Sau Khi Sinh Mổ Bao Lâu Thì Mang Thai Lại / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Sau Sinh Mổ Bao Lâu Thì Có Thai Lại Được?

Trước khi trả lời câu hỏi phụ nữ sau khi sinh mổ bao lâu nên có thai lại được, chị em cần thận trọng với những nguy cơ khi mang thai sau khi phẫu thuật đẻ mổ:

Theo các bác sĩ, vết sẹo mổ cũ trên tử cung của sản phụ sẽ tiếp tục củng cố và ngày càng dày lên. Tuy nhiên, nguy cơ bục vết mổ trong quá trình mang thai hoặc chuyển dạ tự nhiên sẽ cao nếu như khoảng cách giữa 2 lần sinh mổ của chị em gần nhau.

Một nghiên với gần 2.500 phụ nữ đã chỉ ra rằng, những người có khoảng cách giữa 2 lần sinh mổ dưới 18 tháng có nguy cơ bục vết mổ cao hơn gấp 3 lần so với những phụ nữ có khoảng cách 2 lần mang thai sinh mổ cách xa hơn.

Bục vết mổ rất nguy hiểm cho mẹ và con, do vậy không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều người thắc mắc sau khi sinh mổ bao lâu mới nên có thai lại được.

Nếu khoảng cách của lần mang thai sau so với lần trước ngắn thì người mẹ còn phải đối mặt với nguy cơ bị nhau tiền đạo, bong nhau thai rất lớn. Điều này được kiểm chứng bởi một nghiên cứu của Mỹ với hơn 200 phụ nữ tham gia.

Không chỉ có vậy, khi khoảng cách giữa 2 lần sinh mổ gần nhau thì thai nhi có thể bám vào vết mổ cũ. Đây được xem là một trong những tai biến vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Theo đó, có 2 dạng thai bám vào vết mổ cũ như sau:

– Thai bám vào vết mổ cũ và phát triển ngay trên vết mổ ấy. Ở giai đoạn sớm sẽ gây ra tình trạng chảy máu nặng và người mẹ bắt buộc phải đình chỉ thai kỳ.

– Nhau thai bám sâu vào cơ và lớp mô sợi ở tử cung của vết mổ cũ gây ra tình trạng nhau cài răng lược rất nguy hiểm cho mẹ bầu.

Cũng vì nhận thức được mức độ nguy hiểm của việc có thai ngay sau khi sinh mổ nên chị Hoàng Thị Kiều Như (Nghĩa Hưng, Nam Định) có gửi câu hỏi cho chuyên gia của Mebeaz như sau:

“Thưa chuyên gia, em năm nay 28 tuổi và đã có một bé trai 9 tháng rồi ạ. Lần trước sinh con em không đẻ thường được mà phải sinh mổ. Hiện tai, gia đình em đang có dự định sinh bé thứ 2 vì chồng em cũng lớn tuổi rồi (gần 50 rồi ạ).

Vậy xin hỏi sau khi sinh mổ bao lâu thì nên có thai lại được? Em nghe mọi người nói là trên 1 năm, người bảo 2 năm nên bán tín bán nghi. Mong chuyên gia hồi âm”.

Trả lời:

Chị Kiều Như thân mến! Nếu trước đây theo quan niệm truyền thống thì phụ nữ sinh mổ không được quá 3 lần và cần phải đợi ít nhất 1 năm mới có thai lại được.

Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại rất nhiều các bác sĩ sản khoa đầu ngành đều không đồng tình với quan niệm này và khuyến cáo phụ nữ sau mổ đẻ cần đợi thêm 2 năm mới nên mang thai lần tiếp theo. Những điều chúng tôi nêu ra ở phần trên chính là lý do để bạn cần giữ khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần sinh là như vậy.

Có thể nói, 2 năm là khoảng thời gian vừa đủ để vết mổ trong tử cung của phụ nữ ở lần sinh trước phục hồi. Đồng thời cũng là để đảm bảo cho sức khỏe của người mẹ được ổn định hơn. Thực tế đã có rất nhiều tai biến sản khoa dẫn tới tử vong cho mẹ và bé chỉ vì khoảng cách giữa 2 lần mang thai và sinh mổ gần nhau.

Trên thực tế, cũng có rất nhiều chị em biết cần đợi 2 năm mới nên mang bầu trở lại. Tuy nhiên, chuyện mang thai ngoài ý muốn là điều không ai có thể lường trước được. Do vậy, khi biết mình có thai sau khi sinh mổ chị em cần chú ý những điều sau:

– Gặp bác sĩ để được tư vấn. Bác sĩ sẽ căn cứ tuổi thai, sức khỏe người mẹ, nhu cầu của gia đình… mà đưa ra lời khuyên xác đáng. Thông thường là lớn hơn 12 tuần sẽ được khuyên giữ lại vì phá thai trên vết mổ cũ cũng rất nguy hiểm.

– Nếu vẫn có thể mang thai, thì chị em cần theo dõi vết mổ cũ. Tuy nhiên, hãy để ý những biểu hiện bất thường của vết mổ cũ như nhói đau, đỏ hoặc đau liên tục ở phần xương mu thì hãy thông báo với bác sĩ.

– Khám thai và siêu âm định kỳ là biện pháp tốt nhất để bảo vệ thai nhi và đề phòng những tai biến trong thai kỳ.

– Trước ngày dự sinh 10 ngày hãy vào việc để được theo dõi và kiểm tra.

Nếu lỡ mang thai sau khi sinh mổ chị em cần theo dõi vết mổ thường xuyên hơn Nếu lỡ mang thai sau khi sinh mổ chị em cần theo dõi vết mổ thường xuyên hơn

Đọc xong bài viết này, chị em đã trả lời được câu hỏi sau sinh mổ bao lâu thì có thai lại được? rồi chứ? Xin nhắc lại, hãy đợi ít nhất 2 năm sau hoặc nếu trót vỡ kế hoạch thì hãy tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để nhận được sự tư vấn kịp thời.

Tôi từng tốt nghiệp Kỹ Sư Công Nghệ Thông Tin tại Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội. Với niềm đam mê với công việc marketing và viết lách cũng như nghiên cứu về các mảng sống khỏe, sắc đẹp, tin tức, tâm linh hiện tôi đang là quản trị và biên tập cho trang tin chúng tôi Mong rằng, nguồn thông tin mà tôi thu thập được từ các website uy tín sẽ mang đến cho quý độc giả những kiến thức hữu ích.

Sau Mổ Đẻ Bao Lâu Thì Được Mang Thai Lại?

vananhdt

Mặc dù mổ lấy thai là 1 phương pháp phẫu thuật và có thể gặp biến chứng trong quá trình phẫu thuật, nhưng với nền y học hiện đại và tiến bộ, mẹ sinh mổ có thể yên tâm hơn khi bắt buộc phải lựa chọn phương pháp này.

Ít nhất 1 năm sau sinh mổ mới nên tiếp tục mang thai

Với xu hướng sinh con gần nhau hiện nay thì các mẹ sinh mổ ít nhất cũng phải đợi một năm mới nên có thai lần tiếp theo.

Theo lý giải của các chuyên gia, 6 tháng đầu sau sinh dành cho việc hồi phục vết mổ ngoài da và trong tử cung và 6 tháng tiếp theo để tăng cường, bồi bổ sức khỏe của mẹ bởi việc sinh con và chăm sóc trẻ sơ sinh sẽ khiến sức khỏe của mẹ yếu đi, hay mệt mỏi, căng thẳng.

Trong trường hợp mẹ lỡ có thai khi sinh mổ bé trước chưa đầy 1 năm, nguy cơ cao nhất mẹ có thể gặp phải là vỡ tử cung nếu vô tình bị va đập hoặc làm việc nặng, vì vết sẹo của lần phẫu thuật trước đó vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, cơ thể bà mẹ vẫn chưa ổn định và sẵn sàng cho lần sinh nở tiếp theo.

Để đảm bảo việc mang thai và sinh nở được thuận lợi, an toàn, thai nhi phát triển tốt sau sinh mổ, các mẹ cần thường xuyên đi khám và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, cần đặc biệt thận trọng nếu có dấu hiệu của chuyển dạ sớm, không nên quá căng thẳng, hãy nghỉ ngơi nhiều và cân nhắc lựa chọn sinh mổ khi thai được 37 tuần tuổi. Bác sỹ sản khoa sẽ giúp sản phụ theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ sớm, thăm khám để đánh giá độ co giãn của cổ tử cung. Họ cũng sẽ sử dụng máy CTG để kiểm tra tình trạng tử cung trong quá trình chuyển dạ và vết sẹo cũ có mỏng đi không. Điều này không dễ phát hiện, vì nó phụ thuộc vào vị trí của tử cung, bào thai, nhau thai, kích thước và trọng lượng của mẹ và kỹ năng của y bác sĩ thực hiện.

Việc mang thai sớm sau khi sinh mổ sẽ gây ra nhiều nguy cơ như:

– Nứt vỡ tử cung. Nguy cơ này tăng cao nếu lần mang thai tiếp theo cách thời gian sinh mổ 6-9 tháng.

– Xuất huyết: Khi sinh mổ lần đầu, vết thương cần một thời gian dài để bình phục, ít nhất là 9 tháng.

– Ngoài ra, thai phụ cũng đứng trước nguy cơ vết mổ bị nhiễm trùng, nhau tiền đạo, nhau bong non.

Hơn thế nữa, quá trình mang thai, sinh nở và nuôi dưỡng em bé làm hao tổn sức lực và tinh thần của người mẹ. Việc mang thai lần nữa sẽ khiến người mẹ không đảm bảo sức khoẻ để nuôi dưỡng thai nhi. Điều này chính là nguyên nhân gây sinh non, trẻ nhẹ cân, vàng da, thính giác kém, kém phát triển về mặt trí tuệ, thể chất ở trẻ khi lớn lên.

Nếu bạn muốn có thai lần tiếp theo, hãy đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cơ thể bạn đã phục hồi hoàn toàn và sẵn sàng cho lần mang thai tiếp hay chưa. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho hai mẹ con bạn.

Mẹ đã từng sinh mổ có thể sinh thường?

Nếu như các nguyên nhân của lần sinh mổ trước còn (ví dụ như nhau thai thấp, vị trí thai bất thường …) thì lần sinh sau mẹ sẽ vẫn phải tiếp tục sinh mổ. Còn trong trường hợp mẹ có sức khỏe tốt, thai nhi phát triển thuận lợi cho việc sinh thường, mẹ vẫn có thể sinh con qua đường âm đạo.

Việc quyết định bà mẹ sau sinh mổ có thể sinh thường được hay không sẽ do bác sĩ sản khoa đánh giá.

Các bài thuốc trị ho cho mẹ bầu hiệu quả không cần dùng đến kháng sinh

Trời lạnh, rất nhiều người bị ho, nhất là các bà bầu. Tình trạng ho dai dẳng, kéo dài lâu ngay khiến các mẹ bầu …

Sinh Mổ Sau Bao Lâu Thì Nên Có Thai?

Có rất nhiều bà mẹ băn khoăn, sau sinh mổ bao lâu thì có thai lại được và khi mang thai như vậy thì cần lưu ý những gì để có một thai kỳ khỏe mạnh. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Vinmec đã nhận được câu hỏi từ một người mẹ đang nuôi con nhỏ với nội dung như sau:

Hỏi: “Thưa bác sĩ, năm nay tôi 26 tuổi. Gia đình tôi vừa có một cháu được 8 tháng, tôi sinh cháu bằng phương pháp mổ đẻ. Chúng tôi dự định có em bé thứ 2 sớm vì chồng tôi năm nay cũng đã 40 tuổi. Vậy sau bao lâu khi sinh em bé đầu tiên tôi có thể có thai lại được để an toàn và tốt cho cả mẹ cũng như bé ạ? Cảm ơn bác sĩ”.

(Chị Hoàng Minh Thảo, Tp Hạ Long)

Đây là khoảng thời gian hợp lý để vết mổ ở tử cung trong lần mổ đầu hoàn toàn bình phục và sức khỏe của người mẹ cũng được đảm bảo trong lần mang thai kế tiếp. Nếu không đảm bảo được khoảng thời gian này, sản phụ và thai nhi sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng.

1. Nguy cơ cho sản phụ khi sinh mổ nhiều lần

Nguy cơ bục vết sẹo mổ cũ

Bục vết sẹo mổ cũ là tai biến sản khoa, thường gặp ở những thai phụ đã từng phẫu thuật lấy thai. Trên thực tế, vết sẹo sinh mổ cũ ở trên tử cung sẽ tiếp tục được củng cố, ngày càng dày lên và có thể gây ra tình trạng bục vết mổ trong quá trình chuyển dạ tự nhiên. Bục sẹo mổ cũ tử cung trong thai kỳ thường xảy ra khi chuyển dạ sinh, đặc biệt khi có cơn co mạnh hoặc lúc rặn sinh nên thường phải sinh bằng thủ thuật khi đủ điều kiện. Dấu hiệu để nhận biết tình trạng này là bệnh nhân sẽ thấy đau nhói ở vùng tử cung, thường ở chỗ vết mổ cũ gây nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ và con. Vì vậy, mẹ bầu cần phải lưu ý để theo dõi hàng ngày.

Theo một nghiên cứu với gần 200 ngàn phụ nữ tại Mỹ, nếu khoảng cách dưới 1 năm thì nguy cơ bị bục vết mổ cũ là rất lớn vì sẹo chưa liền tốt. Những trường hợp rau tiền đạo, nhau bám thấp mặt trước ở những bệnh nhân có sẹo mổ cũ thường là mổ đẻ nhiều lần thì nguy cơ bị nhau cài răng lược là rất cao. Đối với những trường hợp này khi sinh cần phải mổ. Nguy cơ chảy máu rất nặng phải cắt tử cung toàn bộ, truyền máu rất nhiều. Đôi khi còn gây tổn thương cả những cơ quan lân cận như bàng quang, ruột, niệu quản….và cả tính mạng.

Đây được coi là một dạng mang thai ngoài tử cung và rất nguy hiểm và hiếm gặp. Có hai dạng thai bám vào vết mổ cũ.

Dạng 1: Thai làm tổ ở vết mổ cũ và phát triển ngay trên vết mổ, ở giai đoạn sớm gây chảy máu nặng và phải hủy thai. Có khi thai tiếp tục phát triển nhau thai có thể gây hiện tượng nhau bám thấp hoặc nhau cài răng lược do gai rau đan xen vào cơ tử cung.

Dạng 2: Nhau thai cấy sâu vào cơ và lớp mô sợi ở tử cung tại vết mổ cũ. Khi đó, các gai nhau sẽ ăn sâu vào cơ tử cung gây tình trạng cài răng lược thậm chí xuyên thủng tử cung xâm lấn vào hố chậu gây chảy máu dữ dội dẫn đến tử vong.

Nguy cơ cho con

Do tình trạng nhau tiền đạo cài răng lược nguy cơ: Thai non tháng, kém phát triển, thiếu máu, tỉ lệ tử vong sơ sinh cao.

2. Để thai kỳ lần 2 sau sinh mổ an toàn, mẹ cần lưu ý

Ngay sau khi nghi ngờ có thai cần phải tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra, siêu âm, chẩn đoán sức khỏe thai nhi.

Kiểm tra lại vết mổ cũ xem có đảm bảo an toàn cho thai kỳ tiếp theo hay không.

Trong quá trình mang thai, mẹ cần theo dõi vết mổ cũ có gây đau không? Nếu thấy xuất hiện bất kỳ những dấu hiệu bất thường ở tử cung đặc biệt là ở vị trí vết mổ cũ như đau nhói lên, đau liên tục trên xương mu thì cần phải thông báo cho bác sĩ ngay.

Việc khám thai định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu đe dọa đến thai nhi và sức khỏe bà mẹ từ đó kịp thời tránh được các diễn biến xấu có thể xảy ra.

Nên tới bệnh viện trước ngày dự sinh khoảng 10 ngày để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn tốt nhất.

Một việc nữa các mẹ cũng cần lưu ý là trường hợp mổ lại lần sau, ngoài những nguy cơ của phẫu thuật nói chung như các tai biến của gây tê, gây mê, nguy cơ chảy máu, nguy cơ nhiễm trùng thì còn những nguy cơ tổn thương các tạng trong ổ bụng đặc biệt là bàng quang.

3. Nếu vỡ kế hoạch có thai sớm hơn so với khuyến cáo của bác sĩ

Mẹ cần tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra.

Nếu thai nhi < 10 tuần tuổi thì cần cân nhắc tùy thuộc nhu cầu của bệnh nhân nên để hay nên giữ. Nếu điều kiện sức khỏe, kinh tế và gia đình cho phép, mẹ quyết định giữ lại thai cần lưu ý kiểm soát chế độ ăn uống của mình sát sao hơn. Đi khám định đều đặn để theo dõi tình trạng vết mổ cũ và sự phát triển của con, sớm phát hiện dấu hiệu nguy cơ để kịp thời can thiệp, tránh diễn biến xấu nhất có thể xảy ra. Chủ động mổ khi tuổi thai sang tuần thứ 39 để tránh những biến chứng xấu.

Tuy nhiên, vẫn phải theo dõi sát suốt thai kỳ vì vẫn có nguy cơ vỡ tử cung trong 3 tháng cuối còn nếu bệnh nhân muốn bỏ thai thì tuổi thai nhỏ vẫn có thể đình chỉ thai nghén.

Như vậy, nếu bạn có kế hoạch em bé thứ 2, sau khi mổ đẻ lần đầu, hãy đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cơ thể bạn đã hoàn toàn hồi phục và sẵn sàng cho việc mang thai lần tiếp theo hay chưa. Cuối cùng, xin chúc cho mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Giải Đáp Cho Các Bà Mẹ Muốn Mang Sau Khi Sinh Mổ Bao Lâu Thì Có Thai Lại Được

Giải đáp cho các bà mẹ muốn mang sau khi sinh mổ bao lâu thì có thai lại được: Nếu bạn phải sinh con lần đầu bằng phương pháp mổ, hẳn bạn vô cùng lo lắng, không biết khi nào có thể sinh con trở lại được. Theo các chuyên gia y tế, thời gian mang thai lý tưởng sau sinh mổ là khoảng 2 năm trở lên (tính từ lúc sinh mổ lần đầu).

Sau khi sinh mổ bao lâu thì có thai lại được

Trong một nghiên cứu với 170 phụ nữ tham gia, nguy cơ bục vết sẹo sẽ cao hơn khi khoảng thời gian giữa 2 lần sinh ít hơn 6 tháng. Trong một nghiên cứu lớn hơn, với gần 2.500 phụ nữ tham gia cho thấy, những phụ nữ mang thai tiếp lần 2 với khoảng cách so với lần sinh mổ trước là dưới 18 tháng thì nguy cơ bục vết sẹo tử cung cao gấp 3 lần so với những phụ nữ mang thai lần 2 ở khoảng cách dài hơi hơn. Nghiên cứu thứ 3 cho thấy: nguy cơ bục vết sẹo tử cung sẽ tăng cao ở những phụ nữ sinh chỉ định bằng phương pháp mổ đẻ, đặc biệt là khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ và khoảng cách giữa lần sinh trước với lần mang thai này là ít hơn 2 năm.

Ngoài ra, những vấn đề với nhau thai cũng có thể tăng lên ở lần mang thai sau nếu khoảng cách với lần sinh mổ trước ngắn. Nếu khoảng cách dưới 1 năm thì nguy cơ nhau tiền đạo và bong nhau thai là rất lớn. Kết quả này thu được từ nghiên cứu quy mô tại Mỹ với gần 200 ngàn phụ nữ tham gia.

Tỉ lệ các bà mẹ bị bục vết sẹo mổ đẻ là rất nhỏ và hầu hết những trường hợp “nhỡ” và giữ lại đều có thể đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con khi được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi chặt chẽ. Nhưng để đảm bảo an toàn tối đa, tốt nhất lần mang thai sau nên cách với lần sinh mổ trước ít nhất là 2 năm.

Sau khi sinh mổ bao lâu thì có thai lại được và những gì mẹ cần lưu ý

Mặc dù mẹ đã biết sau sinh mổ bao lâu thì có thai lại được, nhưng không vì thế mà mẹ không chuẩn bị những kiến thức khác để có thể mang thai an toàn, khỏe mạnh trong lần kế tiếp này.

– Ngay sau khi nghi ngờ có thai cần phải tới bệnh viện để kiểm tra.

– Kiểm tra lại vết mổ cũ xem có đảm bảo an toàn cho thai kỳ tiếp theo.

– Trong quá trình mang thai, mẹ cần theo dõi vết mổ cũ có gây đau không? Nếu có bất kỳ dấu hiệu đau bất thường nào ở vết mổ cũ như đau nhói lên, đau liên tục, đau nang trên xương mu cần phải thông báo cho bác sĩ ngay.

– Nên tới bệnh viện trước ngày dự sinh để được làm các xét nghiệm tiền phẫu, đánh giá xem có thể sinh thường hay sinh mổ lần 2.