Với nhiều mẹ, hiện tượng táo bón có thể xuất hiện trong suốt 9 tháng mang thai. Mỗi một thời điểm lại có các biểu hiện cũng như nguyên do khác nhau mà mẹ bầu nên biết.
Táo bón xuất hiện khi mang thai từ tháng 1-3
Vào thời điểm này, nhiều mẹ đang trong tình trạng ốm nghén. Cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi. Thêm vào đó là hiện tượng táo bón. Tất cả những điều này là do s ự gia tăng của hoóc môn Progesterone. Chúng khiến cho các hệ cơ bị giãn ra, ảnh hưởng đến quá trình co bóp của ruột.
Thức ăn vì thế đi xuống ruột cũng chậm hơn. Lúc này tử cung bắt đầu được nới rộng. Nó sẽ chèn ép lên thành ruột. Do đó, hệ tiêu hóa và bài tiết của mẹ bầu không còn nhanh nhạy như trước nữa. Hậu quả là mẹ bầu sẽ ít đại tiện và phân cũng trở nên cứng hơn.
Ở thời điểm này, tử cung đã được nới rộng lến rất ngoài. Các mẹ có thể nhận thấy điều này qua việc vùng bụng to và lớn lên rõ rệt. Đây cũng là lúc một số mẹ có hiện tượng rạn da và ngứa ngáy vùng bụng. Nếu lúc này mẹ vẫn bị táo bón và không nhanh chóng tìm cách xử lý, mẹ bầu có thể sẽ bị trĩ.
Thai kỳ tháng 7-9 – Táo bón dễ xuất hiện khi mẹ sắp sinh
Càng gần đến thời điểm sinh, các mạch máu được hình thành thêm ở vùng hậu môn khiến tử cung chèn ép lên mạch máu vùng bụng. Sự tuần hoàn của máu ở hậu môn trở nên khó khăn hơn. Một số mẹ dễ bị trĩ vào giai đoạn này trong khi nhiều mẹ bầu không bị vấn đề táo bón nhưng lại thấy ngứa ngáy ở hậu môn.
Nếu thời gian này mẹ bị táo bón thì cũng không nên cố gắng rặn hết sức. Vì điều này có thể khiến cho mạch máu vùng hậu môn bị phình to và dễ chảy máu khi đi ngoài.
Mẹ có thể xử lý vấn đề táo bón khi mang thaivới các loại thực phẩm
Một trong những biện pháp hiệu quả với bà bầu bị táo bón là cách lựa chọn thực phẩm vào thai kỳ. Mẹ nên ăn nhiều rau và hoa quả giàu chất xơ.
Làm thế nào để chữa táo bón khi mang thaimà không phải dùng đến thuốc?
Bí quyết dành cho mẹ bầu bị táo bón khi mang thailà một chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ và thường xuyên tập thể dục. Như thế thai kỳ của mẹ bầu sẽ trở nên nhẹ nhàng và không còn lo lắng vì “táo bón” nữa.