Tại Sao Bà Bầu Không Nên Ăn Lạc / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Bà Bầu Ăn Lạc Được Không?

Bởi có nhiều ý kiến cho rằng, bà bầu ăn lạc sẽ gây ra dị ứng thai nhi, mẹ nóng trong người và thường bị đầy hơi, khó tiêu.

Lý giải về thắc mắc này, các chuyên gia đã đưa ra những ý kiến giúp bà bầu có chế độ ăn uống lành mạnh nhất.

Tác dụng của hạt lạc nói chung

Các bác sỹ về đông y cho rằng lạc có nhiều tác dụng như nhuận phổi, chống ho, tốt cho dạ dày. Thành phần chủ yếu trong nhân lạc là chất béo (chiếm tới 40-50%).

Dầu lạc chứa các vitamin hòa tan trong dầu, trong đó nhiều nhất là vitamin E – một yếu tố quan trọng trong tổng hợp hormone sinh dục, chống lão hóa. Hai acid bão hòa có trong dầu đậu phộng là acid arachidic (C20) và acid lignoxeric (C24) thấy trong bơ ca cao và trong bơ sữa bò.

Ngoài ra hạt lạc còn chứa vitamin B2, vitamin B6. Nghiên cứu của các nhà khoa học còn cho biết đậu phộng chứa magnê, mangan, sắt, đồng, phospho, kali, kẽm, selen, canxi và đặc biệt là folate có tác dụng bổ não.

Ăn lạc tốt cho bà bầu

Các nghiên cứu đã chứng minh, lạc có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho em bé.

Trong hạt lạc rất giàu chất folate có lợi cho sức khỏe.

Nhiều công trình nghiên cứu chứng minh được rằng, những phụ nữ mỗi ngày nhận được khoảng 400 microgram axit folic trước và trong thời kì đầu mang thai sẽ giảm được nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh khoảng 70%.

Ngoài ra, folate còn giúp trẻ em sinh ra thông minh hơn so với những đứa trẻ bị thiếu chất này trong thời kì mang thai.

Nếu phụ nữ mang thai kiên trì ăn trong một thời gian dài chắc chắn em bé sinh ra sẽ thông minh. Ngoài ra, việc ăn lạc thường xuyên còn giúp cho lượng sữa của các bà mẹ được tiết ra đều đặn.

Các bà mẹ mang thai ăn đậu phộng sẽ phòng tránh được những rối loạn khi hệ thần kinh của bé đang ở giai đoạn hình thành.

Chế độ ăn “nhà nghèo” chỉ cần rau và đậu phộng, đậu nành cũng đủ cho hệ xương, răng thai nhi phát triển hoàn chỉnh.

Lưu ý khi bà bầu ăn lạc

Trước đây, phụ nữ được khuyên là nên tránh các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như lạc hay các loại hạt trong suốt thời kỳ mang thai và khi cho con bú, và rằng lũ trẻ của họ nên tránh không ăn lạc cho tới khi được 3 tuổi.

Mục đích của những khuyến cáo này là nhằm giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc với các chất gây dị ứng và nhạy cảm, từ đó giảm nguy cơ phát triển dị ứng với lạc từ thời thơ ấu.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu thuộc bệnh viện nhi Boston (Boston Children’s Hospital) mới nhất đã bác bỏ ý kiến trên và khẳng định, bà bầu ăn lạc an toàn và không cần lo lắng vì có thể bị dị ứng thai nhi.

Dù vậy, mẹ bầu cần biết thêm rằng ăn lạc rất dễ mắc chứng đầy bụng, khó tiêu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón khi mang bầu. Mỗi ngày không nên ăn quá 10 hạt bởi ăn nhiều sẽ rất dễ gây chứng chướng bụng.

theo Gia đình Việt Nam

Bà Bầu Có Nên Ăn Lạc Luộc Hay Không? 3 Tác Dụng Lạc Luộc Với Mẹ Bầu

Bà bầu ăn lạc luộc tốt không? nhiều người “kháo” nhau là bầu bí mà ăn đậu phộng là con sinh ra dễ bị dị ứng đậu và các loại hạt lắm.

Qua các cuộc nghiên cứu, các chuyên gia kết luận như thế nào? chúng tôi sẽ tổng hợp các cuộc khảo sát để xem kết quả như thế nào.

Trong 8.000 trẻ em tại bệnh viện Nhi Boston, nếu mẹ bầu không có tiền sử dị ứng trước đó ăn lạc luộc trên 5 lần/ tuần trong suốt quá trình thai kỳ vẫn có khả năng sinh con BỊ DỊ ỨNG ĐẬU VÀ CÁC LOẠI HẠT.

Một nghiên cứu khác khảo sát 60.000 mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai đến khi con nhỏ được 7 tuổi. Kết quả lại chỉ ra rằng bà bầu có nên ăn lạc luộc.

Các công trình nghiên cứu khác còn chứng minh được nếu ăn lạc 1 lượng vừa đủ mỗi ngày trước và trong giai đoạn đầu thai kỳ sẽ giúp con nhỏ giảm 70% nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh.

Bên cạnh đó, mẹ bầu sẽ có lượng sữa nhiều hơn và tiết sữa đều đặn hơn các bà bầu không ăn lạc.

Như vậy, bạn phải hiểu rằng, bà bầu có nên ăn lạc luộc và phải ăn 1 cách có khoa học, có thực đơn rõ ràng. Từ đó, mẹ sẽ có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển toàn diện của con.

Tác dụng chung của lạc luộc

Lạc luộc hay còn gọi là đậu phộng. Nó chứa rất nhiều protein và lipit, và 1 lượng lớn axit béo không bão hòa. Ngoài ra, lạc luộc còn có nhiều các loại khoáng chất tốt cho mẹ và bé như canxi, phốt-pho, sắt… Cùng các loại vitamin A, B, E, K và các axit có lợi khác.

Chính vì thế, bà bầu có nên ăn lạc luộc và ăn lạc rất tốt cho bà bầu là mặc khác. Trong lạc còn có axit folic, chất này rất có lợi cho thai phụ và trẻ nhỏ. Axit này rất tốt cho sự hình thành và phát triển não bộ của trẻ ngay từ thời gian mang thai.

Lạc rất tốt đối với sức khỏe chúng ta và đối với bà bầu chúng còn nhiều lợi ích hơn thế nữa. Bà bầu có nên ăn lạc luộc và nó sẽ đem lại những lợi ích sau:

Giúp giảm rối loạn hệ thần kinh con trong quá trình hình thành và phát triển thai nhi và não bộ. Hơn nữa, nếu những ngày chán ăn, mẹ bầu chỉ cần ăn rau, đậu phộng cũng đủ phát triển hệ xương, răng của thai nhi.

Lạc luộc còn làm ức chế quá trình hấp thu carbohydrate trong cơ thể bầu làm giảm nguy cơ bị tiểu đường ở mẹ.

Bên cạnh đó, đậu phộng làm giảm cảm giác thèm ăn. Bà bầu ăn vài hạt lạc mỗi ngày giúp kiểm soát sức ăn. Như vậy, bà bầu có nên ăn lạc luộc và ăn lạc giúp mẹ ổn định được cân nặng trước, trong và sau thai kỳ.

Hơn nữa, chúng giúp mẹ bầu ổn định máu huyết nếu mẹ bầu hảo mặn. Đậu phộng có vị mặn (nhưng hàm lượng muối ít hơn rất nhiều so với các loại thực phẩm khác) nên giúp mẹ bầu giảm nguy cơ bị sưng phù.

Cuối cùng, lạc luộc giúp bảo vệ tim mạch cho mẹ bầu và thai nhi. Ăn lạc giúp giảm 35% nguy cơ mắc tim mạch. Ngoài ra, nó còn giảm thấp hàm lượng cholesterol, tăng cường sức khỏe cho hệ tim mạch của mẹ và con.

Nếu bạn hỏi bà bầu có nên ăn lạc luộc hay không, chúng tôi sẽ khuyên là nên. Và minh chứng cho điều đó là những lợi ích không thể chối bỏ của lạc với tất cả mọi người, đặc biệt là sức khỏe của bà bầu và quá trình phát triển của con.

Khi đã khẳng định được bà bầu có nên ăn lạc luộc hay không, điều bạn quan tâm tiếp theo hẳn là ăn bao nhiêu là đủ? Câu trả lời là, bà bầu chỉ nên ăn 1 nhúm lạc luộc nhỏ cách ngày hoặc mỗi ngày càng tốt.

Nếu ăn nhiều, chất trong lạc có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Tốt nhất là dưới 10 hạt 1 ngày hoặc cách ngày để bổ sung chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Tuy nhiên, bạn phải lưu ý rằng, bà bầu ăn lạc luộc rất dễ đầy bụng, khó tiêu. Hơn nữa, nó còn làm tăng khả năng bị táo bón ở mẹ.

Cho nên, tuyệt đối không lạm dụng. Nếu trong gia đình có tiền sử dị ứng đậu hoặc các loại hạt thì phải tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ trước.

Lo lắng là tâm lý thông thường của mẹ bầu và gia đình đang có thai phụ, đặc biệt là có con so. Tâm lý đó quyết định hành vi tìm kiếm các câu hỏi như bà bầu có nên ăn lạc luộc, bà bầu có nên ăn bí xanh, bà bầu có nên ăn rau cải xanh,…

Hiểu được điều đó, chúng tôi sẽ gợi ý khẩu phần ăn và nhóm thực phẩm chính yếu cần cho mẹ bầu trong suốt quá trình thai kỳ.

Nhóm thực phẩm thiết yếu

Đừng quá bâng khuâng bà bầu có nên ăn lạc luộc hay không hay các câu hỏi tương tự, bạn hãy tự tin nấu và ăn những món mình thích.

Tuy nhiên, lưu ý nên xen kẽ và cân đối các món theo hàm lượng của 4 nhóm thực phẩm chính này vào mỗi bữa ăn hàng ngày:

Bổ sung tối đa 55% nhóm thức ăn đường bột

Bổ sung tối đa 20% nhóm thức ăn đạm

Bổ sung tối đa 25% nhóm thức ăn béo

Bổ sung tối đa 5% còn lại cho nhóm các món giàu vitamin và khoáng chất cần thiết khác

Thực đơn theo giai đoạn thai kỳ

Ba tháng đầu thai kỳ:

Mẹ bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn mỗi ngày thành các bữa nhỏ, tốt nhất là 5 đến 6 bữa mỗi ngày. Điều này giúp mẹ tránh buồn nôn, ốm nghén.

Ở khoảng thời gian này, gia đình nên bổ sung cho mẹ các loại vitamin quan trọng như Acid Folic, Sắt, Omega -3. Trong đó, Folic là quan trọng nhất. Tức là ở khoảng này bà bầu có nên ăn lạc luộc rồi vì nó làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ và thúc sự phát triển.

Ba tháng tiếp theo:

Mẹ bầu cần được bổ sung protein cho cơ thể. Các món như nghêu, sò. Dùng thêm các loại nước ép, sinh tố để thanh lọc và bổ sung chất dinh dưỡng.

Ba tháng cuối:

Giai đoạn này là lúc thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh. Chính vì thế, cơ thể mẹ bầu rất cần bổ sung lượng dinh dưỡng. Và ở giai đoạn này, bà bầu có nên ăn lạc luộc, các món dinh dưỡng đã nêu ở trên và đặc biệt phải bổ sung nhiều canxi để mẹ khỏe và bé phát triển tốt nhất.

Qua bài viết, chắc chắn bạn đã có thể trả lời câu hỏi bà bầu có nên ăn lạc luộc hay không rồi phải không nào! Lạc luộc rất tốt cho mẹ và bé nếu mẹ biết ăn lạc đúng “liều lượng”.

Hơn nữa, phải kết hợp ăn lạc và các món ăn dinh dưỡng khác cho phù hợp với cơ thể và từng giai đoạn thai kỳ. Và đừng quên kết hợp tập yoga, hay một số động tác nhẹ nhàng để giúp mẹ bầu và thai nhi phát triển khỏe mạnh nhất.

Bà Bầu Ăn Nhãn Được Không? Tại Sao Bà Bầu Không Nên Ăn Nhãn?

Giá trị dinh dưỡng của nhãn

Thành phần dinh dưỡng có trong 100g bao gồm những chất sau đây: 86,3g Nước (Water – Năng lượng: 48 Kcal ( 285kcal/100g nhãn khô) – 0,9g Protein: – Lipid: – Glucid (Carbohydrate): 10,9g (65.9g/100g nhãn khô) – 0,29 mg – Đồng (Copper): 150 μg – Vitamin C (Ascorbic acid): 58 mg – Vitamin B1 (Thiamine): 0.03mg -Celluloza (Fiber) : 1g – Calci (Calcium) 21 mg – Sắt (Iron): 0,40 mg – Magiê (Magnesium): 10 mg – Mangan (Manganese): 0,1mg- Phospho (Phosphorous): 12mg – Natri (Sodium): 26mg – Kẽm (Zinc): – Vitamin B2 (Riboflavin): 0,14mg- Vitamin PP (Niacin): 0,3 mg.

Nhãn hay long nhãn có tên khoa học là Dimocarpus longan. Chúng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng như: năng lượng cao, kali, photpho, magie, sắt, protein, các loại vitamin và khoáng chất như: vitamin C, B1, PP, axit hữu cơ, chất xơ, có lợi cho hệ thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn…

Hiện nay, nhãn không chỉ là loại hoa quả bổ dưỡng mà trong y học cổ truyền còn áp dụng trong một số bài thuốc. Vậy cụ thể tác dụng của loại quả này như thế nào?

Lợi ích với sức khỏe khi ăn nhãn

Tốt cho hệ thần kinh:

Nhãn là một trong những loại quả đặc biệt tốt cho hệ thần kinh, giúp các bộ phận tăng cường chức năng vốn có. Đặc biệt đối với những trường hợp mất ngủ thường xuyên thì ăn nhãn sẽ giúp ngủ ngon giấc, sâu giấc hơn. Đối với những người suy nhược thần kinh, mệt mỏi, đau nhức hay sức khỏe yếu có thể sử dụng long nhãn đun sôi để nguội lấy nước uống.

Tăng cường vitamin C:

Theo các chuyên gia nghiên cứu, nhãn rất giàu vitamin C có tác dụng tốt với cơ thể con người. Trong 100 g nhãn cung cấp 93% lượng vitamin C dồi dào. Bạn có biết, những người có chế độ ăn uống giàu vitamin C ít có khả năng bị cao huyết áp, bệnh tim và có tác dụng ngăn ngừa một số loại ung thư.

Tốt cho mắt:

Riboflavin thuộc nhóm vitamin B, đây là các loại vitamin và dưỡng chất vô cùng quan trọng tốt cho mắt. Theo nghiên cứu, nam giới cần khoảng 1,3 mg riboflavin mỗi ngày, và nữ giới cần 1,1 mg mỗi ngày để có đôi mắt sáng khỏe mạnh. Theo một số nghiên cứu, nếu như bạn không cung cấp đầy đủ ribofalvin có thể làm đôi mắt của bạn trở nên mệt mỏi, tăng nguy cơ rối loạn về mắt, đặc biệt là đục thủy tinh thể. Và nếu như bạn dung nạp khoảng 100g nhãn tươi đã có thể cung cấp 0,14 mg riboflavin, trong khi 100 g nhãn khô cung cấp 0,5 mg rất tốt cho hoạt động của đôi mắt.

Giảm căng thẳng, mệt mỏi, hạn chế trầm cảm:

Bạn có biết ăn nhãn còn có tác dụng kích thích lá lách và hệ thống tim mạch hoạt động hiệu quả. Chúng có thể tác động làm tăng cường lưu thông máu, làm dịu hệ thần kinh, giảm thiểu các triệu chứng căng thẳng, mệt mỏi. Từ đó giảm thiểu tối đa tình trạng trầm cảm.

Tăng cường sức khỏe xương khớp:

Một số nghiên cứu cho thấy con người sau độ tuổi 40 dễ gặp phải quá trình lão hóa xương, đặc biệt với phụ nữ độ tuổi mãn kinh, có nồng độ thấp các khoáng chất như đồng, dễ bị loãng xương. Do vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người trưởng thành nên tiêu thụ 900 mg đồng mỗi ngày để giúp hệ xương chắc khỏe. Và nếu như bạn ăn khoảng 100g nhãn khô chứa tới 807 mg đồng, cung cấp 90% lượng đồng người lớn nên nạp vào cơ thể mỗi ngày rất tốt cho xương khớp.

Bổ sung sắt:

Ngoài các loại vitamin và khoáng chất cần thiết thì ăn nhãn có thể giúp tăng lượng chất sắt cho cơ giúp quá trình tạo máu có thể diễn ra hiệu quả. Trong khi đó, nếu bạn nạp khoảng 100 g nhãn khô chứa khoảng 5 mg, tương đương 62% nhu cầu sắt hàng ngày mà cơ thể cần.

Bà bầu ăn nhãn được không?

Như đã trình bày nêu trên, nhãn vốn rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, bà bầu ăn nhãn được không? bà bầu ăn nhãn có tốt không? Hiện nay có 2 luồng ý kiến trái chiều về vấn đề nên hoặc không nên ăn nhãn khi mang thai.

Chị Nguyễn M.H chia sẻ trên diễn đàn sức khỏe rằng: tôi đang mang bầu 3 tháng, hiện tại đang là mùa nhãn và tôi cũng rất thích ăn loại quả này. Tuy nhiên, có một số người nói tôi đang mang thai không nên ăn nhãn sẽ không tốt cho sự phát triển của bé….thiết nghĩ nhãn vốn có vị ngọt, được trồng nhiều lại không chứa hóa chất nhưng sao lại không tốt…”

Đối với vấn đề này, theo kinh nghiệm từ người xưa truyền lại thì bà bầu không nên ăn nhãn, mặc dù đối với người bình thường nhãn rất tốt nhưng đối với phụ nữ mang thai có thể gây ra một số phản ứng không tốt.

Tại sao bà bầu không nên ăn nhãn?

Giải thích lý do bà bầu không nên ăn nhãn là bởi nhãn có tính nóng, khiến cho bà bầu có thể bị nóng trong, đặc biệt khi ăn nhiều nhãn có thể dẫn tới chảy máu âm đạo, đau bụng dưới, động thai, ảnh hưởng đến thai kỳ, đặc biệt trong những tháng đầu tiên mang thai. Do vậy, khuyến cáo mẹ bầu trong vòng 3 tháng đầu mang thai, thậm chí suốt thai kỳ không nên ăn nhãn. Đối với thai phụ mang thai 3 tháng cuối cũng không nên ăn nhãn để tránh nguy cơ sảy thai, sinh non.

Nhưng hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh tác hại của ăn nhãn với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn suốt thai kỳ các chuyên gia vẫn khuyến cáo bà bầu không nên ăn nhãn, nhất là những mẹ bầu dễ mẫn cảm hoặc từng có tiền sử lưu thai, sảy thai, sinh non. Đặc biệt, với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoặc cao huyết áp khi mang thai không nên ăn nhãn, vì có thể làm các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Lỡ ăn nhãn khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Tính tới thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được những ảnh hưởng của việc bà bầu ăn nhãn. Tuy nhiên các bác sĩ sản khoa và chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo chị em trong thời gian mang thai không nên ăn nhãn hoặc ăn quá nhiều. Đặc biệt là những mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, hoặc bị cao huyết áp thì tuyệt đối không nên ăn loại trái cây này vì nó sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Những loại trái cây bà bầu không nên ăn?

Ngoài hạn chế ăn nhãn thì những bà bầu nên kiêng một số thực phẩm sau đây:

Quả Đào: Quan niệm xa xưa cho rằng phụ nữ mang thai ăn đào sẽ dễ bị sảy thai, bé sinh ra có thể bị câm điếc bẩm sinh hoặc cơ thể nhiều lông. Tuy nhiên, điều này mới chỉ dừng lại ở quan niệm. Thực tế cho thấy rằng nếu ăn nhiều đào mẹ có thể bị chảy máu do nóng trong hoặc nhẹ có thể bị táo bón, đặc biệt trong 3 tháng đầu.

Mướp đắng: được xếp vào hàng các loại quả mẹ bầu không nên ăn khi mang thai đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi lẽ, có một số ý kiến cho rằng ăn mướp đắng có thể giảm đường huyết, phụ nữ mang thai có thể bị đau đầu, đau bụng dẫn tới kích thích tử cung gây động thai, sảy thai.

Dứa: phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên ăn dứa trong 3 tháng đầu để tránh động thai, co bóp tử cung dẫn tới chảy máu âm đạo gây sảy thai hoặc dị ứng thai kỳ. Lý do là bởi trong dứa có chứa chất bromelain làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai.

Đu đủ xanh: theo nhiều nghiên cứu cho kết quả, trong đu đủ xanh có chứa chất papain đặc biệt trong mủ đu đủ, có thể kích thích tử cung co bóp gây sảy thai mà mẹ bầu 3 tháng đầu tuyệt đối không nên sử dụng.

Quả Vải: Cũng như nhãn, vải cũng là loại quả mẹ không nên ăn trong thời gian mang thai. Lý do bởi ăn vải có thể khiến mẹ bầu bị nóng trong gây nên xuất huyết, động thai, sảy thai. Ngoài ra, trong quả vải chín có chứa lượng đường rất cao có thể khiến mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, béo phì.

Nho: tuy rằng đây là một quả chứa nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A, C và chất dinh dưỡng nhưng nho vẫn là 1 loại quả cấm kỵ trong thời gian mang thai. Lý do bởi hàm lượng resveratrol cao – một chất độc nguy hiểm với các mẹ bầu. Ăn nhiều nho cũng có thể gây mất nước, tiêu chảy. Bên cạnh đó, nho là quả dễ bị dùng thuốc bảo quản, hóa chất không tốt cho phụ nữ mang thai.

Táo mèo: Nhiều mẹ bầu trong thời gian 3 tháng đầu mang thai có dấu hiệu ốm nghén và thèm vị chua chát nên chọn ăn táo mèo. Tuy nhiên, bạn có biết táo mèo có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.

Bên cạnh những loại quả cần tránh ăn nêu trên khi mang thai thì mẹ bầu có thể chọn các loại quả khác như: cam, táo, chuối, kiwi,….tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh những lưu ý nêu trên thì phụ nữ mang thai cần chú ý đến những điều cơ bản sau đây khi ăn trái cây:

Không ăn trái cây thay cơm: mặc dù mỗi ngày bà bầu cần ăn hoa quả tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không thể thay thế bữa ăn chính với các món thịt, cá và các loại rau củ.

Không ăn quá nhiều trái cây: nhiều mẹ trong thời gian đầu mang thai ăn quá nhiều trái cây mà không biết rằng nếu ăn nhiều sẽ có thể gây phản tác dụng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu nên ăn từ 500g – 700g trái cây, hoa quả tươi mỗi ngày là đủ.

Mẹ bầu chú ý với tất cả các loại hoa quả cần rửa sạch trước khi ăn bằng cách ngâm trong nước giấm, nước muối.

Lựa chọn địa chỉ mua hoa quả uy tín, tránh sử dụng trái cây đóng hộp vì chúng chứa 1 lượng lớn chất bảo quản gây độc hại cho thai nhi.

Mẹ bầu chú ý không nên ăn trái cây đông lạnh trong thời gian dài vì chúng đã biến đổi chất, thay vào đó, mẹ nên chọn trái cây tươi sử dụng.

Ngày sửa: 21-11-2020

Tại Sao Bà Bầu Không Nên Nằm Võng?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Luyện – Nguyên trưởng khoa sản bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La, hiện công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế.

Tại sao bà bầu không nên nằm võng?

Nhiều mẹ bầu chia sẻ rằng việc nằm võng đung đưa khiến mẹ dễ ngủ hơn những đôi khi cũng lo lắng vì nếu có ngã sẽ gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Mặc dù có thể tác động tích cực đến giấc ngủ và giúp cho mẹ bầu ngủ ngon hơn, nhưng hầu hết các chuyên gia y tế lại không khuyến khích việc chúng ta nằm ngủ trên võng, nhất là chị em phụ nữ nằm võng khi mang thai. Theo chuyên gia y tế khuyến cáo thì trong thời điểm mang thai, mẹ bầu không nên nằm võng để tránh gây ảnh hưởng đến thai kỳ. Vậy, cụ thể tại sao bà bầu không nằm võng?

Thực tế, mặc dù việc ngủ khi nằm võng có thể giúp bạn ngủ ngon hơn, nhưng hầu hết các chuyên gia y tế đều không khuyến khích việc nằm ngủ trên võng, nhất là nằm võng khi mang thai. Nguyên do là bởi khi nằm trên võng, cơ thể bạn sẽ bị bó hẹp với tư thế đầu nằm trên cao, chân cao nhưng ngực bị ép, khiến bạn rất dễ bị suy hô hấp. Mặt khác, việc nằm với tư thế đầu ở quá cao sẽ khiến cơ thể bạn khó khăn hơn trong quá trình lưu chuyển máu lên não. Hậu quả tất yếu là thiếu máu, thiếu oxy lên não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu. Một nguy cơ rất rõ ràng có thể dễ dàng xảy đến đối với các mẹ bầu khi nằm võng đó là té ngã, rất nguy hiểm cho mẹ và bé.

Đó là lý do tại sao bà bầu không nên nằm võng. Điều này được rất nhiều chuyên gia y tế đưa ra khuyến cáo, đặc biệt là giai đoạn càng về cuối của thai kỳ không nên nằm ngủ trên võng. Thay vào đó, mẹ bầu nên nằm nghiêng người về bên trái để giảm áp lực lên vùng xương chậu. Đồng thời, tư thế nằm nghiêng trái cũng giúp máu lưu thông và chất dinh dưỡng được vận chuyển đến thai nhi tốt hơn.

Những ảnh hưởng của việc mẹ bầu nằm võng

Để làm rõ hơn về vấn đề tại sao bà bầu không nên nằm võng, chuyên gia y tế cũng đưa ra một số khuyến cáo về những ảnh hưởng của việc mẹ bầu nằm võng trong thai kỳ, cụ thể như sau:

Mẹ bầu nằm võng ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Tư thế nằm trên võng thường là đầu và chân cao, phần thân dưới thấp và hơi gập. Điều này khiến cho tim, phổi và nhiều bộ phận trong cơ thể bà bầu bị chèn ép từ đó gây khó thở, nhồi máu cơ tim. Thêm vào đó, nếu đầu nằm quá cao còn gây ảnh hưởng đến lưu thông máu, để đẩy máu lên não thì quá trình bơm, đẩy máu của tim cần hoạt động mạnh hơn, có tác động không tốt lên toàn bộ tim mạch.

Mẹ bầu nằm võng ảnh hưởng đến cột sống

Khi người càng lớn tuổi hoặc phụ nữ đang mang thai, canxi không đủ cung cấp cho hệ xương dẫn tới bị giòn và dễ gãy hơn, những mảnh xương vỡ đâm vào dây thần kinh cột sống gây đau đớn.

Mặt khác các gai cột sống xuất hiện khi nằm võng là nguyên nhân gây ra các tổn thương lớn như bị đau dây thần kinh cổ, vai, gáy, đau lưng, bị tê liệt tứ chi.

Chèn ép lên thai nhi

Để có một tư thế thoải mái giúp bà bầu và thai nhi luôn mạnh khỏe, võng không thể là giải pháp tối ưu vì nằm võng bà bầu không thể lật mình, không thể điều chỉnh cơ thể khi mỏi, tê chân tay. Nhất là việc nằm nghiêng trên võng sẽ chèn ép lên bào thai, gây sự khó chịu hay bức bối ở thai nhi.

Tăng nguy cơ bị ngã

Với bà bầu, việc bụng có chu vi ngày càng lớn, cồng kềnh, di chuyển thường khó khăn hơn, trong quá trình đứng lên, ngồi xuống võng dễ bị ngã. Do đó, các mẹ không nên nằm võng trong thời gian mang thai.

Bà bầu nên nằm ngủ ở tư thế nào là chuẩn?

Tốt nhất là các mẹ nên nằm ở những nơi có không gian thoải mái và bằng phẳng như giường và nệm. Ngoài ra, những tư thế sau đây sẽ giúp mẹ bầu được điều chỉnh giấc ngủ dễ dàng hơn qua từng giai đoạn thai kỳ.

Tư thế nằm chuẩn trong ba tháng đầu thai kỳ:

Lúc này, bụng mẹ không quá lớn. Mẹ có thể chọn cho mình tư thế ngủ quen thuộc nhất để có được sự thoải mái, thậm chí ở cả tư thế nằm ngửa cũng không đáng ngại. Mặc dầu vậy, cần hạn chế nằm ở tư thế sấp bởi nó không tốt cho sức khỏe của người bình thường, phương chi mẹ lại đang trong giai đoạn bầu bí.

Tư thế nằm chuẩn trong ba táng giữa thai kỳ

Mặc dầu vẫn chưa đến mức “bụng to vượt mặt” nhưng việc bảo vệ chiếc bụng lấp ló cũng là điều hết sức quan trọng. Từ lúc này, mẹ nên bắt đầu làm quen với tư thế nằm nghiêng để mang đến sự dễ chịu nhất. Nếu cảm thấy khó khăn ở thời điểm ban đầu, mẹ có thể dùng một chiếc gối mềm để kê chân cao lên.

Tư thế nằm chuẩn trong ba tháng cuối thai kỳ

Do lúc này tử cung của mẹ đã bắt đầu xoay theo hướng phải nên các chuyên gia khuyên mẹ nghiêng về phía trái trong lúc ngủ nhằm tránh những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Mẹ có thể chọn mua cho mình những chiếc gối ngủ chuyên dụng để lúc nào cũng có được tư thế nằm an toàn nhất cho con. Điều quan trọng cần nhớ là tránh nằm co người khiến em bé trong bụng chịu áp lực.

Bí quyết giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon

Mặc dù không nên nằm võng trong thời gian mang thai, các mẹ vẫn có thể tham khảo một vài biện pháp an toàn giúp mình đi vào giấc ngủ nhanh hơn như sau:

+ Nghe nhạc, đọc sách: Dành một khoảng thời gian trước khi lên giường ngủ để nghe các bản nhạc nhẹ nhàng hoặc đọc các thể loại sách yêu thích.

+ Dinh dưỡng: Nên ăn uống đúng giờ, không ăn bữa tối quá trễ. Bổ sung các thức ăn chứa nhiều vitamin nhóm B như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cá. Các món ăn cay, chua, chiên xào nhiều dầu mỡ không được khuyến khích trong thai kỳ. Hạn chế sử dụng thức uống chứa caffeine như trà, café. Một ly sữa ấm sẽ giữ cho mẹ bầu không cảm thấy đói và ngủ ngon suốt đêm.

+ Không gian ngủ: Giường ngủ cần rộng rãi, thoải mái. Phòng ngủ tối, yên tĩnh và mát mẻ thì mẹ bầu mới có thể ngủ ngon.

+ Tạo giờ giấc thức – ngủ đồng bộ: Đi ngủ và thức dậy vào những giờ cố định và duy trì khung giờ này hàng ngày. Dần dần, cơ thể sẽ quen với những thời điểm đó, việc đi vào giấc ngủ trở nên dễ dàng hơn.

+ Massage: Massage vùng lưng và chân giúp bà bầu giảm cảm giác đau mỏi và tê, hãy nhờ ông xã massage giúp vợ dễ ngủ.

+ Tập thể dục hàng ngày: Tuy việc này sẽ ngày càng khó khăn vì cơ thể nặng nề nhưng bạn không thể bỏ qua nó. Cố gắng vận động với các bài tập phù hợp giúp giảm đau lưng và dễ ngủ.

Việc nằm võng trong thai kỳ suy cho cùng cũng chỉ để giải quyết triệt để chứng mất ngủ mà nhiều mẹ bầu đang gặp phải. Thế nhưng, vẫn còn nhiều giải pháp an toàn hơn để mẹ bầu có thể ru mình vào giấc ngủ thay vì các giải pháp khá “mạo hiểm” là ngủ võng. Những giải pháp mẹ bầu có thể áp dụng đó là:

 Mẹ có thể chọn mua cho mình một chiếc gối ngủ chuyên dụng cho bà bầu để lúc nào cũng có được tư thế nằm an toàn nhất cho con. Điều quan trọng cần nhớ là tránh nằm co người quá mức khiến cho em bé trong bụng chịu nhiều áp lực.

Tránh thức uống chứa chất caffeine như: cà phê, sôcôla, trà đen,… Vì đây chính là những thức uống “để thức chứ không phải để ngủ”, sự tỉnh táo quá mức sẽ gây phiền toái cho mẹ bầu đấy.

Trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, mẹ bầu nên ăn uống nhẹ: 1 cốc sữa ấm, ngũ cốc, 1 miếng phomai,…

Uống một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn

Ban ngày uống đủ nước, giảm uống nước lại vào ban đêm. Nếu không, việc đi tiểu đêm sẽ ‘quấy rầy” giấc ngủ của mẹ bầu.

Trước lúc lên giường đi ngủ, hãy tắm qua với nước ấm.

Nếu muốn, mẹ bầu có thể quan hệ vợ chồng nhẹ nhàng, đây cũng là một cách để cho mẹ dễ đi vào giấc ngủ.

Luôn giữ cho phòng ngủ ở nhiệt độ vừa phải, mát mẻ.

Massage toàn thân trước lúc ngủ hoặc có thể tập một vài động tác hít thở sâu để cho cơ thể được thoải mái, thư giãn hơn.

Tập thể dục thường xuyên, đều đặn mỗi ngày giúp cho máu lưu thông tốt hơn và mẹ bầu cũng dễ ngủ hơn.

Sau cùng, cần tránh xa các nguyên nhân “thường trực” gây mất ngủ cho mẹ bầu như ngủ trưa quá nhiều, ăn nhiều thực phẩm và gia vị cay nóng, ăn quá no hoặc để quá đói trước khi đi ngủ, bật đèn quá sáng và ngủ tùy tiện, không theo một giờ giấc nhất định.

Is It Safe to Lay in a Hammock While Pregnant? https://www.thefoothammock.com/is-it-safe-to-lay-in-a-hammock-while-pregnant/ Truy cập ngày: 18/11/2020

Ngày sửa: 04-05-2021