Ra Máu Loãng Khi Mang Thai / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Hiện Tượng Ra Nhiều Khí Hư Loãng Như Nước Khi Mang Thai?

Ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai thường không nghiêm trọng, tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu nhiễm trùng, đặc biệt là các bệnh lây lan qua đường tình dục. Nhiễm trùng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ, do đó thai phụ nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai là gì?

Dịch tiết âm đạo là bình thường, được gọi là huyết trắng, có kết cấu mỏng, trong hoặc trắng đục và có mùi nhẹ. Dịch âm đạo bắt đầu có nhiều sự thay đổi sớm nhất bắt đầu từ 2 tuần sau khi thụ thai và có thể trước khi bạn mất chu kỳ kinh nguyệt.

Mang thai có thể dẫn đến tăng tiết dịch âm đạo trong suốt thai kỳ. Khi bào thai phát triển, dịch tiết thường dày hơn và nhiều hơn. Một số phụ nữ có thể cần sử dụng băng vệ sinh hàng ngày hoặc quần lót chuyên dụng để tránh rò rỉ khí hư.

Dịch tiết âm đạo thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ do sự dao động của nồng độ hormone. Mang thai khiến nồng độ hormone thay đổi, gây ảnh hưởng đến dịch tiết âm đạo và dẫn đến hiện tượng ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai. Điều này hoàn toàn bình thường và khí hư có thể tiết nhiều hơn ở những tháng cuối của thai kỳ.

Bên cạnh đó, ra khí hư loãng như nước ở ba tháng cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu bạn đang chuyển dạ. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm tiết dịch âm đạo kèm những vệt máu, cảm thấy căng tức hoặc khó chịu ở bụng. Nếu nhận thấy các dấu hiệu này, bạn nên đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và chăm sóc phù hợp.

Ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai có nguy hiểm không?

Mặc dù tình trạng ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai thường không gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Tuy nhiên, đôi khi hiện tượng này có thể là dấu hiệu của một số vấn đề cần điều trị y tế. Cụ thể, các rủi ro và nguyên nhân có thể bao gồm:

1. Nhiễm trùng âm đạo

Nhiều phụ nữ mang thai tăng tiết dịch âm đạo. Tình trạng này thường không nguy hiểm nếu khí hư không có mùi hôi hoặc không có màu bất thường.

Các dấu hiệu nhiễm trùng âm đạo khi mang thai có thể bao gồm:

Đau hoặc ngứa ở âm đạo hoặc xung quanh bộ phận sinh dục

Khí hư có màu vàng, xanh lá cây hoặc xám

Dịch tiết âm đạo có mùi hôi

Huyết trắng vón cục như bã đậu hoặc dính như phô mai

Đôi khi ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nấm men. Nếu nhiễm trùng nấm men trong thai kỳ, bác sĩ có thể khuyên người bệnh sử dụng kem bôi âm đạo hoặc sử dụng thuốc đặt để điều trị. Trong trường hợp nhiễm trùng không nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh cải thiện các triệu chứng tại nhà bằng cách:

Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

Mặc đồ lót bằng cotton

Lau khô bộ phận sinh dục sau khi tắm, bơi lội hoặc tập thể dục

Bổ sung sữa chua và các loại thực phẩm lên men khác vào chế độ ăn uống để thúc đẩy phát triển vi khuẩn tốt ở âm đạo

2. Bệnh lây qua đường tình dục

Ngoại trừ hiện tượng ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai, nhiễm các bệnh lây lan qua đường tình dục có thể dẫn đến một số dấu hiệu khác như:

Xuất hiện các vết sưng, loét hoặc mụn cóc ở gần miệng, hậu môn hoặc âm đạo

Sưng đỏ, ngứa rát hoặc phát ban ở âm đạo

Đau khi đi tiểu

Giảm cân, phân lỏng hoặc đổ mồ hôi đêm

Sốt và ớn lạnh

Dịch tiết âm đạo có mùi hôi hoặc huyết trắng vón cục như bã đậu

Nhiễm các bệnh lây lan qua đường tình dục có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng thai kỳ. Do đó, nếu xuất hiện các triệu chứng hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.

3. Ối vỡ non

Hiện tượng ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai có thể là dấu hiệu rò rỉ nước ối, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Đôi khi túi ối có thể vỡ trước tuần thứ 37 của thai kỳ, được gọi là ối vỡ non hoặc ối vỡ sớm.

Các nguyên nhân có thể dẫn đến ối vỡ non bao gồm:

Các cơn co thắt gây áp lực lên túi ối và khiến túi ối bị rách

Các loại chọc dò ối kim tạo thành một lỗ kim lớn khiến cơ thể mất nhiều thời gian để chữa lành

Viêm đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng các bệnh lý lây lan qua đường tình dục

Tiếp xúc với các loại hóa chất có hại như thuốc lá và rượu

Có quá nhiều hoặc quá ít nước ối

Nhau thai tách rời khỏi tử cung

Thông thường rò rỉ nước ối sẽ được đề nghị nghỉ ngơi tại nhà, giảm bớt các hoạt động hàng ngày hoặc nhập viện để quan sát. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc kháng sinh an toàn khi mang thai.

Nếu thai nhi đã đủ điều kiện để sinh, các bác sĩ có thể đề nghị chuyển dạ bằng cách sử dụng một loại thuốc gọi là oxytocin. Ngoài ra, một loại thuốc được gọi là tocolytics có thể ngăn ngừa chuyển dạ sớm nếu em bé chưa đủ điều kiện để ra đời.

4. Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác có thể gây hiện tượng ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai bao gồm:

Nước tiểu: Tử cung nằm ở ngay bên trên bàng quang khi mang thai, do đó một phụ nữ mang thai thường dễ bị rò rỉ nước tiểu. Trong trường hợp này, chất thải âm đạo có thể có màu và mùi của nước tiểu.

Nút nhầy cổ tử cung: Cổ tử cung sẽ trở nên mỏng và giãn khi mang thai, điều này có thể dẫn đến việc tăng tiết các chất thải âm đạo. Thông thường nút nhầy sẽ đóng lại để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, nút nhầy có thể mở ra trong giai đoạn sau của thai kỳ và là dấu hiệu khi bạn sẵn sàng để sinh.

Sinh non: Nếu bạn bị ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai kết hợp với dịch tiết màu nâu hoặc có lẫn máu trước tuần thứ 37 của thai kỳ, điều này có thể là dấu hiệu sinh non. Đến bệnh viện ngay nếu nhận thấy dấu hiệu.

Viêm âm đạo do vi khuẩn: Mang thai có thể dẫn đến mất cân bằng hệ thống vi sinh vật ở âm đạo và dẫn đến viêm âm đạo. Các triệu chứng phổ biến có thể bao gồm ra khí hư bất thường, màu vàng, xanh hoặc xám và có mùi tanh. Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể dẫn đến sinh non, sẩy thai hoặc nhiễm trùng tử cung sau khi sinh. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Biện pháp xử lý ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai

Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Hầu hết các trường hợp ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai được điều trị tại nhà bằng cách thay đổi lối sống. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

1. Điều trị y tế

Các nguyên nhân bệnh lý và nhiễm trùng cần được điều trị y tế để tránh các rủi ro và biến chứng không mong muốn. Cụ thể, các biện pháp điều trị bao gồm:

Nhiễm trùng nấm men: Bác sĩ có thể đề nghị thuốc theo toa hoặc kem bôi âm đạo để ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tăng lượng men vi sinh thông qua sữa chua và các sản phẩm bổ sung khác.

Viêm âm đạo do vi khuẩn: Bác sĩ có thể đề nghị kháng sinh an toàn khi mang thai để loại bỏ các triệu chứng mà không gây nguy hiểm cho thai nhi.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục có thể gây sinh non, sẩy thai và một số biến chứng khác. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị phù hợp.

Vỡ ối hoặc sinh non: Đến bệnh viện ngay lập tức để tránh các rủi ro không mong muốn.

2. Các biện pháp khắc phục tại nhà

Thực hiện các biện pháp vệ sinh âm đạo phù hợp để giữ âm đạo luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. Một số biện pháp đảm bảo sức khỏe âm đạo khi mang thai có thể bao gồm:

Sử dụng băng vệ sinh phù hợp để hạn chế tình trạng rò rỉ chất lỏng ra bên ngoài. Tránh sử dụng tampon để tránh gây kích ứng và hội chứng sốc độc.

Thực hành các bài tập kegel cho phụ nữ mang thai để củng cố thành âm đạo và tránh rò rỉ nước tiểu.

Vệ sinh âm đạo bằng nước sạch. Không sử dụng các loại dung dịch vệ sinh hoặc chất tẩy rửa chứa hóa chất mạnh.

Lau âm đạo từ trước ra sau khi đi tiểu hoặc đi đại tiện để tránh nhiễm trùng.

Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn và bổ sung các loại trái cây và rau quả tươi. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa đường để ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men.

Uống nhiều nước để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

Mặc đồ lót bằng cotton hoặc các loại vải thoáng khí khác. Ngoài ra giữ đồ lót luôn khô ráo và sạch sẽ.

Bổ sung sữa chua vào chế độ ăn uống để tăng sự phát triển của vi khuẩn tốt.

3. Đông y trị dứt điểm tình trạng khí hư ra nhiều, an toàn cho mẹ bầu

Khi hư ra nhiều, loãng như nước là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa mẹ bầu có thể đang mắc, chẳng hạn như viêm âm đạo, nấm âm đạo,… Vì đang trong thời gian “bụng mang dạ chửa” nên mọi biện pháp điều trị cần phải hết sức thận trọng để tránh làm tổn thương đến thai nhi.

Thời điểm này, thay vì sử dụng thuốc tây, thuốc kháng sinh hoặc áp dụng các mẹo dân gian thiếu căn cứ, chị em có thể cân nhắc lựa chọn hướng xử lý bằng Đông y với những bài thuốc nam được bào chế từ dược liệu trong nước. Nếu đang phân vân chưa biết lựa chọn bài thuốc nào, chúng tôi mách các bạn bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh của nhà thuốc gia truyền 150 năm tuổi Đỗ Minh Đường.

Được nghiên cứu và hình thành cách đây 150 năm và nay được lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc) và BS Ngô Thị Hằng (BS phụ khoa tại nhà thuốc, cơ sở Hà Nội số 37A, ngõ 97 Văn Cao) tối ưu, hoàn thiện.

Bài thuốc tuân thủ đúng cơ chế trị bệnh của y học cổ truyền. Theo đó, sau 1-2 liệu trình (trường hợp bệnh nhẹ) và 3-4 liệu trình thuốc (người bệnh nặng), tình trạng khí hư ra nhiều sẽ hết, khỏi bệnh phụ khoa đồng thời cơ thể khỏe mạnh lên trông thấy.

Như đã đề cập đến ở trên, vì Đỗ Minh Đường đảm bảo nguồn dược liệu sạch, nói không với rác thuốc, không thảo dược Trung Quốc, đồng thời cam kết không chứa tân dược, không chất bảo quản nên phụ nữ mang thai có thể yên tâm sử dụng. Thuốc sẽ không tác động xấu đến thai nhi. Thay vào đó, thuốc uống Phụ Khang Đỗ Minh sẽ giúp bổ huyết, cải thiện chức năng tạng phế và tăng cường sức đề kháng nên giúp mẹ khỏe mạnh, ăn uống tốt hơn.

Với trường hợp mẹ bầu, khi đến Đỗ Minh Đường, các lương y, bác sĩ ở đây sẽ thăm khám thật cẩn thận và kê đơn thuốc thích hợp. Hệ thống số điện thoại của nhà thuốc là 098 265 6070 (Hà Nội) và 093 2088 186 (HCM) luôn hoạt động để tiếp nhận những câu hỏi của người bệnh.

CHUYÊN GIA VÀ NGƯỜI BỆNH ĐÁNH GIÁ VỀ BÀI THUỐC PHỤ KHANG ĐỖ MINH

Khi nào cần đến bệnh viện?

Ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai có thể là một phần của thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn nên đến bệnh viện nếu xuất hiện các dấu hiệu như:

Khí hư có màu vàng đậm, xanh lá cây hoặc xám

Chất thải âm đạo có mùi hôi

Huyết trắng vón cục như bã đậu

Đỏ, nóng rát và kích thích ở âm đạo, điều này có thể là dấu hiệu nhiễm trùng

Khí hư có màu hồng, hơi nâu hoặc có vệt máu, điều này có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm

Nước tiểu có màu nhạt và không có mùi, điều này có thể là dấu hiệu rò rỉ nước ối và sinh non

Ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai có thể là dấu hiệu nhiễm trùng, các bệnh lý lây qua đường tình dục hoặc là dấu hiệu của một số biến chứng trong thai kỳ. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Bị Ra Nhiều Khí Hư Loãng Như Nước Khi Mang Thai Có Sao Không?

Ra nhiều khí hư khi mang thai là vấn đề chung của rất nhiều bà bầu. Phần lớn hiện tượng khí hư ra nhiều khi mang thai là vấn đề sinh lý bình thường do sự thay đổi hooc-môn giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, cũng có một số ít chị em ra nhiều khí hư khi mang thai là do vấn đề bệnh lý.

Em đang mang thai tháng thứ 5. Trong suốt quá trình mang thai, em đều đi thăm khám sức khỏe thai nhi, thai nhi phát triển bình thường và không có bất cứ dấu hiệu bất ổn nào. Tuy nhiên, 1 tuần nay em thấy vùng kín cùa mình ra rất nhiều khí hư loãng như nước, nhiều lúc khí hư ra ướt hết quần lót và em phải thay quần nhiều lần trong ngày. Cùng với đó, em cũng không có cảm giác với ông xã trong chuyện “chăn gối”. Hiện tượng này khiến em cảm thấy khó chịu vô cùng, không biết như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi không. Mong bác sĩ giải đáp giúp em, bị ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai có sao không?

H.M (Thái Nguyên)

Chào bạn M!

Ra nhiều khí hư khi mang thai phần lớn là hiện tượng sinh lý bình thường giai đoạn mang bầu, nhưng cũng có một số trường hợp bà bầu do viêm nhiễm phụ khoa mà dẫn đến hiện tượng ra nhiều khí hư ở vùng kín. Trả lời thắc mắc của bạn “Bị ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai” của bạn, bác sĩ của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh xin phân tích cả hai trường hợp để bạn nắm rõ như sau:

Trường hợp 1: Ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường

Nếu bạn chỉ thấy hiện tượng ra nhiều khí hư loãng như nước khi mang thai mà không kèm thêm hiện tượng nào khác, thai nhi vẫn phát triển bình thường thì bạn không nên quá lo lắng. Khí hư ra nhiều trong trường hợp này chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai, nguyên nhân là do:

– Do sự thay đổi nội tiết tố nữ trong lúc mang thai

– Khung xương chậu và thành âm đạo mềm hơn khi mang thai, làm tăng lượng khí hư để ngăn cản sự xâm nhập của các vi khuẩn vào tử cung.

– Thai nhi càng lớn thì phần đầu của bé bị chèn ép lên khung xương chậu nên tăng tiết khí hư

Cách khắc phục hiện tượng khí hư ra nhiều lúc mang thai mà bạn cần làm đó là:

– Vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ bằng nước muối ấm loãng (2-3 lần/ngày)

– Thay quần lót thường xuyên nếu khí hư ra quá nhiều và quần bị ướt

– Tuyệt đối không được thụt rửa âm đạo dưới mọi hình thức (trừ khi có sự chỉ định và hường dẫn của bác sĩ).

– Tránh dùng những dung dịch vệ sinh phụ nữ có mùi quá thơm vì có thể gây kích ứng

– Khi vệ sinh xong, lau vùng kín từ trước ra sau để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.

Trường hợp 2: Ra nhiều khí hư loãng như nước báo hiệu hiện tượng bệnh lý hoặc cảnh báo dấu hiệu bất thường.

Khi bạn thấy ra nhiều khí hư loãng như nước kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như vùng kín đau, ngứa rát, có mùi hôi, màu sắc khí hư bất thường thì bạn cần hết sức lưu ý, vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị viêm nhiễm phụ khoa. Cụ thể:

– Khí hư sủi bọt, mùi chua, có màu vàng hoặc màu xanh, xám… đây là dấu hiệu của của viêm nhiễm âm đạo hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục

– Khí hư gồm chất nhầy, có lẫn chút máu màu hồng xuất hiện vào giai đoạn cuối thai kỳ thì có thể là dấu hiệu cảnh báo chuyển dạ sớm.

– Khí hư ra kèm với máu thì bạn cần đề phòng vì đây là dấu hiệu của thai ngoài tử cung hoặc sảy thai.

Khi gặp một trong những hiện tượng trên, bạn cần theo dõi cẩn thận và báo ngay cho bác sĩ sản khoa hoặc bác sĩ khám thai định kỳ để được tư vấn xử lý kịp thời, tránh những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi và sức khỏe của người mẹ.

Bạn M thân mến! Các chuyên gia của phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh vừa giải đáp thắc mắc của bạn. Trong trường hợp này, bạn bị ra nhiều khí hư loãng như nước, ngoài ra không có dấu hiệu gì khác bất thường, thai nhi phát triển tốt nên bạn không cần quá lo lắng vì có thể đây chỉ là dấu hiệu sinh lý bình thường. Bạn nên chú ý theo dõi thêm và vệ sinh sạch sẽ vùng kín để khắc phục tình trạng khí hư ra quá nhiều, giúp bạn thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày và phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa.

Chúc mẹ con bạn luôn khỏe mạnh!

Ra Máu Khi Mới Mang Thai

Các mẹ ơi, giúp em với. Em mới có thai được 7tuần. Em ko bị nghén nhiều, chỉ hơi mệt mỏi. Chiều nay em thấy có bị ra 1 ít máu, màu hơi thẫm, ko bị đau bụng. Em rất lo lắng. Có chị nào biết dó là hiện tượng gì ko, giúp em với………….

Nếu ra máu trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa có thể gặp trong các trường hợp:

– Dọa sảy thay hoặc sảy thai.

– Thai chết lưu (là thai chết và lưu lại trong tử cung. Nguy hiểm là gây chảy máu khi sảy do giảm yếu tố đông máu).

– Chửa ngoài tử cung: là thai không nằm trong tử cung, mà ở vòi trứng, khối chửa ngoài có thể vỡ gây chảy máu ồ ạt nguy hiểm đến tính mạng.

– Chửa trứng: Biểu hiện là ra máu kéo dài, người xanh xao, nôn nhiều, bụng to nhanh. Nguy hiểm của chửa trứng là khi sảy trứng sẽ băng huyết và còn có thể gây ung thư tế bào nuôi.

Nếu ra máu trong 3 tháng cuối có thể là:

– Rau tiền đạo: Bánh rau nằm trước đường ra của thai có thể chảy máu ồ ạt khi chuyển dạ gây chết cả mẹ lẫn con nếu không chẩn đoán và xử trí kịp thời.

– Vỡ tử cung hoặc rau bong non (rau bong trước khi thai được tống ra ngoài).

Trường hợp của bạn nên đi khám thai ở cơ sở y tế có phương tiện siêu âm để xem tuổi thai bao nhiêu, bánh rau bám có đúng vị trí không (có phải rau tiền đạo không), nếu rau tiền đạo thì cần có chế độ quản lý chặt chẽ hơn. Bạn cần nhớ trong thời kỳ mang thai cần khám ít nhất 3 lần

Lần 1: 3 tháng đầu để xác định có thai không, thai có trong tử cung không.

Lần 2: vào 3 tháng giữa để xác định sự phát triển của thai, nếu nghi ngờ có thể siêu âm đa chiều để xác định thai nhi có bất thường không.

Lần 3: vào tháng cuối để biết sự phát triển của thai và dự kiến ngày sinh.

Ngoài ra, khám thai bất kỳ lúc nào nếu thấy khác thường như ra máu, đau bụng. Trong khi mang thai bạn còn cần phải tiêm hai mũi vacxin phòng uốn ván và uống thêm viên sắt để đề phòng thiếu máu và dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Bị Ra Máu Khi Mang Thai

Bị ra máu khi mang thai có nguy hiểm không?

Hiện tượng bị ra máu khi mang thai có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong thai kỳ. Đặc biệt nhất là giai đoạn đầu. Bởi vì chảy máu khi mang thai thông báo một số vấn đề nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Cho nên, mẹ cần quan sát cẩn thận để biết mình có bị chảy máu nhiều không? Máu màu gì? Có kèm triệu chứng nào không? Và sau đó hãy đến ngay bác sĩ để biết được tình trạng sức khỏe thai kỳ như thế nào.

Bị ra máu khi mang thai là dấu hiệu biến chứng thai kỳ nào?

Trường hợp thai phát triển không bình thường sẽ gây tình trạng thai lưu. 1/3 các trường hợp là do thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể. Các nguyên nhân khác gây thai lưu là chấn động cơ học, nhiễm trùng… Cơ thể thai phụ sẽ đào thải bào thai bắt đầu với dấu hiệu xuất huyết âm đạo. Tình trạng này xuất hiện trong giai đoạn đầu và rất khó để giữ lại thai nhi.

Hiện tượng chảy máu trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ có thể là dấu hiệu sảy thai. Chảy máu, đặc biệt nếu theo sau đó là đau bụng hay chuột rút, có thể là dấu hiệu thông báo sảy thai hoặc thai ngoài tử cung.

Việc mang thai ngoài tử cung có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Bạn nên đến ngay và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu gặp phải tình trạng bị ra máu khi mang thai cùng với đau bụng hoặc chuột rút.

Nhiễm trùng âm đạo

Đôi khi nhiễm trùng có thể dẫn đến chảy máu trong thai kỳ. Việc xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng là rất quan trọng để chữa trị kịp thời. Nếu có hiện tượng nhiễm khuẩn, bà bầu có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Thai phụ có thể cần được nhập viện tùy vào mức độ của hiện tượng chảy máu

Bình thường, bánh nhau bám vào mặt trước, sau và đáy tử cung. Nếu vì lý do nào đó như: tử cung có sẹo mổ cũ, bị dị dạng, có tiền sử điều hòa kinh nguyệt… Bánh nhau sẽ bám thấp xuống vòng eo tử cung, che một phần hay toàn bộ lỗ trong tử cung, gây cản trở đường đi của thai nhi khi chuyển dạ. Đặc biệt là gây chảy máu khi có sự bong tách giữa bánh nhau và tử cung.

Trong một vài trường hợp hiếm hoi, một vết sẹo từ lần sinh mổ trước có thể rách ra trong quá trình mang thai lần sau. Vỡ tử cung có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và cần phải mổ cấp cứu ngay. Các triệu chứng khác của vỡ tử cung là đau và yếu ở bụng dưới.

Hiện tượng ra máu khi mang thai có thể là dấu hiệu của chuyển dạ và nếu xuất hiện trước tuần 37 có khả năng là dấu hiệu của sinh non. Lượng máu trong thời kỳ này thường loãng và có chất nhầy. Nguyên nhân do màng ối đã vỡ và có lẫn chút máu. Trong những trường hợp sinh quá sớm sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé sau này.

Băng huyết sau sinh là tình trạng chảy máu quá nhiều sau khi chuyển dạ ở các mẹ bầu. Đây là tình trạng có nguy cơ tử vong cao nhất khi sinh. Băng huyết sau sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nhẹ khác nhau như choáng do giảm thể tích tuần, hoàn, đưa đến suy thận, suy đa cơ quan và tử vong.

Đây cũng là yếu tố thuận lợi của nhiễm trùng hậu sản. Ngoài ra, không kịp cầm máu hay phát hiện trễ dẫn đến nguy cơ rất cao thai phụ tử vong do mất máu quá nhiều.

Khi nào bị ra máu khi mang thai cần đến bệnh viện gấp?

Gần 30% bà bầu ra máu khi mang thai và không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Điều quan trọng phải báo ngay với bác sĩ để có cách giải quyết hợp lý. Nhưng một số trường hợp sau, mẹ cần đến bệnh viện gấp:

Đau quặn ở bụng dưới.

Chảy máu nhiều dù đau hay không.

Âm đạo chảy máu kèm theo dải máu đông.

Choáng hoặc ngất.

Sốt cao trên 38 độ C hoặc ớn lạnh.

Lưu ý cho mẹ

Đến khám thai đúng thời gian.

Bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ. Ngoài ra, bổ sung sắt và các vitamin khác không được quên trong giai đoạn mang thai.

Nếu có dấu hiệu ra máu bất thường hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

Không nên ăn một số thức ăn kiêng cữ trong giai đoạn đầu.

Nguồn: Tổng Hợp