40 tuần thai – quá trình phát triển của thai nhi:
Tuần 1: Tuần lễ đầu tiên của thai kỳ vẫn nằm trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Thai kỳ gồm có 40 tuần thì được tính đầu tiên từ ngày đầu tiên của ngày kinh cuối đến ngày sinh, mặc cho thời điểm đó thai nhi vẫn chưa hình thành trong bụng mẹ.
Tuần 2: Giới tính của bé được xác định vào cuối tuần đầu tiên và ngay tại thời điểm thụ thai luôn.
Tuần 3: Hình thành phôi thai
Tuần thứ 4: Hiện tại, em bé là một phôi thai rất nhỏ, gồm có 3 lớp.
Tuần 5: Các tế bào trong não bộ của bé bắt đầu hình thành và phát triển.
Những phụ nữ thực sự nhạy cảm mới cảm nhận được mình đang mang thai khi thai nhi tuần 1, vì theo lý thuyết y khoa, lúc này mẹ vẫn chưa thực sự mang thai.
Bạn đã trễ kinh một tuần rồi. Liệu cơ thể có đang xảy ra vấn đề gì về sức khỏe hay bạn sắp có tin vui. Vẫn chưa có gì là chắc chắn cả nhưng Kyna For Kid đoán rằng bạn đang tò mò tìm hiểu liệu có phải mình đang có thai 1 tuần rồi không?
Nếu điều đó xảy ra, sự phát triển của thai nhi 1 tuần sẽ như thế nào nhỉ? Bé cưng có phải bằng hạt đậu rồi hay hình hài đã bắt đầu được hình thành rồi. Đó là những ngạc nhiên, ngỡ ngàng và biết bao thắc mắc của những phụ nữ đang mong có con sau những ngày tháng hạnh phúc ngọt ngào bên chồng.
Sự thật là, tuần thai thứ 1 đang bắt đầu rồi
Ngay cả các chuyên gia giàu kinh nghiệm cũng không thể đưa ra cho bạn câu trả lời thỏa đáng nhưng đây được cho là cách tính đúng nhất cho đến thời điểm hiện tại.
Vậy sự phát triển của thai 1 tuần sẽ như thế nào?
Ngay lúc này đây, khi mẹ đặt ra những thắc mắc này và đi tìm câu trả lời thì trứng và tinh trùng vẫn đang chờ đợi khoảnh khắc vàng để được gặp nhau. Thai nhi 1 tuần chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự rõ ràng về hình dáng, kích cỡ.
Khái niệm về “tuổi thai” lúc này cũng không được nhiều mẹ biết đến thời điểm này. Đây là phương pháp ước lượng tuổi thai dựa trên kỳ kinh cuối thay vì tuổi thực của thai nhi. Ví dụ, khi bác sĩ kết luận mẹ đang ở tuần thai thứ 7 và tuổi thai là 7 tuần thì tuổi thật của thai nhi chỉ xấp xỉ 5 tuần mà thôi.
thai nhi tuần 1, chưa có nhiều điều để nói về bé cưng. Chỉ biết rằng lúc này cơ thể mẹ đang hình thành một mầm sống và không ngừng phát triển qua từng ngày.
Dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên
Là một phụ nữ luôn yêu chiều bản thân và chăm lo cho sức khỏe và nhạy cảm, bạn có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu có thai sớm nhất tuần đầu tiên sau kỳ kinh cuối:
Chất nhầy ở cổ tử cung có biểu hiện khác thường cả về mùi lẫn màu
Trễ kinh (đối với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn)
Tăng nhiệt độ cơ thể
Thai 1 tuần thì bầu vú sẽ cương, sưng, nhũ hoa có màu sậm
Mang thai tuần đầu thường cảm thấy khó chịu với nhiều mùi
Tính khí thất thường do rối loạn thần kinh
Tiểu nhiều hơn trong ngày
Có thai 1 tuần quan hệ có sao không?
Thậm chí, các cơn cực khoái, đạt “đỉnh” của mẹ còn có thể giúp thai nhi cảm thấy thư giãn như đang được ru ngủ. Quan hệ tình dục không hề gây sảy thai như lời đồn, ngay cả khi đây là tuần thai thứ 1.
Tuần thai thứ nhất, mẹ cần kiêng gì?
Nếu thực sự cảm nhận được đang có một mầm sống hiện diện trong cơ thể mình, bạn nên nói “không” với tất cả mọi loại chất kích tích, đồ uống có cồn hay các loại đồ ăn sống. Phòng xa, tuy xa mà cần.
Ngoài ra, bạn cũng tuyệt đối tránh các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ xanh, cá kiếm, cá orange roughy (trông gần giống cá hồng biển), cá thu, lươn vàng, trứng cá tầm muối… để tránh ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Không ăn phô mai mềm như Bergader, Bleu d’Auvergne, Wensleyda… vì chúng có thể chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes gây bệnh cho mẹ và làm sảy thai.
Tạo không khí lãng mạn: C hẳng hạn như ăn tối với nhau trong ánh nến, rải hoa xung quanh giường ngủ sẽ giúp bố và mẹ dễ tìm được cảm hứng thăng hoa cùng nhau. Sau vài tháng nỗ lực, bạn sẽ sẵn sàng chờ đón bé ra đời.
Thai nhi tuần 2 sẽ như thế nào?
Ở tuần thứ 2, thai nhi chưa hình thành hẳn. Trong bụng mẹ lúc này, phôi thai hay còn gọi là túi phôi đang di chuyển vào tử cung. Tại đây túi phôi tìm một vị trí thích hợp để làm tổ trong suốt 38 tuần tới.
Thai nhi tuần thứ 2 sẽ chỉ như một hạt nhỏ, và gần như không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Lúc này chỉ có các lớp tế bào bắt đầu hình thành. Lớp ở ngoài về sau sẽ trở thành da, mắt, tóc, não bộ… của em bé. Lớp giữa sẽ trở thành xương sống, cơ và thận, các mô và hệ thống mạch máu. Các lớp tế bào bên trong sẽ trở thành cơ quan nội tạng của bé.
Những thay đổi của mẹ mang thai nhi tuần 2
Mẹ mang thai tuần thứ 2, triệu chứng ốm nghén có thể đã bắt đầu xuất hiện nhẹ. Bạn có thể buồn nôn vào buổi sáng hoặc mỗi khi nghe mùi thức ăn. Bạn cũng có thể muốn đi tiểu tiện nhiều hơn bình thường. Ngực bạn lúc này cũng sẽ căng hơn và bạn có cảm giác ngực đầy tròn hơn. Bạn cũng có thể ra một ít máu do quá trình túi phôi làm tổ ở tử cung. Nhiệt độ cơ thể của bạn lúc này tăng hơn so với bình thường.
Về mặt cảm xúc, mẹ có thể cảm thấy hơi hồi hộp, lo âu một chút. Tâm trạng của bạn lúc này có thể sẽ nhạy cảm hơn, dễ nổi nóng hơn, thất thường hơn. Mẹ nên tìm sự chia sẻ của người thân, người lớn, chồng mình… để tâm lý tốt hơn. Khi cảm xúc cân bằng, bản năng làm mẹ có thể khiến bạn cảm thấy háo hức và vui vẻ hơn trong giai đoạn mang thai.
Lời khuyên cho mẹ khi mang thai nhi tuần 2
Nên ăn những món ăn tươi ngon, vệ sinh bổ dưỡng. Hạn chế ăn nhiều đồ quá mặn, quá ngọt, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ hay thức ăn chế biến sẵn. Không nên dùng trà, cà phê, thuốc lá, rượu bia. Giữ tinh thần thoải mái và tâm lý vui vẻ là rất tốt trong lúc này.
Về việc quan hệ khi mang thai tuần 2, bạn có thể sinh hoạt bình thường. “Chuyện ấy” sẽ không gây hại cho thai nhi tuần 2 mà còn giúp mẹ có những lợi ích tích cực. Quan trọng là mẹ cần chú ý nhẹ nhàng và chọn tư thế phù hợp, an toàn.
Thai nhi tuần 3 như thế nào?
Đây là khởi đầu thực thụ cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Lúc này thai là một hợp tử có kích thước khoảng 0.35mm – 0.6mm.
Từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 10, các cơ quan trong cơ thể bé bắt đầu phát triển. Một số cơ quan đã bắt đầu hoạt động. Bé lúc này hãy còn là một phôi thai nhỏ xíu. Phôi thai này gồm hai lớp nội bì và biểu bì. Tất cả các cơ quan và bộ phận cơ thể của bé sẽ phát triển từ phôi thai này.
Nhau thai lúc này cũng đang bắt đầu hình thành. Vào cuối tuần thứ 3 nhau thai sẽ hoàn chỉnh, bắt đầu hoạt động và cung cấp dưỡng chất, oxi cho bé.
Túi ối lúc này cũng hình thành, cùng với nước ối sẽ bao bọc bé cho đến khi lớn lên. Túi noãn hoàn cũng xuất hiện sản sinh các tế bào hồng cầu cung cấp dinh dưỡng cho bé cho đến khi nhau thai hoàn chỉnh.
Do đây là lúc cơ thể bé đang bắt đầu hình thành, nên rất dễ tổn thương. Đó là lý do mà mẹ cần phải hết sức lưu ý trong giai đoạn mang thai này. Bởi bất cứ sự can thiệp, tác động nào cũng rất dễ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.
Mẹ mang thai tuần 3 cần lưu ý những gì?
Nếu mẹ vẫn chưa dám chắc mình có thai thì có thể đến gặp bác sĩ để được khám chính xác hơn. Mẹ không nhất thiết phải đến bác sĩ khám thường xuyên cho đến khi thai nhi được khoảng 8 tuần. Trừ khi mẹ có triệu chứng bất thường nào đó hay gặp vấn đề về sức khỏe.
Điều quan trọng trong lúc này là mẹ cần bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể. Hãy lưu ý đến chế độ ăn uống hằng ngày, thay đổi các thói quen ăn uống không lành mạnh nếu có.
Cụ thể, với thai 3 tuần tuổi, mẹ nên ăn nhiều thức ăn có chứa axit folic, sắt và vitamin B1 cho cơ thể. Đây là 3 dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn mang thai này.
Mẹ nên ăn chín, uống sôi, không nên ăn đồ tái. Không uống trà, cà phê, bia rượu và các loại chất kích thích. Tuyệt đối không hút thuốc. Mẹ cũng nên hạn chế ăn các món quá mặn hay quá ngọt. Hạn chế ăn thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn. Nên ăn các thức ăn tươi ngon, nấu chín và tự chế biến trong suốt 40 tuần thai.
thai nhi tuần 4 phát triển như thế nào trong bụng mẹ?
thai nhi tuần 4 đã phát triển như thế nào?
Thai nhi 4 tuần tuổi là lúc mà phôi thai phát triển rất nhanh. Bé lúc này có kích thước bằng một hạt mè trong bụng mẹ rồi đấy. Trông bé sẽ như một con nòng nọc nhỏ.
Não bộ, tủy sống, dây thần kinh và xương sống của bé sẽ bắt đầu hình thành, phát triển ở ngoài cùng. Đây được gọi là lớp ngoại bì. Da, tóc, móng tay chân của bé cũng sẽ được hình thành ở lớp này.
Tim và hệ tuần hoàn của bé cũng bắt đầu hình thành ở lớp trung bì. Các cơ bắp, xương, sụn cũng bắt đầu hình thành ở đây.
Ở lớp nội bì sẽ là nơi phát triển phổi, ruột, hệ thống tiết niệu thô sơ và tuyến giáp gan, tuyến tụy của bé. Trong tử cung của mẹ, nhau thai cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bé cũng đã hoàn thành.
Mẹ mang thai 4 tuần có dấu hiệu gì?
Mang thai tuần thứ 4, bạn có thể bắt đầu cảm thấy nhiều dấu hiệu mang thai khó chịu. Các triệu chứng như ngực căng, buồn tiểu thường xuyên, đau lưng mỏi mệt, buồn nôn hoặc một vài triệu chứng khác.
Một số bất ổn về tâm lý cũng có thể đến với mẹ trong giai đoạn mang thai này. Có thai sẽ làm cho hormone trong cơ thể mẹ thay đổi. Mẹ sẽ không chỉ mệt mỏi, buồn nôn, thèm ăn vô cớ mà còn khó chịu trong người. Nhiều mẹ lại dễ quên, hay cáu gắt. Mẹ hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt để vượt qua những thay đổi đó.
Mẹ mang thai nhi tuần 4 cần lưu ý những gì?
Mẹ cần kiêng những thứ có hại cho sự phát triển của thai nhi như thuốc lá, rượu, bia… Những thứ này có thể gây dị tật, các chứng bệnh bẩm sinh cho thai nhi.
Bạn cũng nên đến bác sĩ để kiểm tra và thăm khám sức khỏe. Trước khi mang thai, tốt nhất là mẹ nên tiêm ngừa một số bệnh như cúm, rubella, thủy đậu… Nếu mắc bệnh này trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi có khả năng bị ảnh hưởng rất lớn. Nhất là bé dễ mắc phải các bệnh, dị tật bẩm sinh.
Gia đình nên để ý đến vấn đề dinh dưỡng cho bà bầu. Bà bầu rất cần được ăn uống đủ chất dinh dưỡng để đảm khỏe mạnh và thai phát triển tốt.
Sự phát triển của thai nhi tuần 5
Khi mang bầu 5 tuần, em bé của bạn đã lớn khoảng bằng hạt bắp rồi đấy. Còn tử cung của bạn lớn cỡ bằng một trái cam.
Tim bé đã bắt đầu đập. Tim đập khoảng 100 đến 160 lần một phút, nhanh gần gấp đôi nhịp tim người lớn. Máu đã lưu thông khắp cơ thể đang dần hình thành của bé. Ruột bé đang phát triển, phổi cũng chuẩn bị được hình thành, cơ bắp và xương cũng vậy.
Não bé trong tuần thai thứ 5 đang phát triển rất nhanh. Mỗi phút có khoảng 100 tế bào não mới được hình thành. Thận của bé cũng đã hình thành nhưng chưa bắt đầu nhiệm vụ lọc máu.
Các tuyến sinh dục của bé cũng bắt đầu hình thành, tuy nhiên hãy còn sớm để siêu âm và xác định giới tính của bé.
Cơ thể mẹ thay đổi thế nào khi mang thai nhi tuần 5
Các triệu chứng khó chịu như thai tuần thứ 4 vẫn tiếp tục. Bạn có thể sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, muốn nôn ói, nhợn một số món ăn, căng tức ở ngực… Những triệu chứng này có thể xuất hiện trong suốt cả ngày dài.
Nhiều mẹ khi mang thai tuần 5 bị nổi nhiều mụn như đang ở tuổi dậy thì. Bạn cũng có thể sẽ bị như thế. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các hormone tăng nhanh trong cơ thể bạn khi thai nhi tuần 5. Đừng quá lo lắng.
Bạn có thể cảm thấy nóng nực hơn ngày thường, do thân nhiệt của mẹ trong giai đoạn mang thai thường tăng. Bạn cũng sẽ cảm thấy mau thấy đói thường xuyên hơn. Do cơ thể bạn cần nhiều năng lượng để nuôi thêm một bào thai.
Sự phát triển của thai nhi tuần 6
Tuần thứ 6, thai nhi đã có một khuôn mặt rõ ràng. Cái đầu của bé lớn, có một lỗ mũi nhỏ và đôi mắt là 2 đốm đen nhỏ. Trong khuôn miệng của bé đã có lưỡi. Các dây thanh âm dần hình thành. Nhịp tim của bé đập nhanh gần gấp đôi nhịp tim của mẹ.
Nếu như với thai nhi tuần 5, tay và chân bé chỉ như chồi non nhú ra thì thai nhi tuần 6 đã khác biệt. Cánh tay và cẳng chân của bé đã phát triển hơn, có bàn tay và bàn chân nhô ra, trông như mái chèo. Hai bán cầu não của bé cũng đang phát triển.
Thai 6 tuần tuổi cũng đã có tuyến tụy, ruột thừa. Một đoạn ruột của bé phát triển thành dây rốn, có mạch máu riêng để mang oxy và dưỡng chất đến nuôi cơ thể, đưa chất thải ra ngoài.
Tuần thứ 6 nghĩa mẹ đang mang thai tháng thứ 2. So với tuần thai thứ 5, bé đã tăng gấp đôi kích thước và dài hơn 1 cm rồi đấy mẹ ạ.
Mẹ cảm thấy như thế nào khi mang thai nhi tuần 6?
Vì lúc này tử cung đã tăng gấp đôi kích thước, gây áp lực lên bàng quang nên mẹ sẽ buồn tiểu thường xuyên. Mẹ cũng sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường do khối lượng máu tăng, lượng chất lỏng thận xử lý cũng tăng lên.
Vài lưu ý nhỏ cho mẹ mang thai nhi tuần 6
Chia bữa ăn ra làm nhiều bữa trong ngày.
Nên ăn những thức ăn tươi ngon, nhiều dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cần ăn đầy đủ các nhóm chất, những thực phẩm giàu chất sắt, vitamin… như thịt, rau xanh, hoa quả…
Uống nhiều nước, vận động nhẹ nhàng, đi bộ…là rất tốt cho tinh thần và thể chất của mẹ.
Hạn chế lên xuống cầu thang nhiều. Hạn chế đi đứng, vận động mạnh. Không ăn nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ, quá mặn hoặc ngọt.
Không hút thuốc và uống những đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê…
thai nhi tuần 7 phát triển thế nào?
So với thai nhi tuần 1, tuần thứ 7 có thể xem là tuần mà bé có sự phát triển rõ ràng nhất.
Xương đuôi của bé đang dần co lại. Cái đuôi như con nòng nọc của bé sẽ sớm biến mất.
Bàn tay và bàn chân của bé bắt đầu xuất hiện ngón tay, ngón chân; giữa chúng có lớp màng mỏng.
Tuần này các tế bào thần kinh của bé cũng đang phân nhánh ra để kết nối lại với nhau, tạo thành hệ thần kinh sơ khai cho bé.
Mẹ sẽ như thế nào khi mang thai 7 tuần?
Nếu vẫn chưa khi khám thai thì tuần này mẹ có thể đến bác sĩ rồi. Mẹ có thể đi khám, thực hiện một số xét nghiệm để xem tình trạng sức khỏe của mình thế nào.
Mẹ mang thai nhi tuần 7 cần lưu ý những gì?
Để giảm cảm giác buồn nôn, bạn nên nghỉ ngơi, hạn chế nấu nướng, có thế uống trà gừng nóng.
thai nhi tuần 8 phát triển thế nào?
thai nhi tuần 8 đã hình thành tất cả các cơ quan quan trọng của cơ thể. Bé lúc này dài khoảng 2,5 cm và lớn cỡ một quả mận. Bé có thể nặng vài gram. Hình hài của bé gần như phát triển đầy đủ.
Bé đã có mí mắt nhưng vẫn còn mờ, hầu như còn che mắt bé.
Tim của bé đã hoàn thành việc phân chia thành các ngăn tim và van tim.
Bé đã có tai và miệng, mũi. Lỗ mũi cũng bắt đầu rõ hơn.
Phần đuôi như nòng nọc của phôi thai biến mất hẳn. Các cơ bắp, thần kinh, cơ quan nội tạng đã có.
Các chi của cơ thể hình thành đầy đủ, khớp gối xuất hiện. Chúng sẽ hoàn thiện trong những tháng tiếp theo.
Cơ thể mẹ thế nào khi mang thai 8 tuần?
Mẹ mang thai tuần 8 cần lưu ý những gì?
Dinh dưỡng cho bà bầu là rất quan trọng. Lúc này mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Nếu cảm thấy không khỏe, mệt mỏi, mẹ hãy uống nước hoa quả. Một cốc nước chanh tươi cũng có thể khiến mẹ đỡ mệt phần nào.
Nếu mẹ ăn uống ít, hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày ra thành nhiều bữa. Có thể tập thể dụng nhẹ nhàng, đi bộ, vận động nhẹ, điều này sẽ khiến cơ thể khỏe mạnh hơn. Mẹ cũng nên ưu tiên dành thời gian đi khám thai và siêu âm nếu vẫn chưa khám.
thai nhi tuần 9 phát triển thế nào?
Bước vào tuần thứ 9, đa số các mẹ đều phát triển tình cảm với sinh linh nhỏ trong bụng mình. Như vậy là lúc này mẹ đã mang bầu được tháng thứ 3. Mẹ sẽ vẫn gặp phải nhiều khó khăn. Tuy nhiên 3 tháng giữa thai kỳ sẽ nhẹ nhàng và ổn định hơn rất nhiều.
Vào tuần thai thứ 9, bé đã lớn khoảng bằng một trái kiwi. Bé dài khoảng 2,5cm – 3cm và nặng khoảng 7 gram. Trong vài tuần tới bé sẽ dài gấp đôi hiện tại.
Cơ thế bé hầu như đã hình thành đầy đủ. Các mô và cơ quan bắt đầu phát triển và trưởng thành nhanh chóng.
Thận, ruột, gan, não… đều đã bắt đầu hoạt động và phát triển trong suốt thai kỳ.
Móng tay và móng chân của bé đang hình thành. Lông tơ bắt đầu mọc ra.
Cơ thể bé đã chuyển động được bởi các khớp tay, chân, vai, khuỷu tay, cổ tay, đầu gối, mắt cá chân đều đã hoạt động. Cổ tay có thể gập lại, chân cũng đã có thể co lên và gấp trước bụng.
Khuôn mặt bé có mắt, mũi, miệng hoàn chỉnh.
Mẹ mang thai 9 tuần có những thay đổi gì?
Với những mẹ có bụng bầu nhỏ, có thai 9 tuần tuổi vẫn khó để nhận thấy bụng bầu. Đặc biệt là nếu mẹ thường ăn mặc rộng rãi, thoải mái. Lúc này mẹ có thể đi siêu âm và nghe nhịp tim đập nhanh của bé rồi đấy.
Mẹ mang thai nhi tuần 9 cần lưu ý gì?
Để giảm bớt triệu chứng ốm nghén mệt mỏi khó chịu, nhất là vào buổi tối, mẹ nên ăn nhiều chất dinh dưỡng vào ban ngày. Rất nhiều mẹ thường mệt mỏi và buồn nôn vào buổi tối, thường xuyên không thể ăn uống được gì. Nếu cơ thể thiếu năng lượng thì sẽ rất mệt và không tốt cho sự phát triển của bé. Dinh dưỡng cho bà bầu là rất quan trọng để con phát triển tốt và khỏe mạnh.
Mẹ cũng hãy yên tâm vì thông thường, các triệu chứng nghén, mệt mỏi sẽ hết hết tháng thứ 3 của giai đoạn mang thai. Mẹ sẽ sớm khỏe và ăn uống ngon miệng trở lại.
Thai nhi tuần 10 đã phát triển gần đầy đủ. Nếu như mẹ đã ốm nghén quá nhiều trong 2 tháng trước thì cũng đừng lo lắng. Qua tuần thứ 10, các triệu chứng ốm nghén sẽ giảm dần và mẹ sẽ sớm ngon miệng trở lại.
thai nhi tuần 10 phát triển như thế nào?
Lúc này, bé cưng đã dài khoảng 4cm và phát triển gần đầy đủ các bộ phận như một người trưởng thành. Rõ ràng hơn, mẹ có thể hình dung thai nhi lúc này như sau:
Tay bé sẽ sớm xòe ra và nắm lại thành nắm đấm. Móng đã được hình thành trên ngón tay và ngón chân.
Những chồi răng nhỏ đang bắt đầu xuất hiện dưới nướu và một số xương của bé đang bắt đầu cứng lại.
Trán bắt đầu phồng lên cùng sự phát triển của bộ não.
Thận, ruột, não và gan đang bắt đầu hoạt động theo đúng chức năng của chúng.
Tủy sống của thai nhi 10 tuần tuổi sẽ bắt đầu sản sinh ra bạch cầu.
Cũng trong tuần này, bé cưng đã có thể mút ngón tay cái.
Lông mi sẽ phủ đầy đôi mắt bé nhờ vậy mắt bé được bảo vệ an toàn
Vào giai đoạn thai nhi tuần 10, em bé sẽ vận động không ngừng khi bước. Bé có thể đá, trườn, vặn mình và xoay người. Mẹ đa phần đều không cảm nhận được vì bào thai còn khá nhỏ.
Những động tác co duỗi nhẹ nhàng của bé giống như múa ba lê trong nước. Bé sẽ thực hiện những động tác này thường xuyên hơn khi cơ thể bé lớn lên, phát triển và có nhiều chức năng hơn. Bạn sẽ không cảm nhận được những trò nhào lộn của bé trong một, hai tháng nữa cũng như những tiếng nấc xảy ra khi cơ hoành của bé hình thành.
Những thay đổi của mẹ khi thai nhi 10 tuần tuổi
Những tuần tuổi của tam cá nguyệt thứ nhất, tử cung của mẹ đã tăng gấp đôi kích thước. Từ kích thước của quả lê trước khi bạn có thai với kích thước của bưởi ngay bây giờ.
Qua các giai đoạn phát triển của thai nhi, hầu hết các mẹ sẽ cảm thấy khỏe hơn một chút và chứng buồn nôn bắt đầu giảm dần. Nhưng có thể mẹ sẽ bị táo bón do sự thay đổi hormone, làm giảm khả năng tiêu hóa và chứng ợ nóng cũng do hormone, làm giãn van giữa dạ dày và thực quản của bạn. Đừng khó chịu, hãy nhớ rằng mẹ đang mang một điều kỳ diệu bên trong cơ thể.
Đừng lo lắng nếu bạn không thể ăn nhiều món bổ dưỡng hoặc chưa tăng cân do ốm nghén vì hầu hết phụ nữ chỉ tăng khoảng 1 hoặc 2 kg trong 3 tháng đầu. Mẹ sẽ sớm thấy ngon miệng trở lại và bắt đầu tăng khoảng gần nửa ký mỗi tuần.
Lời khuyên cho mẹ trong giai đoạn thai nhi 10 tuần tuổi
Mẹ nên tìm hiểu và đăng ký tham gia các lớp tiền sản cùng bố. Rất nhiều thông tin hữu ích mẹ cần ghi nhớ và tóm lược để áp dụng trong quá trình mang thai và sinh con.
Đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ tìm hiểu về nhiễm trùng trong thai kỳ. Một số tình trạng nhiễm trùng xảy ra trong suốt thời kỳ mang thai sẽ gây ra những nguy cơ nhất định cho cả mẹ và con. Cụ thể, mẹ có thể sảy thai, sinh non và em bé bị dị tật bẩm sinh. Phức tạp hơn, những loại thuốc dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng này còn có thể gây ra những tác dụng phụ rất nghiêm trọng, đặc biệt là với em bé.
Lời khuyên của một mẹ có kinh nghiệm: “Nếu đi khám bác sĩ, bạn nên đặt lịch hẹn trước và đến phòng khám lấy số trước từ sáng. Làm như thế bạn sẽ không phải mất thời gian chờ đợi lâu” – Mai Hương, 30 tuổi, chúng tôi cho biết.
Thai nhi tuần 11, khuôn mặt bắt đầu có hình dáng hoàn chỉnh. Bé đã hình thành khả năng phản xạ. Cũng như thai nhi tuần 11, cơ thể mẹ cũng có những biến đổi rõ rệt, đặc biệt là kích thước tử cung.
Những thay đổi của thai nhi tuần 11
Trong tuần thai thứ 11 này, bé bắt đầu phát triển khả năng phản xạ. Những ngón tay của bé có thể xòe ra và nắm lại, ngón chân co lại, cơ mắt nhắm chặt, miệng của bé sẽ làm những động tác như đang mút. Nếu mẹ chèn ép bụng mình, bé sẽ vặn mình để phản ứng lại dù mẹ không cảm nhận được. Ruột của bé phát triển rất nhanh, bắt đầu được sắp xếp vào trong khoang bụng của bé. Thận cũng bắt đầu bài tiết nước tiểu vào bàng quang của bé.
Điểm quan trọng trong sự phát triển của thai nhi tuần này là các tế bào thần kinh được nhân lên rất nhanh. Trong não của bé, các khớp thần kinh được hình thành. Khuôn mặt của bé bắt đầu giống như khi ra đời: mắt đã di chuyển từ hai bên vào giữa khuôn mặt và tai đã ở đúng vị trí. Từ đỉnh đầu đến chóp mông, bé dài khoảng 5cm gần bằng một trái chanh, nặng chừng 15g.
Giai đoạn thai nhi tuần 11, cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
Tử cung đã lớn đến mức bác sĩ có thể cảm nhận được phần chóp (đáy tử cung) ở bụng dưới của mẹ, ngay trên xương mu. Mẹ có thể bắt đầu mặc đồ bầu từ tuần thai này, nếu không thích mặc đồ bầu, mẹ cũng vẫn nên mặc những loại quần áo rộng rãi và có độ co dãn nhiều.
Mẹ bầu bắt đầu gặp chứng ợ nóng, cảm giác nóng rát thường kéo dài từ phía dưới của xương ức đến phần dưới cổ họng, tình trạng này có thể nặng hơn nếu mẹ đã từng bị trước đây. Trong giai đoạn mang thai, nhau thai sản sinh rất nhiều hormone progesterone, làm giãn van ngăn cách thực quản và dạ dày, đặc biệt là khi mẹ đang nằm, axit dạ dày có thể đi ngược đường lên thực quản, gây cảm giác nóng rát khó chịu và làm mẹ mất tập trung.
Từ tuần này, mẹ nên chú trọng hơn nữa vào bữa ăn. Hãy tìm hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu để có thể bổ sung những thực phẩm vừa lành vừa ngon lại tốt cho mẹ và bé Gợi ý cho tuần này: Lập ngân sách những khoản cần chi tiêu cho bé.
Thai nhi tuần 12 đã có gần như đầy đủ các bộ phận và sẽ phát triển rất nhanh trong giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn này, mẹ cần lưu ý kĩ vì nguy cơ sảy thai khi thai nhi 12 tuần là rất cao.
thai nhi tuần 12 phát triển thế nào?
thai nhi tuần 12 có chiều dài từ đầu đến mông khoảng 5,3 cm, cân nặng khoảng 28 g. Bây giờ bé đã có gần như đầy đủ các bộ phận và sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng trong thời gian tới.
Bước phát triển đáng chú ý nhất lúa này là các phản xạ. Ngón tay của bé sẽ sớm có thể co và duỗi, ngón chân có thể cong vểnh ra, cơ mắt khép chặt, và miệng của bé đã có phản xạ mút. Trong thực tế, nếu bạn gõ hay chọc nhẹ vào bụng, bé sẽ vặn vẹo thân mình để phản ứng lại, tuy nhiên, vẫn còn khá sớm để bạn có thể cảm nhận được những cử động thai này.
Ruột của bé trước đây nối trực tiếp vào dây rốn và phát triển cực kỳ nhanh chóng bên ngoài cơ thể nay đã gấp lại gọn gàng và di chuyển dần vào khoang bụng trong tuần này. Cũng trong lúc này, thận của bé sẽ bắt đầu bài tiết nước tiểu vào bàng quang.
thai nhi tuần 12, các tế bào thần kinh nhân lên nhanh chóng và các khớp thần kinh đang được hình thành như vũ bão trong não của bé. Giai đoạn tuần 12 đến tuần thứ 18 được xem là khoảng thời gian quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Khuôn mặt bé không còn giữ lại dáng dấp “người ngoài hành tinh” mà đã giống với người bình thường, khi đôi mắt đã chuyển từ hai bên ra mặt trước của đầu, và đôi tai cũng đã ở vào đúng vị trí. Ngoài ra, cổ của bé cũng đã hình thành rõ rệt hơn, khiến phần đầu và thân mình trông không còn có vẻ như dính liền vào nhau nữa.
Lúc này, nhịp tim thai cao gấp đôi so với người trưởng thành, và bạn có thể nghe rất rõ những nhịp đập ổn định, mạnh mẽ này trong những lần siêu âm thai.
Giai đoạn thai nhi tuần 12, mẹ thay đổi ra sao?
Đây là tuần cuối trong 3 tháng đầu thai kỳ và nguy cơ sẩy thai đã thấp hơn rất nhiều so với lúc đầu. Tuần này, nồng độ hormone trong cơ thể bạn sẽ thay đổi. Do đó, bạn có thể cảm thấy mình như thể bị chai lỳ cảm xúc. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này lại mang đến tác dụng tốt cho bạn: những triệu chứng thai nghén khó chịu đã giảm bớt.
Cơ thể bạn có thể đã đầy đặn hơn thấy rõ và đã đến lúc để sắm một loạt quần áo lớn hơn. Đặc biệt, nếu bạn mang thai đôi hoặc đa thai, phần bụng chắc chắn sẽ to hơn rất nhiều.
Đây cũng là tuần mà nhiều bà bầu cảm nhận được những lần ợ nóng khó chịu đầu tiên trong suốt thai kỳ. Nguyên nhân là do trong giai đoạn mang thai, nhau thai sản xuất nhiều hormone progesterone, nội tiết tố này gây thả lỏng các vách ngăn giữa dạ dày và thực quản, khiến axit trong dạ dày trào ra ngoài ống dẫn thức ăn, gây cảm giác bỏng rát khó chịu.
Giai đoạn thai nhi 12 tuần, bạn cũng có thể nhận thấy huyết trắng tiết ra nhiều và lo lắng không biết chuyện gì đang xảy ra. Kỳ thật, nhiều huyết trắng là điều hết sức bình thường khi mang thai. Chỉ khi huyết trắng có màu bất thường, có mùi hôi thì bạn mới cần được bác sỹ thăm khám.
Tuần tiếp theo sẽ bắt đầu giai đoạn giữa của thai kỳ, thời gian tương đối dễ chịu với tình trạng ốm nghén và mệt mỏi ở đầu thai kỳ. Nhiều cặp vợ chồng nhận thấy sự ham muốn tình dục tăng rõ rệt trong thời gian này. Còn nhiều tháng trước khi đến ngày sinh, nhưng cơ thể mẹ đã bắt đầu sản xuất sữa non, chất lỏng giàu dinh dưỡng để nuôi dưỡng bé trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh trước khi sữa bắt đầu chảy.
Bố mẹ nên làm gì vào giai đoạn thai nhi tuần 12?
Gợi ý 1: Chia sẻ quan điểm làm cha mẹ với bạn đời
Bạn hãy thử bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách viết ra danh sách những điều mong muốn cả hai luôn làm hoặc không bao giờ làm. Tương tự, chồng bạn cũng đưa ra một danh sách. Sau đó cả hai có thể cùng xem và quyết định sẽ giữ lại hành động nào và thay đổi gì trong cách nuôi dạy con trẻ.
Thai nhi tuần 13 đã phát triển đáng kể, dài 9cm và nặng khoảng 43g. Mẹ bắt đầu chấm dứt các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn và có thể cảm thấy bé tồn tại trong cơ thể mình vì bụng đã nhô lên một chút.
Sự phát triển của thai nhi tuần 13
Bé có những sự phát triển đáng kể trong tuần này như nheo mắt, cau mày, nhăn mặt, đi tiểu, có thể mút ngón tay cái của mình. Nhờ xung não, cơ mặt của bé có thể thể hiện một số biểu hiện nét mặt. Nước tiểu được sản sinh ra từ thận và thải ra nước ối xung quanh bé, quá trình này diễn ra cho đến khi bé chào đời. Bạn có thể bắt gặp bé đang mút ngón cái qua hình ảnh siêu âm.
Ngoài ra, bước tiến quan trọng trong sự phát triển của thai nhi tuần 13 là bé đã lớn lên đáng kể cả về kích thước và các cơ quan bên trong. Từ đầu đến mông, bé dài khoảng 9cm, bằng kích thước của một quả táo, nặng khoảng 43g. Cơ thể của bé lớn nhanh hơn phần đầu, bạn đã có thể nhìn rõ sự liên kết giữa đầu và cổ của bé qua siêu âm.
Vào cuối tuần 13, cánh tay của bé sẽ đạt được chiều dài cân đối với thân hình. Chân của bé vẫn cần dài thêm nữa để cân đối với thân hình. Lông tơ siêu mịn bắt đầu phát triển, phủ khắp cơ thể bé. Gan bắt đầu tạo ra mật – dấu hiệu cho thấy gan đang thực hiện công việc của mình. Lá lách bắt đầu tham gia sản xuất các tế bào máu đỏ. Mặc dù bạn không thể cảm thấy những cú đấm và đá của bé nhưng đôi bàn tay và bàn chân của võ sĩ tí hon của bạn, dài khoảng 1,2cm, đã linh hoạt và năng động hơn nhiều.
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
thai nhi tuần 13 tức là mẹ đang ở 3 tháng giữa thai kỳ, đang lấy lại sức lực, ngực đã bớt căng tức và cảm giác buồn nôn đã giảm hẳn. Nếu vẫn còn mệt, hãy kiên nhẫn thêm một thời gian ngắn nữa.
Phần chóp của tử cung cao trên xương mu một chút, có thể bắt đầu đẩy bụng của mẹ ra một chút. Mẹ cũng bắt đầu nhận thấy sự hiện diện của bé. Nhớ dành thời gian để lên kế hoạch, mơ mộng và tận hưởng giai đoạn tuyệt vời này. Thỉnh thoảng, mẹ có thể hơi lo lắng, nhưng hãy cố tập trung vào việc chăm sóc bản thân và tin tưởng rằng mẹ đã chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai.
Gợi ý cho tuần này: Tìm một lớp thể dục cho thai phụ.
Đây là thời điểm tốt để bắt đầu tập thể dục đều đặn. Nhiều phụ nữ nhận thấy lớp thể dục cho thai phụ là nơi tuyệt vời để tham gia và được hỗ trợ từ những thai phụ khác. Mẹ cũng có một số lựa chọn khác là yoga cho bà bầu, nhóm đi bộ hoặc lớp khiêu vũ cho bà bầu, ngoài ra thì bạn cũng nên để ý tới sức khoẻ và dinh dưỡng cho bà bầu.
Thai nhi tuần 14 đã có thể cử động tất cả các khớp và chân tay. Đây là những tuần dễ chịu của thai kỳ, mẹ có thể tranh thủ tập thể dục hoặc đi du lịch trước khi đón bé ra đời.
Sự phát triển của thai nhi tuần 14
Thai nhi 14 tuần dài khoảng 10cm từ đầu đến mông, bằng cỡ trái chanh tây và nặng chừng 70g. Bé đang duy trì việc di chuyển nước ối thông qua mũi và đường hô hấp trên, giúp các túi khí sơ khai trong phổi bắt đầu phát triển.
Chân của bé đã phát triển dài hơn cánh tay và bé có thể cử động tất cả các khớp và chân tay. Mặc dù mí mắt vẫn khép chặt, nhưng bé đã cảm nhận được ánh sáng. Ví dụ, nếu bạn rọi đèn pin vào bụng mình, bé sẽ di chuyển tránh tia sáng. Vị giác của bé đã hình thành mặc dù không có gì để bé nếm lúc này. Thai nhi tuần thứ 14 là lúc bạn đã có thể biết được con mình là trai hay gái nếu thực hiện siêu âm trong tuần này. Cũng đừng quá thất vọng nếu vẫn chưa khám phá được do mức độ rõ của hình ảnh và vị trí của bé. Bé có thể co hoặc xoay người lại.
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao vào giai đoạn thai nhi tuần 14?
Cùng với sự phát triển của thai nhi, mẹ đã tăng khoảng hơn 2 kg và đã quen với những biến đổi của cơ thể khi mang thai, nhưng thỉnh thoảng vẫn có thể bị ngạc nhiên bởi những triệu chứng không mong đợi. Ví dụ, khi mũi ửng đỏ, có thể là ảnh hưởng kết hợp của những thay đổi nội tiết tố và tăng lưu lượng máu qua màng nhầy mũi. Tình trạng này rất phổ biến, gọi là viêm mũi khi mang thai. Một số phụ nữ còn bị chảy máu mũi do tăng khối lượng máu và giãn mạch máu trong mũi.
Nếu thực hiện chọc ối thì khoảng giữa từ thời điểm này tới khi thai được 18 tuần là thời điểm thích hợp nhất. Xét nghiệm này có thể xác định hàng trăm rối loạn gen và nhiễm sắc thể. Nếu mẹ quá hồi hộp chờ đợi kết quả thì có thể yên tâm khi biết rằng hầu hết phụ nữ đều nhận được tin tốt.
Mẹ và bố có thể đang cảm thấy dễ chịu hơn trong những ngày này do những khó chịu về thể chất giảm bớt và lấy lại sức lực. Đây là giai đoạn tuyệt vời của thai kỳ!
Mẹ có thể đi bơi nhẹ nhàng vào những tuần này của thai kỳ. Việc vận động nhẹ nhàng dưới nước sẽ giúp bạn thư giãn hơn. Và bạn cũng có thể cùng đi với gia đình mình.
Gợi ý cho tuần này:
Nói chuyện với bé. Đây là cách tuyệt vời để bắt đầu kết nối với bé. Nếu cảm thấy tự nói chuyện một mình có vẻ không thoải mái, bạn hãy tường thuật những hoạt động trong ngày của mình, đọc một cuốn sách, tạp chí, nhật báo hoặc chia sẻ những ước muốn thầm kín của bạn với bé. Nói chuyện với thai nhi tuần 14 là cách luyện tập tốt để khi con chào đời sẽ phát triển tốt những kỹ năng ngôn ngữ.
Thai nhi tuần 15 có những biến đổi gì mới?
Tuần này, bé yêu đang trong quá trình hình thành và tập luyện rất nhiều phản xạ. Trước hết, bé đang luyện tập hít thở bằng cách luân chuyển nước ối từ mũi đến các phần khác của đường hô hấp trên. Những hoạt động này sẽ giúp khởi động cho sự phát triển của các phế nang (các túi khí) trong phổi. Chân của bé đang phát triển dài ra nhiều hơn so với cánh tay, và bé đã có thể chuyển động tất cả các khớp và chi.
Tiếp đến, bé đang hình thành phản xạ thị giác. Dù đôi mắt vẫn đang khép chặt, bé đã cảm nhận được ánh sáng. Nếu mẹ chiếu một luồng sáng lên bụng mình, bé sẽ di chuyển để tránh khỏi nơi có ánh sáng mạnh nhất. Thai nhi tuần 15 cũng đã hình thành vị giác, tuy nhiên, bé vẫn chưa cảm nhận và phân biệt được các vị khác nhau.
Lúc này, bé vặn mình và cử động rất nhiều, nhưng hãy còn khá sớm để mẹ cảm nhận được những cử động đó, nhất là đối với những mẹ mới lần đầu mang thai.
Thai nhi tuần 15 cũng đã bắt đầu huy động canxi để làm cho xương cứng cáp hơn và hình thành các chồi răng dưới lợi.
Trong vài tuần tới, bé sẽ phát triển thêm chiều dài và tăng gấp đôi trọng lượng. Lúc này, ước chừng bé đã lớn bằng một quả cam, dài 11,5cm từ đầu đến chân và nặng khoảng 100gr, tăng trọng lượng gấp rưỡi so với tuần trước.
Bác sỹ đã có thể xác định giới tính của thai nhi tuần 15 thông qua siêu âm. Tuy nhiên, kết quả có chính xác hay không phụ thuộc vào tư thế của bé trong bụng mẹ. Nếu bé nằm bắt chéo chân khi máy siêu âm quét qua thì bác sỹ của bạn không thể kết luận chắc chắn được. Ngoài ra, thời điểm bác sỹ có thể tiết lộ giới tính thai nhi có thể trễ hơn, tùy theo quy định của bệnh viện và luật hiện hành.
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao vào giai đoạn thai nhi tuần 15?
Phần đỉnh tử cung đã ở vào khoảng giữa xương mu và rốn, các vòng dây chằng đỡ tử cung đang dày lên và giãn ra khi tử cung lớn dần. Mẹ sẽ cảm thấy khỏe hơn rất nhiều vì đang ở giai đoạn ổn định của thai kỳ: ít buồn nôn hơn, ít thay đổi cảm xúc hơn và nước da hồng hào thể hiện sức khỏe tốt.
Mẹ sẽ sớm trải nghiệm một trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất của giai đoạn mang thai khi cảm nhận được cử động của bé.
Mẹ cũng có thể thử nằm xuống trong vài phút để dễ cảm nhận hơn cử động như có cánh bướm vờn nhẹ ở bụng dưới của mình. Cảm giác đó thật tuyệt diệu!
Tuy nói rằng tam cá nguyệt thứ hai là khoảng thời gian tuyệt vời nhất cho các mẹ bầu, một số triệu chứng khó ưa vẫn thường xuyên làm phiền mẹ. Chẳng hạn, sự thay đổi hormone có thể khiến mẹ bị ngạt mũi. Đồng thời, sự gia tăng lưu lượng máu trong cơ thể và mở rộng mạch máu trong khoang mũi có thể khiến mẹ bị chảy máu cam.
Bạn có thể đang trải qua cảm giác lo lắng về sức khỏe của thai nhi khi những đợt khám thai quan trọng đang đến. Nếu nằm trong nhóm phải tiến hành chọc ối, thời điểm thích hợp cho bước thăm dò này sẽ nằm trong khoảng từ tuần này đến tuần thứ 18.
Tuần thứ 15 là thời điểm tuyệt vời cho một chuyến đi lãng mạn của bạn và chồng. Đừng trì hoãn chuyến đi quá lâu vì trong giai đoạn cuối của quá trình mang thai, mẹ có thể cảm thấy rất mệt mỏi và đau nhức, hoàn toàn không còn tâm trạng để đi đâu đó. Nếu mẹ không thể đi xa, hãy lên kế hoạch cho những hoạt động cả hai có thể cùng nhau tận hưởng bữa tối tại nhà hàng yêu thích hoặc cùng xem một bộ phim hay chẳng hạn.
Thai nhi 16 tuần có những thay đổi đặc biệt nào?
Bạn biết không, thai 16 tuần đang khởi động cho một cuộc bứt phá về cả chiều dài lẫn cân nặng đấy. Chỉ trong vài tuần nữa thôi, bé sẽ nặng gấp đôi và dài thêm hàng chục centimet!
Ngay lúc này, chân của bé cũng đã phát triển hơn, phần đầu ngẩng lên hơn so với những thời gian trước. Các mảng da đầu của bé đã bắt đầu cố định, nhưng có thể vẫn chưa thấy rõ tóc của bé. Lúc này, bé cũng đã bắt đầu hình thành các móng chân.
Rất, rất nhiều hoạt động khác đang diễn ra để giúp thai nhi duy trì tốc độ phát triển cần thiết. Chẳng hạn, trái tim rất nhỏ của thai nhi 16 tuần bơm khoảng 25 lít máu mỗi ngày. Lưu lượng này sẽ tăng dần cùng với sự phát triển của bé.
Lúc này, bé nặng khoảng 140 g và dài cỡ 13cm từ chóp đầu đến mông. Bé có thể xoay chuyển các khớp và tuyến mồ hôi bắt đầu phát triển. Lúc này, xương của bé đang chuyển dần từ dạng sụn dẻo thành xương cứng.
Tuần thứ 16 thường là một mốc khó quên với các mẹ bầu. Rất nhiều mẹ lần đầu tiên cảm nhận được sự chuyển động của con ở tuần này. Đó có thể chỉ là những âm thanh lèo xèo như sôi ruột, tiếng gõ bụp bụp vào thành bụng hay cảm giác bé đang búng tách tách ngay bên dưới làn da của mẹ. Bạn sẽ dễ dàng cảm nhận thấy những chuyển động này khi ngồi im hoặc nằm xuống. Sở dĩ bạn phải chờ đến tận 16 tuần là vì ở thời điểm này, bé mới đủ lớn để tạo ra được chuyển động đủ mạnh.
thai nhi tuần 16 làm cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
Khi mang thai 16 tuần, tử cung của mẹ đã to bằng một quả dưa lưới nhỏ, đỉnh tử cung đã gần chạm tới rốn. Mẹ sẽ được đo chiều dài tử cung trong mỗi lần khám thai. Đây cũng là một trong những thông số quan trọng để bác sỹ xác định thai phát triển bình thường hay không. Cùng với sự mở rộng của tử cung, mẹ cũng sẽ nhận thấy áp lực của bụng dưới chèn lên vùng xương chậu của mình.
Với vòng bụng lớn và nặng nề hơn, mẹ có thể thấy mình dễ mất thăng bằng. Mẹ nên cẩn trọng khi di chuyển, mang những đôi giày thấp gót và đế không trơn trượt để giảm nguy cơ ngã vì trong giai đoạn đầu của quá trình mang thai, chấn thương vùng bụng có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Nếu đi xe hơi, mẹ nhớ thắt dây an toàn bên dưới bụng, vòng qua hông.
Bạn có thể thấy mắt của mình bị khô hơn. Nên dùng nước nhỏ chống khô mắt loại không cần kê đơn. Nếu kính áp tròng trở nên khó chịu, thử giảm thời gian dùng chúng hoặc chuyển sang dùng kính thường đến sau khi sinh bé.
thai nhi tuần 16 phát triển nhanh và cần nhiều dinh dưỡng. Đó là lý do bạn sẽ mau cảm thấy đói. Tốt nhất, nên chuẩn bị nhiều đồ ăn vặt giàu dinh dưỡng cho bà bầu, đồng thời lên sẵn thực đơn hàng ngày để đảm bảo mình ăn đủ chất. Bạn cũng nên bổ sung thêm canxi dạng viên uống hoặc uống thêm sữa để hỗ trợ cho sự phát triển xương của bé.
Giai đoạn thai nhi tuần 17, mẹ nên thực hiện siêu âm giữa thai kỳ để an tâm về sự phát triển của bé. Đồng thời, hệ tim mạch của mẹ cũng đang có những điều chỉnh lớn để thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi.
Sự phát triển của thai nhi tuần 17
thai nhi tuần 17 đã nặng khoảng 200g. Từ đầu đến mông bé dài 14cm, bằng cỡ củ hành tây. Bé liên tục co duỗi tay chân và mẹ sẽ bắt đầu nhận thấy những cử động ngày càng nhiều trong vài tuần tới. Mạch máu của bé hiện rõ dưới lớp da mỏng, đôi tai lúc này đã ở đúng vị trí tuy có hướng ra ngoài đầu một chút. Một lớp chất béo bảo vệ đang bắt đầu hình thành xung quanh các dây thần kinh của bé, quá trình này sẽ tiếp tục trong một năm sau khi bé chào đời.
Nếu đây là bé gái, tử cung và ống dẫn trứng được hình thành ở đúng vị trí. Nếu là bé trai, bộ phận sinh dục của bé đã có thể nhìn ra, nhưng đôi khi tư thế nằm của bé có thể che khuất bộ phận này khi siêu âm.
thai nhi tuần 17 làm cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
Mẹ có thể thấy liên tục thèm ăn trong thời điểm này. Nên chọn những bữa ăn chính và nhẹ giàu dinh dưỡng cho bà bầu thay vì loại thực phẩm không chứa calo như khoai tây chiên, kẹo hoặc các chất ngọt.
Hệ tim mạch của mẹ đang có những thay đổi mạnh mẽ. Trong giai đoạn giữa thai kỳ này, huyết áp có thể thấp hơn bình thường. Thay đổi quá nhanh từ một tư thế nằm hoặc ngồi sẽ dễ khiến mẹ chóng mặt.
Từ bây giờ, tốt nhất mẹ nên nằm nghiêng một bên hoặc ít nhất là nghiêng một phần. Vì khi nằm ngửa hoàn toàn, tử cung có thể đè lên tĩnh mạch chính, làm giảm lượng máu chảy về tim. Thử đặt một cái gối dưới lưng hoặc hông hoặc chân cao hơn để thấy dễ chịu. Nhớ chọn mua những bộ quần áo rộng rãi và thoải mái từ giờ.
Nếu mẹ vẫn chưa siêu âm giữa thai kỳ, hãy thực hiện để giúp bác sĩ kiểm tra sự tăng trưởng của thai nhi tuần 17, dò các dị tật bẩm sinh nhất định, kiểm tra nhau thai và dây rốn, xác định lại ngày dự sinh và xem mình đang mang thai bao nhiêu bé. Trong lúc siêu âm, mẹ có thể nhìn thấy bé xoay chuyển hoặc mút ngón tay. Hãy để bố đi cùng và nhớ yêu cầu in một tấm hình dành cho album ảnh của bé.
Lời khuyên từ mẹ có kinh nghiệm: Để tăng cường năng lượng vào buổi chiều, mẹ hãy tìm một chỗ để nghỉ trưa trong 15 đến 20 phút . Chợp mắt một chút vào buổi trưa, bạn sẽ thoải mái hơn khi làm việc vào buổi chiều.
thai nhi tuần 18 phát triển như thế nào?
Trong bụng mẹ, con đang bận rộn với một trò chơi mới, đó là gập chân và tay. Mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn những chuyển động này trong thời gian tới. Xuyên qua làn da còn trong suốt, những mạch máu của con dễ dàng được nhìn thấy. Đa số các bé ở tuần thai này đã máy & mẹ có thể cảm nhận được khá rõ hơn ở tuần thai thứ 16.
Tuần này, tai con đã ở vào đúng vị trí như lúc được sinh ra. thai nhi tuần 18, các lớp bảo vệ đang được hình thành quanh các dây thần kinh. Bé đã có thể nghe được giọng nói của mẹ, vậy nên đừng ngại khi đọc lớn, nói chuyện với bé hoặc hát những giai điệu hạnh phúc khi mẹ muốn.
thai nhi tuần 18 nặng khoảng 240g và dài khoảng 15cm từ đầu đến mông. Tay chân của bé đã cân đối với nhau và với cơ thể. Thận tiếp tục tạo ra nước tiểu và tóc trên da đầu bắt đầu mọc. Một lớp phủ bảo vệ dạng sáp, gọi là vernix caseosa, đang hình thành trên làn da của bé để ngăn da bé bị ngấm nước ối.
Mẹ bầu có những thay đổi gì vào giai đoạn thai nhi tuần 18?
Mẹ nghĩ là mình đã rất nặng nề rồi? Chưa đâu mẹ ơi, những tuần tới đây mẹ sẽ còn tăng cân nhanh hơn nữa đấy.
Kết quả là những cơn đau tức ở vùng bụng dưới hoặc những cơn đau nhói ngắn sẽ thỉnh thoảng xuất hiện ở một hoặc hai bên hông nhất là khi mẹ đổi tư thế hoặc sau một ngày vận động nhiều. Đây có thể là hiện tượng đau dây chằng nâng đỡ tử cung do dây chằng bị kéo giãn để thích ứng với trọng lượng tăng lên của bé. Không có gì đáng lo ngại, nhưng nếu cơn đau tiếp tục kéo dài ngay cả khi mẹ đang nghỉ ngơi, hãy đến gặp bác sĩ.
Mẹ cũng có thể nhận thấy lòng bàn tay trở nên đỏ hơn. Bạn không phải lo lắng vì đó là do lượng estrogen tăng. Mẹ cũng có thể có các vệt da tối màu gây ra bởi một sự gia tăng sắc tố tạm thời. Khi các vệt tối xuất hiện trên môi trên, má và trán, chúng được gọi là chloasma.
Trong lúc này, cần tránh ánh nắng mặt trời làm tăng sự thay đổi sắc tố da. Mẹ nên mặc áo khoác, đội mũ rộng vành và sử dụng kem chống nắng khi bạn ra ngoài. Bạn cũng có thể trang điểm nhẹ để che đi các đốm trên da mặt.
Mách nhỏ từ mẹ có kinh nghiệm: Để giảm đau cơ, hãy thử massage nhẹ nhàng vùng cơ bụng hoặc chườm ấm khi đau.
Mẹ mang thai 18 tuần nên ăn gì?
Ở tuần thai thứ 18, khi các cơn ốm nghén đã “hạ nhiệt”, mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống đa dạng gồm nhiều carbohydrate, các loại trái cây và rau củ quả, protein và các thực phẩm từ sữa, chất béo lành mạnh, đường, mật ong.
Bổ sung thêm cá hồi trong thực đơn vì đây là loại cá chứa nhiều a-xít béo omega-3. Dưỡng chất này cần thiết cho sự phát triển của não và mắt của thai nhi tuần 18. Ngoài ra, đừng bỏ các loại thức uống từ trái cây tươi vì đó là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, cũng là một cách rất tốt để cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu.
thai nhi tuần 18 cần xét nghiệm gì?
Gợi ý cho tuần này:
Tuần thứ 18-20 của thai kỳ mẹ cần tiến hành siêu âm đầu dò ngả âm đạo. Kỹ thuật này nhằm kiểm tra tình trạng của tử cung và buồng trứng để phát hiện các bất thường nếu có. Các mẹ trên 35 tuổi thường được khuyên tiến hành chọc ối để kiểm tra chính xác.
Khi thai 18 tuần tuổi cũng là thời điểm mẹ bầu nên bắt đầu nghĩ đến việc tìm người hỗ trợ bạn sau khi sinh. Mẹ có thể nhờ gia đình hai bên nội ngoại hoặc tìm bảo mẫu. Lưu ý, đối với bảo mẫu, mẹ nên gặp trực tiếp để tìm hiểu tính cách, có một đánh giá sơ bộ về kinh nghiệm và quan trọng không kém là đảm bảo họ có đủ sức khỏe để chăm sóc bé.
Sự phát triển của thai nhi tuần 19
thai nhi tuần 19 nặng chừng 300g. Từ đầu đến mông bé dài khoảng 16,5cm, hoặc 25,5cm nếu tính từ đầu đến gót chân, bằng cỡ một trái xoài. Trong 20 tuần thai đầu, do chân của bé co vào trước thân nên chiều dài của bé được đo từ đầu đến mông. Sau 20 tuần, bé sẽ được đo độ dài từ đầu đến ngón chân.
Bé bắt đầu biết nuốt vào nhiều nước ối hơn, điều này tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Bé cũng thải ra phân su. Chất dính màu đen này sẽ tích tụ trong ruột của bé trong quá trình phát triển của thai kỳ và sẽ được thải ra ngoài cơ thể trong vòng 1-2 ngày sau khi sinh. Cũng có một số trẻ sơ sinh khác thải phân su trong bụng mẹ hoặc trong quá trình chào đời.
Giai đoạn thai nhi tuần 19, cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
Mẹ cũng cần hấp thụ đủ lượng sắt, khoáng chất cơ bản dùng để tạo ra hemoglobin, thành phần trong hồng cầu chuyển oxy đến tế bào. Điều này rất quan trọng đối với cả mẹ và bé.
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể cần nhiều sắt hơn để đáp ứng lượng máu tăng thêm, cũng như bổ trợ cho quá trình phát triển của bé và nhau thai. Thịt đỏ là một trong những nguồn sắt tốt nhất cho các mẹ bầu và thai nhi tuần 19. Thịt gia cầm, nhất là loại sẫm màu cũng có chứa sắt. Một số nguồn sắt khác mà mẹ có thể đưa vào bữa ăn của mình bao gồm các loại cây họ đậu, các sản phẩm từ đậu nành, rau bina, nước ép mận, nho khô và ngũ cốc bổ sung chất sắt.
Mẹ bầu nên làm gì trong giai đoạn thai nhi tuần 19?
1. Đăng ký một lớp học tiền sản, nhất là khi mang thai lần đầu. Một lớp học tổ chức tốt sẽ giúp cả mẹ và bố chuẩn bị cho những khó khăn khi vượt cạn. Mẹ có thể hỏi thăm bạn bè, người thân hoặc bác sĩ về các lớp học đó.
Nến thơm, một bộ đồ ngủ mới thoải mái, hoặc đi massage cho bà bầu để thư giãn.
Lưu giữ kỷ niệm bằng những hình ảnh khi mang thai, hoặc chuẩn bị khung hình cho bé con sắp chào đời. Lúc này, mẹ có thể dùng những hình chụp siêu âm của bé.
Hãy thử trang điểm, tạo kiểu tóc và thưởng cho mình một phụ kiện hoặc trang phục khiến bạn thật tự tin với vẻ gợi cảm và nữ tính của mình
Bé bây giờ đã nặng khoảng 340g và dài khoảng 27cm. Lông mày và mi mắt đã bắt đầu xuất hiện. Nếu là bé gái, âm đạo của bé cũng được hình thành.
Bé phát triển nhanh hơn nhiều và bạn sẽ cảm nhận được những cú hích nhẹ của bé trong tuần này. Rồi thi thoảng bé ngậm ngón tay cái, nắm chặt dây rốn của mình, hay tập luyện phản xạ nắm bắt và thậm chí là nấc cục nữa.
thai nhi tuần 20 phát triển lớp mỡ dưới da dày hơn, vì thế da bé trông không còn “trong suốt” như cách đây vài tuần. Nên nhớ bạn không cần ăn thêm quá nhiều trong thời gian này.
Bé con của bạn giờ đã có móng tay nhỏ xíu. Nếu là bé gái, tử cung và âm đạo của bé giờ đã được định vị và đang phát triển. Nếu là bé trai, tinh hoàn bắt đầu di chuyển từ bụng xuống bìu. Do tác động của nội tiết tố sinh sản, khi vừa lọt lòng, bộ phận sinh dục của nhiều trẻ sơ sinh sẽ to hơn. Tuy nhiên, sau vài tuần, bộ phận sinh dục của bé sẽ dần về lại kích thước bình thường.
thai nhi tuần 20 phát triển như thế nào?
thai nhi tuần 20 làm cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
Thỉnh thoảng thai nhi tuần 20 vẫn có thể khiến mẹ gặp vài sự cố nho nhỏ, chẳng hạn những thức ăn nhiều dầu có thể gây ra mụn. Hãy thường xuyên rửa mặt kỹ với xà phòng dạng nhẹ hoặc sữa rửa mặt mỗi ngày. Đảm bảo những loại kem dưỡng ẩm hoặc trang điểm mẹ đang sử dụng không chứa dầu. Đặc biệt, mẹ cũng không nên bôi thuốc trị mụn ngoài da mà không có ý kiến bác sĩ.
Lúc này mẹ cũng dễ bị chứng giãn tĩnh mạch. Sự phát triển của thai nhi càng tăng tốc, càng có sự gia tăng áp lực lên các mạch máu ở chân mẹ, đồng thời mức progesterone cao càng làm tình trạng xấu đi. Mẹ có nhiều khả năng bị giãn tĩnh mạch nếu tình trạng này đã từng xảy ra với các thành viên khác trong gia đình. Đồng thời, tình trạng có thể tệ hơn trong những lần mang thai tiếp theo và khi mẹ đã có tuổi.
Để giúp tránh hoặc giảm chứng giảm tĩnh mạch, nên tập thể dục mỗi ngày, kê cao chân và bàn chân những lúc có thể, nằm ngủ nghiêng bên trái và đeo tất dài dành cho thai phụ.
Quà quần áo. Mẹ không cần lo lắng nhiều hay đưa quần áo vào danh sách quà tặng vì đây là món quà phổ biến nhất, mọi người thường rất thích mua quần áo trẻ em, và họ thường chọn những thứ trông thật xinh xắn.
Ngại những món đồ lớn hoặc đắt tiền? Đừng lo là mẹ có vẻ tham lam khi đề cập đến những món quà giá trị trong danh sách quà tặng. Những vị khách thích cùng nhau đến thăm trẻ con, và góp chung những món quà giá trị, cứ để họ tự làm theo ý mình.
Mách nhỏ từ mẹ có kinh nghiệm: “Thai nhi tuần 21 đã nặng gần 450g với các đường nét trên khuôn mặt như môi, mắt, lông mày đã trở nên rõ ràng hơn. Mẹ cũng cần để ý vì những vết rạn da khi mang thai bắt đầu xuất hiện rồi đấy! Mua đồ cũ có thể giúp mẹ tiết kiệm đáng kể cho đồ dùng trẻ con, đồ nội thất cho bé và đồ chơi một vài tháng trước khi bé chào đời. Ngoài ra, nếu người thân trong gia đình hoặc bạn bè đã từng có con nhỏ, hãy ngỏ ý mua lại những đồ dùng cũ. Nhiều món đồ cũ trông vẫn mới tinh đấy!”
Từ tuần thứ 21 của quá trình mang thai, với kích thước khoảng 28cm và nặng gần 450g, bé đang bắt đầu có hình dáng của trẻ sơ sinh. Môi, mí mắt và lông mày của bé đã trở nên rõ ràng hơn và bé thậm chí phát triển những chồi răng tí hon bên dưới lợi. Đôi mắt của bé đã hình thành nhưng tròng mắt vẫn thiếu sắc tố.
Em bé của bạn đang bắt đầu hình thành một chất quan trọng trong phổi, đó là surfactant – một chất giúp phổi hít đầy không khí ngay khi bé lọt lòng. Nếu người mẹ chuyển dạ sớm, thì cần được tiêm steroid để hỗ trợ cung cấp chất surfactant cho bé.
Trong tuần này, qua hình ảnh siêu âm có thể nhìn thấy các khoang tim và những mạch máu chính của tim bé. Mặc dù còn rất nhỏ, nhưng những cơ quan chính này sẽ phát triển cùng với các bộ phận khác của cơ thể bé.
Bé yêu của bạn đã có thể nghe được. Lúc này, tai của bé đã hoàn thiện chức năng và sẽ phản ứng nếu có tiếng ồn lớn đột ngột. Tiếng chó sủa, tiếng đóng sầm cửa, tiếng khởi động xe sẽ khiến bé giật mình đạp mạnh. Xương của bé cũng dần cứng cáp hơn, do đó bạn nhớ uống canxi đầy đủ hàng ngày.
thai nhi tuần 21 đã có thể cử động được tất cả các cơ và thậm chí còn có nhiều động tác khác. Bạn sẽ có cảm giác rằng bé ngày càng mạnh hơn và không còn chỉ máy nhẹ như trước đó nữa, khiến bạn tự hỏi không biết có vấn đề gì không. Tuy nhiên, tuần này thì bạn không cần phải lo lắng.
Tạo danh sách quà cho bé. Ngay cả khi bạn không thích ý tưởng yêu cầu những món quà đặc biệt cho bé, gia đình và bạn bè sẽ sớm hỏi mẹ cần hoặc muốn những gì. Nếu chuẩn bị một danh sách quà tặng, mẹ sẽ biết chính xác món gì để nói với mọi người. Hai lỗi thông thường cần tránh khi tạo danh sách quà tặng:
Sự phát triển của thai nhi tuần 21
thai nhi tuần 21 làm cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
Mẹ có thể bắt đầu nhận thấy những vết rạn da trên bụng do da bụng giãn ra để điều chỉnh với kích thước bé đang lớn dần. Ít nhất có một nửa số phụ nữ mang thai gặp phải vấn đề này. Các vệt rạn da này có màu từ hồng đến nâu sẫm tùy thuộc vào màu da của mẹ bầu. Rạn da xảy ra phổ biến nhất ở bụng và cũng có thể xuất hiện ở mông, đùi, hông và ngực. Tuy không có bằng chứng nào cho thấy sữa dưỡng có thể giúp tránh rạn da, nhưng dưỡng ẩm cho da có thể giúp mẹ giảm ngứa.
Gợi ý cho giai đoạn thai nhi tuần 21
Hãy viết ra giấy những điều mẹ cảm nhận trong quá trình mang thai: Nhật ký phát triển của bé; Những ước mong và tình cảm bạn gửi gắm vào con. Nhật ký là một cách tuyệt vời để lưu giữ lại những kỷ niệm, cảm xúc và hơn thế, mẹ có thể chia sẻ điều này với mọi người và để dành cho bé xem khi đã lớn.
Xem lại kích thước nhẫn. Những ngón tay sẽ thường bị sưng khi thai phát triển. Nếu cảm thấy nhẫn của mình hơi chật, mẹ hãy giải thoát cho mình bằng cách tháo ra trước khi quá trễ. Nếu đó là nhẫn cưới, mẹ có thể dùng nhẫn để thay cho mặt dây chuyền, rất thời trang mà không làm rơi mất.
thai nhi tuần 22 có những biến đổi gì?
Tuần thai thứ 22, nhờ giác quan về di chuyển của bé đủ phát triển, bé đã có thể cảm nhận được những chuyển động của mẹ. Thế nên, mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội “khiêu vũ” cùng bé, hãy bật nhạc lên và lắc lư nhẹ nhàng, bé sẽ cảm nhận được điệu nhảy của mẹ đấy!
thai nhi tuần 22 đã dài hơn 28cm và nặng hơn 450g, bằng kích cỡ của một trái đu đủ nhỏ. Mẹ bầu có thể nhìn thấy được chuyển động của bé dưới lớp áo của mình. Mạch máu ở phổi của bé đang phát triển để chuẩn bị cho cho hoạt động thở và tai của bé trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh để chuẩn bị tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Những âm thanh ồn ào như tiếng chó sủa, hay tiếng ồn của máy hút bụi trở nên quen thuộc sẽ không làm bé bối rối khi chào đời.
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao vào giai đoạn thai nhi tuần 22?
Mắt cá chân và bàn chân của mẹ có thể bắt đầu hơi sưng trong thời gian sắp tới, nhất là vào cuối ngày hoặc trong những ngày nóng nực. Sự lưu thông máu chậm ở chân cùng với những thay đổi hóa chất trong máu dẫn đến hiện tượng trữ nước có thể gây sưng, hay còn gọi là phù chân khi mang thai.
Giai đoạn thai nhi tuần 22, cơ thể mẹ sẽ loại bỏ lượng nước thừa sau khi sinh bé, đó cũng là lý do khiến mẹ sẽ đi tiểu và ra mồ hôi rất nhiều trong vài ngày sau khi sinh. Trong lúc này, mẹ nên cố gắng nằm nghiêng bên trái hoặc kê cao chân, duỗi chân thẳng ra phía trước, và tránh ngồi hoặc đứng ở một tư thế trong thời gian dài.
Đặc biệt lưu ý, tình trạng phù chân quá mức lại có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng, đó là chứng “tiền sản giật”. Nếu bị sưng nặng hoặc đột ngột ở bàn chân, mắt cá, sưng hơn mức nhẹ ở bàn tay, sưng trên mặt hoặc sưng húp quanh mắt, mẹ hãy đến gặp bác sĩ.
Thử miêu tả cảm xúc mẹ dành cho bé và hình dung của mẹ về bé đang lớn trong bụng mình.
Tưởng tượng ra ngày kỳ diệu được gặp bé và những điều sẽ làm cùng con.
Viết ra những hy vọng, ước mơ, mong muốn dành cho con trẻ.
Nghĩ đến việc làm mẹ có ý nghĩa như thế nào với mẹ và định nghĩa của mẹ về một người mẹ tốt.
Gợi ý cho giai đoạn thai nhi tuần 21
Nếu viết lách không phải là sở trường của mẹ, hãy thay bằng album hình ảnh hoặc tạo một hộp lưu niệm cho quá trình mang thai.
thai nhi tuần 23 có những biến đổi gì?
Tuần thứ 23 trong thai kỳ, bé vẫn đang phát triển đều đặn, đạt chiều dài 30cm và nặng khoảng 600g, cỡ một quả bưởi chùm. Bé tăng thêm khoảng 110 g so với tuần trước. Cơ thể của bé đang phát triển cân đối và bé sẽ bắt đầu đầy đặn lên.
Não và các gai vị giác của bé phát triển nhanh chóng. Đồng thời, phổi của bé đang hình thành các “nhánh” của “cây” hô hấp và các tế bào sản xuất surfactant, một chất giúp phổi hít đầy không khí ngay khi bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Da của bé vẫn mỏng và trong suốt nhưng sẽ sớm xảy ra sự thay đổi.
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao vào giai đoạn thai nhi tuần 23?
Trong vài tuần qua, phần chóp tử cung đã vượt cao hơn rốn và hiện có kích thước của một quả bóng đá. Hầu hết các thai phụ thực hiện xét nghiệm đường huyết GCT trong khoảng thời gian từ lúc này đến khi thai được 28 tuần. Xét nghiệm này nhằm kiểm tra “tiểu đường thai kỳ”, tình trạng lượng đường trong máu cao khi mang thai.
Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ sinh khó hoặc phải mổ lấy thai do bé sẽ phát triển quá lớn, nhất là ở phần trên cơ thể. Nó cũng làm tăng nguy cơ các biến chứng ở trẻ như hạ đường huyết ngay sau sinh. Kết quả xét nghiệm dương tính sẽ không có nghĩa là đường huyết của mẹ cao và sẽ cần làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose GTT sau đó để khẳng định chắc chắn.
Gợi ý cho giai đoạn thai nhi tuần 23
Chuẩn bị phòng cho bé, chọn màu sơn, giấy dán tường, treo rèm, chùm trang trí, lắp các vật dụng mới.
Sửa chữa hoặc tháo bỏ những đồ vật, thiết bị hư gãy.
Lắp đặt hoặc kiểm tra thiết bị báo cháy, bình chữa cháy, thiết lập đường thoát hiểm khi có hỏa hoạn.
Ở tuần thứ 24 của thai kỳ, từ đầu đến gót chân bé lúc này dài khoảng 34cm. Trọng lượng của bé khoảng 680g. Bé không còn gầy nữa mà đã bắt đầu tích mỡ, vì thế, làn da nhăn nheo dần căng ra và bé dần giống trẻ sơ sinh hơn. Bé cũng mọc tóc nhiều hơn, nếu nhìn thấy được, mẹ có thể xác định được màu sắc và dạng tóc.
Nhiều cử động của em bé được hình thành từ tuần này cho đến tuần thứ 30. Khối lượng nước ối được sản sinh trong thời gian này không nhiều như cách đây mấy tuần. Em bé đã lớn hơn, mà lại không có lượng nước ối lớn làm lớp đệm dày, thế nên bạn sẽ cảm giác rất rõ những cú đạp và những cái duỗi người trong bụng mình đấy.
Giai đoạn thai nhi tuần 24, bé đã có những khoảng nghỉ ngơi và hoạt động xen kẽ nhau, và cách thức cũng như “lịch” vận động của bé đã dần trở nên quen thuộc hơn với bạn. Một số bà mẹ nhận ra rằng em bé rất tích cực cựa quậy lúc nửa đêm – đủ để đánh thức mẹ bé cho dù đang ngủ sâu. Ngoài ra, em bé thường cựa quậy một hồi sau khi mẹ ăn đồ ngọt, hoặc khi nghe tiếng của bố, hay khi có một tiếng động bất thình lình nào đó.
thai nhi tuần 24 có những biến đổi gì?
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao vào giai đoạn thai nhi tuần 24?
thai nhi tuần 24 cũng làm mẹ bầu cũng thấy mình không thể di chuyển dễ dàng như trước đây. Tuy vậy, việc duy trì tập thể dục sẽ không ảnh hưởng gì trừ khi bác sĩ khuyến cáo, nhưng cần tuân theo một vài quy tắc an toàn: Đừng tập khi đang cảm thấy mệt mỏi quá mức và dừng lại nếu cảm thấy đau, chóng mặt, khó thở.
Không nằm ngửa, tránh những môn thể thao có va chạm cũng như bất kỳ bài tập nào khiến mẹ dễ mất thăng bằng. Nên uống nhiều nước, dành thời gian cho cả hai giai đoạn khởi động và thả lỏng.
Khi kiểm tra đường huyết ở tuần thứ 24-28, bác sĩ có thể sẽ lấy thêm một ống máu để xét nghiệm xem mẹ có bị thiếu máu không. Nếu xét nghiệm máu cho thấy mẹ bị chứng thiếu sắt, một trong những dạng phổ biến nhất của thiếu máu, bác sĩ có thể sẽ đề nghị uống bổ sung sắt.
Gợi ý cho giai đoạn thai nhi tuần 24
thai nhi tuần 25 phát triển thế nào?
Ở tuần thứ 25 của thai kỳ, mạng lưới các dây thần kinh trong tai của bé phát triển tốt hơn và nhạy cảm hơn so với trước đây. Bé có thể nghe thấy giọng nói của ba mẹ.
Bé hít vào và thở ra một lượng nhỏ nước ối, việc này cần thiết cho sự phát triển của phổi. Những động tác tương tự như hít thở này cũng là bài thực hành tốt chuẩn bị cho lúc bé sinh ra và hít không khí lần đầu tiên.
Cơ thể thai nhi tuần 25 tiếp tục tích mỡ. Sự phát triển của bé vè chiều cao và cân nặng tăng nhẹ. Lúc này bé nặng khoảng 750g và dài 35cm từ đầu đến gót chân. Nếu là bé trai, trong khoảng 2-3 ngày tinh hoàn của bé di chuyển dần vào bìu.
Khoảng thời gian này, thai nhi tuần 25 có thể làm huyết áp mẹ tăng nhẹ, mặc dù vậy, vẫn có thể thấp hơn so với trước lúc có thai. Thông thường, huyết áp giảm vào cuối giai đoạn đầu thai kỳ, và đạt mức thấp nhất ở khoảng tuần thứ 22 đến 24.
Nếu mẹ bị sưng mặt, sưng quanh mắt, đồng thời bàn tay, bàn chân và mắt cá chân cũng sưng đột ngột quá mức hoặc tăng cân nhanh chóng, hơn 2kg trong một tuần, hãy gọi cho bác sĩ.
Gặp bác sĩ ngay nếu mẹ bị tiền sản giật nghiêm trọng hơn với các triệu chứng khác như đau đầu nặng hoặc kéo dài, thay đổi thị lực như nhìn mờ hoặc nhìn một hóa hai, nhìn thấy các đốm sáng, nhạy cảm với ánh sáng, hoặc mất thị lực tạm thời, đau hoặc sưng dữ dội ở vùng bụng trên, hoặc nôn mửa.
Trong giai đoạn này, mẹ cần hết sức lưu ý những triệu chứng tiền sản giật. Đó là một rối loạn nghiêm trọng có biểu hiện đặc trưng là huyết áp cao và nồng độ protein cao trong nước tiểu, xuất hiện thường xuyên nhất sau 37 tuần mang thai, nhưng cũng có thể xảy ra sớm hơn, vì vậy hãy chú ý một số những dấu hiệu sau:
Nếu gần đây phần lưng dưới của mẹ hơi đau nhức, đó là do sự phát triển của thai nhi làm tử cung ngày càng lớn, làm thay đổi trọng tâm cơ thể, kéo giãn và làm suy yếu cơ bụng và có thể chèn ép lên dây thần kinh cộng thêm nội tiết tố thay đổi làm nới lỏng các khớp xương và dây chằng. Thêm vào đó, trọng lượng tăng thêm khiến các cơ bắp làm việc nhiều hơn và áp lực lên các khớp xương tăng, khiến mẹ thấy tệ hơn vào cuối ngày.
Cần thả lỏng thường xuyên, không ngồi và đứng trong thời gian dài, nên nằm ngủ nghiêng với một chiếc gối đệm giữa hai chân và một chiếc gối khác đỡ vùng bụng. Có thể tắm nước ấm hoặc chườm nóng/lạnh để giảm đau.
Để thư giãn và giảm đau nhức bàn chân, mẹ hãy thử ngâm chân trong một chậu đầy nước ấm với vài giọt dầu thơm.
Gợi ý cho giai đoạn thai nhi tuần 25
Thai nhi tuần 26 – Ba tháng giữa của quá trình mang thai sắp kết thúc, mẹ bắt đầu thấy một số triệu chứng mới như đau lưng hoặc thỉnh thoảng bị chuột rút cơ bắp chân. Bé lúc này đã nặng khoảng 900g, bé biết mở và nhắm mắt, ngủ và thức đều đặn, biết mút ngón tay.
Sự phát triển của thai nhi tuần 26 nặng bao nhiêu?
Ở thai nhi tuần 26, bé nặng khoảng 900g (bằng cỡ một cây xà lách búp Mỹ) và dài khoảng hơn 36cm nếu duỗi chân. Với nhiều mô não phát triển hơn, não của bé hoạt động rất tích cực.
Bé ngủ và thức đều đặn, biết mở và nhắm mắt, thậm chí mút ngón tay. Tuy phổi của bé còn chưa trưởng thành nhưng nếu bé được sinh ra ở tuần thai thứ 26, phổi vẫn có khả năng hoạt động với sự trợ giúp của y tế.
Để ý các chuyển động nhỏ nhịp nhàng rất thường xảy ra lúc này, mẹ sẽ thấy giống như bé bị nấc cụt. Mỗi đợt thường chỉ kéo dài một vài phút và không hại gì cho bé nên mẹ chỉ cần thư giãn và tận hưởng cảm giác nhột nhột này.
Cách dưỡng thai cho bà mẹ mang thai nhi tuần 26
Nếu mẹ đang lo lắng không biết mình có đang tăng cân nhiều hay ít, theo bảng chuẩn cân nặng của bà bầu thì khi mang thai nhi tuần 26 mẹ tăng bao nhiêu kg?
Ba tháng giữa của quá trình mang thai sắp kết thúc. Và khi cơ thể đang chuẩn bị cho giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ có thể bắt đầu cảm thấy một số triệu chứng mới như đau lưng hoặc thỉnh thoảng bị chuột rút cơ bắp chân. Nguyên nhân do tử cung của mẹ lớn và nặng thêm, gây áp lực lên các tĩnh mạch đưa máu từ chân trở lại tim, cũng như lên các dây thần kinh từ thân đến chân bạn.
Tình trạng chuột rút này có thể trở nên tồi tệ hơn khi thai kỳ tiếp diễn. Chuột rút ở chân phổ biến hơn vào ban đêm nhưng cũng có thể xảy ra trong ngày. Khi bị chuột rút, duỗi căng cơ bắp chân sẽ giúp mẹ giảm đau phần nào. Duỗi thẳng chân, sau đó nhẹ nhàng co ngón chân lại. Đi bộ vài phút hoặc xoa bóp bắp chân đôi khi cũng có hiệu quả.
Lựa chọn cho mẹ khi muốn bổ sung vitamin C: Ngoài nước cam, mẹ cũng có thể lựa chọn trái cây tươi hoặc các món salad rau củ. Ớt chuông cũng là một lựa chọn tốt vì chứa gần gấp đôi lượng vitamin C có trong cam.
Gợi ý cho tuần thai nhi tuần 26
Thai nhi tuần 26 cũng là giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 hay còn gọi là mang thai tháng thứ 7 nên mẹ có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mang thai cho mình từ những người đã có kinh nghiệm hoặc bác sĩ dinh dưỡng để khỏe mẹ an thai.
Tuần thai nhi tuần 27 sẽ như thế nào?
Điều gì sẽ diễn ra trong thai nhi tuần 29?
Lúc thai nhi tuần 29, cấu trúc xương của bé đã dần được định hình cứng cáp và bé cũng hiếu động hơn trước, còn thường xuyên đạp vào bụng mẹ nữa này. Thực tế, nhiều mẹ bầu có thể cảm nhận được rằng trung bình cứ 2 giờ, bé sẽ “cựa quậy” khoảng 10 lần.
Phần vỏ não – bộ phận quan trọng của não bộ vốn chịu trách nhiệm cho các chức năng cao cấp như ra quyết định sẽ tiếp tục phát triển để giúp bé sớm tiếp xúc và học hỏi từ thế giới bên ngoài.
Bé của mẹ tăng cân khá tốt, đã được 1.2kg rồi đấy và chiều dài cơ thể khoảng 15.25 cm.
Tuần này, cơ thể mẹ có gì thay đổi?
Tham gia lớp học thai giáo: Bài học về tam cá nguyệt thứ 3 và những hướng dẫn cho quá trình lâm bồn sẽ giúp mẹ giảm bớt lo lắng trước khi sinh.
Trò chuyện với các mẹ bầu khác: Việc chia sẻ và lắng nghe kinh nghiệm từ các mẹ khác sẽ giúp mẹ an tâm hơn đấy.
Mẹ nên làm gì trong thời điểm này?
Tiếp tục duy trì các bữa ăn lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng là việc mẹ cần làm cho sự phát triển của trẻ. Đồng thời, ở thời điểm này, các sản phẩm từ sữa, dồi dào can-xi sẽ tăng cường độ chắc khỏe cho xương và răng bé. Những vỗ về, quan tâm của mẹ sẽ tạo môi trường thúc đẩy chỉ số IQ và EQ của bé yêu. Sự phát triển cân bằng của các chỉ số này giúp bé phát triển tốt cả năng lực suy nghĩ và cảm xúc trong tương lai về.
Thế là chẳng bao lâu nữa, bé sẽ chào đời và ngủ ngoan trong vòng tay mềm mại của mẹ yêu. Những cảm xúc, trải nghiệm này sẽ tuyệt vời hơn nếu được mẹ ghi lại và kể bé nghe sau này đấy.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc viết ra những cảm xúc, suy nghĩ là phương pháp hiệu quả để giữ bình tĩnh. Mẹ có thể chia ra thành nhiều loại nhật ký khác nhau, một cuốn để ghi lại những lắng lo, một cuốn để lưu giữ những cảm xúc hạnh phúc khi mẹ gặp bé và những điều mẹ muốn tâm sự với bé trong tương lai.
Sự phát triển của thai nhi tuần 31
Trong thai nhi tuần 31, bé nặng khoảng 1,7kg, dài khoảng 42,5cm và chiếm nhiều không gian trong tử cung. Mẹ đang tăng gần 500g mỗi tuần, và khoảng nửa số cân nặng ấy là của bé. Bé đang lớn lên để thích nghi sau khi rời bụng mẹ. Và trong vòng 7 tuần tới, bé sẽ tăng thêm số cân nặng bằng từ 1/3 đến 1/2 trọng lượng khi chào đời.
Bây giờ bé đã có móng chân, móng tay, tóc và lông tơ. Da của bé mềm và mịn do bé đang tròn trĩnh hơn.
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao
Khi thai nhi tuần 31, cùng với sự phát triển của thai nhi, lượng máu trong cơ thể mẹ đã tăng 40-50% từ khi bé bắt đầu hình thành đến nay. Tử cung đẩy lên gần cơ hoành và chèn vào dạ dày khiến mẹ có thể bị hụt hơi và ợ nóng. Để giảm khó chịu, hãy dựa gối cao khi ngủ và chia bữa ăn thành những bữa nhỏ thường xuyên hơn.
Khi thai nhi tuần 31, mẹ có thể bị đau thắt lưng, nhớ báo ngay cho bác sĩ, đặc biệt nếu trước đây mẹ chưa từng bị đau thắt lưng, vì đó có thể là một dấu hiệu của sinh non.
Tử cung đang lớn lên làm thay đổi trọng tâm của cơ thể, các cơ bụng căng ra và yếu đi, thay đổi tư thế và kéo căng vùng lưng gây đau tức.
Những thay đổi hormone khi mang thai cũng làm lỏng các khớp và dây chằng nối khung xương chậu với xương sống có thể khiến mẹ bị mất cân bằng và cảm thấy đau khi đi lại, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, khi trở người trên giường, khi đứng dậy từ ghế thấp hay khi cúi, xách đồ.
Nếu không phải do sinh non thì chứng đau lưng là do tử cung đang lớn lên và những thay đổi hormone.
Chia sẻ của mẹ có kinh nghiệm: Nhờ bố giúp đỡ “Khi mang thai tôi thấy rất khó ngủ. Cách duy nhất để ngủ được là khi tôi nằm dựa lưng vào chồng mình. Sự hỗ trợ của anh ấy và một cái gối giữa hai chân của tôi là điều tốt nhất”. chị Trâm, Quận 4, chúng tôi cho biết.
Gợi ý cho tuần này
Bất cứ ai đề nghị giúp đỡ mẹ trong những tuần lễ đầu sau khi sinh, hãy ghi lại tên và số điện thoại của họ.
Chọn một người giúp mẹ thiết lập thời khóa biểu và sắp xếp, điều phối những sự giúp đỡ.
Lập danh sách những món lặt vặt cần mua và giao cho một người bạn.
Lên lịch và sắp xếp người chăm lo những đứa con lớn hơn (nếu có).
Tìm một người giúp những việc vặt trong nhà.
, bạn sẽ thấy càng khó khăn để duy trì được những hoạt động thường ngày của mình. Phổi bạn sẽ không căng lên được như bình thường, và bạn thường xuyên cảm thấy khó thở như thể phần giữa cơ thể bị ép, bị siết thật chặt. Lúc nào bạn cũng muốn cả cơ thể được duỗi ra thoải mái, và ước gì mình dài hơn được vài xen-ti-mét, đặc biệt là ở phần thân giữa.
Ở thời điểm này, hầu hết các phát triển về thể chất của bé đã hoàn tất. Bé đã dài hơn 46cm và nặng 2,4kg, trong tử cung bé chiếm nhiều không gian hơn khối nước ối. Mẹ nên đi khám hàng tuần và cần kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS).
1. Sự phát triển của thai nhi tuần 34
Vào thai nhi tuần 34 trong quá trình phát triển thai kỳ bé đã dài hơn 46cm và nặng khoảng 2,4kg, cỡ một quả bí hồ lô.
Tử cung giờ đã không có nhiều chỗ để bé cử động và bé cũng không định nhào lộn thêm trong chiếc tổ mềm mại ấm cúng này, nhưng số lần bé đạp thì vẫn như cũ.
Thận của bé đã phát triển đầy đủ, gan của bé cũng có thể sản xuất chất thải. Hầu hết các phát triển về thể chất đều đã hoàn tất, bé sẽ dành vài tuần tiếp theo để tăng cân.
2. Cuộc sống của mẹ ở thai nhi tuần 34 thay đổi ra sao?
Tử cung, vốn nằm khuất hẳn bên trong xương chậu khi thụ thai, nay đã chạm đến khung xương sườn. Tử cung phồng lên chèn ép các cơ quan nội tạng khác là lý do mẹ phải đi tiểu thường xuyên hơn, có thể phải đối mặt với chứng ợ nóng và các vấn đề về đường tiêu hóa. Chỉ một số ít những phụ nữ mang thai may mắn không phải vật lộn với những phiền toái này.
Khi thai nhi tuần 34, sự phát triển của thai nhi đang đi đến giai đoạn quan trọng và mẹ sẽ bắt đầu phải đi khám hàng tuần. Trong khoảng thời gian từ bây giờ và tuần thai thứ 37, bác sĩ sẽ kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) trong âm đạo và ruột thẳng của mẹ.
GBS thường vô hại đối với người lớn, nhưng nếu đang tồn tại trong cơ thể mẹ và truyền sang cho bé trong quá trình sinh, GBS có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi, viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu.
Có đến khoảng 10-30% thai phụ có loại vi khuẩn này mà không biết nên việc kiểm tra này là rất quan trọng. Vi khuẩn tự đến và tự đi – đó là lý do vì sao mẹ không được kiểm tra trong giai đoạn trước của thai kỳ. Nếu có GBS, mẹ sẽ được cho uống kháng sinh IV trong quá trình sinh, có tác dụng giảm đáng kể nguy cơ bé bị nhiễm trùng.
Gợi ý cho thai nhi tuần 34
Chuẩn bị thức ăn để ăn sau khi sinh. Nếu bạn tự nấu ăn, hãy nấu gấp đôi và cất một nửa vào tủ lạnh. Nếu tự chăm con, bố mẹ sẽ mệt đến không thể nấu nướng được gì trong những tuần đầu tiên sau khi đưa bé về nhà và sẽ rất mừng nếu chỉ cần hâm nóng nhanh là đã có những bữa ăn bổ dưỡng để bổ sung sức khoe bà bầu. Nếu không nấu ăn, hãy tìm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, hoặc dịch vụ giao đồ ăn tận nơi sẽ là những lựa chọn rất hữu ích.
Thai nhi tuần 35, bé đã nặng khoảng 2,7kg, bé đang rụng dần lớp lông tơ và lớp sáp bao phủ và thường sẽ nằm ở tư thế chúc đầu xuống. Mẹ di chuyển nặng nề hơn và bắt đầu có thể cảm nhận các cơn co thắt thường xuyên.
1. Sự phát triển của thai nhi tuần 35
Ở thai nhi tuần 35 của thai kỳ, bé đang tăng cân đều đặn khoảng gần 30g mỗi ngày. Giờ bé đã nặng khoảng 2.7kg và dài hơn 47cm, như một quả dừa. Bé đang “rụng” dần phần lớn lớp lông tơ bao phủ cơ thể và lớp sáp bao phủ làn da của bé trong suốt chín tháng nằm trong túi nước ối. Bé nuốt vào các chất này cùng các chất bài tiết khác, và cho kết quả là một hỗn hợp màu đen, gọi là phân su, “thành phẩm” của lần bài tiết đầu tiên của bé sau khi chào đời.
Vào cuối tuần này, bé sẽ được coi là đủ ngày đủ tháng. Các bé sinh trước 36 tuần được coi là sinh non và những bé sinh ra sau 40 tuần được coi là sinh muộn).
Thường bé sẽ nằm ở tư thế đầu chúc xuống. Nếu không, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện “xoay thai từ bên ngoài” để dỗ bé vào vị trí quay đầu xuống bằng cách thao tác từ bên ngoài bụng của mẹ.