Đã trải qua được 32 tuần kể từ lúc mang thai, quả thật là một quãng thời gian dài đúng không nào các mẹ? Quãng thời gian tiếp theo đó chính là tuần thứ 33, người mẹ nên vận động chậm lại và dành sức khỏe, tâm lý cho ngày chuyển dạ sắp đến. Tới đây thôi, bạn có thể nhìn ngắm đưa con yêu của mình sau những ngày tháng mang bầu vất vả rồi đấy!
Thai 33 tuần nặng bao nhiêuKhi thai nhi được 33 tuần tuổi, bé đã có cân nặng rơi vào khoảng 2.1kg và chiều dài cơ thể là gần 47 cm. Tất cả các bộ phận trên cơ thể đã hoàn thiện đẩy đủ, các giác quan đã sẵn sàng cho thế giới bên ngoài bụng mẹ. Trong khoảng thời gian này chính là giai đoạn mà bé phát triển mạnh nhất về não. Tế bào thần kinh và những mối liên hệ giữa các dây thần kinh được phát triển mạnh và dày đặc hơn để đảm bảo rằng khi sinh ra em bé hoàn toàn có đủ khả năng tiếp nhận và phản ứng với các kích thích từ môi trường bên ngoài.
Khung xương lúc này của bé đã cứng cáp hơn rất nhiều trừ xương hộp sọ, nó phải mềm để đầu của bé có thể dễ dàng hơn khi chui qua âm hộ của người mẹ ra ngoài. Và xương hộp sọ thực sự được vững chắc khi bé ở độ tuổi từ 7 – 8 tuổi.
Giai đoạn này, người mẹ nên ăn nhiều loại thức ăn giàu Omega 3 và DHA – những chất rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Những loại chất này người mẹ có thể bổ sung vào cơ thể thông qua việc uống những loại tinh dầu cá hồi, cá ngừ hay tinh dầu gấc..
Do cơ thể đã quá to nên khi em bé ở trong bụng mẹ rất chật chội, không thể thực hiện các cử động như kiểu xoay tròn nữa. Thay vào đó là các cử động như đạp, đá hoặc lắc lư, người mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được những chuyển động này qua những cơn đau nhẹ.
Lúc này, có thể hai đầu vú của bạn đã bắt đầu rỉ ra một chút sữa non, và mỗi khi bạn cởi áo ngực ra thì sữa đóng khô lại. Ngực sẽ ngày càng to, nặng nề và vằn vện những đường máu gân xanh. Khi đó, bạn cần mặc những loại áo ngực dành riêng cho thai phụ để cảm thấy thoải mái nhất, những áp lực mà hai bầu ngực mang lại cho bạn sẽ được giảm bớt đi rất nhiều khi bạn chọn được loại áo ngực dành cho thai phụ phù hợp với kích thước ngực hiện tại của mình.
Nếu trên bụng hay trên bắp đùi xuất hiện những vết lằn hay nốt đỏ ngứa, thì thai phụ đang gặp phải tình trạng sẩn ngứa mề đay hay nốt sần thai kỳ (PUPPP). Có rất ít thai phụ gặp phải tình trạng này, và nếu gặp phải bạn hãy yên tâm rằng nó không gây ảnh hưởng tới thai phụ và thai nhi, mà chỉ làm thai phụ có cảm giác khó chịu mà thôi. Trong trường hợp ngứa khắp nơi trên cơ thể, thai phụ mới cần hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và có pháp đồ điều trị thích hợp.
Thời điểm này chính là khoảng thời gian thích hợp để người mẹ nghỉ ngơi nhiều, làm mọi việc một cách nhẹ nhàng, thoải mái và theo dõi thật kỹ xem có các dấu hiệu nào của việc sinh non hay không. Nếu mẹ đang ngồi hay nằm một lúc lâu, đừng vội vàng bật dậy ngay mà cần phải từ từ. Vì máu có thể dồn xuống chân gây nên tình trạng giảm huyết áp khiến người mẹ cảm thấy chóng mặt, nhức đầu.
Mẹ bầu tìm hiểu thêm : Thai ngôi đầu là gì
Ngoài ra mẹ bầu tìm hiểu thêm : Dấu hiệu sinh non
Nước ổi sản sinh ra khi mang thai là để cung cấp chất dinh dưỡng, oxi và bảo vệ cơ thể bé khi đang còn nằm trong bụng mẹ. Thời gian 33 tuần là thời điểm nước ối có nhiều nhất à đang giảm dần đi. Dịch ối có mùi rất đặc trưng, hoàn toàn không giống mùi nước tiểu nên người mẹ sẽ rất dễ dàng để nhận biết.
Nhưng có rất nhiều người mẹ cũng đang gặp phải tình trạng không biết là mình đang đái dắt hay nước ối đang rò rỉ. Nếu bạn nghi ngờ hình như màng ối của bạn bị vỡ, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra. Họ sẽ lấy mẫu dịch này đem đi xét nghiệm và kiểm tra xem thực chất nó có phải là nước ối hay không.
“ Khắc phục chứng ợ nóng: Nếu bạn đang gặp phải triệu chứng ợ nóng, thì ngay lập tức cần phải tránh xa các loại thực phẩm có nhiều giàu mỡ, các món chiên xào, rán… trong bữa ăn của mình.
“ Sử dụng dầu oliu, dầu hướng dương khi xào, rán: những loại dầu này thường không thấm nhiều vào thức ăn, khiến nó không bị ngấy và khiến bạn dễ ăn và ăn ngon hơn. Ăn quá nhiều dầu mỡ là một trong những nguyên nhân chính gây nên triệu chứng táo bón khi mang thai.
“ Ăn bữa phụ khoa học: Khi chia nhỏ các loại thức ăn ra thành nhiều bữa, bạn cần hết sức lưu ý đảm bảo làm sao cho khẩu phần ăn đó đầy đủ và khoa học. Bởi nếu không phân bổ một cách hợp lý thời gian và thành phần thức ăn sẽ rất dễ gây chán ăn vào bữa chính, hay nguy hiểm hơn là tình trạng tăng cân, béo phì khi ăn quá nhiều. Các món ăn nhẹ cho bữa phụ mà người mẹ nên cân nhắc cho vào: bánh mỳ, sữa chua ít béo, ngũ cốc, sữa, sinh tố trái cây hay sinh tố rau tươi.
“ Những vấn đề xảy ra muộn ở tim, mạch và cấu trúc não có thể được phát hiện ra trong khi những lần siêu âm trước chưa tìm thấy.
“ Đánh giá sự phát triển về chiều cao, cân nặng và sức khỏe của thai nhi so với độ tuổi hiện tại có phù hợp không. Từ đó bác sĩ sẽ có những lời khuyên gửi đến thai phụ về chế độ ăn uống, sinh hoạt. Đồng thời kịp phát hiện ra tình trạng thai nhi phát triển chậm trong tử cung gây nên suy thai và ngat sau để, ngày sinh cũng có thể được xác định nhờ lần siêu âm cuối cùng này.
“ Bác sĩ sẽ khảo sát sự lưu thông máu trong dây rốn, khối lượng nước ối, xác định ngôi thai để biết nên sinh thường hay sinh đẻ.
Nếu kết quả của lần siêu âm này là rất tốt, thai nhi phát triển bình thường và khỏe mạnh, thuận ngôi thì người mẹ sẽ không còn bất kỳ vấn đề gì phải lo lắng nữa. Khi đó, thai phụ chỉ cần thoải mái nghỉ ngơi, chuẩn bị tinh thần thật tốt cho lần chuyển dạ và sinh đẻ sắp tới, chào đón một sinh linh bé bỏng, đáng yêu chào đời.
Tiểu đường thai kỳ có sao khôngBài viết tiếp theo : Thai 34 tuần