Ra Máu Khi Mang Thai Tuần 34 / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

#34 Mang Thai Tuần 34

Thai nhi 34 tuần tuổi có chiều dài đo được từ đầu tới gót chân vào khoảng 44 – 45 kg và trọng lượng khoảng 2,1 – 2,3 kg. Vào thời điểm này, thận của bé đã phát triển đầy đủ, gan của bé cũng có thể sản xuất chất thải. Thai nhi trông bụ bẫm hơn với các lớp mỡ tích tụ dưới da.

Khung xương của em bé là một kết cấu phức tạp, sẽ không hợp nhất lại khi chưa đủ tuần tuổi. Khi bé sinh ra, khung xương bé nhất thiết phải xốp và uốn theo hình dáng ống dẫn thai của người mẹ. Nếu bạn mang thai lần đầu, thì lúc này đầu của em bé có thể đã bắt đầu chúi xuống vùng xương chậu của bạn.

Sọ não của thai nhi vẫn chưa có sự gắn kết, các mảnh sương sọ vẫn rời nhau,.. để bé có thể “lọt” qua tử cung chật hẹp. Nhưng các phần xương khác trong cơ thể đang ngày càng cứng cáp. Các nơ ron thần kinh trong não bé rất phát triển, giúp bé hoàn thiện các giác quan của mình. Đặc biệt con ngươi trong mắt bé đã co giãn được, giúp bé nhận ra được các hình thù.

Ở tuần 34 này, em bé sẽ dịch chuyển vào tư thế sẵn sàng để chui ra. Không còn đủ không gian trong tử cung để xoay trở nhiều, và cử động của em bé bị hạn chế. Nếu đến giờ mà em bé vẫn chưa chịu nằm chúc đầu xuống, thì bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ hoặc hộ sinh của bạn.

Những thay đổi của mẹ bầu trong tuần 34

Tử cung, vốn nằm khuất hẳn bên trong xương chậu khi thụ thai, nay đã chạm đến khung xương sườn. Tử cung phồng lên chèn ép các cơ quan nội tạng khác là lý do mẹ phải đi tiểu thường xuyên hơn, có thể phải đối mặt với các chứng ợ nóng và các vấn đề về đường tiêu hóa.

Ngực của các bà mẹ vẫn đang phát triển và cảm thấy chúng đã rất lớn rồi, núm vú cũng sẽ lớn tương ứng. Những cơn co thắt giả kéo dài trong khoảng 30 giây rất có thể sẽ xuất hiện vào thời điểm thai nhi 34 tuần tuổi. Mẹ sẽ cảm thấy cứng bụng hoặc giống như bụng bị co chặt lại. Nếu những cơn đau diễn ra thường xuyên và trở nên mạnh mẽ hơn, bạn nên kiểm tra và xin ý kiến của bác sĩ.

Khoảng thời gian từ bây giờ và tuần thai thứ 37, bác sĩ sẽ kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) trong âm đạo và ruột thẳng của mẹ.

GBS là một loại vi khuẩn có thể vô hại đối với người lớn nhưng nếu đang tồn tại trong cơ thể mẹ và truyền sang cho bé trong quá trình sinh thì có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não hay nhiễm trùng máu.

Có đến khoảng 10 – 30% thai phụ có loại vi khuẩn này mà không biết nên việc kiểm tra là công đoạn rất cần thiết và quan trọng. Nếu có GBS, mẹ sẽ được cho uống kháng sinh IV trong quá trình sinh, có tác dụng giảm đáng kể nguy cơ bé bị nhiễm trùng.

“ Khám thai thông thường ( thường kiểm tra cân nặng, huyết áp, nhịp tim của mẹ và các dấu hiệu khác như hiện tượng phù nề, xuống nước,…)

“ Siêu âm thai 4D để xác định ngôi thai, các bất thường ảnh hưởng tới sự phát triển của thai như tràng hoa quấn cổ, tình trạng nước ối, vị trí rau bám, nhịp tim của thai nhi,…

“ Tổng phân tích nước tiểu 10 thông số nhằm phát hiện các viêm nhiễm về đường tiết niệu, lượng đường, ure,…

“ Ngoài ra, chị em sẽ được tư vấn các vấn đề về sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cho thai kỳ ở tuần 34 để kịp thời bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi trào đời khỏe mạnh.

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nhiều thay đổi về sức khỏe cơ thể. Có những thay đổi khiến mẹ bầu hồi hộp, hạnh phúc khi biết con đang lớn lên từng ngày, nhưng cũng không ít hiện tượng làm các mẹ lo lắng, bất an, một trong số đó là những cơn gò cứng bụng.

Những cơn gò này xuất hiện nhiều từ cuối tam cá nguyệt thứ hai và đến hết tam cá nguyệt thứ ba. Tuy nhiên, nhiều thai phụ cho biết họ cảm thấy bụng bị căng cứng từ trước cả khoảng thời gian này.

Đa số các cơn gò này được gọi là cơn gò sinh lý Braxton – hicks (cơn đau chuyển dạ giả) là biểu hiện bình thường khi mang thai.

Thông thường cơn gò xuất phát từ góc phải tử cung và lan dần khắp tử cung khiến chị em cảm thấy bụng gò nhẹ vài lần trong ngày. Các cơn gò này tần suất xuất hiện không đều (diễn ra trong 30 – 60 giây), không có nhịp rõ ràng, không gây đau đớn và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.

Nhiều mẹ bầu không phân biệt được thai máy và thai gò. Thực chất, thai máy là khi bé xoay người, đạo trường người trong bụng mẹ, đôi khi làm bụng mẹ lệch hẳn về một bên thì chỉ là dấu hiệu vận động của thai nhi.

Ngược lại nếu mẹ bầu có cảm giác bụng bị nhồi lên nhồi xuống nhiều lần trong ngày, cứng căng và đau nghĩa là thai gò quá nhiều và đây là dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay.

Nhiều khi cơn gò tử cung không phải tự dưng xuất hiện mà do mẹ bầu thiếu hiểu biết gây ra những tác động bên ngoài. Chị em cần biết rằng sự kích thích ở vùng bụng hoặc đầu núm ti có thể khiến tử cung co thắt mạnh và gây ra hiện tượng sinh non.

Do vậy khi thấy thai 34 tuần gò nhiều, mẹ bầu cần đặc biệt thận trọng khi xoa bụng hoặc vê núm vú (việc này có thể gặp khi chị em bôi kem dưỡng da lên bụng bầu, vệ sinh núm vú khi tắm rửa hoặc người chồng vô tình kích thích khi quan hệ tình dục,…)

Sang tuần thai thứ 34, bé đã có hệ thống miễn dịch riêng nên dù có sinh non, bé vẫn có khả năng sống sót cao. Theo một thống kê đã kết luận rằng, trẻ sinh non 34 tuần có tỷ lệ sống là 99 % và hoàn toàn có thể phát triển ổn định như một đứa trẻ sinh đủ tháng.

Mặc dù vậy, vì những tuần cuối là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của não bộ nên có thể bé sẽ gặp một vài vấn đề nhỏ về trí não. Đó không phải là những khuyết tật thần kinh nghiêm trọng nhưng có khả năng ảnh hưởng tới việc học tập sau này cả bé. Những vấn đề này hoàn toàn có thể biến mất nếu mẹ dự phòng và điều trị tốt sau khi trẻ được sinh ra.

Ở giai đoạn này, khi mang thai đến tuần thứ 34, mẹ có thể tự do ăn những gì mình thích bởi đây là thời điểm mẹ cần bồi bổ sức khỏe để chuẩn bị cho giai đoạn nước rút. Đồng thời tuần thứ 34 cũng là thời điểm mà thai nhi tăng tốc phát triển để đáp ứng về trọng lượng, thể chất cho nên chế đọ dinh dưỡng thời kỳ này rất quan trọng. Các mẹ bầu cần lưu ý để bổ sung kịp thời.

Hãy ưu tiên chọn những món ăn giàu đạm, chất xơ, canxi, sắt, vitamin B và C như khoai tây nướng, súp lơ và các loại hạt.

Mẹ có thể dự trữ một ít đồ ăn vặt trong tủ lạnh, khi nào cảm thấy đói thì chỉ cần hâm nóng chúng lên là có thể ăn ngay. Ngoài ra, mẹ mang thai tuần 34 nên bổ sung sữa chua, nước hoa quả ít đường như nước cam, nước ép cà rốt, cà chua, nước nho, nước ép bắp cải, để giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Những loại thực phẩm giàu chất xơ vẫn không hề giảm bớt tầm quan trọng khi mẹ mang thai tuần 34 đâu. Một chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ giúp mẹ hạn chế được tối đa các triệu chứng khó chịu do ợ nóng, táo bón, hạ huyết áp, giãn tĩnh mạch gây ra suốt giai đoạn cuối này của thai kỳ.

Thời gian này, mẹ cũng nên bổ sung thêm các loại dưỡng chất và vitamin như sắt, canxi, vitamin A,B, C, D, E… giúp mẹ và bé có sức khỏe tốt để chuẩn bị cho ngày trọng đại sắp tới.

Các vấn đề khác trong quá trình mang thai

Phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Bài viết sau : Thai 35 tuần

Mang Thai 4 Tuần Bị Ra Máu

Hiện tượng mang thai 4 tuần bị ra máu xảy ra ở hầu hết chị em. Hiện tượng này báo hiệu trứng đã được thụ tinh. Và đây chính là một trong những dấu hiệu sớm báo hiệu việc mang thai ở chị em. Tuy nhiên cũng cần lưu ý hiện tượng ra máu báo này có những đặc điểm sau đây:

-Máu có màu đỏ nhạt hoặc đỏ sẫm.

-Lượng máu ra ít và kết thúc sớm hơn chu kỳ kinh nguyệt

Còn nếu mang thai 4 tuần bị ra máu kèm theo các triệu chứng bất thường như đau bụng, thời gian ra máu kéo dài, máu có màu đen hoặc nâu thì chị em cần cẩn trọng. Bởi có thể hiện tượng ra máu này là lời cảnh báo về sức khỏe của chị em đang gặp phải những vấn đề như:

-Dọa sảy hoặc sảy thai

-Chảy máu cấy ghép

-Do nhiễm trùng âm đạo hay những tổn thương nhất định ở vùng kín.

-Ngoài ra nhiều trường hợp ra máu khi mang thai do quan hệ quá mạnh hoặc do thành tử cung quá mỏng.

Vì vậy nếu thấy việc ra máu khi mang thai với các triệu chứng bất thường thì chị em cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc về sau.

Trong trường hợp mang thai 4 tuần bị ra máu với triệu chứng bất thườngbác sĩ sẽ yêu cầu chị em làm xét nghiệm để tìm hiểu rõ nguyên nhân vấn đề. Các xét nghiệm cần thiết bao gồm:

-Tiến hành xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.

-Tiến hành siêu âm tổng thể để kiểm tra sức khỏe của thai nhi.

-Tiến hành kiểm tra độ mở của tử cung để biết rõ tình hình thai nhi như thế nào?

Như vậy mang thai 4 tuần bị ra máu các chị em không nên chủ quan mà cần quan sát để có giải pháp kịp thời nếu trường hợp xấu có thể xảy ra. Chúc chị em có sức khỏe tốt để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Mang Thai Tuần 34 Cần Biết

Bạn đã sắp đến đích rồi. Chỉ còn 6 tuần nữa thôi là bé sẽ ra đời, và em bé thì vẫn đang tiếp tục tự hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung. Bạn sẽ có một cảm giác giống như sự bình yên trước cơn bão ở tuần thai này. Đã sắp đến ngày bạn có thể ôm con mình vào lòng, nhưng ngày đó cũng không thực sự quá gần đến mức nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Với nhiều bà mẹ thì đây là thời gian suy ngẫm và tận hưởng những tuần cuối của thai kì. Bạn có thể cảm thấy cơ thể mình thật kì diệu, có thể thích ứng với mọi sự thay đổi. Hoặc là bạn có thể cảm thấy ước gì mình đã mang thai được 40 tuần rồi, và chỉ muốn mấy tuần cuối cùng này biến quách đi.

Thời kỳ “làm tổ”

Đừng ngạc nhiên nếu một buổi sáng bạn thức dậy và cảm thấy như vừa bỏ được tấm màn che mắt mình. Bụi bẩn khắp mọi nơi và bạn không hiểu vì sao trước đây mình lại không nhận ra như thế. Chào mừng bạn đến với thời kì “làm tổ”. Nếu bạn từng cảm thấy rất thì giờ đây bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình tràn đầy năng lượng. Bạn muốn sắp xếp và phân loại lại tất cả mọi thứ, dỡ cái đống thùng hộp kia và lôi các thứ ra ngoài. Sau khi bé chào đời, bạn sẽ rất vui vì mình đã kịp dọn dẹp đồ đạc. Trong vài tuần đầu sau khi sinh bạn sẽ thấy mình không thể dành chút thời gian nào cho việc nhà. Cần nhớ rằng một số bà bầu sẽ hơi trái tính và đặt rất nhiều áp lực lên bản thân họ và người bạn đời. Hãy cố gắng tập trung vào chỉ một việc tại một thời điểm và hoàn thành nó trước khi chuyển sang việc tiếp theo. Nếu gia đình và bạn bè ngỏ lời giúp đỡ thì đừng từ chối. Đây sẽ là thời gian của những mối quan hệ thực sự, và các bạn sẽ cùng nhau khiến cho việc chuẩn bị cho sự ra đời của bé càng thêm phần hào hứng.

Có thể giải thích theo cơ sở sinh học cho việc những bà mẹ ở cuối thai kỳ cảm thấy họ cần phải sắp xếp lại “ổ” của mình. Bản năng tự nhiên của người mẹ là như vậy.

Sinh lý của bạn thay đổi ra sao khi thai nhi 34 tuần?

Ngủ không phải là một việc lấy gì làm dễ chịu trong thời kì mang thai tuần 34. Bạn gần như là không thể nằm sấp và lại không nên nằm ngửa, vì thế lựa chọn duy nhất là nằm nghiêng một bên. Vấn đề là bạn chỉ có hai bên để thay đổi vì thế bạn sẽ cảm thấy đau ở hông và đùi. Hãy chất những chiếc gối êm ái xung quanh mình, và nên tìm mua một chiếc chăn độn bông để lót dưới ga trải giường. Cách này khá hữu hiệu đấy bạn à.

Từ giờ cho đến khi sinh, hộ sinh hay bác sĩ của bạn sẽ khuyên bạn khám thai hàng tuần. Bạn sẽ được kiểm tra nước tiểu, huyết áp, cân nặng, và kích thước tử cung. Đáy tử cung sẽ được đo để xem kết quả có thể hiện phù hợp với sự phát triển của thai và ngày dự sinh của bạn không. Nếu có gì không nhất quán, bạn sẽ được siêu âm để kiểm tra kích thước em bé, lượng nước ối và kích thước nhau thai.

Hãy dành cho mình những khoảng tĩnh lặng trong ngày, và trong những lúc này, bạn hãy vén áo lên và ngắm nhìn những chuyển động trong bụng mình. Bạn sẽ thấy đường viền của một bàn chân bé xíu, một cái cùi chỏ, hoặc một cái đầu gối xinh xinh. Nếu bạn gẩy nhẹ vào đấy, bạn sẽ thấy bé đáp trả bằng cách đạp hay hích lại. Hãy rủ bạn đời của mình cùng tận hưởng những giây phút đó, để anh ấy thấy mình cũng thật sự là một phần của quãng thời gian mang thai này. Nếu anh ấy nói chuyện với bé, bé thường sẽ “trả lời” lại bằng những chuyển động của mình.

Xương chậu của bạn bắt đầu tách và hở hơn ra trong những tuần cuối này, khiến bạn cảm thấy rất đau nhức. Bạn thường vô thức đặt tay lên lưng dưới, lên bụng, lên hông, và còn nhăn nhó nữa. Những bà bầu khác sẽ nhìn bạn đầy thông cảm bởi họ đã quá hiểu những cảm giác đó. Tắm nước ấm, xoa bóp, nghỉ ngơi và đối xử thật tốt với bản thân mình là những cách để bạn đi hết những tuần cuối cùng này.

Nếu hiện tại em bé đã chúi đầu xuống xương chậu thì bạn sẽ thấy dễ thở hơn. Phổi và cơ hoành của bạn đã có thể giãn nở ra một chút và dịch chuyển dần về vị trí cũ. Chà, thực ra thì cũng gần gần như thế thôi.

Những thay đổi tâm lý nào mà bạn sẽ gặp ở tuần 34?

Thực sự là bạn đã ở rất gần ngày đón em bé ra đời rồi đấy, thế nhưng bạn cảm giác lê thê như thể ngày đó sẽ không bao giờ đến. Tháng thứ chín thường kéo dài vô tận, nhất là với những bà bầu phải chịu nhiều khó chịu và tưởng chừng như mình không thể chịu thêm được nữa.

Có thể bạn đã bắt đầu nghỉ sinh từ tuần này rồi, nghĩa là bạn sẽ phải chuẩn bị tâm lý cho việc mình không cần làm việc nữa. Có thể nó khiến bạn nhẹ cả người, mà cũng có thể bạn sẽ buồn một chút, nhất là khi bạn yêu thích công việc của mình và cảm thấy nó có ý nghĩa. Trở thành một người bố, người mẹ có nghĩa là chúng ta sẽ phải thay đổi cách mình nhìn nhận chính bản thân mình, và cách ta nhìn thấy mình đang ở đâu trong thế giới này. Bạn sẽ cần chút thời gian để quen với những thay đổi này đấy.

Thai nhi 34 tuần tuổi phát triển như thế nào và nặng bao nhiêu?

Bé đã nặng khoảng 2.2 kg và dài khoảng 45 cm khi thai nhi 34 tuần. Nếu bây giờ bé ra đời, bé sẽ không cần chăm sóc đặc biệt nữa và đã có thể tự hô hấp rồi. Tuy nhiên, có khả năng bé sẽ có chút vấn đề với việc bú sữa.

Ruột của bé chứa đầy phân, một hợp chất dinh dính như nhựa, màu đen, và chất này sẽ khiến ruột hoạt động lần đầu tiên trong đời vào giai đoạn thai nhi tuần 34. Một số em bé sẽ thải số phân này ngay trong bụng mẹ, và điều này có nghĩa là bé có chút vấn đề. Nếu tình huống này xảy ra, nước ối sẽ bị bẩn và chuyển từ màu trong sang màu pha xanh. Nếu bạn bị vỡ ối và bạn biết được điều này, bạn cần báo ngay cho bác sĩ hoặc hộ sinh của bạn.

Khung xương của em bé là một kết cấu phức tạp, và sẽ không hợp nhất lại khi chưa đủ tuần tuổi. Khi em bé sinh ra, khung xương bé nhất thiết phải xốp và uốn theo hình dáng ống dẫn thai của người mẹ. Nếu bạn mang thai lần đầu, thì lúc này đầu của em bé có thể đã bắt đầu chúi xuống vùng xương chậu của bạn.

Ở tuần 34 này, em bé sẽ dịch chuyển vào tư thế sẵn sàng để chui ra. Không còn đủ không gian trong tử cung để xoay trở nhiều, và cử động của em bé bị hạn chế. Nếu đến giờ mà em bé vẫn chưa chịu nằm chúc đầu xuống, thì bạn cần phải hỏi ý kiến bác sỹ hoặc hộ sinh của bạn.

Chăm sóc sức khỏe của mẹ khi mang thai tuần 34

Trầm cảm trước khi sinh: khi mang thai, tâm sinh lý của mẹ thay đổi rất nhiều. Mẹ nhạy cảm hơn, hay lo lắng vì những bất tiện trong thai kỳ hoặc thiếu sự quan tâm, chăm sóc từ những người xung quanh. Nếu để tình trạng này kéo dài, nguy cơ mẹ bị trầm cảm là rất cao. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm vì có khoảng 10 – 15% các mẹ khi mang thai bị trầm cảm. Lời khuyên dành cho mẹ là hãy mở lỏng nếu như mẹ cần sự giúp đỡ. Để yên tâm hơn, mẹ có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ để có những biện pháp chữa trị kịp thời.

Luyện tập thể thao: mẹ có thể tham gia các lớp yoga, đi bơi hoặc chạy bộ để tăng cường việc tuần hoàn máu và endorphin. Việc tập thể dục cũng giúp mẹ có giấc ngủ ngon và giảm bớt những cơn mệt mỏi.

Chế độ ăn uống của mẹ: mẹ nên lưu ý về lượng muối nạp vào cơ thể trong bữa ăn hàng ngày. Một lượng vừa đủ trong các món ăn sẽ giúp cân bằng việc điều tiết dịch lỏng trong cơ thể cũng như hạn chế lượng natri không tốt cho con. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều muối sẽ không tốt cho cả mẹ lẫn bé và khiến cơ thể phù nhiều hơn. Để hạn chế, mẹ nên tránh xa các món ăn nhẹ có muối và kiểm soát lượng muối trong mỗi bữa ăn bằng cách nêm từ từ đến khi món ăn đạt đến độ mặn vừa đủ.

Từ tuần 34, sức khỏe của mẹ và thai nhi cần phải được theo dõi kỹ lưỡng. Ở giai đoạn này, mẹ nên lưu ý những việc như sau:

Tìm hiểu kỹ những dấu hiệu chuyển dạ để đi bệnh viện kịp lúc, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Phân biệt rõ hai hiện tượng rỉ ối và chảy dịch âm đạo để có thể xử lý sớm, tránh tình trạng sinh non, thai lưu và suy thai.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nếu xuất hiện tình trạng chảy máu, mẹ phải đi cấp cứu ngay để bảo vệ tính mạng của mẹ và bé.

Thường xuyên theo dõi lượng nước ối.

Theo dõi kỹ cân nặng của em bé trong 3 tháng cuối để đánh giá tình trạng sức khỏe của bé cũng như dự đoán được những vấn đề có thể xảy ra sau khi sinh.

Mẹ cần nắm rõ và phân biệt được cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ hay thai máy để đi bệnh viện kịp lúc.

Mẹ mang thai tuần 34 nên làm gì?

Đừng quên đánh răng đấy! Viêm lợi có thể gây ra sinh non, thế nên việc đánh răng ít nhất hai lần một ngày, xỉa răng bằng chỉ nha khoa, và khám răng thường xuyên là rất quan trọng. Nếu suốt thai kỳ bạn vẫn chưa đi nha sỹ lần nào, thì hãy đặt hẹn ngay. Vi khuẩn gây sâu răng lây rất nhanh, và người mẹ sẽ dễ dàng truyền vi khuẩn đường miệng sang con thông qua nước bọt và hơi thở khi miệng em bé đang bị khô.

Bạn cần phải nghỉ trưa, nhưng chớ nên ngủ nhiều hơn một tiếng. Ngủ trưa quá nhiều có thể gây ra chứng mất ngủ về đêm, vậy nên hãy cẩn thận với lượng thời gian bạn ngủ trưa cho dù bạn có mệt đến đâu.

Hãy tham khảo chúng tôi để có những thông tin hay, chuẩn xác, có cơ sở về việc chuẩn bị cũi em bé. Hãy làm theo hướng dẫn của họ về việc cho em bé ngủ một cách an toàn, và làm tất cả mọi thứ để giảm thiểu nguy cơ của chứng SUDI (Đột tử không thể giải thích ở trẻ nhỏ). Chuẩn bị sẵn đầy đủ thông tin luôn luôn rất quan trọng.

Xem tiếp mang thai tuần thứ 35

Mang Thai Tuần Thứ 7 Bị Ra Máu

Mang thai tuần thứ 7 bị ra máu là dấu hiệu không nên chủ quan. Mẹ bầu nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để bảo vệ sức khoẻ tốt nhất cho mẹ và bé. Theo các chuyên gia, mang thai tuần thứ 7 bị ra máu có thể do bong nhau thai hoặc có nguy cơ sẩy thai. Hãy cùng gonhub.com giải đáp “tất tần tật” những lưu ý về hiện tượng này nhé.

1. Mang thai tuần thứ 7 bị ra máu nguy hiểm như thế nào?

Nhiều ý kiến cho rằng những tuần đầu mang thai bị ra máu thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, có hơn 20% phụ nữ mang thai tuần thứ 7 bị ra máu doạ sảy thai do chủ quan. Vì thế, mẹ bầu nên thường xuyên theo dõi và đến khám thai định kỳ để có cách giải quyết.

Mang thai tuần thứ 7 bị ra máu có những ảnh hưởng sau:

Lượng máu chảy ra nhiều khiến mẹ hoang mang, suy sụp tinh thần. Một vài trường hợp máu có màu đỏ sẫm hoặc vón cục khác thường.

Triệu chứng ra máu khiến mẹ dễ mắc các bệnh phụ khoa viêm nhiễm và nấm ngứa.

Đặc biệt, mang thai bị ra máu còn làm tăng nguy cơ động thai, sẩy thai hoặc sinh non, gây hậu quả đáng tiếc cho mẹ và bé.

Ngoài dấu hiệu ra máu, những dấu hiệu sau cũng gây nguy hiểm đến sức khoẻ sinh sản mà mẹ bầu cần quan tâm:

Đau bụng dữ dội, đau quặn thắt phần bụng dưới

Máu âm đạo chảy ra nhiều, có thể kèm theo đau bụng hoặc không.

Chóng mặt, ngất xỉu

Sốt cao và đổ mồ hôi lạnh

Mẹ bầu cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị.

2. Mang thai tuần thứ 7 bị ra máu và những việc nên làm

Để tránh những rủi ro ngoài ý muốn, mẹ bầu cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết khi mang thai như:

Xét nghiệm máu và nước tiểu, đo nồng độ nội tiết tố của thai phụ

Kiểm tra mức độ dãn nở của tử cung

Siêu âm tim thai nhi

Các xét nghiệm trên chỉ là bước cơ bản để bác sĩ tiện theo dõi cũng như chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé.

Ngoài ra, thai phụ có thể áp dụng những biện pháp để phòng tránh và làm giảm sự khó chịu của hiện tượng ra máu khi mang thai ngay tại nhà

2.1 Theo dõi sát sao dấu hiệu xuất huyết

Sử dụng băng vệ sinh để theo dõi lượng máu bị mất và nhận diện tình trạng máu (máu màu hồng, máu đỏ vón cục, máu đỏ sậm,…) để bác sĩ kiểm tra và có chẩn đoán chính xác nhất.

2.2 Không nên quan hệ tình dục

Tuyệt đối không nên quan hệ tình dục nếu mang thai tuần thứ 7 bị ra máu. Việc xảy ra quan hệ khi mang thai và trong lúc bị ra máu sẽ gây động thai, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé.

2.3 Không tham gia các hoạt động vui chơi mạnh

Cử động mạnh là điều các mẹ bầu nên hạn chế. Vì vậy, bạn cần tránh tham gia những cuộc vui vận động giải trí tốn nhiều sức. Khi ra đường cần có người thân đi cùng nhằm phòng trường hợp té ngã.

Mẹ nên cẩn thận hơn với việc lên xuống cầu thang, nên mang giày bệt thay cho giày có gót để bước đi them vững vàng.

2.4 Dành thời gian nghỉ ngơi

Tinh thần thoải mái là yếu tố rất quan trọng cho mẹ bầu, đặc biệt là khi mẹ gặp phải tình trạng chảy máu trong những tuần thai đầu.

Mẹ nên ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, luôn giữ tinh thần ổn định và thư giãn, tránh cáu gắt. Các bố cũng nên quan tâm và chia sẻ để mẹ và bé có được tinh thần tốt nhất nhé.

2.5 Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Một số ít trường hợp mẹ mang thai tuần thứ 7 bị ra máu là do ăn những món ăn không phù hợp, dẫn đến hormone thay đổi. Vì vậy việc ăn uống là rất quan trọng.

Các thực phẩm mẹ bầu cần bổ sung như thịt, cá, trứng, sữa và rau củ. Mẹ cần hạn chế ăn đồ ngọt, béo, nhiều dầu mỡ hoặc uống nước có ga, có cồn.

Mẹ có thể bổ sung thêm vi chất bằng các loại thực phẩm chức năng nhưng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh lạm dụng quá liều khi chưa có sự chỉ định của bác sỹ. Chia bữa ăn thành nhiều bữa phụ để bé trong bụng mẹ được hấp thu tốt nhất dưỡng chất.

2.6 Massage bụng và cơ thể

Mẹ hãy tham khảo một số động tác massage bụng để xoa dịu sự khó chịu khi bị chảy máu trong quá trình mang thai. Xoa bóp vùng bụng còn là cách giúp mẹ cảm nhận được sự phát triển của bé.

Bên cạnh đó, một vài bài tập mà mẹ cũng nên áp dụng như xoa bóp bầu vú, kích thích tuyến mạch của vú nhằm lợi sữa cho bé. Xoa bóp lòng bàn chân cũng là một cách hay giúp mẹ bầu đi vào giấc ngủ dễ dàng và an giấc.

Mang thai tuần thứ 7 bị ra máu thực sự khiến nhiều mẹ bầu lo âu. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này. Mặc dù đây là dấu hiệu không nên xem thường nhưng mẹ cũng đừng quá căng thẳng, hãy giữ tinh thần lạc quan và thoải mái để có những biện pháp phù hợp. Chúc mẹ và bé luôn khoẻ mạnh.

Hạnh Sử tổng hợpMẹ – Bé –