Phụ Nữ Mang Thai Thường Xuyên Đau Bụng / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Thường Xuyên Đau Bụng Dưới Và Đau Lưng Có Phải Mang Thai?

Rất nhiều phụ nữ có thắc mắc “đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai?”. Câu trả lời nằm trong bài viết ngay sau đây.

Tình trạng đau bụng dưới và đau lưng thường xuất hiện trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, để biết chính xác bạn có thai hay không còn phải xét thêm nhiều dấu hiệu khác.

Đôi khi, việc đau bụng dưới và đau lưng lại là dấu hiệu của những căn bệnh không liên quan đến mang thai.

Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai chắc chắn không?

Câu trả lời là không chắc chắn. Đây là biểu hiện của tình trạng có thai nhưng cũng là dấu hiệu của một số vấn đề khác. Để xác định chính xác, bạn gái cần xét thêm những yếu tố liên quan. Nếu cần thiết bạn phải đến các cơ sở y tế để kiểm tra mới có thể kết luận.

Trường hợp đau bụng dưới và đau lưng do mang thai

Trong 4 tuần đầu mang thai, một số người bị đau bụng âm ỉ và đau lệch về một bên. Có người đau ngay cả khi đứng quá lâu, hắt hơi hay cười. Nguyên nhân có thể là do thai đang làm tổ, do táo bón, giãn dây chằng, bị đầy bụng, khó tiêu…

Trong trường hợp các cơn đau trở nên dữ dội thì bạn nên cảnh giác. Lúc này, sức khỏe của mẹ và thai nhi đang nguy hiểm bởi những căn bệnh khác như thai ngoài tử cung, sảy thai…

Đau bụng dưới và đau lưng cho mang thai ngoài tử cung

Từ 4-12 tuần của thai kỳ, bạn bị đau bụng, đầu vai, khó chịu khi đi tiểu… bạn nên đi kiểm tra. Sở dĩ bạn bị đau bụng dưới và đau lưng là do thai nằm ngoài tử cung. Cụ thể là ở vòi trứng khiến vòi trứng bị căng giãn quá mức.

Thai ngoài tử cung nếu không phát hiện sớm sẽ rất nguy hiểm. Thai bị vỡ dẫn tới vỡ mạch máu, sẽ chảy máu ồ ạt và mẹ bầu đứng trước nguy cơ tử vong. Ngoài ra, mang thai ngoài tử cung còn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của mẹ bầu về sau.

Nếu thai ngoài tử cung thì thai được loại bỏ bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai? Những trường hợp không phải do mang thai

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đây là một vấn đề sức khỏe dễ bị nhầm lẫn với việc mang thai nhất. Nhiễm trùng tiểu là bệnh thường gặp ở phụ nữ. Các bạn gái đã có quan hệ tình dục thường mắc phải căn bệnh này.

Không ít trường hợp nhiễm trùng tiểu gây đau bụng và đau lưng khiến người bệnh tưởng nhầm đang mang thai. Nếu bạn đau lưng, bụng kèm đi tiểu buốt thì khả năng nhiễm trùng tiểu là rất cao.

Bệnh có thể dễ dàng điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Viêm tụy

Nếu bạn bị viêm tụy cũng có những cơn đau bụng dưới và thắt lưng. Cơn đau sẽ nặng thêm nếu bạn ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo. Bệnh có thể kèm theo các biểu hiện khác như buồn nôn, sốt, rối loạn nhịp tim… Nếu xuất hiện các tình trạng này, bạn cần đi khám và điều trị ngay.

Bệnh về thận

Một số bệnh về thận cũng khiến đau bụng dưới và đau lưng. Bên cạnh đó là các triệu chứng như tiểu buốt, khó tiểu, lượng nước tiểu ít. Trong nhiều trường hợp, bệnh còn có thể gây ra triệu chứng sốt nhẹ.

Các bệnh phụ khoa

Tình trạng đau bụng, lưng cũng có thể liên quan đến một số bệnh phụ khoa. Các bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm vùng chậu sẽ có triệu chứng này. Bệnh nhân viêm cổ tử cung, ung thư buồng trứng cũng xuất hiện đau lưng và bụng dưới.

Những bệnh lý này là cực kỳ nguy hiểm với phụ nữ, đặc biệt là chức năng sinh sản. Bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế ngay để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Chỉ có thai khi có các triệu chứng khác đi kèm với đau bụng dưới và đau lưng

Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là một vài yếu tố đi kèm giúp bạn nhận biết mình có thai hay không:

Chậm kinh nguyệt

Đau lưng kèm chuột rút

Ra máu màu đỏ hồng hay đỏ nhạt với số lượng ít

Mệt mỏi, chán ăn

Tiết dịch âm đạo nhiều hơn

Ngực căng và nhạy cảm

Buồn nôn, khó chịu với mùi thức ăn

Đi tiêu nhiều lần

Cách giảm đau bụng dưới và đau lưng

Để giảm cơn đau, bạn nên duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau và trái cây. Ngoài ra bạn có thể giảm đau bằng những cách sau

Vận động thường xuyên, có thể tập các bài tập yoga cho bà bầu.

Massage nhẹ nhàng, tắm nước nóng và hạn chế mặc quần áo bó sát.

Uống nhiều nước hơn mỗi ngày. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và nhiều tinh bột vì chúng tăng nguy cơ táo bón. Bổ sung khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ. Ăn chuối hoặc nho khô để bổ sung canxi, kali và nước.

Không đứng quá lâu, cố gắng ngủ nhiều.

Trong trường hợp cơn đau không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám.

Thay vì thắc mắc hãy dùng que thử thai

Rất nhiều bạn gái sau khi quan hệ bị đau bụng dưới và đau lưng rồi lo sợ mình có thai. Khi đó bạn tốt nhất là đừng “đoán già đoán non” vì 2 biểu hiện trên. Thay vào đó, hãy sử dụng que thử thai. Đây là biện pháp kiểm tra có thai tại nhà đơn giản và có độ chính xác khá cao.

Nếu muốn an tầm hơn, bạn có thể đến bệnh viện để kiểm tra. Mang thai là một hành trình dài và cần sự chuẩn bị chu đáo. Vì thế tuyệt đối không nên chủ quan và “võ đoán” về việc này, bạn nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Trẻ Thường Xuyên Bị Đau Bụng Và Nôn Là Bệnh Gì?

Con trai tôi năm nay 13 tuổi, gần đây cháu thường có những biểu hiện bị đau bụng, nôn. Thấy cháu miêu tả thì bị đau bụng lâm râm ở vùng thượng vị, thường kéo dài 1-2 tiếng và bị nôn, mấy hôm nay cháu còn cảm thấy đầy bụng, chán ăn. Mỗi lần cháu có biểu hiện như vậy tôi có dùng nước nóng để chườm và cho cháu uống nước gừng thì thấy triệu chứng giảm hơn. Tôi muốn hỏi với tình trạng như vậy thì cháu đang mắc bệnh gì? Có cách nào để khắc phục không? Xin cảm ơn! (Hồ Nga).

Với những gì bạn mô tả về trường hợp của con như trên, rất có thể cháu đang bị bệnh Đây là bệnh thường ít gặp ở trẻ em nhưng hiện nay ngày càng gia tăng và đáng báo động . Đau, viêm dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa, biểu hiện của việc dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ cho người bệnh nhất là những lúc dạ dày no quá hoặc đói quá.

Một số cách dân gian điều trị đau bụng buồn nôn

Uống nước gừng

Gừng có tác dụng ôn ấm tỳ vị, giúp tiêu hóa thức ăn, chữa kém ăn, ăn không tiêu, cảm lạnh, nôn mửa, đau bụng, ho có đàm, giúp giải độc cua, cá, thịt… Chỉ cần vài lát gừng tươi thái mỏng, sau đó cho vào ấm đun sôi và để nguội rồi dùng, nên uống 2 lần mỗi ngày thì trong vòng 2 ngày sẽ không còn thấy khó chịu nữa.

Nước ép dứa

Dứa được biết là loại trái rất có lợi cho đường tiêu hóa. Bởi trong quả dứa có chứa hàm lượng bromelin – đây là chất giúp việc hấp thụ, thúc đẩy protein cho cơ thể. Trong trái dứa còn có chứa nhiều chất cellulo, hemicellulo, 2 hợp chất này giống như chất xơ, có tác dụng giúp đường ruột tiêu hóa tốt, thức ăn thừa dễ dàng bị đẩy ra ngoài mà không bị ứ đọng lại. Dùng dứa làm nước ép uống mỗi ngày là cách chữa trị tuyệt vời, vừa có thể chấm dứt triệu chứng đầy hơi, buồn nôn, hay bị đau bụng và giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng.

Nước gừng và nước ép dứa có tác dụng rất tốt trong việc điều trị đau bụng, buồn nôn. Tuy nhiên cách này chỉ có tác dụng giảm đau nhất thời mà không có tác dụng điều trị bệnh.

Để điều trị bệnh đau dạ dày và giảm các triệu chứng đau bụng, chóng mặt, buồn nôn ngoài việc sử dụng các cách trên chị có thể sử dụng bài thuốc ” Sơ can bình vị tán” của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc. Đây là bài thuốc được thừa kế từ bài thuốc cổ phương, được nghiên cứu, phát triển, gia giảm cho phù hợp với cơ địa, thể trạng của người bệnh ngày nay nên có ưu điểm vượt trội trong việc điều trị bệnh dạ dày như sau:

Bài thuốc được bào chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ cho cơ thể.

Thuốc có tác dụng điều trị vào căn nguyên của bệnh nên đem lại hiệu quả lâu dài, phòng chống bệnh tái phát.

Điều trị được nhiều dạng bệnh đau dạ dày như: viêm hang vị dạ dày, viêm trượt dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm xung huyết dạ dày, trào ngược thực quản… Giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi tình trạng ợ hơi, ợ chua, đau tức thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, hôi miệng.

Ngoài tác dụng điều trị bệnh, thuốc còn có tác dụng bảo vệ và tăng sức bền của thành tĩnh mạch dạ dày, tằng cường hệ thống miễn dịch, phục hồi chức năng dạ dày, nhuận tràng thông đại tiện, chống táo bón.

Một số vị thuốc trong bài thuốc có tác dụng như một kháng sinh thực vật giúp tiêu diệt phần lớn và kìm hãm sự phát của vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP), là loại vi khuẩn hàng đầu gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay.

Có tác dụng giảm đau, giảm tiết axit dạ dày, trung hòa axit dịch vị, điều trị bệnh viêm họng, hôi miệng do nguyên nhân trào ngược thực quản dạ dày.

Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp điều trị trên bác sĩ Tuyết Lan có đưa ra một số lời khuyên về chế độ sinh hoạt hợp lý để khắc phục về đề phòng bệnh viêm dạ dày một cách hiệu quả như sau:

Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, không nên cho cháu ăn quá no hay để quá đói

Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ hộp nhiều chất bảo quản…

Nên ăn vị bổ mát dễ tiêu như: bắp cải, khoai tây, bí đau, xà lách, súp lơ, bí xanh, rau má, bí đao, mộc nhĩ… uống nước bột sắn dây, nước mía, sinh tố trái cây tươi.

Hạn chế uống cafe và tránh căng thẳng thần kinh.

Bên cạnh chế độ ăn uống thích hợp cháu cũng nên nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho tinh thần luôn luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá căng thẳng, mệt mỏi.

Chúc chị và gia đình sức khỏe.

Vì Sao Phụ Nữ Thường Đau Lưng Khi Mang Thai?

Đau lưng khi mang thai từ lâu đã được xem là “một phần của thai kỳ”. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu chính thức về tỷ lệ bị đau lưng khi mang thai, nhưng nhìn chung có khoảng hơn 50% sản phụ có triệu chứng đau mỏi lưng trong suốt quá trình mang bầu.

Đau lưng khi mang thai là tình trạng rất phổ biến, xảy ra ở khoảng 50-80% bà bầu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày trong thai kỳ. Với một số mẹ bầu, biểu hiện đau lưng chỉ thoáng qua, không đáng kể. Tuy nhiên, nhiều trường hợp phụ nữ mang thai bị đau lưng dai dẳng và khó chịu.

Tình trạng đau lưng khi mang thai

Đau lưng khi mang thai từ lâu đã được xem là “một phần của thai kỳ”. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu chính thức về tỷ lệ bị đau lưng khi mang thai, nhưng nhìn chung có khoảng hơn 50% sản phụ có triệu chứng đau mỏi lưng trong suốt quá trình mang bầu.

Biểu hiện đau lưng khi mang thai thường xảy ra phổ biến nhất sau tam cá nguyệt thứ hai và có thể kéo dài đến tháng thứ 6 sau sinh. Một số thay đổi sinh lý trong thai kỳ là nguyên nhân chính gây ra đau lưng. Các loại đau lưng phổ biến nhất khi mang thai là:

Đau thắt lưng (vùng ngang lưng)

Đau khớp nối giữa xương cùng và xương chậu

Đau lưng về đêm.

Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai

Những thay đổi trong thai kỳ có thể khiến cho mẹ bầu bị đau lưng, phổ biến nhất là: Cơ lưng căng ra, cơ bụng yếu đi và sự xuất hiện hormone thai kỳ.

Bà bầu bị đau lưng do căng cơ lưng

Căng cơ lưng là nguyên nhân chính gây ra đau lưng khi mang thai. Khi thai nhi càng lớn dần, tử cung của bạn càng trở nên nặng hơn. Bởi vì phần trọng lượng tăng lên này tập trung ở phía trước bụng, nên đa số các bà bầu theo phản xạ tự nhiên sẽ có xu hướng uốn cong người về phía trước.

Để giữ thăng bằng, bạn buộc phải thay đổi tư thế bằng cách nghiêng mình ngược về phía sau. Điều này khiến cho cơ lưng hoạt động nặng hơn, dẫn đến bị căng cơ lưng. Hậu quả gây ra tình trạng nhức mỏi, co cứng, đau lưng khi mang thai ở các tháng cuối của thai kỳ, khi thai nhi đã bắt đầu trở nên rất to.

Đau lưng khi mang bầu do yếu cơ bụng

Cơ bụng của của bạn có nhiệm vụ hỗ trợ cột sống và đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của vùng lưng. Khi mang thai, các cơ ở vùng bụng trở nên căng ra và bị yếu đi. Điều này làm tăng nguy cơ bà bầu bị đau lưng, nhất là khi vận động, tập thể dục.

Sự xuất hiện của hormone trong thai kỳ

Song song với sự phát triển của thai nhi, bào thai cũng trở nên lớn dần. Để chuẩn bị tốt nhất cho sự chào đời của em bé qua đường dẫn sinh, có thể mẹ bầu tiết ra một loại hormone giúp nới lỏng các dây chằng ở khớp xương chậu. Chính nhờ loại hormone đặc biệt này, các khớp vùng chậu trở nên linh hoạt hơn và sẵn sàng giãn rộng đến mức tối đa để em bé có thể chui lọt qua khi mẹ lâm bồn. Tuy nhiên, điều này cũng có thể gây ra biểu hiện đau lưng mệt mỏi khi mang thai nếu như các khớp quá lỏng lẻo.

Mang loại giày có phần đế phù hợp cho phụ nữ mang thai: Loại giày đế bằng thường không thể hỗ trợ tốt nhất cho tư thế đi đứng của mẹ bầu, trừ khi nó được chêm thêm một miếng lót với bề dày thích hợp. Giày cao gót có thể làm bạn bị mất cân bằng và dễ ngã về phía trước, rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Cân nhắc lựa chọn một tấm nệm chắc chắn: Nếu tấm nệm ở nhà đã trở nên cũ kỹ và xuống cấp, bạn nên cân nhắc thay mới và lựa chọn một tấm nệm phù hợp cho phụ nữ mang thai. Nệm nằm thoải mái và chất lượng tốt có thể giúp mẹ bầu hạn chế bị đau lưng khi mang thai.

Đừng cúi người xuống quá phần thắt lưng: Để nhặt món đồ làm rơi rớt dưới đất, bạn nên ngồi xổm xuống, uốn cong đầu gối nhưng vẫn giữ thẳng cột sống lưng.

Lựa chọn ghế ngồi thích hợp: Việc thường xuyên ngồi lên một chiếc ghế gỗ lưng thẳng thông thường có thể gây ra biểu hiện đau lưng khi mang thai. Để khắc phục, mẹ bầu nên chọn loại ghế có phần tựa lưng uốn cong để hỗ trợ tốt cho phần lưng, hoặc có thể sử dụng một chiếc gối nhỏ đặt phía sau phần thắt lưng. Bên cạnh đó, có một số thiết bị đặc biệt, giúp hỗ trợ phần thắt lưng cho phụ nữ mang thai, đang được bày bán tại các cửa hàng cung cấp thiết bị y tế.

Chú ý tư thế ngủ: Khi ngủ cố gắng nằm nghiêng về một bên. Dùng 1 đến 2 chiếc gối để kẹp giữa hai chân hoặc đặt dưới bụng hỗ trợ tốt nhất cho tư thế ngủ, tránh ảnh hưởng đến cột sống lưng.

Tập thể dục giúp giảm triệu chứng đau lưng khi mang thai

Khi phụ nữ mang thai, nhất là đến 3 tháng cuối của thai kỳ, bị đau lưng mệt mỏi, có thể áp dụng cách giảm đau bằng việc tập thể dục thường xuyên. Ưu tiên các bài tập tăng cường cho phần lưng và kéo căng cơ bắp để hỗ trợ sức khỏe của lưng và chân, từ đó mẹ bầu có thể cải thiện tư thế tốt nhất.

Tập thể dục không chỉ giúp giảm đau lưng khi mang thai mà còn giúp bạn tăng cường sức khỏe để chuẩn bị sẵn sàng cho chuyển dạ và sinh nở. Bên cạnh đó, bạn còn có thể dùng sức nóng hoặc lạnh để áp vào vùng đau, cũng là một cách giúp bà bầu giảm đau lưng.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn bị đau lưng dữ dội, hoặc khi cơn đau kéo dài hơn 2 tuần liền, bạn nên đến thăm khám với bác sĩ sản khoa để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Đau lưng rất có thể là triệu chứng của sinh non hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Nên đi khám ngay nếu bạn nhận thấy ngoài biểu hiện đau lưng khi mang thai, còn xuất hiện các dấu hiệu khác như nóng sốt, bỏng rát khi đi tiểu hoặc xuất huyết âm đạo.

Tại Sao Phụ Nữ Mang Thai Đau Bụng Khi Ăn?

Hãy tìm hiểu lý do của đau bụng sau khi ăn!

Do đầy hơi

Progesterone tăng cao trong thời kỳ mang thai khiến phụ nữ luôn luôn đầy hơi. Khi ăn, đầy hơi mang đến tình trạng nghiêm trọng hơn dẫn đến đau bụng sau khi ăn.

Do táo bón

Khi phụ nữ đang mang thai, hoạt động của hệ thống tiêu hóa bị chậm lại. Vì vậy, thực phẩm sẽ tồn đọng trong cơ thể. Điều đó gây ra táo bón và đau bụng sau khi ăn trực tiếp (vì các loại thực phẩm cũ vẫn chưa tiêu hóa hết, thức ăn mới đã vào).

Do ợ nóng

Ợ nóng xảy ra khi axit trong dạ dày đến thực quản. Điều đó thường làm cho bạn cảm thấy nóng ở cổ họng. Ợ nóng là dấu hiệu phổ biến trong thai kỳ bởi áp lực của trọng lượng thai nhi trên bụng lên tử cung.

Phụ nữ mang thai bị viêm bàng quang

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị viêm bàng quang, vì trong thời gian này, những thay đổi của hormone trong cơ thể diễn ra mạnh mẽ. Viêm bàng quang cũng gây ra cho những phụ nữ mang thai tình trạng đau bụng, đặc biệt là sau khi ăn.

Các triệu chứng khác của viêm bàng quang là: tiểu buốt, đau niệu đạo lên đến bàng quang. Đau dữ dội trong thời gian dài khi đi tiểu và có lẽ khi kết thúc đi tiểu. Vì đau buốt, phụ nữ thường dừng lại hoặc không thể đi tiểu liên tục; quá trình đi tiểu luôn luôn bị gián đoạn.

Bởi vì bàng quang bị nhiễm và dễ bị kích thích, phụ nữ mang thai thường xuyên muốn đi tiểu; do đó việc đi tiểu nhỏ xíu cũng được tăng lên.

Cảm thấy áp lực ở bụng dưới

Nước tiểu đục, đôi khi có máu.

Ăn những thức ăn khó tiêu hóa

Một số thức ăn không tiêu hóa như sữa, các sản phẩm sữa, thịt sẽ làm cho dạ dày quá tải. Chúng cũng gây đau bụng và đầy hơi ngay lập tức sau khi ăn.

Với những lý do trên, bạn cần phải nghiên cứu rõ ràng về những triệu chứng mình đang gặp phải ở trong thời kỳ mang thai để khắc phục và thay đổi chế độ ăn uống cho hợp lý. Tuy nhiên, nếu bị đau bụng dữ dội hay liên tục trong thời gian dài ngay cả khi bạn không ăn bất cứ thứ gì, bạn nên đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.

Theo Phunukieuviet