Phụ Nữ Mang Thai Tiểu Ra Máu / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Đi Tiểu Ra Máu Ở Phụ Nữ Mang Thai

Điểm trung bình: 4.9/5 Bài viết có ích: 786 lượt bình chọn

Đi tiểu ra máu ở phụ nữ mang thai

Nguyên nhân của hiện tượng đi tiểu ra máu ở phụ nữ mang thai

Cụ thể ở đây là mắc viêm âm đạo. Trong khoảng thời gian cuối thai kỳ, vùng kín của chị em thường không được chăm sóc cẩn thận do kích thước vòng bụng tăng lên đáng kể. Chính vì vậy, vi khuẩn, nấm có hại từ bên ngoài có thể có cơ hội xâm nhập và gây viêm nhiễm tại âm đạo. Bên cạnh triệu chứng điển hình đau rát vùng kín, mẩn đỏ thì thai phụ cũng sẽ có triệu chứng tiểu buốt, thậm chí là tiểu lẫn máu hoặc mủ nếu bệnh ở giai đoạn mãn tính.

Một số bệnh lý chị mà bà bầu có thể mắc phải khi thấy hiện tượng tiểu ra máu như bệnh về đường tiểu hay bệnh lý về máu. Cụ thể là:

Bệnh đường tiểu: Phụ nữ mang thai nếu đi tiểu ra máu cũng có thể do các cơ quan trong hệ tiết niệu bị viêm nhiễm: bàng quang, thận, niệu đạo,…Những bệnh như sỏi thận, viêm niệu đạo hay viêm bàng quang khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc đi tiểu bởi sẽ gặp hiện tượng tiểu rắt, tiểu buốt, thậm chí là tiểu ra máu.

Bệnh lý về máu: Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng việc bà bầu đi tiểu ra máu có thể xuất phát từ việc mắc các bệnh lý về máu như: máu khó đông, bệnh bạch cầu. Khi mắc các bệnh lý này, ngoài biểu hiện là nước tiểu có màu hồng nghi là máu thì chị em còn thấy xuất hiện một vài những triệu chứng như xuất huyết dưới da hay chảy máu chân răng.

Thai nhi bị đe dọa: Bà bầu cần hết sức lưu ý hiện tượng tiểu ra máu bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo việc sinh non, động thai hoặc sảy thai. Ngoài ra, khi gặp trường hợp này, thai phụ còn bị chảy máu ồ ạt, gây nguy hiểm tới tính mạng của mẹ và thai nhi.

Do dùng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống đông, thuốc hỗ trợ điều trị ung thư hay thuốc chống kết tập tiểu cầu nếu dùng trong thời gian mang thai cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng đi tiểu ra máu khi mang thai.

Thực phẩm có màu đỏ: Hiện tượng đi tiểu ra máu ở phụ nữ mang thai có thể chỉ đơn giản là do bà bầu đã dùng những loại thực phẩm có màu đỏ trước đó như: củ cải đỏ, dâu tây, dưa hấu,…

Vận động quá sức: Nếu trong thai kỳ chị em vận động quá sức thì có ther gây ra hiện tượng tiểu ra máu vì việc tổn thương do va đập trong thai kỳ cũng sẽ ảnh hưởng tới hệ bài tiết dẫn đến sự thay đổi màu sắc của nước tiểu.

Đi tiểu ra máu ở phụ nữ khi mang thai có nguy hiểm không?

Nếu hiện tượng đi tiểu ra máu do bạn mắc các bệnh lý hay là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đe dọa đến thai nhi thì bà bầu cần tiến hành thăm khám bác sĩ ngay bởi nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà bầu và đặc biệt là thai nhi.

Những bệnh lý phụ khoa nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ lây nhiễm sang những bộ phận sinh sản khác, tăng nguy cơ gây viêm nhiễm toàn bộ cơ quan sinh sản, nguy hiểm hơn có thể gây nhiễm trùng nước ối, đe dọa trực tiếp đến thai nhi.

Những bệnh lý khác nếu không được điều trị cũng sẽ gây ra những khó khăn và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu. Bệnh nếu để lâu có thể sẽ gây khó khăn cho việc điều trị, khiến cho những cơ quan bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, việc đi tiểu ra máu ở phụ nữ mang thai cũng chính là dấu hiệu cảnh báo của việc sinh non, động thai hoặc sảy thai. Nếu chị em bỏ qua hiện tượng này thì việc mất thai là hoàn toàn có thể xảy ra.

Cần làm gì khi đi tiểu ra máu ở phụ nữ mang thai?

Khi thấy hiện tượng này, mẹ bầu lưu ý tuyệt đối không được bỏ qua mà cần tới thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay. Các bác sĩ cũng khuyến cáo bà bầu không được tự ý điều trị tại nhà bằng cách mua thuốc hoặc áp dụng những phương pháp điều trị khác khi chưa nắm rõ được nguyên nhân.

Việc thăm khám bác sĩ sẽ giúp bạn nắm được nguyên nhân gây ra hiện tượng này và khắc phục kịp thời, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đe dọa đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của bà bầu và thai nhi. Ngoài ra, chị em cần lưu ý những điều sau:

Không sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bà bầu cũng như thai nhi. Tuyệt đối không sử dụng những chất kích thích và đồ uống có cồn.

Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng của bà bầu và thai nhi.

Hạn chế vận động mạnh nhằm tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Thăm khám thai định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ.

Địa chỉ thăm khám và chăm sóc sức khỏe sinh sản ở Hà Nội

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng là một trong những cơ sở y tế uy tín được đông đảo chị em trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành lân cận tin tưởng lựa chọn trong việc thăm khám và chăm sóc sức khỏe sinh sản. Phòng khám là đơn vị chuyên khoa lâu năm được Sở y tế cấp phép hoạt động và được các chuyên gia đánh giá cao về chất lượng và dịch vụ y tế.

Đến với phòng khám bạn sẽ được thăm khám bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa với kinh nghiệm lâu năm và trình độ giỏi. Hơn nữa việc, chị em cũng sẽ được chăm sóc một cách tận tình, chu đáo bởi phòng khám xây dựng mô hình khám chữa “1 bác sĩ – 1 y tá – 1 bệnh nhân”.

Bà bầu sẽ rất hài lòng bởi phòng khám trang bị cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đảm bảo bệnh nhân có thể cảm thấy thoải mái trong quá trình thăm khám. Mọi thủ tục sẽ được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện, không rườm rà, tiết kiệm tối đa thời gian của bệnh nhân.

Chị em không cần lo lắng về chi phí bởi phòng khám có chi phí hợp lý, được niêm yết theo quy định của Sở y tế. Tại phòng khám tuyệt đối không xảy ra trường hợp chi phí phát sinh trong quá trình khám chữa. Với mức chi phí hợp lý, người bệnh sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích từ phòng khám với chất lượng và dịch vụ y tế đạt chất lượng quốc tế. Chính vì vậy, bà bầu có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn thăm khám và chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về hiện tượng đi tiểu ra máu ở phụ nữ mang thai, bạn vui lòng liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể!

Đi Tiểu Ra Máu Ở Phụ Nữ Là Bệnh Gì Và Cách Chữa

Tiểu ra máu ở phụ nữ là một trong những triệu chứng cảnh báo những tổn thương ở đường tiết niệu (thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo), tử cung hoặc do ảnh hưởng của thuốc điều trị. Không có phác đồ chung để khắc phục vấn đề trên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể, chuyên gia sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp.

Đi tiểu ra máu ở phụ nữ là bệnh gì?

Hiện tượng tiểu ra máu ở nữ giới có thể là dấu hiệu cảnh báo tổn thương đường niệu bao gồm: thận, bàng quang, niệu quản hoặc do các yếu tố khác. Nguyên nhân gây tiểu ra máu ở phụ nữ gồm có:

Ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc tây

Tiểu ra máu ở nữ giới có thể là do ảnh hưởng từ một số loại thuốc điều trị như: thuốc chống đông máu, thuốc chống ung thư…

Viêm đường tiết niệu:

Đường tiết niệu bao gồm cơ quan sản xuất, lưu trữ và đào thải nước tiểu, đó là thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Nhiễm trùng đường niệu (UTI) là thuật ngữ đề cập đến tình trạng đến sự xâm nhập của vi khuẩn đến bất kỳ bộ phận nào thuộc đường tiết niệu, trong đó niệu đạo và bàng quang là bộ phận dễ bị vi khuẩn tấn công nhất.

Do cấu tạo niệu đạo ngắn nên nữ giới có nguy cơ nhiễm trùng đường niệu cao hơn so với nam giới. Theo thống kê, phụ nữ đã lập gia đình có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu ít nhất một lần trong đời.

Bên cạnh triệu chứng tiểu ra máu, nhiễm trùng tiết niệu còn đặc trưng bởi các biểu hiện như:

Tiểu đục, nước tiểu có màu khác thường.

Đau nhức vùng bụng, chậu hay thắt lưng.

Sốt cao.

Sỏi đường tiết niệu

Khi bị sỏi đường niệu, bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng sau đây:

Nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu.

Thường xuyên đi tiểu, tiểu không tự chủ.

Tiểu buốt

Nước tiểu có màu và mùi khác thường.

Lạc nội mạc tử cung

Nếu triệu chứng tiểu ra máu xuất hiện đồng thời với chứng đau lưng dưới thì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị chứng lạc nội mạc tử cung. Đây là tình tình trạng các mô nằm trong lòng tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung và lấn sang ống dẫn trứng. Đến kì kì nguyệt, chúng bị bong ra và chảy máu. Tuy nhiên, do phát triển bên ngoài tử cung nên máu không thể chảy ra bên ngoài mà tích tụ lại bên trong, gây nhiễm trùng và một số triệu chứng khác.

Đây là một bệnh phụ khoa phổ biến, lành tính nhưng gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho nữ giới trong mỗi kỳ hành kinh. Trong một số trường hợp đặc biệt, bệnh có thể gây vô sinh nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách.

Bệnh lý về máu

Một số bệnh lý về máu như: máu khó đông, bạch cầu cấp tính, mạn tính… đều có thể làm xuất hiện triệu chứng đi tiểu ra máu.

Ung thư thận, bàng quang

Đi tiểu ra máu cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết ung thư đường niệu, phổ biến nhất là ung thư bàng quang, ung thư thận.

Thông thường, trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư bàng quang, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng tiểu ra máu, máu có màu đỏ hoặc đỏ sẫm. Tuy vậy, cũng có trường hợp lượng máu tiết ra rất ít, khó nhận biết bằng mắt thường và chỉ có thể kiểm tra thông qua xét nghiệm nước tiểu.

Triệu chứng trên thường chỉ xuất hiện một vài lần trong ngày, sau đó biến mất. Một số dấu hiệu khác có thể hỗ trợ chẩn đoán bệnh gồm:

Tiểu nhiều hơn thông thường

Cảm giác đau, rát mỗi khi đi tiểu

Đi tiểu ngay sau khi vừa tiểu xong

Nước tiểu chảy yếu, chậm.

Mặc dù không ảnh hưởng rõ nét đến việc tiểu tiện như các dạng bệnh lý tiết niệu khác, song tiểu ra máu cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư thận, xuất hiện đồng thời với triệu chứng đau lưng dưới.

Tiểu ra máu ở nữ giới – Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Ngay khi đi tiểu ra máu – không phải trong chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt triệu chứng đi kèm với các biểu hiện sau: đau dữ dội ở bụng, lưng dưới, xương chậu; vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, phụ nữ nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám, thực hiện xét nghiệm để chẩn bệnh.

Kể cả khi những lần đi tiểu sau không thấy có máu, bạn vẫn phải đi khám để kiểm tra sức khỏe.

Cách chẩn đoán chứng tiểu ra máu ở nữ giới

Khi thăm khám tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm nước tiểu để xác định có sự tồn tại của tế bào hồng cầu hay không. Nếu có, chuyên gia sẽ đề nghị bệnh nhân tiếp tục thực hiện chẩn đoán cận lâm sàng khác.

Một số kỹ thuật y tế được áp dụng phổ biến gồm:

Siêu âm bụng, bàng quang để phát hiện sỏi, khối u (nếu có)

Chụp CT

Xét nghiệm tế bào học nước tiểu.

Cách chữa đi tiểu ra máu ở nữ giới

Phần lớn trường hợp tiểu ra máu là do tổn thương ở hệ tiết niệu. Một số ít trường hợp đến từ các nguyên nhân khác. Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh khác nhau sẽ có cách điều trị không giống nhau.

Nhiễm trùng đường tiểu: bệnh nhân cần dùng thuốc kháng sinh đặc trị. Căn cứ vào mức độ nhiễm trùng, chuyên gia có thể đưa ra phác đồ phù hợp. Với trường hợp nhiễm trùng mạn tính, cần kết hợp dùng thuốc với nhiều biện pháp khác trong lộ trình lâu dài. Điều trị tích cực có thể làm thuyên giảm triệu chứng sau vài ngày dùng thuốc.

Sỏi đường tiết niệu: Tiểu ra máu do sỏi đường niệu nhẹ có thể cải thiện bằng cách tăng cường lượng nước uống mỗi ngày kết hợp vận động, luyện tập thể dục thể thao. Nếu các biện pháp thông thường trên không giải quyết được, bác sĩ có thể dùng sóng siêu kích để đánh tan sỏi thành những mảnh nhỏ và lấy chúng ra khỏi cơ thể thông qua phẫu thuật.

Ung thư: Các phương pháp điều trị bệnh ung thư bàng quang, thận phổ biến hiện nay là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị để tiêu diệt khối u và hạn chế di căn sang tế bào lành bệnh.

Bệnh về máu: Bệnh nhân bị tiểu ra máu do một số bệnh lý về máu cần được truyền máu thường xuyên. Chuyên gia có thể tiến hành cấy ghép tủy nếu tìm được tủy tương thích để điều trị tận gốc bệnh.

Tiểu ra máu ở phụ nữ có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm, việc điều trị còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ngay khi xuất hiện tình trạng trên, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị.

Có thể bạn muốn biết: Cách trị bí tiểu khi mang thai – Hiện tượng 99% mẹ bầu gặp

Hiện Tượng Tiểu Ra Máu Ở Phụ Nữ Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì

Tiểu ra máu ở nữ là bệnh gì?

Hiện tượng tiểu ra máu ở nữ giới là dấu hiệu các bệnh đường tiểu. Triệu chứng này là dấu hiệu cảnh báo cơ thể phụ nữ gặp những vấn đề rắc rối.Có thể người bệnh đã mắc phải những bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân đi tiểu ra máu ở phụ nữ là gì ?

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tiểu ra máu ở phụ nữ đó là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài triệu chứng đi tiểu ra máu thì nữ giới sẽ có các biểu hiện như tiểu khó, tiểu buốt, tiểu nhiều lần. Về bệnh lý này được chia ra làm 3 dạng chính: viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm bể thận cấp.

Viêm niệu đạo : Bệnh khiến niệu đạo bị tổn thương khiến hình thành máu mỗi khi đi tiểu. Triệu chứng kèm theo là tiểu buốt, có thể có mủ và khi có hiện tượng tiểu ra máu là bệnh đã vào mức độ mãn tính, bệnh nặng và khá nguy hiểm.

Viêm bàng quang : Nếu xuất hiện thêm các triệu chứng đau nhức vùng bụng dưới, nước tiểu khai

Tiểu ra máu là triệu chứng của bệnh lậu : một căn bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua con đường quan hệ tình dục.

Các bệnh phụ khoa khác : viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm lộ tuyến, viêm phần phụ… vào giai đoạn mãn tính và bị bệnh nặng nề.

Đi tiểu ra máu ở nữ có nguy hiểm không?

Thực tế cho thấy tiểu ra máu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau như triệu chứng của các bệnh viêm đường tiết niệu và hầu hết khi có hiện tượng này bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính. Do đó chứng tiểu ra máu rất nguy hiểm, còn mức độ nguy hiểm như thế nào phụ thuộc vào bệnh lý mà chị em mắc phải.

Nhưng bệnh khiến chị em cảm thấy khó chịu và mệt mỏi khi:

Cơ quan niệu đạo không làm việc tốt khiến chị em phụ nữ đau đớn trong mỗi lần đi tiểu.

Tâm lý chị em bị ảnh hưởng, khiến chị em lo lắng, mất tự tin trong cuộc sống hằng ngày.

Nhiễm khuẩn vùng kín khiến cơ quan sinh sản làm việc không hiệu quả, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

Quan hệ tình dục đau đớn, giảm nhu cầu và khoái cảm tình dục. Suy rộng ra, bệnh có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình, thậm chi làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.

Đi tiểu ra máu sau khi quan hệ của nữ là bị làm sao ?

Trong trường hợp, đi tiểu ra máu sau khi quan hệ ở nữ thì đó là biểu hiện nguy hiểm, nếu không điều trị sớm, dứt điểm có thể gây nhiều hậu quả khôn lường. Nguyên nhân sâu xa gây ra hiện tượng đi tiểu ra máu sau khi quan hệ ở nữ là do các bệnh lý về thận.

Để chữa trị dứt điểm tình trạng này cần dùng các loại thảo dược tự nhiên tác động vào nguồn gốc của bệnh vừa an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ và hiệu quả mang lại cũng khá cao.

Hiện tượng đi tiểu ra máu ở nam giới là dấu hiệu của bệnh gì ?

Đi tiểu ra máu ở phụ nữ mang thai cần lưu ý ?

Trong trường hợp, tiểu ra máu khi mang thai, chị em cần đặc biệt lưu ý. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do khối lượng tử cung ngày một lớn làm thay đổi cân bằng trong cơ thể, sẽ gây chèn ép vào thành bàng quang làm bít tắc đường tiểu dẫn đến hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó khăn- trường hợp ép quá mạnh làm vỡ mao mạch khiến đi tiểu nước tiểu có màu đỏ như máu.

Giai đoạn mang thai khiến cơ thể có nhiều thay đổi do đó mới xảy ra hiện tượng tiểu ra máu khi mang thai, đây chính là báo hiệu cho các bà bầu với những hiện tượng bất thường ở đường tiểu. Bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của bà bầu nhưng lại thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác hoặc do chủ quan nên có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi và bà bầu.

Cách điều trị chứng tiểu ra máu ở nữ

Để điều trị hiện tượng này các chị em cần nhanh chóng đi khám, sau khi nắm được tình trạng bệnh của mình bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị hiệu quả. Tuyệt đối không nên tùy tiện dùng thuốc. Đồng thời giữ vệ sinh vùng kín, quan hệ lành mạnh cũng là điều cần thực hiện lúc này.

Tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi – Hà Nội, các bác sỹ chuyên khoa của chúng tôi với tay nghề vừng vàng cùng hệ thống máy móc hiện đại trong suốt quá trình thăm khám và điều trị đã giúp nhiều chị em lấy lại niềm vui trong cuộc sống khi chữa thanh công chứng đi tiểu ra máu ở nữ giới.

Khi đến với chúng tôi, bạn sẽ được điều trị theo phác đồ riêng phù hợp với tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, từ đó giúp người bệnh yên tâm hơn khi khám chữa. Giá cả hợp lý, công khai và ổn định cộng với thái độ làm việc chuyên nghiệp chăm sóc tận tình chu đáo đã khiến Đa khoa 52 Nguyễn Trãi trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều bệnh nhân.

Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi – Hà Nội tại địa chỉ số 52 Nguyễn Trãi – phương Thượng Đình – quận Thanh Xuân – Hà Nội. Thời gian làm việc của phòng khám từ 7h30 đến 20h hàng ngày, kể cả ngày nghỉ lễ.

Bạn có thể nhận tư vấn và đặt lịch online quá số điện thoại: 024.33.99.52.52 – 016.56.56. 5252.

Đi Tiểu Ra Máu Khi Mang Thai

Đối với phụ nữ khi mang thai dưới 3 tháng tuổi thì hiện tượng đi tiểu ra máu là những dấu hiệu hết sức bình thường của cơ thể bởi khi đó trứng làm tổ trong tử cung, gây xước niêm mạc thành tử cung và dẫn đến hiện tượng chảy máu, đặc biệt là từ 6-10 ngày đầu khi mới thụ thai. Hiện tượng này chỉ xảy ra khoảng 1-2 ngày là chấm dứt.

” Viêm niệu đạo khi mang thai

” Điều trị bệnh lậu khi mang thai

Khi mang thai thì thai nhi ở tử cung sẽ chèn ép bàng quang từ đó gây ra rối loạn đường tiết niệu, hoặc đôi khi do lượng nước tiểu ứ đọng quá lâu trong bàng quang cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển và gây ra bệnh viêm đường tiết niệu. Đây là căn bệnh phổ biến và thường gặp ở nhiều phụ nữ mang thai đặc biệt là từ tháng thứ 4.

Viêm đường tiết niệu có một số biểu hiện như tiểu nhiều lần bất kể là ngày hay đêm, tiểu buốt, tiểu dắt. Ngoài ra, còn kèm theo một số triệu chứng như đau lưng, đau bụng; buồn nôn, chóng mặt, ói mửa… đôi khi còn bị sốt nhẹ hoặc có cảm giác ớn lạnh. Nhìn chung, những biểu hiện đó rất giống với ốm nghén nên nhiều người không để ý và chủ quan.

Viêm bàng quang là biến chứng từ viêm đường tiết niệu, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ gây ra những triệu chứng như bí tiểu, tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm, trong nước tiểu có lẫn máu.

Viêm thận, viêm đài bể thận: đây là biến chứng nặng nhất của bệnh viêm đường tiết niệu. Triệu chứng tiêu biểu là cảm giác nóng rát khi đi tiểu, tiểu rắt, đi tiểu buốt, nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít, nhiều khi phải rặn, nước tiểu có màu đục kèm theo máu. Ngoài ra còn có một số biểu hiện như buồn nôn, chóng mặt, sốt nhẹ, cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi, chán ăn, bụng chướng…

Lời khuyên của bác sĩ dành cho bạn:

– Nên đi khám thai định kỳ để đảm bảo cho cơ thể và thai nhi luôn khỏe mạnh.

– Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để tránh những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày.

– Khi có cảm giác muốn đi tiểu hãy đi ngay không nên nhịn tiểu bởi như thế sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu và bàng quang.

– Nếu khi phát hiện ra mình bị viêm đường tiết niệu thì hãy làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những biến chứng về sau.