Phụ Nữ Mang Thai Và Rau Ngót / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Phụ Nữ Mang Thai Có Nên Ăn Rau Ngót?

Không chỉ người Việt hay dùng bồ ngót để nấu canh ăn giải nhiệt, mà các nước như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia cũng sử dụng bồ ngót rất nhiều trong các món ăn hàng ngày. Không chỉ giải được nhiệt, theo y học cổ truyền bồ ngót có nhiều dược tính bổ ích khác. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai đã kiêng không dám ăn loại rau này đến tận khi sinh nở, vì nghĩ rằng ăn nhiều sẽ bị sẩy thai. Kinh nghiệm dân gian còn có bài thuốc uống nước rau ngót vào lúc đói để phá thai. Thực hư về chuyện này?

Trong bồ ngót tươi có chứa papaverin nên nếu dùng trên 30 gam lá tươi thì có nguy cơ sẩy thai.

Vừa mát vừa bổ

Bồ ngót còn có tên bù ngót, rau ngót, tính mát (khi nấu chín sẽ bớt hàn), vị ngọt, được dùng làm thuốc thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết, tiêu ứ, bổ huyết, cầm máu, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ.

Những nghiên cứu về thành phần của rau bồ ngót cho thấy loại rau này chứa nhiều chất đạm (4.8g/100g) gồm nhiều acid amin cần thiết cho cơ thể nên có thể dùng bồ ngót để thay thế đạm động vật mà ít gây hại cho cơ thể như sạn thận hoặc gout. Bồ ngót còn giúp điều hoà mật độ canxi trong máu, do đó giúp phòng chống loãng xương ở người lớn tuổi; lại chứa nhiều khoáng tố vi lượng như canxi, phốt pho, sắt và nhiều vitamin C nên còn giúp chữa thiếu máu.

Bồ ngót còn là thực phẩm tốt để phòng ngừa táo bón và bệnh trĩ nhờ hàm lượng chất xơ cao. Ăn bồ ngót có tác dụng giảm cân và điều hoà lượng đường trong máu, nên người tiểu đường đừng nên bỏ qua loại rau này. Phụ nữ sau sanh ăn canh rau bồ ngót rất tốt vì giúp làm sạch máu và bồi bổ cơ thể, nhưng nên thêm vài lát gừng để giảm bớt tính hàn. Bồ ngót có màu xanh đậm nhưng chứa nhiều vitamin nhóm B và vitamin A, vì vậy trước khi nấu nên rửa sạch rồi thái nhỏ, thêm ít dầu ăn để vitamin A dễ hấp thu vào cơ thể và khi nước sôi hãy cho rau vào để tránh phân huỷ vitamin nhóm B.

Bồ ngót còn có tác dụng chống oxy hoá tế bào nên có lợi để phòng chống lão hoá. Một số nghiên cứu cho thấy bồ ngót làm tăng sự hấp thu của hệ tiêu hoá, ngăn ngừa mệt mỏi và ngăn chặn sự xuất hiện các bệnh mạn tính của mạch máu. Nó còn được dùng để chữa mụn nhọt, viêm loét, tăng sức đề kháng của cơ thể, tăng tiết collagen duy trì làn da khoẻ mạnh, giảm cholesterol, hạ huyết áp, giúp vết thương mau lành và cải thiện tuần hoàn não. Bồ ngót giúp tăng thị lực và còn được xem là thực phẩm tốt cho nam giới vì làm gia tăng chất lượng và số lượng tinh trùng. Có nghiên cứu cho thấy bồ ngót chứa một nhóm hoạt chất sterol có tác dụng như hormone sinh dục nên có thể làm hưng phấn tình dục.

Tại Indonesia, lá bồ ngót thường được dùng để làm tăng sự tiết sữa ở sản phụ cho con bú sữa mẹ. Nước này sản xuất ra khoảng mười sản phẩm giúp tăng tiết sữa được lưu hành ở Indonesia từ năm 2000. Ở Mỹ, bồ ngót được chế biến thành các dạng thức ăn nhanh cho người béo phì.

Nấu chín chắc ăn

Tuy bồ ngót nhiều công dụng, nhưng nhiều tài liệu cũng cảnh báo uống nhiều bồ ngót ở dạng lá tươi xay nhuyễn lấy nước có thể dẫn đến một số phản ứng phụ:

– Gây bệnh nghẽn phổi: một số người dân Đài Loan dùng rau ngót xay lấy nước để uống vài ly mỗi ngày để giảm cân thì thấy xuất hiện hiện tượng mất ngủ, khó thở và ăn uống kém (theo Naturally Healthy).

– Gây co thắt cơ trơn tử cung gây sẩy thai, tiêu chảy, co thắt mạch máu gây đau nhức cơ, mất ngủ, nhức đầu, cao huyết áp hoặc thiếu máu não ở người lớn tuổi. Cũng do những tính chất trên nên không được dùng bồ ngót tươi cho các trường hợp nhức nửa đầu, tăng huyết áp nội sọ, táo bón, ngủ gật ban ngày, bệnh phù niêm mạc do suy tuyến giáp.

Nguyên nhân của các hiện tượng này là trong bồ ngót tươi có chứa một chất có cấu trúc như papaverin (alkaloid có trong á phiện). Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”. Do bồ ngót tươi có chứa một hàm lượng papaverin nên nếu dùng trên 30 gam lá tươi thì có nguy cơ sẩy thai.

Tốt nhất là nên nấu chín, quá trình đun sôi giúp loại bỏ phần nào các yếu tố có thể là nguyên nhân gây phân huỷ hoạt chất trong lá và phát sinh chất có hại.

Tìm Hiểu Vì Sao Phụ Nữ Mang Thai Không Nên Ăn Rau Ngót

Việc ăn uống trong thai kỳ là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bầu, đặc biệt là những lưu ý về thực phẩm nên và không nên ăn. Trong đó, rau ngót là một trong những băn khoăn khá lớn của phụ nữ mang thai. Liệu bà bầu ăn rau ngót có sảy thai như mọi người vẫn nói?

Trên thực tế, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh ăn rau ngót có thể gây sảy thai. Một nghiên cứu về thành phần rau ngót cho thấy, rau có tính lạnh, vị ngọt có công dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ máu, nhuận tràng… trong rau ngót có 5.3% protit, 3.4% gluxit, 2.4% trong đó chủ yếu là canxi (169mg%), photpho (64.5mg%), vitaminC (185mg%). Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh, sau sảy thai…có thể dùng rau ngót như một bài thuốc chữa sót rau nhau, nên tốt nhất các bà bầu nên hạn chế ăn rau ngót và tuyệt đối không nên uống nước rau ngót sống.

Trong rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai. Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”.

Tác hại của rau ngót đối vói phụ nữ mang thai

Mặc dù cho đến nay, vẫn chưa có kết luận khoa học nào chứng minh rằng ăn rau ngót sẽ gây sảy thai, nhưng những rủi ro tiềm ẩn khi bà bầu ăn rau ngót không phải không tồn tại. Trong rau ngót tươi chứa hàm lượng lớn papaverin, chất kích thích cơ trơn tử cung co thắt, hoàn toàn không tốt cho phụ nữ mang thai.

Hơn nữa, theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh, sau sảy thai, sau nạo phá thai, thường uống nước rau ngót để chữa sót rau nhau. Chỉ cần uống khoảng 100ml nước rau ngót tươi, khoảng 15-20 phút sau, rau nhau sẽ ra. Để đảm bảo an toàn, bà bầu không nên dùng rau ngót tươi, thay vào đó, nấu chín để phòng nguy cơ sảy thai. Lưu ý chọn loại tươi, sạch, để tránh ngộ độc thực phẩm.

– Rau ngót cản trở sự hấp thụ canxi và phốt pho

Glucocorticoid, kết quả của quá trình trao đổi chất từ lá rau ngót, có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho có trong chính thành phần của rau ngót hoặc những thực phẩm ăn kèm khác.

– Ăn nhiều rau ngót gây mất ngủ

Bên cạnh tác hại gây sảy thai từ việc uống nước rau ngót tươi, cách ăn này còn thêm một tác hại nữa đó là gây mất ngủ, ăn uống kém, khó thở. Các chuyên gia của tạp chí mẹ yêu con khuyến cáo bà bầu vẫn có thể thỉnh thoảng ăn rau ngót, nhưng nên đun sôi và nấu chín để phòng những tai hại không mong muốn.

Những phụ nữ mang thai có tiền sử đẻ non, sảy thai, thụ tinh ống nghiệm tốt nhất hạn chế ăn rau ngót ở mức tối đa. Với những phụ nữ mang thai sức khỏe hoàn toàn bình thường thì vẫn có thể ăn rau ngót, nhưng cũng không nên ăn thường xuyên. Hiện nay rau ngót được xếp vào những loại rau bị phun hóa chất nhiều nhất, nên để tốt cho sức khỏe, các bà bầu nên ăn rau mua ở siêu thị, cửa hàng uy tín, khi chế biến cần được rửa sạch sẽ, nấu chín kỹ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bà Bầu Có Nên Ăn Rau Ngót? Ăn Rau Ngót Có Sảy Thai Không?

Rau ngót được trồng bằng thân, mọc nhanh và dễ sống, ít sâu bệnh. Mọi người thường sử dụng để nấu canh thịt, canh xương, tôm… Trong 100 gram rau ngót sẽ cung cấp:

Rau ngót tính lành, thanh nhiệt, giải độc, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn….

Là nguồn chất xơ quý giúp ruột tiêu hóa dễ dàng chống táo bón và phòng xơ vữa động mạch.

Hàm lượng protid cao lên đến 5,3/100gram, tốt cho sức khỏe.

Hàm lượng vitamin A, vitamin C trong rau ngót cao hơn cả các loại quả như cam, bưởi, chanh….

Tác dụng của rau ngót trong việc chữa bệnh

Chữa tưa lưỡi: Lấy 10 gram rửa sạch, giã nát lấy nước cốt, dùng bông thấm để đánh lên lưỡi, lợi và vòm miệng cho bé

Trẻ em sốt, nóng: Lá rau ngót rửa sạch giã nát lấy nước cho trẻ uống, phần bã đắp vào thóp của trẻ

Giúp thải độc, thanh nhiệt: Dùng uống tươi hoặc nấu canh để sử dụng

Nám da: Người lớn xay lá rau ngót uống hàng ngày, hoặc có thể giã rau ngót, thêm chút đường đắp lên vùng da bị nám từ 20-30 phút rồi rửa sạch

Lợi sữa cho mẹ sau sinh: Rau ngót giúp tăng lượng sữa nhờ hợp chất sterols có tính chất estrogen. Phụ nữ sau sinh sử dụng canh rau ngót hàng ngày sẽ giúp thanh lọc giải độc, lợi tiểu, điều chỉnh nồng độ cholesterol, giàu đạm thực vật và chất xơ cần thiết.

Giảm cân: Nấu canh hoặc xay lấy nước uống hàng ngày vì trong 100g rau ngót chứa 36 lalori, ít lipit và gluxit nhưng lại nhiều protein nên phù hợp với người đang giảm cân, bị tiểu đường hay có vấn đề về tim mạch.

Chữa sót nhau thai: Dùng 50g lá rau ngót tươi, rửa sạch, giã nát, đổ nước đun sôi để nguội, gạn lấy bát nước 100-200ml, ngày uống 2-3 lần, uống từ 7-10 ngày

Bà bầu có nên ăn rau ngót không còn phụ thuộc vào thể trạng, từng giai đoạn mang thai cụ thể. Với nhiều thành phần dinh dưỡng cao, rau ngót được xếp vào danh sách các loại rau tốt cho bà bầu.

Đặc biệt, trong thai kỳ nếu bị tiêu chảy, táo bón, ăn rau ngót là cách tốt nhất để đẩy lùi tình trạng này.

Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, bà bầu tuyệt đối không ăn rau ngót. Bởi trong rau ngót có chứa một hàm lượng lớn Papaverin gây co thắt tử cung.

Sau kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, chị em phụ nữ mang thai vẫn sử dụng rau ngót để nấu canh, luộc như bình thường. Tuy nhiên, hãy lựa chọn rau ngót tươi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Với những mẹ có tiền sử sinh non, sẩy thai, thụ tinh trong ống nghiệm có được ăn rau ngót? Các trường hợp này, nên hạn chế ăn rau ngót để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Như đã nói ở trên, 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu không nên ăn rau ngót. Bởi, loại rau này sẽ dẫn đến tình trạng co thắt tử cung, sảy thai. Theo các chuyên gia khuyến cáo, từ tuần thai thứ 14 đến 40, bà bầu nên duy trì thói quen ăn rau ngót hàng tuần.

Bà bầu nên ăn bao nhiêu gram rau ngót mỗi lần?

Chuyển qua kỳ tam cá nguyệt thứ 2, thứ 3, mẹ hãy bắt đầu với các món canh rau ngót, rau ngót luộc. Lưu ý, thực hiện nghiêm túc việc nấu chín để bảo vệ sức khỏe.

Mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên duy trì ăn rau ngót từ 2-3 lần. Mỗi lần chỉ dao động từ 20 gram đến 30 gram là cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.

Bà bầu ăn nhiều rau ngót có được không?

Dù là bất cứ thực phẩm nào, ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng quá tải cho cơ thể. Bà bầu ăn quá nhiều rau ngót sẽ dẫn đến những tình trạng nguy hiểm sau:

Trong rau ngót tươi có chứa một lượng papaverin – thành phần khuyến cáo không tốt cho bà bầu. Phụ nữ mang thai nếu ăn quá nhiều rau ngót sẽ dẫn đến tình trạng gây co thắt tử cung.

Cản trở quá trình hấp thụ canxi và photpho

Ăn rau ngót nhiều sẽ gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho, không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bà bầu nếu ăn quá nhiều (150gram) rau ngót trong thời gian dài gây mất ngủ, khó thở và kém ăn.

Giúp ngăn ngừa biến chứng thai kỳ như chuột rút, loãng xương, thiếu máu… Vì trong súp lơ xanh cung cấp nhiều khoáng chất như axit folic, magie, photpho….

Bà bầu nên ăn rau gì trong thai kỳ? Hàm lượng chất sắt cao có trong cải thìa giúp giảm nguy cơ thiếu máu thai kỳ, kháng viêm hiệu quả.

Trong loại rau này chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe của mẹ và vitamin A, C, E, K, canxi, magie, sắt… giúp phát triển hệ xương và não bộ thai nhi.

Là loại rau tốt cho sức khỏe của bà bầu. Cứ 1 gram đậu bắp sẽ cung cấp 36.5 gram axit folic, chất xơ. Những hợp chất này đặc biệt tốt cho bà bầu thường xuyên bị táo bón.

Ngoài ra, hàm lượng calo thấp có trong đậu bắp hỗ trợ phụ nữ mang thai giải quyết tình trạng tăng lượng đường trong máu.

Atisô rất giàu choline, folate, magiê, chất xơ, ít béo và cholesterol. Đây là những hợp chất chống nguy cơ khuyết tật cho thai nhi, ngăn ngừa trẻ sinh ra bị nhẹ cân, giảm táo bón, giảm căng cơ, chuột rút cho bà bầu hiệu quả.

Rau cần chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như carotene, axit nicotinic, vitamin B, C, canxi, phốt pho, sắt, giàu chất xơ… Các chất này có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp…

Bên cạnh đó, rau cần có tác dụng giảm ho, kháng nấm, chống viêm, giảm đường.. Bà bầu ăn rau cần thường xuyên cũng là cách cải thiện hệ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể.

Bảo Hà Spa – Dịch vụ chăm sóc mẹ và bé tiêu chuẩn 5 sao.

Mới Có Thai Ăn Rau Ngót Được Không?

Rau ngót hay còn được gọi là rau bồ ngót, có tên khoa học là Sauropus androgynus (L) Merr. Trong Đông y, rau ngót tính mát lạnh, vị ngọt, có chức năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ.

Còn theo y học hiện đại thì rau ngót có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết như vitamin B1, B2, B6, C, kali, canxi, magie, gulit, plutit, protein, phốt pho, chất xơ. Ngoài ra rau ngót chứa nhiều axit amin quan trọng như lysin, metionin, isoleuxin, tryptophan, valin, treonin rất cần thiết cho sự phát triển cơ thể. Bên cạnh đó rau ngót còn có tác dụng giúp giải nhiệt, trị cảm nhiệt do ho suyễn, trị táo bón; trị chảy máu cam và hỗ trợ chữa trị bệnh đái tháo đường,….

Vậy mới có thai ăn rau ngót được không?

Về vấn đề này, bác sĩ Hà Thị Huệ cho biết: “trong chế độ dinh dưỡng của các mẹ bầu thì việc bổ sung thêm các loại thực phẩm sẽ giúp mẹ đa dạng thực đơn đồng thời giúp mẹ và bé hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Mặc dù vậy, khi mang thai, mẹ bầu cũng cần phải lưu ý tránh một số loại thực phẩm để tránh các tác dụng phụ. Một trong số đó là rau ngót. Bởi trong Dược thư Việt Nam 2002 có ghi rõ khuyến cáo “không được dùng Papaverin cho người đang có thai”. Trong khi đó, rau ngót lại có chứa một hàm lượng lớn papaverin, loại chất này sẽ gây co thắt tử cung, do đó nếu mẹ ăn rau ngót có thể dẫn đến sảy thai.

Bên cạnh đó, hợp chất Glucocorticoid có trong rau ngót còn gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho khi ăn kèm với những thực phẩm khác. Trong khi đó canxi và phốt pho là 2 dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển của mẹ và thai nhi. Đồng thời, còn khiến mẹ bầu mất ngủ, ăn uống kém, khó thở. Do đó, bác sĩ Huệ khuyến cáo những mẹ mới có thai nói riêng và 3 tháng đầu nói chung không nên ăn rau ngót. Đặc biệt là những mẹ có tiền sử đẻ non, bị sảy thai hay những trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm.

Ngoài ra, bên cạnh việc thắc mắc mới có thai ăn rau ngót được không? thì mẹ bầu cần thực hiện khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Vì thông qua việc thăm khám không chỉ giúp mẹ biết được sự phát triển của thai nhi mà còn giúp bác sĩ phát hiện sớm những bất thường (nếu có) và xử lý kịp thời đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Rất nhiều thắc mắc trong giai đoạn mới có thai để đảm bảo an toàn thai kỳ:

Địa chỉ thăm khám thai định kỳ uy tín tại Hà Nội.

Hiện nay tại Hà Nội, một trong những địa chỉ khám thai định kỳ uy tín mà mẹ bầu có thể lựa chọn đó chính là phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, địa chỉ 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội. Phòng khám là một trong những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, được Sở Y tế Hà Nội cấp phép hoạt động trong lĩnh vực sản phụ khoa, chăm sóc sức khỏe sinh sản, thăm khám thai định kỳ, thăm khám và chữa trị các bệnh lý phụ khoa – nam khoa, bệnh lây qua đường tình dục,…. được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao và đông đảo chị em trên địa bàn thủ đô và các tỉnh lân cận tin tưởng lựa chọn.

Bên cạnh đó, phòng khám không chỉ là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành, ưu tú, kinh nghiệm dày dặn (trên 20 năm) và từng giữ nhiều vị trí quan trọng tại các bệnh viện lớn của thủ đô. Mà còn được đầu tư nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại, toàn bộ đều được nhập khẩu 100% từ nước ngoài như: máy siêu âm 2D, 4D, hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động,… cho kết quả nhanh chóng, chính xác và hình ảnh chân thực, rõ nét.

Không những thế, phòng khám còn được xây dựng và phát triển theo mô hình “bệnh viện khách sạn” với cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi, không gia rộng rãi, thoáng mát và môi trường y tế đảm bảo vô trùng – vô khuẩn phù hợp với quy định của bộ y tế. Cùng với đó là mô hình khám chữa bệnh “1 bác sĩ – 1 y tá – 1 bệnh nhân” đảm bảo quyền riêng tư và mọi thông tin cá nhân của người bệnh đều được bảo mật tuyệt đối. Thủ tục thăm khám nhanh gọn, chuyên nghiệp, chi phí được niêm yết giá công khai phù hợp với quy định của bộ y tế.