Phụ Nữ Mang Thai Thiếu Máu Nên Ăn Gì / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Phụ Nữ Mang Thai Thiếu Máu Nên Ăn Gì

Phụ nữ mang thai thiếu máu nên ăn gì

Nhìn chung phụ nữ mang thai thiếu máu nên ăn gì, bệnh thiếu máu thường tiến triển khá chậm. Bởi vậy phụ nữ mang thai thiếu máu khó có thể tự mình phát hiện cho đến khi chứng bệnh này trở nên trầm trọng. Tình trạng thiếu máu kéo dài có thể khiến bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi hay thở dốc thường xuyên.

Đặc biệt là trong thời kỳ mang thai, chức năng tạo máu trong cơ thể của người mẹ thường hoạt động hết mức để nuôi dưỡng thai nhi. Do đó, dù vẫn ăn uống bình thường như lúc chưa mang thai thì người mẹ cũng vẫn dễ bị thiếu máu.

Phụ nữ mang thai thiếu máu nên ăn gì – Thực đơn cho bà bầu thiếu máu

Mối quan hệ giữa chất sắt và chức năng của máu

Chúng ta biết rằng chức năng chính của máu là vận chuyển oxy tới khắp nơi trên cơ thể, và thành phần chính của hồng cầu trong máu đóng vai trò chủ chốt trong quá trình vận chuyển này là hemoglobin (huyết sắc tố). Chất sắt là nguyên liệu chính tạo nên các hemoglobin (huyết sắc tố), bởi vậy mà có thể nói rằng nó cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.

Do đó, nếu thiếu sắt, cơ thể sẽ thiếu oxy và điều này khiến toàn thân chúng ta trở nên mệt mỏi rã rời, chóng mặt hay khó thở. Không những thế, việc thiếu oxy còn cản trở sự phát triển của thai nhi trong bụng sản phụ. Bởi vậy, trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần hấp thụ đầy đủ lượng sắt cần thiết.

Thực đơn cho bà bầu thiếu máu

Vậy làm thế nào để có thể hấp thụ được nhiều sắt thông qua ăn uống hàng ngày? Trên thực tế, không có nhiều loại thực phẩm giàu chất sắt. Dù vậy, bạn có thể áp dụng một số cách sau để hấp thụ được nhiều dưỡng chất này cho cơ thể.

Hãy hấp thụ sắt cùng với chất đạm và vitamin C!

Chất sắt tồn tại trong cơ thể con người dưới 2 trạng thái: Fe2+ khi được hấp thu và Fe3+ khi được vận chuyển và tích lũy trong cơ thể. Khi bị thiếu máu, trước hết chúng ta cần bổ sung Fe2+ vì loại này rất dễ được hấp thu.

Trong khi đó, đạm động vật và vitamin C lại có vai trò biến Fe3+ thành Fe2+ và giúp cơ thể dễ hấp thu chất sắt hơn.

Đối với người không mang thai: 12mg/ngày

Đối với phụ nữ mang thai: nên hấp thu 20mg/ngày

* Lưu ý: Lượng sắt này có thể thay đổi tùy theo độ tuổi và cường độ sinh hoạt.

* Thực phẩm có nguồn gốc thực vật:

* Thực phẩm có nguồn gốc động vật:

* Tác giả tổng hợp dựa trên bảng thành phần các loại thực phẩm

Cùng một loại thực phẩm, bạn có thể gia giảm và điều chỉnh khi nêm gia vị hoặc thay đổi cách chế biến món ăn để có thể hấp thụ được nhiều sắt mà không cảm thấy ngán.

Những thứ mà sản phụ ăn sẽ giúp hình thành nên cơ thể của người mẹ và thai nhi. Bởi vậy, việc thiếu máu không chỉ ảnh hưởng tới người mẹ mà còn tác động tới cả em bé trong bụng. Do đó, hãy chú ý để có thể hấp thụ đủ dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé, tất nhiên là trong phạm vi cho phép của bạn chứ không cần phải cố gắng quá mức.

Từng đảm nhiệm vai trò y tá chính 6 năm tại khoa Ngoại thuộc một bệnh viện đại học của Nhật. Là người có thâm niên trong ngành y tá, chị có kinh nghiệm phong phú trong việc chăm sóc trẻ nhỏ cũng như người cao tuổi. Không chỉ nắm giữ nhiều kinh nghiệm lâm sàng về chăm sóc người bệnh, chị cũng từng có kinh nghiệm du học và sở hữu vốn kiến thức chuyên sâu về y tế dự phòng.

Hiện nay, với tư cách là một hướng dẫn viên Yoga chuyên nghiệp, chị đang tích cực hoạt động nhằm phổ biến những thông tin về chăm sóc sức khỏe và Yoga tại các doanh nghiệp cũng như tại các sự kiện công cộng được tổ chức ngoài trời. Mong muốn của chị là giúp mọi người hiểu thêm những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe và tâm hồn để cuộc sống trở nên vui vẻ và khỏe mạnh hơn.

Thiếu Máu Ở Phụ Nữ Mang Thai.

Thiếu máu là ‘bệnh’ quen của thai phụ. Điều này lý giải vì sao khi đi khám thai định kỳ, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào quý đầu thai kỳ. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Và nguyên nhân gây thiếu máu khi mang thai phần đa là do thiếu sắt.

Nồng độ huyết sắc tố trong máu ở mẹ có thể giảm rất đột ngột do nhu cầu tăng trưởng của bé. Sự gia tăng thể tích máu trong thai kì cũng gây thiếu máu vì nồng độ huyết sắc tố giảm do bị pha loãng so với bình thường.

Chế độ ăn uống ít chất sắt. Thực đơn ăn kiêng hà khắc hoặc chỉ ăn các loại thức ăn năng lượng thấp đều có thể dẫn đến thiếu máu. Thai phụ nhẹ cân khi bắt đầu mang thai hoặc nghén nặng sẽ có nguy cơ thiếu máu cao hơn những thai phụ khác.

Các loại mất máu như doạ sẩy thai, xuất huyết trước sinh hoặc các loại xuất huyết khác đều có thể là nguyên nhân của thiếu máu. Khi đó thời gian để nguồn sắt dự trữ tái bổ sung sẽ không đủ nếu thai kì lần này quá gần lần sảy thai trước.

Da tái xanh, yếu ớt, mệt mỏi bất thường, uể oải, không có khả năng chịu đựng như bình thường. Bệnh nhân thiếu máu thường cảm thấy đau đầu hoặc ngất xỉu.

Cảm thấy khó chịu, dễ bực tức và dễ nhiễm bệnh. Cảm giác khó thở, cảm giác như leo cầu thang cao hoặc đi bộ thật nhanh mà không được nghỉ để lấy hơi.

Niêm mạc mí mắt, môi nhợt nhạt khi có thiếu máu.

Hậu quả của thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Thiếu máu ở thai phụ nếu nhẹ thì không có vấn đề gì nhưng nặng sẽ đặc biệt nguy hiểm vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản… Ngoài ra, nếu có xuất huyết hậu sản sẽ đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người mẹ.

Hơn thế nữa, mẹ thiếu máu dễ sinh con thiếu máu, nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai và tăng khả năng bị các bệnh sơ sinh hơn so với bình thường. Đặc biệt, con của những bà mẹ thiếu máu giai đoạn sớm thai kỳ còn có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác.

Bổ sung chất sắt dạng viên hoặc dạng nước. Bên cạnh đó cũng có thể tăng cường sắt qua chế độ ăn uống các thực phẩm giàu săt như thịt nhất là thịt đỏ và rau xanh như bông cải xanh, cải đường, đậu…

Nên phối hợp bổ sung axit folic với bổ sung sắt. Nếu bà bầu có nồng độ sắt quá thấp, có thể bổ sung sắt bằng cách tiêm hoặc đôi khi phải truyền máu.

Để hấp thụ sắt tốt nhất nên uống khi đói. Lưu ý trước và sau khi uống viên sắt thì không nên uống trà, cà phê hoặc sữa bởi nó sẽ cản trở sự hấp thụ sắt, thay vào đó nên uống nước cam, các vitamin C giúp hấp thụ sắt rất tốt. Nên uống giữa hai bữa ăn và không uống sau bữa tối trước khi đi ngủ.

Bổ sung vitamin B12 dạng viên hoặc bổ sung qua chế độ ăn. Nguồn dinh dưỡng nhiều B12 là các thực phẩm như trứng, thịt và sữa.

Nồng độ sắt sẽ trở về bình thường trong vòng vài tuần sau khi điều trị. Nếu không thai phụ sẽ phải làm thêm một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân khác gây thiếu máu.

Sắt dạng viên uống có thể gây bón, khó chịu dạ dày và thay đổi màu phân thành xanh lá đậm hoặc đen. Vậy nên thai phụ nên ăn nhiều rau củ quả để tăng cường chất xơ và uống thêm nước để tránh tác dụng phụ này

Để đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và con thì phụ nữ khi mang thai nên lưu tâm hơn với những biểu hiện sức khỏe của mình. Đăng kí quản lý thai kì tại các cơ sở y tế để được thăm khám thai kì thường xuyên. Thai phụ nên thực hiện chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, bổ sung viên sắt và kết hợp bổ sung axit folic, bổ sung vitamin B12… để phòng tránh thiếu máu trong thai kì.

Phụ Nữ Mang Thai Thiếu Máu Nên Ăn Gì Để Cả Mẹ Và Bé Cùng Khỏe Mạnh

Phụ nữ mang thai thiếu máu nên ăn gì là nỗi băn khoăn của nhiều bà bầu. Vì chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cả mẹ và con.

Tình trạng thiếu máu trong thời kỳ mang thai là hiện tượng rất thường gặp. Thời gian này cơ thể của bà bầu cần phải có lượng máu nhiều gấp đôi mới đủ để nuôi dưỡng cho em bé. Nếu chẳng may bị thiếu máu thì sức khỏe của cả mẹ và con sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng nếu biết cách xây dựng chế ăn uống lành mạnh có thể dễ dàng để hạn chế tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai.

Bí ngô

Bí ngô là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào và cân bằng cho cơ thể

Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bí ngô là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng cho cơ thể. Trong loại quả này có chứa rất nhiều chất có giá trị cao như: sắt, canxi, amino axit, protein,… Chính hàm lượng sắt và kẽm chứa trong bí ngô có vai trò quan trọng trong việc sản sinh và tăng cường lưu thông của máu. Các bác sĩ nhi sản khoa khuyên mẹ bầu nên ăn bí ngô thường xuyên để phòng ngừa căn bệnh thiếu máu thai kỳ.

Yến mạch

Ăn bột yến mạch thường xuyên cũng có khả năng ngăn ngừa bệnh thiếu máu của bà bầu. Trong loại bột này có chứa hàm lượng cao chất xơ hòa tan, các vitamin nhóm B, protein. Ngoài ra, ăn bột yến mạch để bổ sung thêm lượng sắt, canxi, magie, photpho,… Loại thức ăn này không chỉ ngăn ngừa bệnh thiếu máu mà còn giúp cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động khỏe mạnh hơn. Nếu còn đang băn khoăn phụ nữ mang thai thiếu máu nên ăn gì thì món cháo yến mạch mỗi sáng chính là lựa chọn nhanh gọn, đơn giản và giàu dưỡng chất.

Rau có màu xanh thẫm

Rau xanh rất giàu chất xơ, vitamin và sắt

Các loại rau có màu xanh như rau mùng tơi, rau cải hay bông cải xanh,… đều là những loại thức ăn dồi dào dưỡng chất cho thai phụ. Ngoài việc chứa nhiều chất xơ, vitamin, chúng còn bổ sung một lượng lớn sắt tự nhiên cho cơ thể. Tiêu thụ những loại thực phẩm này mỗi ngày sẽ giúp bà bầu ngăn chặn tình trạng thiếu máu cũng như các bệnh về đường ruột, cải thiện đáng kể sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Cam

Không chỉ cung cấp một lượng lớn vitamin C giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, cam còn nằm trong danh sách những loại trái cây giúp cơ thể hấp thu chất sắt dễ dàng hơn. Đó là lý do nhiều phụ nữ mang thai lựa chọn uống nước cam ép mỗi ngày để phòng tránh bệnh thiếu máu. Cùng với đó, các bác sĩ cũng khuyên cáo mẹ bầu không nên sử dụng các loại nước uống có hại cho sức khỏe như cafe, rượu bia, nước ngọt có gas,… vì nó giảm khả năng hấp thụ sắt vào cơ thể từ thực phẩm.

Thịt bò

Ăn thịt bò để hỗ trợ cho sự phát triển não bộ của thai nhi

Nhiều nghiên cứu trên thịt bò cho ra kết quả khả quan về hàm lượng chất sắt, protein, vitamin B, colin,… rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Tuy nhiên khi chọn mua thịt bò, bạn chỉ nên chọn phần thịt nạc để tránh tình trạng thừa cholesterol trong máu. Khi chế biến thịt bò cho thai phụ ăn, không nên để thịt còn tái hay có quá nhiều gia vị cay sẽ không tốt cho sức khỏe.

Thường xuyên ăn các loại thực phẩm mà chúng tôi gợi ý như trên là bạn đã không phải thắc mắc phụ nữ mang thai thiếu máu nên ăn gì nữa.

Huyền Trang

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Ăn Gì Để Bổ Sung Chất Sắt Cho Phụ Nữ Thiếu Máu?

06/03/2017 – 2453 lượt xem

Phụ nữ thiếu máu, một trong những mối quan tâm hàng đầu đó chính là thiếu máu nên ăn gì để khỏe mạnh, bổ sung máu cho cơ thể. Việc thay đổi chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch điều trị thiếu máu. Tuy nhiên, vẫn không ít người chưa nắm rõ được về vai trò của chất sắt cũng như việc ăn gì để bổ sung sắt cho phụ nữ hiệu quả.

Vai trò của sắt đối với cơ thể phụ nữ?

Sắt có vai trò là mang oxy đi khắp cơ thể. Nó là thành phần chính của một chất hóa học gọi là hemoglobin, chất này giúp vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả những bộ phận khác của cơ thể. Sắt được lưu giữ chủ yếu ở gan và cơ của chúng ta.

Vì sao phụ nữ bị thiếu máu do thiếu chất sắt?

Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu thiếu sắt có thể là do phụ nữ không ăn các thực phẩm đủ chất sắt. Những người có chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất chỉ cung cấp vừa đủ sắt, có thể rơi vào tình trạng thiếu máu nếu các yếu tố gây thiếu máu khác phát triển.

Chẳng hạn như, một chế độ ăn không đủ kết hợp với một sự tăng trưởng nhanh ở trẻ em hoặc với một thai kỳ hoặc giai đoạn căng thẳng cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu. Một chế độ ăn hạn chế như ăn kiêng, ăn chia đôi khi cũng không có đủ sắt.

Phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ, lứa tuổi vị thành niên do đặc điểm sinh lý của phụ nữ phải mất sắt qua chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng và nhu cầu ở giai đoạn này thường cao hơn.

Thiếu máu ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Khi thiếu máu ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và vẻ đẹp của người phụ nữ, một người phụ nữ không thể coi là đẹp khi nước da xanh xao, nhợt nhạt, ốm yếu.

Hơn nữa, thiên chức làm mẹ cũng rất quan trọng nếu phụ nữ bị thiếu sắt dẫn đến cơ thể thiếu máu, sẽ gây ảnh hưởng đến em bé ngay từ trong thời kỳ bào thao, dẫn đến sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc thiếu máu từ trong bụng mẹ.

Một số bà mẹ có thể bị băng huyết khi sinh con – đây là tai biến sản khoa vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ ảnh hưởng ngay cả đến tính mạng của người phụ nữ khi sinh nở và còn ảnh hưởng đến thế hệ mai sau.

Để không bị thiếu máu do thiếu sắt cần làm gì?

Để duy trì sự cân bằng của sắt trong cơ thể, chúng ta cần cân đối giữa lượng sắt được hấp thụ với lượng sắt bị mất đi. Sắt bị mất trong mồ hôi, nước tiểu, phân, tóc và móng tay. Ở phụ nữ, chất sắt bị mất khi đến ngày “đèn đỏ”, đó là lý do tại sao phụ nữ cần thêm chất sắt trong chế độ ăn uống của họ.

Chúng ta cần chất sắt từ chế độ ăn để duy trì nồng độ sắt đầy đủ trong thời gian dài. Nhưng lượng chúng ta hấp thụ không thể đáp ứng nhu cầu sắt hàng ngày, do cơ thể sẽ bảo tồn và tái chế sắt để bảo đảm nó có đủ.

Nếu chúng ta không có đủ sắt, thì lượng sắt có sẵn sẽ bị giảm dần. Lúc này, lượng sắt dự trữ được sử dụng cho các nhu cầu cần thiết. Nếu điều này cứ tiếp diễn, lượng sắt dự trữ sẽ cạn kiệt và thiếu máu thiếu sắt sẽ xảy ra.

Ăn gì để bổ sung chất sắt cho phụ nữ thiếu máu?

Lượng sắt chúng ta cần thường phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính. Các nguồn tốt nhất của sắt đến từ các thực phẩm từ động và thực vật sau:

Tuy nhiên, để loại bỏ phần nào các chất độc có thể tồn tại trong gan, cần rửa thật sạch, bóp sạch máu đọng, nấu chín hẳn mới được ăn.

Trứng cần thiết cho người thiếu máu:

Trứng là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng như canxi, vitamin, protein, phốt pho, khoáng chất và đặc biệt là có chứa hàm lượng chất sắt cao, chính vì vậy hãy bổ sung các món ăn từ trứng vào bữa ăn hàng ngày để có thể hỗ trợ, giảm tình trạng thiếu máu.

Thịt bò là một trong các món ăn đã quá quen thuộc với chúng ta, trong thịt bò có chứa hàm lượng sắt khá cao ước tính khoảng 100g thịt nạc bò sẽ cung cấp cho cơ thể chúng ta khoảng 3,1 mg sắt. Chính vì vậy thịt bò chính là lời giải đáp cho câu hỏi ăn gì bổ máu.

Giảm thiếu máu với hải sản:

Các loại hải sản có chứa lượng chất sắt lớn phải kể đến như: tôm, cua, cá thu, cá hồi, sò, hàu… không những cung cấp sắt cho cơ thể, các loại hải sản kể trên còn chứa nhiều vitamin B12 giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Quả bí ngô chứa nhiều sắt:

Nhắc đến việc ăn gì để bổ sung sắt cho phụ nữ chúng ta không thể không nhắc đến bí ngô, không những là loại thực phẩm chứa nhiều sắt mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như các axit amin, kẽm, canxi, protein thực vật, carotene…

Các loại rau xanh có màu đậm chứa nhiều vitamin A, K, C và đặc biệt là chất sắt non. Những thực phẩm bổ máu phải kể đến như rau bi na, bông cải xanh, cải bó xôi…

Các loại đỗ như đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương, đỗ đỏ… là những thực phẩm cung cấp hàm lượng chất sắt tương đối cao cho cơ thể, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu rất hiệu quả. Không những vậy các molypden có trong chứa nhiều trong đỗ còn là chất giúp hấp thụ sắt một cách hiệu quả.

Quả nho tốt cho người thiếu máu:

Nếu ai đó hỏi thiếu máu ăn hoa quả gì? Thì chắc chắn câu trả lời sẽ là quả nho, bởi trong quả nho có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp bổ máu như canxi, các loại vitamin phốt pho, sắt… không những vậy trong nho còn chứa chất chống oxy hóa giúp thải độc tố trong cơ thể hiệu quả.

Bên cạnh nguồn dinh dưỡng, bạn cũng nên bổ sung viên uống sắt hàng tháng để bù lại lượng sắt đã mất đi do chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Nên sử dụng viên uống bổ sung sắt dạng hữu cơ, kết hợp với acid folic, Vitamin B12, E và dầu mè đen để có tác dụng tối ưu.

Khi bổ sung viên sắt, bạn nên ăn các loại trái cây có vitamin C sẽ giúp hấp thụ chất sắt dễ dàng hơn. Bạn nên chuẩn bị bữa ăn có nhiều rau, trái cây hoặc có ly nước cam dùng với bữa ăn của bạn.

Tránh uống trà trong bữa ăn bởi như vậy có thể làm giảm lượng chất sắt được hấp thụ. Lúa mì cũng có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt vì thế nên tránh sử dụng.

Bài viết cùng chuyên mục