người bạn thân của người chồng là Han Soo Hyun, Nahwang Gyung Tae và Choi Gwang Hee đã hiến tặng tinh trùng để giúp vợ chồng Na Young có con. Chỉ người chồng mới biết ai thực sự là cha của đứa trẻ. Không may, trước lúc em bé chào đời, anh bị tai nạn qua đời và mang theo bí mật đó vĩnh viễn.

Tuy tính cách và hoàn cảnh khác nhau, nhưng ba người đàn ông này luôn bên cạnh để giúp đỡ cô, hết mực yêu thương đứa bé và coi đó như con mình. Thế nhưng việc chẳng hề có kinh nghiệm chăm sóc trẻ con khiến cho cả ba người cha và bà mẹ trẻ Na Young đã gặp phải nhiều tình huống dở khóc, dở cười.

xem phim juno dính bầu

Năm sản xuất: 2007

Thể loại: Phim hài

Đạo diễn: Jason Reitman

Diễn viên chính: Ellen Page, Michael Cera, Allison Janney, JK Simmons, Olivia Thirlby

Quốc gia: Mỹ

noi dung phim juno

Phim bắt đầu bằng việc Juno, một cô học sinh 16 tuổi, bỗng phát hiện mình đã có thai được hai tháng. Nếu như bình thường, cô sẽ đi phá thai và coi như chưa có gì xảy ra. Nhưng Juno lại quyết định giữ cái thai và tìm một gia đình hiếm muộn nào đó để cho con. Cô chọn cặp vợ chồng trẻ Loring (Jennifer Garner và Jason Bateman) khá giả, sống trong một ngôi biệt thư lộng lẫy vùng ngoại ô. Tuy nội dung phim khá buồn nhưng kết thúc có hậu, theo chúng tôi đây là một trong những bộ phim mẹ bầu nên xem trước hoặc khi mang thai.

xem phim dính bầu – knocked up

Năm sản xuất: 2007

Đạo diễn: Judd Apatow

Diễn viên chính: Seth Rogen, Katherine Heigl, Paul Rudd, Leslie Mann

Thể loại: Phim Hài, Phim Tâm Lý

Quốc gia: Mỹ

nội dung phim knocked up

Bộ phim kể về Allison Scott, một phóng viên giải trí với đường công danh rộng mở, tình cờ gặp Ben Stone, một tên say rượu lười biếng trong hộp đêm. Vài tuần sau “đêm định mệnh” ấy, Allison Scott nhận ra sự xuất hiện của cái thai ngoài ý muốn. Allison đã quyết định cho đứa trẻ đáng yêu này một cơ hội.

phim baby mama 2008

Tựa tiếng Việt là “Bà mẹ không chồng”

Năm sản xuất: 2008

Thể loại: Tâm Lý Tình Cảm, Hài Hước

Đạo diễn: Michael McCullers

Diễn viên chính: Tina Fey, Amy Poehler, Sigourney Weaver

Quốc gia: Mỹ – Châu Âu

đánh giá phim baby mama

Được chuyển thể từ vở hài kịch nổi tiếng Baby Mama, bộ phim cùng tên kể về một nữ doanh nhân thành đạt (Kate) muốn có con nhưng chẳng may không có khả năng làm mẹ và phải nhờ người mang thai hộ (Angie).

Từ đây mọi rắc rối liên tiếp diễn ra, bắt đầu từ chuyện Angie bất ngờ xuất hiện trước cửa nhà Kate vì không có chỗ để ở, cả hai đã phải chịu đựng lẫn nhau khi phải sống chung, đến những mâu thuẫn nảy sinh về cách nuôi dạy con của hai “bà mẹ tương lai”… Thế nhưng, bằng những nỗ lực không mệt mỏi, cả hai bà mẹ đã cùng nhau san sẻ những khó khăn để chào đón đứa bé sắp ra đời.

xem phim tâm sự bà bầu full hd

Tựa tiếng Anh là What to Expect When You’re Expecting

Năm sản xuất: 2012

Thể loại: Hành Động

Đạo diễn: Kirk Jones

Diễn viên chính: Cameron Diaz, Matthew Morrison and J. Todd Smith

Quốc gia: Mỹ – Châu Âu

nội dung phim tâm sự bà bầu

Lấy cảm hứng từ tác phẩm bán chạy nhất của thời báo New York, “What To Expect When You’re Expecting” là bộ phim hài vui nhộn, chân thành kể về câu chuyện của bốn cặp đôi – những người sắp lên chức cha mẹ.

Tuy mỗi nhà mỗi cảnh nhưng điểm chung là họ cùng nhau trải qua nỗi ám ảnh khi đón những đứa con đầu lòng. Sau mọi thử thách, đảo lộn, cuối cùng họ nhận ra được rằng dù bạn có dư tính như thế nào, cuộc sống không phải lúc nào cũng như mong đợi.

Gợi ý những bộ phim mẹ bầu nên xem

phim bà bầu nên xem, phim bà bầu không nên xem, những phim bà bầu nên xem, những bộ phim bà bầu nên xem, những bộ phim bà bầu không nên xem, những loại phim bà bầu không nên xem, các phim bà bầu nên xem, những bộ phim mẹ bầu nên xem

phim hài dành cho bà bầu, phim dành cho bà bầu, phim tâm sự bà bầu full, xem phim tâm sự bà bầu full hd, phim hoạt hình cho bà bầu, phim hay cho bà bầu, 10 bộ phim bà bầu không nên xem

8 Thực Phẩm Bà Bầu Bị Ho Nên Ăn Để Mau Khỏi Bệnh

Tại sao mẹ bầu thường dễ bị ho?

Ho là một triệu chứng khá thường gặp ở các mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Các mẹ thường rất dễ bị ho bởi những lý do sau đây:

Sức đề kháng của bà bầu quá suy giảm , kèm theo sự thay đổi các nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai chính là điều kiện cho các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh ở bà bầu.

Nhạy cảm với tình trạng thay đổi thời tiết : thời điểm giao mùa đặc biệt là mùa thu đông, đông xuân, thay đổi nhiệt độ đột ngột, gió lạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh gây ra triệu chứng ho.

Khi mang thai, tử cung sẽ tạo áp lực lên ổ bụng, gây trào ngược dạ dày , đây cũng là một nguyên nhân gây ho ở bà bầu.

Bà bầu bị ho ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Ho dẫn đến co thắt ở vùng ngực gây cảm giác mệt và đau cho bà bầu có thể dẫn đến chán ăn, ngủ không được, suy nhược dẫn đến thai chậm phát triển.

Ho kéo dài, ho liên tục và ho mạnh sẽ kích thích dẫn đến có cơn co tử cung, gây động thai sớm hoặc dọa sinh non với thai gần đủ tháng.

Ho có thể là một dấu hiệu báo hiệu tình trạng nhiễm trùng của cơ thể mẹ, nếu không phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đôi khi gây mất tim thai đột ngột.

Bà bầu bị ho nên ăn gì?

Vitamin C

Những loại quả như cam, chanh, bưởi, ổi, chuối… rất giàu vitamin C để cơ thể nâng cao khả năng miễn dịch, dịu cổ họng và chống lại bệnh tật. Khoai lang cũng thực phẩm chứa vitamin C, D dồi dào để tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp năng lượng cần thiết khi phụ nữ mang thai bị bệnh cảm.

Có thể bạn muốn biết: Những loại trái cây chứa vitamin C tốt cho mẹ bầu

Các loại rau có màu xanh đậm

Rau lá xanh đậm có chứa các vitamin, khoáng chất, tăng khả năng miễn dịch và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Cho nên, bà bầu bị ốm ăn thêm rau xanh giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.

Tỏi

Tỏi chứa tinh dầu, tính nóng, giúp loại bỏ tác nhân gây cảm lạnh. Trong tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của chúng tôi Khoa học Đỗ Tất Lợi có viết: Thành phần chủ yếu của tỏi là kháng sinh allicin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn rất mạnh. Tuy nhiên, khi gặp nhiệt sẽ chóng mất tác dụng. Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao khi điều trị cảm lạnh, các mẹ bầu có thể ăn vài lát tỏi sống ngay khi chớm biểu hiện hắt hơi, sổ mũi.

Gừng

Cũng được nhắc tới trong cuốn sách trên của chúng tôi Đỗ Tất Lợi, gừng chứa 2-3% tinh dầu, có vị cay, tính ôn, có tác dụng phát biểu tán hàn, tiêu đờm, hành thuỷ, giải độc, nhờ vậy được ứng dụng nhiều trong chữa nhức đầu, cảm lạnh.

Một số bài thuốc dân gian trị ho từ thực phẩm Chanh đào ngâm/hấp mật ong trị ho

Uống cốc chanh đào ngâm Mật ong (đường phèn) pha với nước ấm. Hoặc thử chưng hai nguyên liệu này và ăn nhiều lần trong ngày. Cả chanh đào và Mật ong đều có tính sát khuẩn cao giúp giảm ho, rát họng cho bà bầu bị cảm.

Quất (Tắc) chữa dứt điểm cơn ho

Trong quả Quất có chứa thành phần chủ yếu là pectin, vitamin C, đường, acid hữu cơ. Vị Quất chua, hơi ngọt, mùi thơm, tính ôn, có tác dụng chỉ khát, giảm ho.

Cách 1: Các mẹ chỉ cần rửa sạch 3-4 quả Quất, bỏ hạt, cắt lát mỏng, cho vào chén. Tiếp theo, đổ Mật ong ngập Quất, trộn đều rồi hấp hoặc chưng cách thủy 10-15 phút. Khi hỗn hợp chín thì để nguội và dùng dần. Mỗi ngày mẹ bầu bị cảm uống khoảng 2-3 lần, có thể thêm vài hạt muối, để Quất trôi từ từ qua cổ họng. Cách làm này giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát cổ và ho đờm rất hữu hiệu.

Cách 2: Mẹ bầu giải cảm bằng cách kết hợp Quất với một số nguyên liệu: Húng chanh, Đường phèn, Cam thảo… đem hấp chín, để nguội rồi ăn. Mỗi ngày, các mẹ uống 2-3 lần sẽ giảm nhanh các triệu chứng ho, cảm lạnh.

Mật ong hấp tỏi tăng sức đề kháng

Bà bầu bị viêm họng, ho có đờm có thể dùng Mật ong hấp tỏi. Bạn đập dập 4-5 củ tỏi, trộn đều với Mật ong. Sau đó, đem hấp cách thủy cho tới khi ngửi thấy mùi tỏi. Để nguội, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê. Kết hợp Mật ong với tỏi có tác dụng làm tăng khả năng kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, ho có đờm và tăng sức đề kháng cho cơ thể mẹ bầu bị cảm.

Bà bầu bị ho nên kiêng gì?

Nhóm thực phẩm chứa dầu

Đậu phộng, hạt dưa,… là nhóm thực phẩm mẹ bầu bị ho nên kiêng vì chúng có thể khiến cho những cơn ho nặng hơn, thậm chí là gây ra ho có đờm.

Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ

Trong giai đoạn mang thai bà bầu bị ho lâu, dai dẳng gây áp lực lớn lên vùng bụng tác động trực tiếp đến thai nhi nên mẹ bầu cần lưu ý vấn đề này khi mang thai. Khi bị ho, chức năng tiêu hóa của cơ thể tương đối yếu. Những loại thức ăn chiên xào này làm cho bà bầu bị ho tiêu hóa kém đi, tạo gánh nặng cho dạ dày, làm dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi, khó chấm dứt.

Đồ tanh

Mẹ bầu ăn cá, tôm, cua khi bị ho thì sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Do hệ hô hấp dễ bị kích thích bởi vị tanh, đặc biệt đối với những người bị dị ứng với chất protein trong thực phẩm này sẽ khiến ho nặng hơn.

Thực phẩm có vị ngọt, mặn

Một số loại thực phẩm mẹ nên kiêng khi bị ho như: cá muối, thịt xông khói, các loại thực phẩm có chứa lượng muối cao, thực phẩm có tính mặn.

Ngoài ra các loại thực phẩm ngọt, vị đậm thường có tính nóng khiến nhiệt độ cơ thể mẹ tăng làm cho các cơn ho ngày một tăng thêm.

Nước dừa

Nước dừa có tính hàn, làm mát đó nếu mẹ bầu sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân và thai nhi.

Quả quýt

Bà bầu bị ho có thể ăn vỏ quýt có thể chữa cơn ho, long đờm nhưng các múi quýt lại chứa cellulite làm cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn, làm cơn ho ngày càng nặng thêm.

Khói thuốc

Không chỉ khi bị ho mà mọi lúc bà bầu cũng nên tránh khỏi thuốc lá, thuốc lá có rất nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng tới phổi, hệ hô hấp, thanh quản nên khi bị ho hoặc trong giai đoạn mang thai mẹ bầu nên tránh thuốc lá và những nơi có khói thuốc.

Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi bị ho

Ngủ đủ giấc, vận động điều độ, không gắng sức.

Hạn chế đến những nơi đông người, những nơi có gió lạnh.

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, súc miệng họng bằng nước muối sinh lý. Nên tắm bằng nước ấm, tắm nhanh, lau khô nhanh tránh cơ thể bị nhiễm lạnh. Giữ ấm cơ thể bằng tất chân, khăn quàng cổ.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh.

Khi thấy có tình trạng ho kéo dài đặc biệt kèm theo sốt, có đờm, đau ngực,… thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và có hướng dẫn theo dõi, điều trị cụ thể của Bác sĩ chuyên khoa.

Ra Máu Khi Mang Thai: 8 Nguyên Nhân Chính

Mẹ bầu bị chảy máu trong thai kỳ đơn giản là có thể do thai nhi cấy vào tử cung hoặc đó cũng là dấu hiệu sảy thai vô cùng nguy hiểm.

Chảy máu khi mang thai thường sẽ khiến mẹ bầu hoảng sợ vì đó có thể là dấu hiệu dọa sảy thai. Tuy nhiên không phải cứ chảy máu là triệu chứng nguy hiểm bởi còn rất nhiều lý do khác cũng có thể khiến chị em bị ra máu khi mang thai.

Ra máu trong thai kỳ phổ biến nhất ở 3 tháng đầu và theo thống kê có tới 30% mẹ bầu trải qua triệu chứng này. Những nguyên nhân chính gây chảy máu có thể là trứng đã thụ tinh cấy vào tử cung, thai ngoài tử cung hoặc dấu hiệu sảy thai…

Trứng đã thụ tinh cấy vào tử cung

Trường hợp này thường xuất hiện khi vào khoảng ngày thứ 8-12 sau khi thụ thai. Mẹ sẽ nhận thấy những đốm máu nhỏ màu nâu hoặc hơi hồng. Đó là dấu hiệu trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung và hiện tượng này sẽ biến mất sau 1-2 ngày. Chị em rất dễ nhầm hiện tượng này với kinh nguyệt hàng tháng. Tuy nhiên ra máu khi trứng cấy vào tử cung sẽ có lượng rất ít và sẽ nhanh chóng hết.

Màng rụng gây chảy máu

Hiện tượng này cũng khiến mẹ nhận thấy những đốm máu nhẹ ở quần chíp và thường bị nhầm tưởng là hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng. Màng rụng thường xảy ra vào 1-2 tháng đầu của thai kỳ và nguyên nhân là do một phần nhỏ của nội mạc tử cung rụng, gây chảy máu nhẹ.

Tử cung nhạy cảm

Trong thời gian mang thai, lưu lượng máu đến tử cung tăng lên do sự thay đổi hormone, có thể gây ra một vài đốm máu nhẹ, nhất là sau khi quan hệ tình dục hoặc khám phụ khoa. Hầu hết trong các trường hợp, nguyên nhân này không đáng lo ngại và không có gì nguy hiểm.

Nhiễm trùng

Máu cũng có thể xuất hiện ở âm đạo nếu mẹ bị mắc một số bệnh nhiễm khuẩn ở cổ tử cung hoặc âm đạo. Trong trường hợp này, mẹ cần được điều trị ngay lập tức vì chúng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

Tụ máu dưới màng đệm

Được cho là xảy ra do trứng đã làm tổ trong tử cung nhưng một phần bị bong ra khỏi thành tử cung. Tình trạng tụ máu dưới màng đệm nếu ở dạng nhẹ hoặc vừa có thể tự khỏi trong vòng 20 tuần. Nhưng nếu bị nặng có thể gây bong nhau thai và sẩy thai.

Dọa sảy thai

Dọa sảy thai có thể gây chảy máu nhưng nếu được can thiếp kịp thời bằng các loại thuốc thì cổ tử cung sẽ khép lại và lại có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nếu bị chảy máu nặng sẽ rất khó giữ được thai nhi.

Có thai ngoài tử cung

Xảy ra khi trứng làm tổ ngoài tử cung, thường là ở vòi trứng. Triệu chứng mang thai ngoài tử cung bao gồm chảy máu âm đạo, không thấy kinh và đau nhói ở vùng bụng.

Sảy thai

Đây là hiện tượng xảy ra khá phổ biến trong những tháng đầu mang thai. Các triệu chứng của sảy thai bao gồm chảy máu âm đạo gồm cả máu cục và dịch nhầy, co rút bụng dưới và đau thắt lưng. Trong trường hợp này, mẹ cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị ngay.

Theo Minh Phương (Theo Boldsky) (Khám phá)