Ra Máu Khi Mang Thai Tuần 31 / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dsb.edu.vn

#31 Mang Thai Tuần 31

Trong tuần thai thứ 31, bé đã nặng khoảng 1.6 kg và có chiều cao khoảng 41.7 cm tính từ đỉnh đầu đến bàn chân. Lúc này lượng nước ối trong bụng mẹ là nhiều nhất để giúp em bé phát triển. Khối lượng nước ối trong bụng mẹ cũng là dấu hiệu cho thấy thận em bé có đang phát triển bình thường hay không. Nước ối là môi trường cung cấp chất dinh dưỡng và oxi cho em bé khi đang ở trong bụng mẹ. Nước ối được xem như là một lá chắn bảo vệ thai nhi khỏi sự va đập của tử cung và các loại vi khuẩn gây hại cho cơ thể bé. Trung bình một ngày sẽ sản sinh ra khoảng 500ml nước ối.

Cơ thể bé bây giờ đã hoàn thiện đầy đủ tất cả các các bộ phận và có hình hài khá giống trẻ sơ sinh nhất từ trước đến nay. Bây giờ bé đã có tóc, móng tay, móng chân và lông tơ. Làn da cũng ngày càng mềm mại và hồng hào hơn để chuẩn bị cho lúc chào đời.

Phần đầu có xu hướng chuyển động nhiều hơn về phía có ánh sáng. Lúc này, bé đã có thị lực và có thể nhắm, mở mắt, nhìn thấy mọi thứ trong bụng mẹ với khoảng cách chừng 20 – 30 cm. Bé có thể nhìn rõ thấy mọi vật ở phạm vi xa như người bình thường khoảng năm 7 tuổi.

31 tuần tuổi là giai đoạn bé đang khá phát triển về mặt cân nặng. Người mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để giúp em bé phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt là các loại thực phẩm giàu canxi sẽ rất tốt, giúp khung xương của bé vững chắc hơn.

Bổ sung thực phẩm giàu canxi trong giai đoạn cuối của thai kỳ cũng sẽ giúp cho cơ thể của người mẹ vững chắc hơn khi phải di chuyển trong tình trạng bụng bầu khá to và nặng do bé đang lớn dần lên từng ngày. Không những thế, canxi còn giúp thai phụ đẩy lùi nguy có loãng xương, mất xương. Tuy nhiên, không phải khi mang thai thì thai phụ mới nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi mà trong giai đoạn cho con bú canxi cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ.

Thai nhi càng lớn thì nhu cầu về canxi của bé lại càng cao, vì vậy trong 3 tháng cuối thai kỳ người mẹ cần bổ sung 1500 mg mỗi ngày.Những loại thực phẩm có chứa rất nhiều canxi trong thành phần dinh dưỡng của nó bao gồm : sữa, phô mai, các loại thủy hải sản… Trong bữa ăn hàng ngày của người mẹ nên bổ sung vào thực đơn của mình các món như tôm, cá, tép, vừng, rau cần, cà rốt, đậu nành… là những thực phẩm rất dễ chế biến mà lại có hàm lượng canxi cao.

Trong giai đoạn này em bé đang rất phát triển về trọng lượng mỗi tuần vì vậy cân nặng của người mẹ sẽ tăng lên đáng kể. Hòa cùng với sự phát triển của bé trong bụng mẹ, cơ thể người mẹ đã tăng khoảng 40 – 50% lượng máu trong từ lúc trước khi mang thai cho đến nay. Trọng lượng em bé ngày càng nặng và dồn tất cả các áp lực lên tử cung người mẹ. Thỉnh thoảng áp lực này lại đẩy lên cơ hoành rồi chèn vào dạ dày khiến mẹ có thể bị hụt hơi và ợ nóng. Để giảm khó chịu, khi ngủ thai phụ có thể dựa gối cao hơn và chia bữa ăn chính ra thành nhiều bữa nhỏ hơn.

Trong giai đoạn này, bạn sẽ thường xuyên bị đái dắt khi cười to, hắt xì hay nâng đỡ các vật nặng. Đối với những người không phải là mang thai lần đầu thì việc này còn phổ biến hơn nữa. Càng về cuối thai kỳ, tình trạng đái dắt sẽ xảy ra nhiều hơn nữa, vì vậy chị em nên dùng băng vệ sinh hàng ngày để tránh những tình huống dở khóc dở cười.

Những cơn quặn thắt sẽ xảy ra thường xuyên hơn vào tuần thứ 31 của thai kỳ. Tuy nhiên, bạn đừng nên lo lắng vì những cơn quặn thắt này sẽ không làm bạn có cảm giác đau. Trừ khi thai phụ cảm thấy đau nhiều hoặc âm đạo bị khô thì mới cần đến sự tư vấn của bác sĩ. Tránh làm những công việc nặng nhọc, thường xuyên thay đổi tư thế khi ngồi hoặc tắm nước nóng sẽ có thể làm giảm những cơn quặn thắt này.

Với những thai phụ có thói quen hút thuốc lá hàng ngày để giảm căng thẳng, áp lực thì cần phải dừng hút thuốc lá ngay lập tức từ khi biết mình đang mang thai. Vì trong thành phần của thuốc có chứa rất nhiều loại độc tố gây hại cho sức khỏe, có nhiều trường hợp em bé tử vong ngay khi còn trong bụng mẹ do không chịu được khói thuốc lá từ người mẹ hút hay ở môi trường xung quanh. Tránh xa những nơi có khói thuốc lá sẽ giúp lượng oxi đi vào cơ thể người mẹ nhiều hơn.

Trong quá trình khám thai ở tuần thứ 31 thai kỳ, người mẹ sẽ được khám đầy đủ các vấn đề sau:

“ Khám thai thông thường thông qua việc đo chiều cao, cân nặng, kích thước vòng bụng, tim.. bằng các thiết bị y tế hiện đại

“ Siêu âm 2D để xác định vị trí thai nhi, ngôi thai, nhịp tim của bé… để phát hiện ra các vấn đề bất thường có thể xảy ra đối với thai nhi khi được 31 tuần tuổi.

“ Xét nghiệm máu cơ bản để kiểm tra và phân tích các thông số về đường huyết, ure, men gan, điện giải đồ…

“ Tổng phân tích nước tiểu 11 thông số

Ngoài ra, khi đi khám thai người mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng của mình trong tuần tiếp theo, những điều nên và không nên làm trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Người mẹ cũng sẽ được bác sĩ trang bị những kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho ngày sinh đẻ của mình, giúp chị em luôn chủ động trong mọi tình huống. Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc cần phải hỏi ngay với bác sĩ để nhận được câu trả lời chuẩn xác nhất.

Mẹ bầu cần chuẩn bị những gì trong tuần 31 này :

Trong giai đoạn này, bé thường hay có những cử động như đạp vào bàng quang của bạn, những cú đá nhẹ từ 2 bàn chân hay những cú chỏ vào mạn sườn hết sức đáng yêu và nghịch ngợm. Hãy dành nhiều thời gian hơn để thư giãn với những sự chuyển động này của bé. Thường xuyên nói chuyện với con cũng là cách giúp gắn kết tình cảm mẹ con nhiều hơn, vì thời gian này bé đã có thể nghe tiếng bạn nói chuyện rồi đấy. Ngoài ra thường xuyên cho bé nghe những bài hát có giai điệu nhẹ nhàng cũng giúp tâm hồn của bé được thoải mái.

Tuần thứ 31 của thai kỳ cũng khá gần với ngày sinh, bạn nên chuẩn bị những đồ dùng cần thiết, lên kế hoạch chi tiết cho lúc sinh để mọi chuyện đều được diễn ra suôn sẻ, đúng trình tự và cũng giúp bạn chủ động hơn. Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi làm mọi việc, có thể nhờ người khác giúp đỡ mình như chồng, chị, em…

Hãy chuẩn bị ngay từ bây giờ:

“ Lập danh sách những đồ dùng cần mua cho lúc sinh và giao cho một người nào đó thân cận với bạn và nhờ họ mua giúp.

“ Ghi lại tên và số điện thoại những người sẵn sàng giúp đỡ bạn trong lúc sinh.

“ Tìm hiểu trên mạng, qua người thân những gì cần làm trước và sau khi sinh sau đó lập một thời gian biểu với những mốc thời gian quan trọng thì làm việc gì, ai giúp đỡ.

“ Nếu bạn có những đứa con lớn hơn cần phải trông nom, hãy nhờ một người thân nào đó trông giúp một vài ngày khi mình còn đang ở trong bệnh viện.

“ Bạn nên tìm một người phụ giúp những công việc lặt vặt trong nhà, nếu gia đình bạn chỉ có 2 vợ chồng cùng nhau chung sống.

“ Chuẩn bị sẵn những đồ dùng cần thiết cho lúc sinh: máy ảnh, đồ ăn nhẹ, sách báo, áo ngủ và áo ngực thuận lợi cho con bú..

Các vấn đề khác trong quá trình mang thai Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không

Bài viết sau: Thai 32 tuần

Ra Máu Nâu Khi Mang Thai 6 Tuần

Có đến 20-30% thai phụ đang trong những tuần đầu tiên của thai kỳ nhận thấy có hiện tượng ra máu với lượng nhiều hoặc ít. Ra máu nâu khi mang thai 6 tuần khiến nhiều thai phụ lo lắng. Hãy tìm hiểu xem nguyên nhân của hiện tượng này do đâu, có nguy hiểm không và cách xử lý như thế nào nhé.

Nguyên nhân ra máu nâu khi mang thai 6 tuần

Việc ra máu sau vài tuần quan hệ và không sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào có thể là dấu hiệu thông báo bạn đã “đậu thai” thành công. Tuy nhiên, trong thời gian đầu mang thai, hiện tượng chảy máu, ra dịch nâu còn xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau

Nhiễm trùng âm đạo

Việc nhiễm khuẩn ở cổ tử cung hoặc âm đạo có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ra máu nâu khi mang thai 6 tuần. Nếu chảy máu kèm theo khí hư có mùi hôi khó chịu, vùng kín ngứa ngáy thì không còn nghi ngờ gì nữa, chắc hẳn các mẹ đã bị nhiễm trùng âm đạo. Mẹ cần đi bệnh viện để được tư vấn cách điều trị thích hợp nhất để tránh tác động xấu đến thai nhi.

Ra máu nâu khi mang thai 6 tuần

Quan hệ tình dục

Cổ tử cung sẽ trở nên mỏng manh và nhạy cảm hơn trong thời kỳ mang thai do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Chính vì thế, quan hệ tình dục hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động mạnh nào khác cũng có thể dẫn đến kích ứng, gây ra tình trạng đau nhẹ đi kèm xuất huyết màu nâu nhạt.

Chảy máu màng

Khi mẹ bầu mang thai, lớp niêm mạc tử cung rất dễ bị bong tróc do nội tiết tố trong cơ thể được đẩy lên mức cao. Hiện tượng này được xem là bình thường trong giai đoạn đầu của thai kỳ nhưng các mẹ cũng nên để ý xem có phải đơn giản là hiện tượng này hay do nguyên nhân nào khác.

Trứng đã làm tổ trong buồng tử cung

Quá trình này có thể khiến một số mẹ bầu ra chút máu nâu hoặc phớt đỏ lẫn dịch nhầy. Hiện tượng này sẽ hoàn toàn biến mất sau 1-2 ngày.

Mang thai ngoài tử cung

Ra máu khi mang thai, bắt đầu từ chút dịch nâu sau đó chuyển sang máu đỏ, đau bụng dưới dữ dội là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung (chửa ngoài tử cung).

Động thai, dọa sảy thai

Động thai và dọa sảy thai 6 tuần tuổi sẽ có những biểu hiện đi kèm như đau bụng dưới, đau thắt lưng, mẹ bị hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn… Lúc này, khả năng thai nhi vẫn còn sống và vẫn chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Do đó, khi nhận thấy những dấu hiệu trên thì mẹ cần đến bệnh viện ngay lập tức. Còn khi mẹ nhận thấy một lượng máu đỏ hồng, nhỏ thành từng giọt ở âm đạo thì khả năng mẹ bị sảy là rất cao.

Bị ra máu nâu khi mang thai 6 tuần khi nào là dấu hiệu nguy hiểm

Nếu hiện tượng chảy máu không đi kèm theo việc đau bụng dưới, đau lưng, chóng mặt và số lượng máu chảy ra cũng không nhiều, màu sắc không đậm thì bạn không cần lo lắng.

Hiện tượng này sẽ chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và sẽ hết sau khoảng 2-3 ngày mà không có các biểu hiện bất thường kèm theo. Tuy nhiên nếu có các dấu hiệu như chuột rút, đau bụng dữ dội, … thì đây không phải là một tín hiệu tốt và mẹ bầu cần phải hết sức cẩn thận.

Mẹ cần theo dõi sát sao những biểu hiện bất thường của cơ thể và tuân thủ những lưu ý sau:

Để biết được mình ra máu màu gì, nhiều hay ít thì khi bị ra máu, mẹ nên dùng các loại băng vệ sinh hằng ngày sẽ giúp nhận diện rõ hơn.

Trong thời gian bị ra máu nâu, dù là nguyên nhân gì chăng nữa thì mẹ cũng không nên quan hệ khi mang thai để tránh viêm nhiễm.

Những triệu chứng nguy hiểm mẹ cần đến bác sĩ ngay là: đau bụng dưới, đau lưng, ra máu đông, đôi khi máu đỏ và có dịch hồng, mẹ bị choáng, ớn lạnh và sốt cao trên 38 độ C…

Để hạn chế tình trạng ra máu nâu khi mang thai mẹ bầu cần chú ý:

Vệ sinh sạch sẽ vùng kín mỗi ngày, nhưng không được thụt rửa quá sâu

Hạn chế việc dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ..

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, thực đơn ăn uống hợp lý.

Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh

Quan hệ nhẹ nhàng, nên có biện pháp, tư thế quan hệ an toàn.

Mẹ nên hạn chế đi lại nhiều, không di chuyển đường dài

Nếu kết quả kiểm tra cho thấy có dấu hiệu động thai, mẹ nên ở lại bệnh viện vài ngày để tiện theo dõi

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, không bỏ bữa, không ăn uống linh tinh

Mẹ tránh vận động mạnh, không đứng hoặc ngồi quá lâu

Trên đây là thông tin liên quan đến hiện tượng ra máu nâu khi mang thai 6 tuần và cách hạn chế. Đây có thể là hiện tượng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi có các triệu chứng đi kèm như đau bụng chuột rút… các mẹ nên đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời nhé.

>> CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: Củ gai tươi giúp hỗ trợ điều trị ra máu khi mang thai rất hiệu quả và được nhiều mẹ bầu tin dùng hiện nay.

Ra Máu Nâu Khi Mang Thai 5 Tuần

14/12/2023 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 2.583 lượt xem

Ra máu nâu khi mang thai 5 tuần khiến nhiều thai phụ lo lắng. Hãy tìm hiểu xem nguyên nhân của hiện tượng này do đâu, phòng và xử trí thế nào cho hiệu quả?

Nguyên nhân ra máu nâu khi mang thai 5 tuần

Các thống kê cho thấy 20% thai phụ bị chảy máu trong thai kỳ, tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là chị em có thể lơ là không theo dõi. Nếu là những vệt máu rất nhẹ, thông thường 2-5 ngày là hết thì chị em không cần quá lo lắng, tuy nhiên cần theo dõi cơ thể chặt chẽ. 5 tuần – đây là thời điểm đầu thai kỳ, việc chú ý giữ gìn là vô cùng quan trọng.Có nhiều nguyên nhân khiến xuất huyết âm đạo khi mang thai:– Dấu hiệu báo có thai.– Tụ dịch màng nuôi, tụ máu ở nhau thai.– Dấu hiệu thai ngoài tử cung.– Mẹ bầu bị nhiễm trùng.– Dấu hiệu dọa động thai, mất một song thai.– Dấu hiệu bệnh viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ.

Phòng và xử trí ra máu nâu khi mang thai 5 tuần

– Bất cứ dấu hiệu bất thường trong quá trình mang thai đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi vì vậy chị em nên theo dõi cơ thể thường xuyên, gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và xử trí kịp thời bảo đảm bé và mẹ an toàn. Đặc biệt khi máu ra nhiều hay kèm theo dịch nhầy màu lạ cùng các dấu hiệu như đau bụng, tức ngực,… mẹ cần đến cơ sở y tế ngay. Tuyệt đối không được uống thuốc an thai một cách bừa bãi, tránh xoa bóp bụng. Tránh quan hệ vợ chồng.– Phòng ra máu nâu khi mang thai 5 tuần:

Thường xuyên thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Có chế độ ăn uống và sinh hoạt tập luyện khoa học, phù hợp với mẹ bầu. Đặc biệt bổ sung các chất đạm (như thịt, cá, trứng, sữa, đậu), hoa quả, rau tươi… Uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 2 – 2.5 lít nước. Tránh đồ uống không tốt cho thai như: bia, rượu, cafe…

Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, bằng dung dịch phù hợp chuyên dụng, không dùng quần lót chất liệu không thấm hút, gây bí ẩm vùng kín…

Không vận động nặng, không mang vác vật nặng, ngồi xổm…

Giữ tâm lý thoải mái trong thai kỳ.

Nghỉ ngơi hợp lý, không thức quá khuya.

Chướng Bụng Khi Mang Thai Từ Tuần 31

Các mẹ ơi chứng chướng bụng, đầy bụng có phải càng nặng khi ở tháng cuối không ạ? Em vẫn đầy bụng suốt thai kỳ nhưng từ khi 31 tuần thì càng nặng hơn, ăn ít vào là bụng căng đầy cảm giác sắp nứt ra ấy, khó chịu kinh khủng. Nhất là về chiều tối thì y như quả bóng, lưng thì mỏi,bụng luôn trong tình trạng như thế làm em không ăn được gì cả, chán lắm các mẹ ạ. Em đi khám uống các loại thuốc tiêu mà chả ăn thua. Cứ thế này mẹ còn ko ăn nổi chứ nói gì chất cho con. Có mẹ nào cũng như em vào đây chia sẻ đi ạ. Hic hic

xem có cải thiệnd dược ko

Thực phẩm cần tránh

– Những loại thực phẩm, hoa quả quá chua và cay là thủ phạm khiến dạ dày “mệt mỏi”, dẫn đến chướng bụng, ợ hơi. – Các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh (fast food) cũng khiến quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Các mẹ nên hạn chế ăn những món này. – Đồ uống có gas (như nước ngọt, nước tăng lực…) dẫn đến ợ hơi và đầy bụng. Chúng cũng không tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai nên bạn cần hạn chế. – Các loại cá và thịt hun khói. – Nhiều người khó hấp thu lactose trong các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa bầu, pho mai, bơ, sữa chua…) và hậu quả là dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu. Để tránh tình trạng này, bạn hãy chia nhỏ lượng sữa và các chế phẩm từ sữa ra làm nhiều lần, không nên ăn hoặc uống hết chúng trong một lần. – Các loại thức ăn lên men tự nhiên như dưa chua, cà muối, hành muối… sẽ làm tăng axit trong dạ dày, khiến chứng đầy bụng, ợ hơi trở nên trầm trọng hơn. – Bạn cũng cần tránh kẹo cao su vì khi ăn loại kẹo này, bạn vô tình nuốt rất nhiều không khí dẫn đến đầy hơi, ợ hơi.

Những thực phẩm nên ăn

– Một số loại trái cây như đu đủ chín, chuối, táo, lê, nho… có tác dụng cung cấp chất xơ , rất có lợi cho tiêu hóa và nhuận tràng. – Khi bị đầy bụng, bà bầu có thể dùng nghệ tươi hoặc bột nghệ khô để hỗ trợ tiêu hóa, kháng khuẩn và hỗ trợ dạ dày. – Tía tô không những có tác dụng an thai, chữa cảm cúm, ho sốt, đờm… mà còn giúp bà bầu giảm được chứng đầy bụng, khó tiêu rất hiệu quả. Tía tô là loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn, nên bạn hãy chế biến nhiều món ăn có lợi cho sức khỏe thai phụ như cháo thịt tía tô, cá nướng tía tô, chuối ốc đậu, bún ốc…

Một số thói quen sinh hoạt giúp hạn chế đầy bụng, khó tiêu khi mang bầu:

– Giữ thói quen ăn ít, ăn chậm và nhai thật kỹ để nghiền nát thức ăn, giúp hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa. – Bà bầu cần mặc quần áo rộng rãi và co giãn tốt, đặc biệt là vùng dưới ngực và bụng, để không gây áp lực lên các cơ quan tiêu hóa. – Massage cơ thể nhẹ nhàng là biện pháp giúp máu lưu thông tốt trong cơ thể, kích thích bộ máy tiêu hóa hoạt động hiệu quả và làm giảm chướng bụng. – Giữ chế độ nghỉ ngơi hợp lý là liệu pháp hiệu quả giúp giảm chướng bụng, đầy hơi. Hợp lý ở đây nghĩa là ngủ đủ giấc, dành thời gian nghỉ giữa giờ làm việc, thư giãn cơ thể bằng nhiều biện pháp như nghe nhạc, nằm nghỉ, đọc sách, co duỗi tay chân…

Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Tuần Thứ 31

Bây giờ thì có muốn thì bạn cũng không tránh được sự thật rằng bạn đang . Cảm giác đau nhức chỗ này chỗ kia trên cơ thể, những cú hích đạp trong bụng luôn kéo bạn về với thực tại rằng mình đang mang em bé trong người.. Mọi người thường có xu hướng vẽ vời hình ảnh một người phụ nữ mang thai thật dễ thương và nữ tính, nhưng sự thật thì khác xa nhiều lắm. Tuy nhiên cũng đừng lo lắng nếu bạn thấy mình không thật sự cảm thấy thoải mái trong suốt thai kỳ. Đây là điều thường gặp ở các phụ nữ mang thai, nhưng lại không được nói đến nhiều.

Hít vào thở ra

Nếu đây là lần đầu bạn mang thai, bạn sẽ có cơ hội được nghỉ ngơi, chăm sóc khá chu đáo. Nhưng nếu bạn còn có những đứa con khác cần chăm sóc, cơ hội được nghỉ ngơi này sẽ bị hạn chế nhiều lắm. Mỗi ngày hãy cố gắng dành ra vài phút yên tĩnh để thư giãn, chỉ tập trung “sống trong hiện tại” và ngừng lo lắng về tương lai. Mỗi khi có cơ hội làm điều này, hãy ngồi xuống, hít thở, thư giãn, và ngồ yên như thế. Chỉ đơn giản vậy thôi mà tốt cho cả bạn lẫn em bé đấy.

Những thay đổi của cơ thể bạn trong tuần này

Có thể bạn sẽ không nín được và bị đái dắt một chút vào giai đoạn mang thai tuần 31. Với những người đã từng mang thai trước đó thì việc này còn phổ biến hơn nữa. Kể cả khi bạn cười to, hắt xì, ho hay nâng vật nặng, bạn cũng có thể để rò ra tí chút nước từ cái bong bóng của mình. Thường thì về cuối thai kỳ, chuyện này sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Một số phụ nữ còn phải dung băng vệ sinh mỏng để tránh các tình huống dở khóc dở cười. Bài tập xương chậu-sàn nhà sẽ giúp các cơ hỗ trợ bàng quang của bạn khỏe hơn.

Nếu bạn đang mang kính áp tròng, thì giờ đây bạn sẽ cảm giác rất khó chịu khi thai nhi 31 tuần tuổi. Sự ứ dịch và hình dáng mắt thay đổi sẽ dẫn đến việc tròng kính không còn vừa vặn với tròng mắt nữa. Nhiều phụ nữ đổi sang mang kính có gọng, đợi cho đến khi sinh con xong và mắt trở lại bình thường. Bạn hãy tránh việc lại có một đơn thuốc cho kính áp tròng mới vào giai đoạn này. Mắt bạn đang trải qua một thời kỳ chuyển tiếp, và khám thị lực vào thời điểm này sẽ không chính xác.

Tuần này, những cơn quặn thắt Braxton Hick sẽ thường xuyên hơn. Các cơn quặn tử cung không đau đớn là một cách tự nhiên tập dượt cho bạn để chuẩn bị cho lúc đưa em bé ra đời. Trừ phi bạn cảm thấy đau nhiều, hoặc âm đạo bị khô, còn lại thì không nên lo lắng. Thay đổi tư thế nhạ nhàng hoặc tắm nước nóng đểu giúp giảm các cơn quặn thắt này.

Những thay đổi về cảm xúc

Giai đoạn thai nhi tuần 31, tâm trạng của bạn thay đổi liên tục. Có thể bạn sẽ chán ngấy lên với hình dạng của mình, với việc mang thai. Hãy tìm những gì có thể làm cho bạn của vui, và nói cho bạn đời biết bạn cảm giác như thế nào. Các chị em phụ nữ khác cũng có thể là những nguồn hỗ trợ tinh thần to lớn. Hãy gọi điện hoặc gửi thư điện tử cho người nào đó quan tâm đến bạn và có thể lắng nghe bạn mà không hề phán xét. Bạn cũng có thể nói chuyện với các bà mẹ khác ở câu lạc bộ Huggies nữa.

Nếu bạn bị mất ngủ thì rõ ràng là tâm trạng thất thường của bạn sẽ lại càng tệ. Cố gắng đi ngủ theo một giờ cố định, và có những “thủ tục lên giường” lặp đi lặp lại mỗi ngày để cơ thể bạn biết khi nào thì cần phải nghỉ ngơi. Tránh uống cà phê hay ăn sô-cô-la vào buổi chiều và tối, và tránh tập thể dục sau 4 giờ chiều. Nếu bạn đang đi làm, cố gắng đừng làm gì nhiều sau khi về đến nhà và đừng đòi hỏi bản thân mình quá cao.

Những thay đổi của thai nhi trong tuần này

Đến tuần 31 này, phổi của em bé càng hoàn thiện hơn nữa. Giả sử em bé của bạn ra đời ngay vào lúc này, thì bé có thể cần phải có các thiết bị hỗ trợ thở, mà cũng có thể không cần. Cơ thể em bé đang sản xuất ra một chất có hoạt tính bề mặt có thể giữ cho các đường dẫn khí mở ra và không bị vỡ. Nếu bạn vào bệnh viện với nguy cơ phải sinh non, thì thường người ta sẽ tiêm cho bạn một liều cóoc-ti-zôn để giúp cho phổi em bé hoàn thiện hơn nữa.

Thai nhi 31 tuần là lúc lượng dịch ối bao bọc em bé đạt khối lượng lớn nhất. Bào thai có chừng môt lít nước ối, tạo nên một chiếc bồn tắm ấm áp vô trùng cho em bé của bạn bơi trong đó. Lượng nước ối cho thấy thận của em bé đang hoạt động tốt ra sao. Nếu thận hoạt động bình thường, chúng sẽ sản xuất chừng 500ml/ngày vào thời điểm này.

Lời khuyên cho tuần này

Hãy tiết kiệm một số tiền mỗi tuần để giúp cân bằng ngân sách gia đình sau khi bạn sinh em bé. Trở nên phụ thuộc về tài chính sẽ là một thay đổi lớn đối với nhiều phụ nữ, nhất là những người luôn tự hào về sự đóng góp của mình vào thu nhập của gia đình.

Bạn thường chỉ tập trung mua sắm cho em bé mà nhiều khi quên mất chính mình. Nên chăm sóc bản thân mình, và thi thoảng có thể có một chút “quỹ đen” cũng không sao. Những chỗ tiền giấu riêng ấy lại thường là điều khiến nhiều bà mẹ vui nhất mỗi khi ngân sách gia đình bị hạn hẹp.

Nên nắm rõ chu trình hoạt động và nghỉ ngơi của em bé trong bụng bạn. Nếu có gì thay đổi, hơn ai hết, bạn phải là người biết rõ cái gì là bình thường, cái gì không dựa vào những cử động của con bạn. Bây giờ dạ con của bạn đang khá là chật chội, nên sẽ không còn những cú trở nhào hay lật người vốn rất thường xuyên trước đây. Bù lại, bạn sẽ được “tận hưởng” hàng ngày những cú đá từ hai bàn chân khỏe khoắn, những cú chỏ vào mạn sườn, hay những cú đạp vào bàng quang của bạn. Hãy dành thời gian thư giãn với những chuyển động của em bé. Cho dù điều này là khó hình dung với bạn ngay lúc này, nhưng sự thực là nhiều bà mẹ nói rằng, sau khi con đã ra đời, họ thấy nhớ cái cảm giác có em bé cứ cử động bên trong bụng mình.

Xem tiếp tuần thứ 32 hoặc Sự phát triển thai nhi theo tuần