Phụ Nữ Mang Thai Uống Sắt Khi Nào / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Phụ Nữ Mang Thai Uống Viên Sắt Thế Nào?

Tôi đang mang thai, bác sĩ kê đơn bổ sung viên sắt. Xin hỏi nên dùng viên sắt này thế nào cho đạt hiệu quả nhất? Xin cảm ơn.

Đoàn Thu Thủy (Hà Nội)

Có thể nói, thiếu sắt hiện nay là một vấn đề thường gặp, đặc biệt nguy cơ ở một số đối tượng trong đó có phụ nữ mang thai. Hậu quả của thiếu sắt là thiếu máu thiếu sắt, làm cho số lượng hồng cầu giảm, thường dẫn đến mệt mỏi, trí nhớ kém, chóng mặt, da nhợt nhạt hoặc khó thở… Ở phụ nữ mang thai thiếu sắt, làm gia tăng nguy cơ tử vong thai phụ và trẻ em sinh ra có nguy cơ mắc bệnh cao, yếu ớt, chậm phát triển. Vì vậy, đối với phụ nữ mang thai thường được bác sĩ kê đơn bổ sung uống viên sắt.

Khi được bác sĩ kê đơn dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để dùng sắt sao cho có hiệu quả nhất:

Thời điểm và cách uống: Do sắt được hấp thu tốt hơn nếu uống lúc đói và các chất trong thức ăn (đặc biệt là những thức ăn chứa nhiều canxi) sẽ làm ảnh hưởng tới sự hấp thu sắt, nên thời điểm tốt nhất để uống viên sắt thường là trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Uống thuốc với ít nhất nửa cốc nước và không nhai viên thuốc khi uống (đối với các dạng viên). Không uống thuốc khi nằm. Khi uống thuốc phân sẽ có màu đen, nhưng không không nguy hiểm. Hiện tượng này sẽ hết khi ngừng thuốc.

Chú ý tương tác với các thuốc dùng cùng: Sự hấp thu sắt bị ức chế bởi các chất như magie trisilicate, các thuốc kháng acid, thuốc chứa canxi, caffein… Do vậy, tránh sự tương tác bất lợi này cần sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt trước 1 giờ hoặc 2 giờ sau khi sử dụng các loại thuốc này.

Hằng ngày nên ăn những thực phẩm giàu chất sắt như: Hàu, thịt bò, cá và thịt gà… Ăn những thực phẩm này kèm với thực phẩm, hoa quả giàu vitamin C để giúp hấp thu sắt tốt hơn. Tránh uống trà, cà phê gần bữa ăn (nên uống cách bữa ăn ít nhất 1 giờ), vì những thức uống này có chứa caffein, tanin làm giảm đáng kể khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể.

Phụ Nữ Mang Thai Khi Nào Nên Uống Nước Dừa?

9 loại trái cây chứa nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ bầu

10 quy tắc an toàn khi mang thai mẹ bầu nhất định phải biết

8 loại thực phẩm giúp thai nhi thông minh

Phụ nữ mang thai khi nào nên uống nước dừa?

Những ai không nên uống nước dừa?

Nước dừa – đồ uống “vàng” cho bà bầu:

Vào mùa hè nóng bức, khi bạn muốn thỏa cơn khát thì không gì tốt bằng nước dừa. Nó hoàn toàn có thể thay thế cho các loại nước có đường và năng lượng cao như các loại đồ uống có ga hay nước hoa quả.

Nước dừa là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên và cũng giúp tăng tiết nước tiểu, ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận. Nước dừa cũng giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hóa như tăng tiết axít dạ dày, viêm loét dạ dày. Táo bón, đầy bụng, ợ hơi là những vấn đề thường gặp khi mang thai và nước dừa hoàn toàn có thể khắc phục được vấn đề này.

Nước dừa cũng rất giàu axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch. Với tất cả những lợi ích tuyệt vời kể trên, nước dừa luôn được khuyến nghị cho các bà mẹ đang mang thai.

Uống nước dừa có lợi ích gì cho bà bầu?

Làm da em bé trắng hồng (?): Theo kinh nghiệm dân gian, uống nước dừa có tác dụng giúp da bé trắng hồng mịn màng ngay từ trong bụng mẹ. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được điều này. Hầu hết các nhà khoa học cho rằng, màu da được quy định bởi sắc tố melanin có trong da và melanin bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố di truyền. Mặc dù vậy, nước dừa vẫn chứa nhiều chất dinh dưỡng, thích hợp với các mẹ trong thời gian mang thai.

Cung cấp nước cho cơ thể: Khi mang thai, việc bổ sung đủ nước cho cơ thể là điều cực kỳ quan trọng. Do phải đáp ứng nhu cầu tuần hoàn máu của mẹ, duy trì nước ối và tuần hoàn máu cho thai nhi, nhu cầu nước hằng ngày của mẹ bầu cũng tăng lên. Mất nước khi mang thai có thể dẫn đến đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Viện Y Học khuyên các mẹ bầu nên bổ sung khoảng 3 lít nước mỗi ngày mới đủ đáp ứng nhu cầu. Uống nước dừa là cách giúp mẹ bầu bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể. Ngoài ra, uống nước dừa khi mang thai cũng giúp mẹ bầu bổ sung thêm nước ối.

Bổ sung chất điện phân: Ngoài chất lỏng, nước dừa cung cấp chất điện phân cần thiết để giữ cho cơ thể đủ nước như canxi, kali, natri và phốt pho. Những chất dinh dưỡng này giúp duy trì huyết áp, cân bằng chất lỏng, điều chỉnh PH và tăng cường hoạt động của các cơ.

Nước uống tự nhiên, không có hóa chất: Ngoài những chất điện giải, nước dừa cũng chứa vitamin nhóm A, nhóm B và nhiều loại vitamin khác. Đặc biệt, nước dừa hoàn toàn tự nhiên và mẹ bầu không phải quá lo lắng về những chất bảo quản có thể gây hại cho con.

Hàm lượng đường thấp: Nước mía dù tốt cho phụ nữ mang thai nhưng lượng đường trong nước mía lại quá cao, không thích hợp dùng nhiều trong thai kỳ. Khác với nước mía, hàm lượng đường trong nước dừa thấp hơn nhiều. Mỗi ly nước dừa cung cấp trung bình khoảng 6g đường.

Ngăn ngừa bệnh khi mang thai: Những triệu chứng khi mang thai như táo bón, ợ hơi sẽ được ngăn ngừa khi mẹ bầu uống nước dừa. Đồng thời, nước dừa cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm khi mang thai.

Làm cách nào để uống nước dừa đúng cách

Hạn chế trong 3 tháng đầu: Tam cá nguyệt thứ nhất là khoảng thời gian mẹ bầu hay bị ốm nghén. Uống nước dừa trong khoảng thời gian này có thể làm tình trạng ốm nghén của mẹ diễn ra nghiêm trọng hơn. Đặc biệt không nên uống nước dừa khi cảm thấy mệt mỏi.

Tránh tiểu đường thai kỳ do dùng nhiều nước dừa: Tuy không nhiều nhưng trong nước dừa vẫn có một hàm lượng đường nhất định. Để ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ, mẹ chỉ nên uống một lượng nước dừa vừa phải.

Không uống nước dừa vào buổi tối: Nước dừa là “thuốc” lợi tiểu tự nhiên, giúp ngăn ngừa viêm đường tiết niệu. Cũng vì tính chất này nên mẹ bầu không nên uống nước dừa buổi tối, để tránh ảnh hưởng giấc ngủ.

Tham khảo bác sĩ trước khi uống nước dừa nếu bị huyết áp thấp: Những mẹ bầu có tiền sử suy nhược hoặc huyết áp thấp nên tham khảo ý kiến trước khi uống nước dừa.

Các cách chế biến nước dừa:

Uống trực tiếp: Nếu không có thời gian chế biến, bạn có thể bổ dừa ra và lấy nước uống trực tiếp, không cần pha chế thêm đường nữa.

Thạch dừa: Thạch dừa không chứa đường là thạch hoàn toàn tự nhiên, do chính tay bạn làm sẽ đảm bảo vệ sinh và có thêm một món ăn tráng miệng ngon, bổ.

Thạch dừa rau câu: Được chế biến từ rau câu và nước dừa, những loại hoa quả hoàn toàn mát cho cơ thể của phụ nữ mang thai. Ngoài nước dừa, bà bầu cũng có thể hấp thụ dinh dưỡng thông qua những món ăn chế biến với nước dừa: thịt kho nước dừa, bò hầm nước dừa, gà om nước dừa…

Phụ Nữ Mang Thai Khi Nào Thì Nên Uống Sữa Bầu?

Khi nào thì mẹ bầu nên uống sữa bầu?

Vì khi bắt đầu mang thai cơ thể bà bầu đã đòi hỏi một lượng năng lượng lớn hơn bình thường, việc ăn uống thường ngày hầu như không thể cung cấp đủ. Vậy nên việc uống sữa bầu nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Bà bầu có thể uống sữa bầu ngay tháng mang thai đầu tiên hoặc tháng thứ 2, 3 đều được.

Mẹ bầu nên uống sữa khi nào

Việc lựa chọn loại sữa nên phụ thuộc vào tuổi thai để có thể tìm được loại sữa phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ cũng như sự thay đổi sinh lý của bà bầu. Ở các tuần khác nhau cũng sẽ có một số loại sữa phù hợp khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế nước ta thì việc chọn sữa trong 3 tháng đầu hầu như là giống nhau.

Uống sữa bầu là việc cần thiết tuy nhiên mẹ không nên uống quá nhiều sữa vì nghĩ sẽ làm tăng tác dụng hoặc uống quá ít sữa để tiết kiệm. Thông thường bà bầu nên uống hai ly sữa mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối.

Không nên uống ngắt quãng vì sẽ bổ sung không đầy đủ dưỡng chất cho bà bầu. Loại sữa dành cho ba tháng đầu thai kỳ nên được thay đổi để bà bầu đỡ bị ngán. Các tháng sau thai kỳ bà bầu nên chọn các loại sữa phù hợp hơn.

Uống sữa bầu mang lại lợi ích như thế nào?

Trong thành phần của sữa bầu có rất nhiều chất cần thiết như vitamin, canxi, kẽm, sắt, đạm và các khoáng. Vì vậy, việc uống sữa bầu giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường dưỡng chất cho cả bà bầu cũng như thai nhi. Cụ thể sữa bầu mang lại một số hiệu quả chính như sau:

Sữa bầu giúp bổ sung sắt, kẽm, canxi cho bà bầu, giúp cải thiện và phòng chống các bệnh hay gặp khi mang thai như thiếu máu thiếu sắt, đau lưng đau xương, mệt mỏi, nghén,…

Lợi ích của việc uống sữa bầu

Thông qua bà bầu, sữa cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi phát triển tốt hơn. Canxi giúp phát triển hệ xương và não, kẽm và vitamin giúp phát triển hệ thần kinh, sắt giúp trẻ lưu thông khí huyết,…

Ngoài ra các thành phần của sữa còn giúp cho thai nhi phát triển về trí tuệ, sự linh hoạt của thai trong buồng ối cũng như khi sinh ra. Sữa bầu giúp bà mẹ bổ sung lại dinh dưỡng do tình trạng ốm nghén gây ăn uống kém. Giúp bà bầu ngủ ngon hơn, thần kinh bớt căng thẳng hơn, từ đó đem lại những ảnh hưởng tích cực cho thai nhi.

Bà bầu nên lựa chọn loại sữa bầu nào?

Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều loại sữa dành cho bà bầu. Có các loại sữa nguồn gốc Việt Nam và nhiều loại nhập khẩu từ nước ngoài. Vậy nên phải tùy từng đối tượng bà bầu có các điều kiện khác nhau sẽ nên dùng các loại sữa khác nhau.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, các loại sữa được lựa chọn chủ yếu là những loại bổ sung dưỡng chất cơ bản như acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie, vitamin K, vitamin A,… Để bà bầu nâng cao sức đề kháng ban đầu, đảm bảo hệ miễn dịch của cơ thể trong toàn bộ quá trình mang thai.

Lựa chọn sữa cho mẹ bầu

Có một số loại sữa bầu được khuyến cáo nên dùng trong ba tháng đầu như sữa bầu Enfamama A+, sữa bầu Similac của Mỹ, sữa bầu Morinaga, sữa bầu Meiji của Nhật Bản, sữa bầu Ensure,… Tùy mỗi loại sữa sẽ có mức giá thành khác nhau nhưng nhìn chung các loại sữa trên đều cung cấp đủ các loại dưỡng chất cần thiết.

Bổ Sung Sắt Cho Phụ Nữ Mang Thai

TRANSCRIPT

Bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai-Mẹ bầu ăn gì thì tốt?

Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo máu cho cơ thể mẹ, đảm bảo sự phát triển của mẹ và bé. Bổ sung sắt thông qua các loại thực phẩm bổ sung sắt hàng ngày là cách đơn giản giúp mẹ cung cấp lượng sắt cho cơ thể.

1. Chuối – thực phẩm bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai

Chuối không chỉ giàu vitamin và khoáng chất giúp hạn chế các vấn đề về hệ tiêu hóa. Bà bầu ăn chuối cũng có tác dụng phòng ngừa chuột rút. Chuối là lựa chọn tuyệt vời để bổ sung năng lượng và sắt. Bữa sáng với 1 quả chuối là một gợi ý lí tưởng để hạn chế tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai.

2. Thịt bò – nguồn sắt dồi dào

Thịt bò được coi là thực phẩm vàng trong việc bổ sung sắt cho mẹ bầu. Mỗi phần thịt bò chứa 2,5-3 mg sắt. Đặc biệt, phần nạc của thịt bò sẽ giàu sắt hơn so với phần chứa gân hoặc chất béo. Mẹ nên bổ sung các loại thịt màu đỏ này vào thực đơn hàng ngày để cung cấp thêm sắt cho cơ thể.

3. Nho – Thực phẩm giúp mẹ bầu đẩy lùi chứng táo bón

Quả nho là một loại trái cây thơm ngon, chứa nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin B1, vitamin K, vitamin E và nhiều chất dinh dưỡng khác bao gồm: Canxi, chất Sắt, Kali, Magiê, Omega-3 và DHA, chất Xơ, A-xít folic, Beta-carotene, Phốt-pho, đường Glucose, Resveratrol… Chính vì thế, loại quả này không chỉ tốt cho sức khỏe của những người bình thường mà còn rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi. Bên cạnh đó quả nho còn có tác dụng bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, giúp bà bầu nâng cao sức đề kháng, thanh nhiệt cơ thể và giúp cơ thể đào thải các độc tố ra bên ngoài. Do chứa các loại axit hữu cơ, đường và cellulose nên nho rất có hiệu quả trong việc phòng chống chứng táo bón ở mẹ.

4. Trứng

Trứng gà là thực phẩm cung cấp cho mẹ các chất dinh dưỡng như sắt, protein, canxi, photpho, vitamin và các chất khoáng, có lợi cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ. Đặc biệt, lòng đỏ trứng là nơi tập trung nhiều chất dinh dưỡng nhất. Mẹ có thể bổ sung trứng vào bữa ăn hàng ngày

5. Bột yến mạch

Ăn yến mạch thường xuyên vào bữa sáng hoặc bữa phụ khi mang thai giúp các mẹ bổ sung chất xơ, vitamin B và sắt để thai nhi phát triển khoẻ mạnh.

6. Rau cải bó xôi

Trong nửa bát rau bina có tới 3,2 mg sắt, lượng sắt này còn nhiều hơn trong 100g thịt bò. Bên cạnh đó loại rau này còn chứa nhiều vitamin, folate, carotene và canxi tốt cho sức khỏe của mẹ. Mẹ có thể chế biến rau này thành nhiều món ăn ngon miệng khác nhau cho bữa ăn thêm phong phú mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng.

7. Hàu biển

Hàu là loại hải sản có hàm lượng sắt và vitamin B12 dồi dào nên nó cung cấp nhiều dinh dưỡng cho bà bầu. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý phải chế biến hàu sạch và nấu chín để tránh bị đau bụng hoặc mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

8. Bí đỏ

Bí đỏ có chứa một hàm lượng sắt và kẽm rất phong phú, nên có thể giúp phòng ngừa chứng thiếu máu thường gặp khi mang thai. Ngoài ra, với hàm lượng cao chất chống oxy hóa, mẹ bầu ăn bí đỏ sẽ có tác dụng tránh nhiễm trùng trong thai kỳ bằng cách tăng cường hệ miễn dịch.