Phụ Nữ Mang Thai Tuần Thứ 10 / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Mang Thai Tuần Thứ 10

Bạn vẫn đang tiếp tục những tuần thai đầy mệt mỏi trong 3 tháng đầu mang thai. Mặc dù bé của bạn bây giờ chỉ bằng kích thước của một quả quất và nặng khoảng 5 gram nhưng bé của bạn đã phát triển đầy đủ các bộ phận quan trọng nhất của sự phát triển cơ thể. Đây là sự khởi đầu của cái gọi là giai đoạn bào thai, một thời gian nữa các mô và các cơ quan trong cơ thể nhanh chóng phát triển và trưởng thành.

1. Những thay đổi của mẹ bầu

a. Những thay đổi về thể trạng

– Do ảnh hưởng cuả các nội tiết tố, vùng da quanh đầu núm vú sẽ đậm màu hơn và các đốm nâu bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ở trên mặt . Đặc biệt sẽ xuất hiện một đường sẫm màu kéo dài từ rốn đến vùng bụng dưới và sẽ mờ dần sau khi sinh bé.

– Sự gia tăng lượng máu trong cơ thể khiến bạn trở nên rạng rỡ hơn. Cuối cùng thì những cái mụn gây khó chịu và mất thẩm mỹ cho bạn trong những tuần qua sẽ dần biến mất, nhường chỗ cho một làn da sáng đẹp hơn.

– Thông thường từ tuần thứ 10 trở đi, bạn không phải thường xuyên chạy vào nhà vệ sinh vì chứng buồn nôn khó chịu nữa. Vì tử cung được nâng lên khỏi khung chậu, nhường chỗ cho bàng quang hoạt động nhiều hơn. Sờ vào bụng, bạn có thể cảm nhận được đỉnh tử cung hơi nhô lên. Cảm nhận này càng rõ khi bạn nằm trên giường và đang cảm thấy mắc tiểu.

b. Những thay đổi về cảm xúc

– Cảm giác thai nghén vẫn còn, thậm chí khá nặng nề hơn cho thai phụ. Thật tuyệt vời, cảm giác nghén đã lùi xa và bạn bắt đầu thấy tràn đầy sức sống. Những căng thẳng vì lo sợ sẩy thai cũng nhanh chóng biến mất. Cảm giác thèm ăn bắt đầu quay trở lại. Đây cũng là thời điểm thích hợp để thông báo với bạn bè và người thân về sự xuất hiện cuả bé yêu.

2. Sự phát triển của thai nhi

Ở tuần này, tất cả những cơ quan quan trọng của bé đã được hình thành và vận hành cùng nhau. Khi các ngón của tay và chân bắt đầu dài ra và có sự phân hóa rõ ràng, cộng với việc biến mất của đuôi bào thai, những cơ quan bên trong đang phát triển mạnh mẽ. Nụ răng dần dần hình thành trong miệng bé. Nếu bạn đang mang trong mình một cậu bé, tinh hoàn của cậu bé ấy sẽ bắt đầu tiết hormone nam giới – testosterone.

Những dị tật bẩm sinh hết cơ hội phát triển sau tuần tuần thứ 10 này. Tuần này cũng đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn phôi thai. Nói đúng hơn, phôi thai đã mang dáng dấp của một con người hoàn chỉnh và từ tuần này em bé chính thức được xem là thai nhi.

Những thay đổi của em bé theo từng ngày trong tuần thứ 10:

Ngày thứ 64: Tất cả những cơ quan quan trọng của em bé đã hình thành, em bé đã có cổ tay và khuỷu tay.

Ngày thứ 65: Bắt đầu có sự uốn cong ở cổ tay, nhưng chỉ hơi cong ở giai đoạn đầu.

Ngày thứ 66: Những bộ phận như khuỷu tay, cổ tay và vai hơi nhô ra ở phía trước khuôn mặt.

Ngày thứ 67: Đặc điểm của khuôn mặt bé trở nên đặc biệt vào ngày này. Mí mắt rất ổn và khép chặt cho đến tuần thai 26 của chu kỳ mang thai.

Ngày thứ 68: Đùi và cẳng xương của bé phát triển tạo nên một đôi chân hoàn thiện hơn.

Ngày thứ 69: Dây rốn bắt đầu mở rộng tại vị trí kết nối với bụng của bé.

Ngày thứ 70: Xương ở mặt trước hộp sọ bắt đầu phát triển rất vững chắc từ sụn xương ở phần trán em bé. Não bé bắt đầu phát triển mạnh.

3. Lời khuyên cho tuần này

– Không chơi các môn thể thao nguy hiểm, cần nhiều sức lực và tăng nguy cơ làm giảm lượng oxy cung cấp cho bé như lặn, leo núi, du lịch đến những vùng cao …; tốt hơn hết bạn nên vận động vừa phải, không được làm việc và vận động quá mức cho đến khi sinh bé.

– Thận trọng với các thực phẩm có thể gây nguy hiểm cho bạn và thai nhi. Listeria là loại nhiễm khuẩn từ thực phẩm có thể gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi.

– Bạn cần phải tăng cân. Có lẽ bạn đang tăng cân chậm trong thời gian này, nếu như bạn không tăng, nó có thể có hại cho đứa con của bạn. Một người phụ nữ với mức cân bình thường phải tăng từ 11 đến 16kg trong suốt thai kỳ. Cân nặng của bạn sẽ thể hiện cho bác sỹ của bạn biết tình trạng sức khỏe của bạn và con bạn.

– Bạn cần bổ sung thêm khoảng 300 calo vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Nghe có vẻ như rất nhiều nhưng nó thực sự chỉ tương đương với khoảng hai hoặc một chén sữa ít chất béo. Bạn cũng có thể lựa chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh như sữa chua và trái cây để tăng lượng canxi, đồng thời giúp bạn đảm bảo được lượng vitamin cũng như khoáng chất cần thiết.

Thai Nhi Tuần Thứ 10

Thai nhi tuần thứ 10

Bước sang tuần thứ 10 của thai kỳ, cảm giác buồn nôn và mệt mỏi sẽ có thể dần giảm. Mẹ sẽ vui hơn khi có thể dần ăn uống thỏa thích.

Sự phát triển của thai nhi vào tuần thứ 10

Thai nhi tuần thứ 10 phát triển như thế nào?

Con có kích thước bằng một quả ô liu xanh, dài khoảng 3,1cm (tính từ đỉnh đầu đến mông) và nặng gần 4g. Bây giờ đầu con tròn và thẳng hơn, phần ngoài của tai đã phát triển đầy đủ và các chi cũng được hình thành. Mí mắt của con vẫn đóng lại và sẽ không mở cho đến sau 27 tuần mang thai.

Tất cả các bộ phận cơ thể, mặc dù chưa trọn vẹn về hình dáng và chức năng nhưng đã bắt đầu hoạt động.

Từ những tuần trước cho đến hiện tại, em bé của mẹ chỉ được coi là giai đoạn phát triển của phôi thai, đó là khi các tế bào hình thành để trở thành não và hệ thần kinh, tay chân và tất cả các cơ quan chính. 

Tuần này đánh dấu bước chuyển của bé vào giai đoạn phát triển của thai nhi, kéo dài cho đến khi bé ra đời. Từ giờ đến lúc đó, bé sẽ lớn lên và phát triển cho đến khi sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài tử cung.

Con có một trái tim phát triển đầy đủ, hiện đang đập khoảng 180 nhịp mỗi phút, nhanh hơn hai đến ba lần so với mẹ. Những ngón tay và ngón chân nhỏ bé của con không còn có màng, tay và chân của con có thể xoay ở khớp vai và hông, và tay còn có thể chạm vào vùng trái tim. 

Tuy còn nhỏ bé, nhưng con rất năng động, đá chân tay và còn vươn tay lên chạm vào mặt mình nữa đó.

Túi noãn hoàng, cung cấp cho em bé các chất dinh dưỡng trước khi nhau thai phát triển, bắt đầu thu nhỏ lại.

Các cơ quan quan trọng, bao gồm thận, ruột, não và gan của bé (đang đảm nhận nhiệm vụ tạo ra các tế bào hồng cầu thay cho túi noãn hoàng đang biến mất), đã sẵn sàng và bắt đầu hoạt động, mặc dù chúng sẽ tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ.

Các cơ quan quan trọng như: thận, ruột, não và gan đã sẵn sàng và bắt đầu hoạt động. Chúng sẽ hoàn thiện và tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ.

Hình ảnh thai nhi tuần thứ 10

Hình ảnh thai nhi tuần thứ 10

Nếu có thể nhìn sâu bên trong tử cung, mẹ sẽ thấy các chi tiết rất nhỏ của thai nhi như những móng tay nhỏ phát triển từ các ngón tay và ngón chân (không có màng bọc) và lông tơ bắt đầu mọc nên trên làn da mềm mại của bé. Rõ ràng hơn, mẹ có thể hình dung bé yêu như sau:

Tay chân của bé có thể uốn cong và chân đủ dài để đưa ra trước mặt bé.

Những chồi răng nhỏ bắt đầu xuất hiện dưới nướu và một số xương cũng dần cứng lại.

Trán phồng lên cùng sự phát triển của não bộ.

Thận, ruột và gan cũng bắt đầu hoạt động theo đúng chức năng.

Tủy sống bắt đầu sản sinh ra bạch cầu.

Lông mi sẽ phủ đầy đôi mắt bé, nhờ đó mà mắt bé được bảo vệ an toàn.

Nhịp tim thai 10 tuần tuổi

Nhịp tim thai 10 tuần tuổi dao động trung bình trong khoảng 140 – 170 nhịp/phút (bpm) đối với cả bé trai lẫn bé gái. Trường hợp nhịp tim thai nhi chậm dưới 90 nhịp/phút thì sẽ bị xếp vào trường hợp tim thai yếu và tỉ lệ sảy thai sẽ là 86%, nếu nhịp tim dưới 70 nhịp/phút thì tỷ lệ sảy thai là 100%.

Mang thai 10 tuần bụng đã to chưa?

Khi thai nhi 10 tuần tuổi, chiếc bụng của mẹ vẫn chưa ra dáng của một bà bầu nhưng vòng eo thì đã to hơn trước rồi.

Nhưng mẹ cũng đừng quá để ý đến việc mang thai 10 tuần bụng đã to chưa. Mà điều mẹ cần làm là dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Việc vận động nhẹ nhàng trong quá trình mang thai sẽ giúp thai kỳ khỏe hơn và mẹ cũng nhanh chóng dễ dàng chuyển dạ và phục hồi sau sinh hơn.

Mang thai 10 tuần bụng đã to chưa?

Thai nhi 10 tuần tuổi đã biết đạp chưa?

Khi thai nhi 10 tuần tuổi, con đã thực hiện được một số hoạt động như đạp, đá, trườn và xoay người. Tuy nhiên, mẹ không thể cảm nhận được rõ những chuyển động của bé vì những cử động này quá nhỏ. Mẹ bầu có thể cảm nhận được rõ ràng khi thai nhi trong bụng lớn hơn, khoảng từ tuần thai thứ 16 trở đi.

Thai 10 tuần tuổi đã biết trai hay gái chưa?

Ở tuần thứ 10, bộ phận sinh dục của bé chưa lộ diện rõ ràng nên xác định chính xác là trai hay gái còn chưa chính xác. Vậy thai mấy tuần mẹ sẽ biết trai hay gái?

Thời điểm tốt nhất để dự đoán giới tính là tuần thứ 16 của thai kỳ nhưng độ chính xác chỉ ở ngưỡng 80%. Còn ở tuần 20 sẽ chính xác khoảng 95 – 100%. Nhận biết giới tính thai nhi sớm luôn là việc cha mẹ nào cũng trông ngóng.

Thai 10 tuần tuổi đã biết trai hay gái chưa?

Mẹ có thể dựa theo một số phương pháp dân gian để nhận biết giới tính:

Lịch âm: Dựa vào ngày sinh theo lịch âm của mẹ và thai nhi để chẩn đoán.

Nhẫn cưới: Dùng chiếc nhẫn cưới treo vào sợi tóc của mẹ và treo lơ lửng trên bụng bầu, nếu nhẫn quay ngang hoặc dọc là bé trai còn xoay tròn là bé gái.

Ốm nghén: Nếu bầu con trai mẹ ít mệt, buồn nôn hơn là bé gái.

Thai 10 tuần đã an toàn chưa?

Theo số liệu thống kê thì tỷ lệ sảy thai trong 3 tháng đầu luôn ở mức cao do nhiều nguy cơ “rình rập” mẹ bầu cũng như thai nhi. Vì thế, nhiều mẹ mang thai 10 tuần luôn lo lắng, liệu rằng thời điểm này đã đủ an toàn cho bé hay chưa?

Khi thai nhi 10 tuần tuổi, cơ thể của bé vẫn còn khá non nớt và đang trong giai đoạn hoàn thiện các chức năng cũng như bộ phận của cơ thể. Do đó, bất kỳ một tác động nào cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sự phát triển của con yêu trong bụng.

Tuy nhiên, mẹ cũng đừng vì thế mà lo lắng thái quá. Những “tác động” mà Conlatatca nói đến ở đây nhằm chỉ những hoạt động quá mạnh hoặc sự tiếp xúc với các chất độc hại, thức ăn không đảm bảo an toàn.

Còn việc mẹ di chuyển, vận động bình thường thì vẫn hoàn toàn nằm trong tầm an toàn. Thậm chí, mẹ duy trì việc đi bộ khi mang thai, bơi lội khi mang thai, tập yoga, đạp xe… còn mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.

Mang thai 10  tuần có được quan hệ?

Từ lúc xuất hiện dấu hiệu có thai cho đến lúc thai nhi phát triển hoàn thiện thì có một điều mà hầu như mẹ bầu nào cũng nhận ra đó là “cô bé” của mẹ to ra và trở nên nhạy cảm hơn. Nguyên nhân là do lượng máu trong cơ thể mẹ tăng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi 10 tuần tuổi.

Điều này khiến cho âm đạo của mẹ mềm hơn và khi có sự kích thích về tình dục thì vẫn có khả năng tiết ra chất nhờn, tuy nhiên cổ tử cung vẫn đóng chặt nên khi quan hệ sẽ không gây hại gì đến thai nhi.

Quan hệ khi mang thai 10 tuần là điều hoàn toàn bình thường

Vì vậy, quan hệ khi mang thai 10 tuần là điều hoàn toàn bình thường, tuy nhiên mẹ cần lưu ý lựa chọn tư thế quan hệ và tần suất quan hệ phù hợp, bởi dù không tác động trực tiếp nhưng việc quan hệ không đúng cách cũng có thể gây sảy thai.

Dinh dưỡng thai nhi tuần thứ 10

Mẹ có thể bổ sung các loại đồ ăn nhẹ lành mạnh như sữa chua và trái cây để tăng lượng canxi, đồng thời giúp bạn đảm bảo được lượng vitamin cũng như khoáng chất cần thiết.

Mẹ phải tăng cường lượng chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể không đồng nghĩa với việc có thể mặc sức ăn uống. Điều này sẽ dễ khiến mẹ bị béo phì và tăng lượng đường trong máu. Vì thế, mẹ hãy hạn chế ăn vặt và tỉnh táo hơn khi lựa chọn thực phẩm mình sử dụng.

60 gram là lượng chất đạm mỗi ngày mẹ cần bổ sung để giúp phát triển các mô của bé. Thịt gà, trứng, cá, các loại hạt và đậu đều là những nguồn chất đạm tuyệt hảo. Hãy kết hợp các nguồn này trong 3 bữa ăn mỗi ngày của mẹ, ví dụ như trứng luộc vào bữa sáng và gà nấu đậu vào bữa trưa.

Dinh dưỡng thai nhi tuần thứ 10

Việc bổ sung các phần rau củ quả trong mỗi bữa ăn là điều rất cần thiết với các mẹ bầu mặc dù nó không khiến mẹ hứng thú gì nhiều.

Bước sang tuần thứ 10 của thai kỳ, cảm giác buồn nôn và mệt mỏi sẽ có thể dần giảm. Mẹ cũng có thể cảm thấy ăn ngon miệng hơn.

Các mẹ thường rất thích ăn những thức ăn đặc biệt, ngay cả những thức ăn trước đây họ không thích, họ thường ăn những loại thức ăn do thèm hơn là do vị ngon của nó.

Thai giáo giúp tối ưu sự phát triển thai nhi tuần 10

Thai giáo là gì?

Thai giáo là phương pháp khoa học nhằm tạo ra môi trường phù hợp giúp con yêu phát triển tốt nhất cả về thể chất và trí tuệ.

Thông qua các hoạt động tương tác giữa ba mẹ với thai nhi, tạo ra các kích thích tích cực tới các giác quan và não bộ, giúp con yêu phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, để con yêu có một khởi đầu vượt trội.

Đồng thời, các nghiên cứu khoa học cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo cho con yêu đúng thời điểm theo sự phát triển của thai nhi giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.

Nắm bắt được tầm quan trọng của việc thai giáo, nuôi dạy con ngay từ trong bụng mẹ, POH đã nghiên cứu và xây dựng nên một chương trình thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Đây được coi là một cuốn cẩm nang thai giáo, có chứa đầy đủ giáo trình thai giáo đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt 280 ngày.

*** Phan Hồ Điệp – mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam cố vấn chuyên sâu

Mua ngay các khóa học dành cho bà mẹ bận rộn của POH:

Thai giáo 280 ngày yêu thương: POH Thai giáo 

Giúp con ăn no ngủ đủ theo nếp EASY & tự ngủ (0-19 tuần): POH Easy One

Phát triển giác quan, vận động & ngôn ngữ con yêu (0-12 tháng): POH Acti 

Giáo dục Montessori tại nhà (1-3 tuổi): POH Acti (1-3 tuổi)

Mang Thai Tuần Thứ 10 Bị Đau Bụng

Mẹ bầu mang thai tuần thứ 10 bị đau bụng có phải chỉ là cơn đau bình thường hay là một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi?

Mỗi thời điểm của thai kỳ, mẹ bầu sẽ gặp một vài biến đổi của cơ thể và vài cơn đau. Hiện tượng khi mang thai tuần thứ 10 bị đau bụng cũng vậy. Thông thường thì đây là một cơn đau sinh lý không đáng ngại. Nhưng trong một số trường hợp, đau bụng ở tuần 10 thai kỳ có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.

Điều gì xảy ra khi mẹ bầu mang thai tuần thứ 10?

Bước tới tuần thai thứ 10, nghĩa là mẹ bầu sắp kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất. Lúc này, mẹ bầu vẫn “chưa thấy bụng” và tăng một vài kí. Tuy nhiên, ở nhiều mẹ bầu vẫn còn nghén có thể sẽ chẳng tăng được gram nào. Thậm chí một vài trường hợp có thể còn bị sút cân.

Ở tuần thai thứ 10, các ngón tay ngón chân của bé đã được tách ra. Các cơ quan quan trọng được hình thành, mí mắt bắt đầu khép lại. Thai nhi đã có thể nuốt và chồi răng cũng xuất hiện. Nếu mẹ bầu đi siêu âm trong tuần này sẽ nghe được nhịp tim thai.

Khi nào mang thai tuần thứ 10 bị đau bụng là bình thường?

Những cơn đau bụng khi mang thai tuần thứ 10 là bình thường khi:

Đầy hơi

Việc gia tăng hormone progesterone khiến mẹ bầu dễ bị chướng bụng hơn. Nó đôi khi là lý do khiến mẹ bị đau bụng dữ dội. Nguyên nhân là do hormon Progesterone làm cho cơ ruột giãn. Điều này khiến thời gian thức ăn đi qua ruột lâu hơn và gây chướng bụng.

Ngoài hormone progesterone thì quá trình tiêu hóa chậm và gây chướng còn do một nguyên nhân khác. Đó là tử cung mẹ bầu giãn nở, gây áp lực lên các cơ quan.

Để giảm bớt tình trạng này, mẹ bầu có thể chia nhỏ bữa ăn, uống nhiều nước. Mẹ bầu cũng nên cố gắng tập thể dục nhẹ nhàng… Ngoài ra mẹ nên tránh thực phẩm chiên và dầu mỡ, đồ uống có ga…

Đau dây chằng

Việc giãn nở tử cung cũng khiến các dây chằng xung quanh căng ra. Chúng cũng là một trong các lý do phổ biến khiến mẹ bầu bị đau bụng. Lúc này, mẹ bầu sẽ thấy đau âm ỉ từ vùng bụng dưới tới phần háng.

Tin vui là mẹ bầu có thể tránh hoặc hạn chế các cơn đau dây chằng. Cách làm là khi đứng lên, ngồi xuống hay nằm, mẹ bầu hãy thật chậm rãi. Nếu bạn cảm thấy hắt hơi hoặc ho, mẹ bầu nên cong người về trước một chút. Điều này có thể giúp giảm áp lực lên dây chằng.

Tuy nhiên, nếu con đau của bạn trở nên dữ dội. Kèm theo đó là chảy máu âm đạo, sốt, ớn lạnh hoặc đi tiểu nóng rát, hãy gặp bác sĩ.

Táo bón

Đây là hiện tượng các mẹ bầu thường gặp khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ nhất. Mẹ bầu bị táo bón là do hormone biến đổi đột ngột. Ngoài ra chế độ ăn thiếu chất xơ, thiếu nước, ít tập thể dục, do bổ sung thuốc sắt, lo lắng… cũng góp phần gây nên tình trạng này. Táo bón có thể khiến mẹ bầu đối diện với từng cơn đau quặn vô cùng khó chịu. Lúc này, mẹ bầu nên tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn. Bên cạnh đó mẹ nên uống ít nhất 8-10 ly nước mỗi ngày.

Khi nào mang thai tuần thứ 10 bị đau bụng là nguy hiểm?

Bên cạnh những nguyên nhân khiến mang thai tuần thứ 10 bị đau bụng là vô hại thì nó còn có những nguyên nhân nguy hiểm sau đây. Khi xuất hiện những con đau như thế này, mẹ bầu nên liên hệ với bác sĩ ngay.

Có thai ngoài tử cung

Thường triệu chứng chung khi có thai là buồn nôn và đau vú. Nhưng nếu có thai ngoài tử cung thì cơ thể thai phụ sẽ có thêm một số dấu hiệu khác. Ví dụ như mẹ bầu thấy đau dữ dội ở bụng, xương chậu, vai hoặc cổ. Đi kèm theo cơn đau bụng là chảy máu âm đạo, choáng váng.

Sẩy thai

Khoảng 20-25% số thai phụ bị sẩy thai trong vòng 13 tuần đầu tiên. Vì thế, khi gặp các triệu chứng dưới đây, mẹ bầu cần sự trợ giúp y tế. Ví dụ như mẹ bị chảy máu âm đạo nhiều, bị đau bụng dữ dội kèm theo bị chuột rút. Ở một số mẹ bầu còn có tình trạng bị đau lưng từ nhẹ đến nặng. Vì thế mẹ cần chú ý khi bị đau bụng ở tuần thứ 10 nhé.

Ngoài ra, cũng có những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng không liên quan tới thai kì. Ví dụ như: sỏi thận, nhiễm trùng tiết niệu, viêm tụy, viêm ruột thừa, tắc ruột, dị ứng thực phẩm… Nếu tình trạng đau không thuyên giảm sau nửa ngày, mẹ nên đến gặp bác sĩ.

Tạm kết

Mẹ bầu hãy để ý đến những cơn đau bụng của mình. Nếu những cơn đau không bớt và có xu hướng nặng hơn kèm theo những dấu hiệu khác. Chẳng hạn như sốt, chảy máu âm đạo… thì mẹ bầu nê đến bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất.

Xem thêm:Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Mang Thai Tuần Thứ 10 Nên Ăn Gì?

Mang thai tuần thứ 10 nên ăn gì được rất nhiều các bà mẹ quan tâm bởi vì đây là giai đoạn rất non nớt của trẻ. Chỉ mới 3 tháng tuổi, lúc này các bé đang phát triển với chiều dài khoảng 3 cm và cân nặng chỉ vài gam. Vì thế bên cạnh việc các mẹ cần phải di chuyển nhẹ nhàng, ngồi thoải mái, không chạy nhảy, không làm việc ra sức nhiều, tránh không bị động thai thì các mẹ cần phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Có thể là các thực phẩm dinh dưỡng chức năng, các loại thuốc hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng, các loại thực phẩm tươi xanh cung cấp hàm lượng dinh dưỡng, vitamin, axit folic cho quá trình hình thành của bé.

Mang thai tuần thứ 10 nên ăn gì giàu axit folic

Thực phẩm giàu axit folic là loại thực phẩm số 1 dành cho những bà mẹ mang thai lúc này. Bởi vì chúng có khả năng ngăn ngừa nguy cơ sảy thai, sinh non và đặc biệt giúp các bé không bị sinh nhẹ cân hoặc phát triển bị khuyết tật.

Các thực phẩm giàu axit folic đó là ngũ cốc và các bạn có thể tìm thấy ở những loại súp lơ hoặc măng tây, các loại rau bina… và thực phẩm rẻ tiền nhất nhưng mà lại chứa một hàm lượng axit folic cũng rất tốt đó là trứng.

Các bạn nên bổ sung các loại sữa và các chế phẩm từ sữa nhưng cần phải sử dụng các loại sữa tiệt trùng để mẹ không bị nhiễm khuẩn các loại vi khuẩn có khả năng gây sảy thai. Đây là giai đoạn rất quan trọng vì vậy các mẹ cân nhắc yếu tố an toàn cho thai nhi.

Ngoài bổ sung nước thì các bạn có thể bổ sung thêm vào thực đơn của mình những cốc sữa, có thể từ 2 đến 4 ly một ngày sẽ giúp các bạn bổ sung các chất khoáng, axit folic, các loại vitamin, đặc biệt là vitamin D, giúp cho trẻ phát triển hệ cơ xương của mình cũng như hệ thần kinh, bổ sung protein để phát triển hệ cơ của bé.

Mang thai tuần thứ 10 nên ăn gì để bổ sung sắt

Các bạn nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa hàm lượng sắt để giúp cho tế bào hồng cầu của bé được mạnh khỏe, giúp mẹ bầu có thể tránh được tình trạng thiếu máu, khi mang thai cảm thấy mệt mỏi. Điều này rất có hại cho sự phát triển của em bé lúc này.

Các loại thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò hay các loại thịt đỏ. Các bạn có thể tìm đến các loại rau xanh như bông cải xanh hoặc các loại hạt bí đỏ, hạt ngũ cốc, các loại thực phẩm từ cá giàu Omega 3 và sắt cũng là một sự lựa chọn tốt. Và làm đa dạng thêm thực đơn hàng ngày cho các mẹ không bị ngán.