Phương Thức Mang Thai Hộ / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Mang Thai Hộ Theo Hình Thức Hợp Đồng Mang Thai Hộ

Mang thai hộ theo hình thức hợp đồng mang thai hộ? Tôi có 1 người bạn (bạn nữ đã có gia đình) quan tâm về việc mang thai hộ người khác theo hình thức hợp đồng. Xin cho tôi hỏi việc mang thai hộ theo hình thức hợp đồng này có đúng quy định pháp luật không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 22 và Khoản 23 Điều 3 và Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

22. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

23. Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;”

Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành thì việc mang thai hộ chỉ được thực hiện vì mục đích nhân đạo; có nghĩa là những cặp vợ chồng vô sinh có thể nhờ người phụ nữ khác mang thai hộ vì mục đích nhân đạo chứ không vì mục đích thương mại, thỏa thuận bằng hợp đồng,… Hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành.

Đối với trường hợp của bạn: bạn của bạn muốn thực hiện việc mang thai hộ bằng hợp đồng mang thai hộ thì việc mang thai hộ này được xem là mang thai hộ vì mục đích thương mại. Do đó bạn của bạn không được phép thực hiện hành vi này.

Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 1900 6172

Tư vấn về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại

Chế độ thai sản của chồng người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Chính Thức Thông Qua Dự Thảo Luật Cho Phép Việc Mang Thai Hộ

Tại kỳ họp Quốc hội ngày 19/6, Chủ nhiệm UB Các vấn đề Xã hội Trương Thị Mai được dành thời gian trình bày bản giải trình, tiếp thu, chỉnh lý lần cuối dự thảo luật. Bà Mai cho biết, do vấn đề cho phép mang thai hộ vẫn nhận nhiều ý kiến trái chiều nên UB Thường vụ Quốc hội đã tổ chức xin ý kiến đại biểu Quốc hội bằng phiếu, trước khi các đại biểu đưa ra biểu quyết về việc cho mang thai hộ .

Sau khi xin ý kiến về dự thảo luật được đưa ra Quốc hội biểu quyết , kết quả cho thấy đã có 59,1% đại biểu tán thành việc cho phép mang thai hộ. Căn cứ trên đa số ý kiến đại biểu, đại diện cơ quan thẩm tra luật cho biết, UB Thường vụ Quốc hội quyết định đưa nội dung này vào dự thảo luật.

Tại cuộc họp, bà Mai nhấn mạnh, việc cho phép mang thai hộ là biện pháp nhân đạo giúp cho những cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai, sinh con được ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản có cơ hội làm cha mẹ. Các quy định để đảm bảo việc mang thai hộ đúng với mục đích nhân đạo, không bị thương mại hoá, quy định về hợp đồng, về xử lý các tranh chấp phát sinh… được giao cho Chính phủ quy định chi tiết.

Quốc hội cũng biểu quyết riêng về Điều 95 – Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (gồm 5 khoản), trước khi đề xuất thông qua dự luật này. Kết quả, có 298/431 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (tương đương 59,64% tổng số đại biểu). Điều luật này như vậy đạt đủ điều kiện để được thông qua. Việc không cấm hôn nhân đồng giới, báo cáo giải trình tiếp thu nêu nhận định, việc chung sống giữa 2 người cùng giới tính không gọi là hôn nhân đã thu hút được nhiều tranh luận của các đại biểu. Vì vậy, UB Thường vụ Quốc hội cho rằng việc này không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án luật.

Theo PNTD

Không cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính

Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) không có quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính và cũng quy định Nhà nước cũng không thừa nhận việc này.

Ngày 19/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi). Đạo luật vừa được thông qua không có quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, và trong luật cũng quy định rõ Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Bà Trần Thị Khá (ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội) giải thích, nếu như trước đây luật có quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính thì nay đã bãi bỏ.

“Luật không cấm, nhưng có thừa nhận hay không là việc khác” – bà Khá nói.

Đôi “uyên ương” Đào Lê Đức Nghị và Nguyễn Công Luận làm đám cưới vào cuối tháng 4/2014. Ảnh: Người lao động.

Đối với quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, do còn ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về nội dung này. Kết quả có 59,1% (237/401) đại biểu tán thành với việc quy định vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi), 39,9% (160/401) đại biểu không tán thành bổ sung quy định này.

Luật này có hiệu lực thi hành kể từ 2015.

Theo Tuổi trẻ

Mang thai hộ ẩn chứa nhiều hậu quả cho trẻ? Mang thai hộ chính thức đi vào luật. Thuyết phục được Quốc hội vì tinh thần nhân đạo tốt đẹp, nhưng vấn đề này vẫn nhận không ít băn khoăn về những hậu quả khôn lường khi ý nghĩa nhân đạo khó xác định được từ góc độ…

Bé Gái Đầu Tiên Tại Việt Nam Chào Đời Bằng Phương Pháp Mang Thai Hộ

Vào lúc 7h ngày 22/1/2016, tại Hà Nội, em bé đầu tiên tại Việt Nam chào đời bằng phương pháp mang thai hộ đã được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương mổ thành công. Em bé được mổ ở tuần thai thứ 37 là giới tính nữ, nặng 3,6kg. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia là người đã trực tiếp thực hiện thành công ca mổ này.

Vỡ òa niềm vui đón bé!

Ngay sau khi đón em bé ra đời, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã tổ chức cuộc họp báo thông báo kết quả của ca mổ lấy thai đón em bé đầu tiên chào đời bằng phương pháp mang thai hộ tại Bệnh viện. Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho biết: ca mổ thuận lợi, không có những biến cố bất thường. Trong quá trình mổ, tình trạng sức khỏe của người mang thai hộ bình thường, em bé có giới tính nữ, trọng lượng 3,6 kg. Hiện, cháu bé đã được đưa lên khoa chăm sóc sau sinh và người mang thai hộ được đưa về phòng. Ca mang thai hộ này tuân thủ đầy đủ đúng như những quy định của pháp luật.

PGS.TS. Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, Luật mang thai hộ là một trong những điều Luật mới mang ý nghĩa nhân văn cao, đưa lại niềm hạnh phúc cho nhiều gia đình hiếm muộn. Hiện cả nước có 3 bệnh viện Trung tâm được phép thực hiện hình thức này, đó là Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Từ Dũ. Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong thời gian tới vẫn luôn có chủ trương chú trọng và thực hiện những mong muốn sinh con này của người dân.

Chia sẻ với bố của cháu bé, anh Đ. D. H. (trú tại Ninh Bình), anh nghẹn ngào cho biết: sau bao năm chờ đợi, đến hôm nay anh chị mới được đón đứa con của mình. Suốt thời gian chờ đợi con, anh chị thấp thỏm không yên. Mỗi lần đi kiểm tra thai nhi định kỳ, vợ chồng anh đều đi theo. Bế con gái vừa chào đời trên tay, anh H rưng rưng kể: Vợ chồng anh chị lấy nhau đã được 18 năm. Sau 3 năm không có con, anh chị đi khám hiếm muộn thì phát hiện vợ bất thường ở tử cung nên không bao giờ có thể mang thai được. Năm 2003, vợ anh được mổ nội soi ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương nhưng bác sỹ cũng cho biết chỉ khi nào Việt Nam có luật cho phép mang thai hộ thì anh chị mới có cơ hội có con của mình. Trong thời gian đó, anh chị hi vọng vô cùng. Khi ti vi thông báo, luật cho phép mang thai hộ được triển khai, ngay ngày hôm sau anh chị đã lên Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Trong quá trình làm thủ tục, anh chị đã được các bác sỹ của Trung tâm Hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện giúp đỡ rất nhiều. Tại Bệnh viện, các Bác sỹ đã tiến hành lấy noãn của chị và tinh trùng của chồng chị, sau đó cấy phôi vào người mang thai hộ. “Ca thụ thai bắt đầu từ tháng 3/2015. Người mang thai hộ cho vợ chồng chị là người cô họ, 46 tuổi nhưng đến giờ phút này mọi thứ hoàn toàn tuyệt vời”, anh H xúc động nói.

Tại Việt Nam hiện có hơn 100 hồ sơ mang thai hộ đã được duyệt

Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến chia sẻ thêm, sau hơn một năm Nghị định cho phép mang thai hộ có hiệu lực (1/1/2015), số hồ sơ mang thai hộ đã được duyệt tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương hiện tại là hơn 60 ca, tại cả 3 trung tâm trong cả nước là hơn 100 ca. Những nước như Úc, mỗi năm chỉ thực hiện khoảng 20 ca, tức Việt Nam gấp tới 4 lần. Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng đã thuyết phục rất nhiều các cặp vợ chồng, chỉ khi các bác sỹ không thể tìm được cách, mới tiến hành mang thai hộ, không tùy ý thực hiện.

Giáo sư Nguyễn Viết Tiến cho biết, mang thai hộ là hình thức nhờ lấy trứng của mẹ và tinh trùng của bố để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó chuyển phôi vào tử cung cho người phụ nữ tự nguyện mang thai. Phôi được chuyển vào hoàn toàn không mang yếu tố di truyền của người được mang thai hộ. Chỉ khi người này ốm yếu thì ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi chứ không ảnh hưởng gì đến di truyền của đứa trẻ.

Việc thực hiện kỹ thuật này hoàn toàn khác với tiến trình xin noãn, xin phôi, xin tinh trùng. Những cặp vợ chồng phải nhờ đến kỹ thuật mang thai hộ vì bản thân người phụ nữ không có tử cung (bệnh lý bẩm sinh) nhưng vẫn có buồng trứng hoặc có tử cung bất thường. Trường hợp như vậy kỹ thuật lấy noãn cũng khó khăn hơn nhiều. Thậm chí có trường hợp phải thực hiện kỹ thuật lấy qua đường thành bụng, nếu không có kinh nghiệm không thể lấy được.

Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến xúc động chia sẻ: “Chứng kiến em bé chào đời, chúng ta khẳng định được rằng Luật Hôn nhân và Gia đình đã được sửa đổi, trong đó điều khoản về mang thai hộ đã đi vào cuộc sống với kết quả rất tốt. Đây là quy định mang tính nhân đạo, nhằm tạo điều kiện cho các gia đình hiếm muộn có con. Các trường hợp mang thai hộ thực hiện phần lớn là phụ nữ không có tử cung, sảy thai thường xuyên không rõ nguyên nhân. Người mang thai hộ hay người nhờ mang thai hộ đều chỉ được phép thực hiện một lần”.

Chia sẻ thêm về trường hợp mang thai hộ đầu tiên tại Việt Nam, Thứ trưởng Tiến cũng cho biết thêm: “Người vợ trong trường hợp này bị nhi hóa tử cung nên không thể mang thai mà bắt buộc phải thực hiện mang thai hộ. Thành công của việc mang thai hộ ở Việt Nam sẽ được đánh dấu trong bản đồ các nước có y học phát triển”.

Kinh phí cho trường hợp này bằng chi phí như thụ tinh trong ống nghiệm thông thường nhưng do dùng lượng thuốc cao hơn nên chi phí cao hơn. Trung bình mỗi ca sẽ vào khoảng 60 triệu đồng.

Tp Hcm Xuất Hiện Loại Tội Phạm Mới Dưới Hình Thức “Mang Thai Hộ”

Báo cáo tại kỳ họp thứ 15 HĐND TP HCM khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 khai mạc sáng 11-7, Phó Viện trưởng VKSNS TP Nguyễn Thanh Sang cho biết tình hình an ninh chính trị trên địa bàn TP 6 tháng đầu năm được giữ vững. Tuy nhiên, số án khởi tố mới tăng so với cùng kỳ, tăng 12,4% về số vụ (537 vụ), 20% về số bị can (626 bị can). Trong đó, có 11 vụ với 17 bị can bị khởi tố (tăng 266% về số vụ và 112% về số bị can so với cùng kỳ năm ngoái) về các tội “tham ô tài sản”, “môi giới hối lộ”, “nhận hối lộ”…

Tội phạm về tham nhũng và chức vụ tăng khá cao về số vụ và số tiền bị chiếm đoạt. Một số vụ nổi bật như: Tề Trí Dũng, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC), Chủ tịch HĐQT Sadeco và Hồ Thị Thanh Phúc, Tổng giám đốc Sadeco tự ý duyệt chi từ nguồn tiền thù lao và quỹ khen thưởng của công ty để sử dụng trái quy định, vượt thẩm quyền, chiếm đoạt hơn 5,6 tỉ đồng; vi phạm quy định trong việc xác định giá trị doanh nghiệp Công ty Sadeco để phát hành cổ phiếu cho Công ty Nguyễn Kim, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 150 tỉ đồng.

Các vụ án về “tham ô tài sản”, “môi giới hối lộ”, “nhận hối lộ”… đáng chú ý trong 6 tháng đầu năm là vụ Nguyễn Thanh Hà và Nguyễn Thị Hằng thỏa thuận nhận và sử dụng 200.000 USD của ông Nguyễn Văn Sáu (bị can truy nã) để đưa hối lộ Vũ Thanh Hà (tự nhận cán bộ PC51) để lo cho ông Sáu không bị bắt theo lệnh truy nã. Hà và Hằng sau đó bị cơ quan điều tra khởi tố về tội “môi giới hối lộ” và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Vụ Phan Thị Diệu Chi là đội trưởng, Lâm Hữu Hậu là nhân viên Đội thuế Liên phường 3, Chi cục Thuế quận 5 yêu cầu một số hộ kinh doanh chi tiền bồi dưỡng để áp mức thuế thấp. Khi Chi và Hậu đang nhận số tiền 35 triệu đồng thì bị bắt quả tang.

Riêng về nhóm tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội được cơ quan kiểm sát đánh giá là “tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp”, xuất hiện nhiều vụ án giết người thân trong gia đình do ghen tuông hoặc do sử dụng chất kích thích, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Tình hình án xâm hại tình dục trẻ em tại TP HCM cũng có chiều hướng gia tăng rất đáng lo ngại, gây bức xúc trong dư luận.

Theo Phó Viện trưởng VKSND TP, đặc biệt một loại tội phạm mới xuất hiện là “hình thức mang thai hộ vì mục đích thương mại”. Cụ thể là vụ án Cai Goulin và 5 đồng phạm có hành vi đưa 6 người phụ nữ tù Hà Nội vào TP theo đường hàng không để chuẩn bị sang Campuchia mang thai hộ thì bị phát hiện.

VKSND cũng ghi nhận sự gia tăng các vụ tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy với khối lượng tang vật thu giữ rất lớn. Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng (20/3 đến 12/4), công an đã phát hiện, bắt giữ 3 vụ tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy, thu giữ tang vật tổng cộng lên đến 1,7 tấn ma túy. VKSND đã khởi tố mới 847 vụ (tăng hơn 28% so với cùng kỳ) với 1.045 bị can (tăng gần 30% so với cùng kỳ).

Phan Anh Trường Hoàng; ảnh: Hoàng Triều/nld.com.vn