Thay Đổi Khi Mang Thai Tháng Đầu / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Những Thay Đổi Cơ Thể Khi Mang Thai Tháng Đầu

NHỮNG THAY ĐỔI CƠ THỂ KHI MANG THAI THÁNG ĐẦU

Các xét nghiệm thai kỳ và siêu âm là những phương pháp chẩn đoán y khoa để xác định xem tình trạng của mẹ và thai có đang ổn định hay không. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý đến những thay đổi cơ thể khi mang thai tháng đầu để có sự điều chỉnh kịp thời nhất.

Nếu mẹ đang cố gắng mang thai hoặc đã xác định có thai thì chắc chắn trong đầu mẹ đang có rất nhiều điều thắc mắc. Mẹ muốn biết những thay đổi cơ thể khi mang thai tháng đầu để lên kế hoạch cho một chế độ chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh. Ngoài hiện tượng trễ “đèn đỏ”, mẹ cũng có thể gặp các thay đổi sau:

Ngực sưng và nhạy cảm

Sự thay đổi ở ngực được cho là một trong những dấu hiệu có thai sớm nhất. Ngực của phụ nữ mang thai 1 – 2 tuần thường sẽ đau, sưng và nhạy cảm hơn. Nguyên nhân là do lượng estrogen và progesterone sẽ bắt đầu phát triển ở giai đoạn sớm của thai kỳ. Vì lượng hocmon estrogen tăng lên nên ngực sẽ giữ nước nhiều hơn và mẹ sẽ cảm thấy đau, nặng nề và nhạy cảm hơn.

Ốm nghén

Hiện tượng ốm nghén thường xuất hiện sớm nhất sau 2 tuần thụ thai do hocmon progesterone gây ra. Hocmon này gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, đôi lúc sẽ gây ra chứng táo bón, khó tiêu cho mẹ bầu. Cảm giác buồn nôn xảy ra do hocmon Hcg xuất hiện trong máu và nước tiểu mẹ bầu ngay cả trước khi bị trễ kinh nguyệt. Lượng Hcg càng cao mẹ bầu sẽ càng cảm thấy buồn nôn hơn.

Thay đổi khẩu vị ăn uống

Theo quan sát, nhiều mẹ bầu sẽ không thích những món khoái khẩu trước kia. Thậm chí, mẹ còn thích các loại đồ ăn lạ hoặc các món chưa từng thích ăn trước đó.

Thường xuyên có cảm giác mệt mỏi

Trong vài tuần đầu tiên mang thai, cơ thể mẹ sẽ phải làm việc hết năng suất để nuôi dưỡng thai nhi nên cảm giác mệt mỏi là hoàn toàn bình thường. Ngoài ra, tim của mẹ lúc này cũng phải bơm máu nhanh hơn để cung cấp thêm oxy vào tử cung nuôi dưỡng thai nhi nên cũng sẽ làm mẹ mệt mỏi hơn bình thường.

Xuất hiện đốm máu

Có khoảng 30% phụ nữ mang thai nhận thấy dấu hiệu chảy máu nhẹ ở những tuần đầu tiên thai kỳ. Nguyên nhân là do khi trứng thụ tinh bám vào lớp niêm mạc của tử cung, gọi là máu cấy. Máu cấy thường xuất hiện khoảng 2 tuần sau khi thụ thai.

Dấu hiệu chảy máu cũng có thể do sự kích thích cổ tử cung, thai ngoài tử cung hoặc cảnh báo dấu hiệu sảy thai. Vì vậy mẹ cần theo dõi cẩn thận để phòng tránh nguy cơ rủi ro cao.

Tâm trạng thay đổi

Hocmon của mẹ bầu đột nhiên thay đổi chóng mặt và khiến cảm xúc của mẹ thay đổi thất thường hơn. Nếu bỗng dưng mẹ cảm thấy buồn thảm thì có thể là tâm trạng mẹ đang thay đổi do mang thai. Đây là thay đổi rất phổ biến trong những tháng đầu mang thai.

Ngoài những thay đổi cơ thể khi mang thai tháng đầu kể trên, một số mẹ bầu có thể gặp tình trạng chóng mặt, quay cuồng và hạ huyết áp. Tình trạng này có thể xảy ra khi mẹ đứng lên, ngồi xuống và thường không phổ biến ở nhiều người nên mẹ cần hết sức thận trọng.

Thay Đổi Khi Mang Thai: Sự Thay Đổi Nhũ Hoa

Sự nhạy cảm khác thường của ngực bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 4 đến 6 và kéo dài đến hết 3 tháng đầu mang thai. Đây là những triệu chứng bình thường và thường xuất hiện nhiều nhất ở 3 tháng đầu mang thai.

Đau ngực Sớm nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ bạn sẽ gặp triệu chứng đau ngực hoặc ngực nhạy cảm lạ thường. Với một số phụ nữ, đây còn là dấu hiệu nguyệt san, nên có thể khiến bạn không để ý đến. Bạn có thể cảm giác ngực bạn lúc này hơi nhạy cảm khi chạm vào, hoặc có cảm giác đau đớn khi bạn mặc áo ngực. Sự nhạy cảm khác thường này của ngực bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 4 đến 6 và kéo dài đến hết 3 tháng đầu mang thai. Thế nhưng bạn không cần phải lo lắng vì những triệu chứng này là bình thường và thường xuất hiện nhiều nhất ở 3 tháng đầu mang thai. Đây là một trong những lý do mà nhiều phụ nữ thường tránh gần gũi chồng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, quan hệ tình dục khi mang thai là an toàn, bạn chỉ cần tránh để bạn tình chạm vào đầu nhũ hoa là được.

Đầu vú thay đổi Bạn có thể thấy rõ các tĩnh mạch ở vùng da của ngực, đồng thời nhận thấy đầu vú của bạn có thể trở nên lớn hơn và sậm màu hơn khi bạn mang thai. Sau một vài tháng đầu, quầng vú – phần sắc tố bao quanh đầu vú của bạn – cũng sẽ lớn hơn và sậm màu hơn. Bạn cũng có thể nhận thấy xuất hiện những nốt sần nhỏ hoặc các khu vực trắng như mụn trên núm. Điều này cũng là bình thường. Chúng là một dạng tuyến sản sinh dầu còn được gọi là các hạt Montgomery. Những thay đổi này nhằm chuẩn bị cho việc nuôi con của cơ thể người mẹ.

Ngực phát triển lớn hơn Vào thời điểm cuối 3 tháng đầu thai kỳ hoặc bắt đầu 3 tháng giữa thai kỳ, bạn có thể nhận thấy ngực bỗng phát triển tăng 1 hoặc 2 cup, đặc biệt nếu đây là con đầu lòng của bạn. Đây cũng lại là do các mô bên trong ngực phát triển để chuẩn bị cho việc nuôi con. Ngực của bạn sẽ có cảm giác ngứa vì da căng ra, và bạn thậm chí có thể lộ các vết căng da trên ngực. Đến cuối thai kỳ, bạn sẽ cần phải sử dụng áo ngực dành riêng cho việc nuôi con để hỗ trợ cho ngực phát triển lớn hơn của bạn.

Tiết sữa non Sữa non là sữa đầu tiên mà cơ thể của bạn sản xuất ra. Nó sẽ cung cấp cho bé của bạn mọi thứ mà bé cần để khởi đầu cuộc sống, bao gồm một liều miễn dịch và bảo vệ bé khỏi bệnh vàng da. Vào cuối thai kỳ, một vài phụ nữ có thể nhận thấy ngực tiết ra chất lỏng màu vàng. Hoặc bạn có thể nhận thấy đầu vú có một lớp màng hoặc chất đóng cục, chúng đều là sữa non thôi. Tuy vậy, một số phụ nữ có thể tiết ra sớm hơn hoặc hoàn toàn không tiết ra sữa non. Bạn có thể sử dụng đệm ngực nếu nó gây chú ý hoặc khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Ngực không có dấu hiệu thay đổi Bạn có thể là một trong số những phụ nữ “không may mắn” khi chỉ có rất ít triệu chứng hoặc hoàn toàn không có dấu hiệu nào về những sự thay đổi của ngực khi mang thai. Tuy nhiên đừng vội hoảng hốt. Vì việc này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến khả năng mang thai của bạn cả. Trên thực tế, có thể bạn thuộc nhóm phụ nữ mắc bệnh lý thiếu tuyến mô (IGT) hoặc sự giảm sản của ngực. Hãy nói chuyện với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn về điều này và thực hiện kiểm tra ngực.

Chọn áo ngực phù hợp Tốt nhất là bạn hãy tìm những áo ngực hỗ trợ tốt cho ngực. Hãy dành thời gian để thử áo ngực tại các cửa hiệu lớn hoặc các cửa hàng dành cho các bà mẹ mang thai với sự giúp đỡ của những người bán hàng am tường.

Bạn có thể nhận thấy các áo ngực có gọng giờ đây đã không còn thoải mái khi mặc nữa. Để tránh chạm sát, hãy tìm áo ngực bằng vật liệu mềm không có đường may nổi gần đầu vú. Các loại áo ngực bằng cotton sẽ giúp bạn thấy thoải mái và dễ thở hơn các loại bằng vải tổng hợp.

Để tăng thêm hỗ trợ trong ngày, hãy dùng áo ngực dành cho sản phụ. Trong suốt 3 tháng cuối thai kỳ, bạn có thể đầu tư vào loại áo ngực cho bà mẹ nuôi con, vì bạn cũng sẽ cần đến nó khi bắt đầu cho con bú. Vào buổi tối khi ngủ, hãy thử áo ngực dùng để ngủ cho sản phụ – một loại áo ngực bằng cotton, mềm, không gò bó. Loại này cũng có bán ở các cửa hàng dành cho bà mẹ sinh con.

Một điều đặc biệt quan trọng là bạn cần mặc áo ngực hỗ trợ và vừa vặn khi bạn thực hiện các bài tập, vì ngực của bạn khi này nặng hơn trước. Một chiếc áo ngực được thiết kế để tập sẽ nâng đỡ cho ngực và giảm thiểu sự thiếu thoải mái cho bạn.

Xem xét mua các loại áo ngực có dư độ rộng vì ngực bạn có thể tăng một hoặc hai kích cỡ (cả cup lẫn chu vi ngực) và bụng bạn nở ra. Hãy chọn những chiếc áo ngực vừa vặn với bạn khi móc cài ở vị trí nhỏ nhất, như thế bạn sẽ có dư độ rộng khi ngực phát triển để nuôi con. Đây chắc chắn là một ý tưởng hay nếu bạn quyết định mua áo ngực dùng để nuôi con trước khi bạn sinh bé.

Các sự kiện hấp dẫn không thể bỏ qua:

Những Thay Đổi Chóng Mặt Khi Mang Thai Thời Kì Đầu

Tuần 1 và tuần 2 : Trứng đã chín bên trong nang trứng, một trứng ( hoặc một số trứng trong trường hợp mang bầu đa thai) của những nang này rụng và bắt đầu di chuyển xuống ống dẫn trứng, thường là ngày 14 tói ngày 17 của chu kỳ.

Tuần 3: Trứng khi được thụ tinh sẽ di chuyển xuống ống dẫn trứng và phát triển lớn hơn , các tế bào bắt đầu phân chia.

Tuần 4 : Khi trứng vào sâu bên trong và tiếp xúc với tử cung, mẹ bầu có thể ra máu một chút. Tuy nhiên điều này không đáng lo ngại. Tế bào của bé yêu đang tiếp tục phát triển và nhau thai được thiết lập.

Tuần 6-12 : Tuy cơ thể mẹ không thay đổi quá nhiều bên ngoài nhưng hầu hết các mẹ sẽ có triệu chứng ốm nghén trong giai đoạn này.

Đến cuối tháng thứ 3: Tử cung đã mở rộng và phần bụng của mẹ nhô ra có thể cao gần tới rốn.

Tuần 2 và tuần 3: Thai nhi phát triển từ tế bào trứng và gen di truyền của tìn trùng lúc này bé có hình dạng như một quả bóng nhỏ với kích thước chứa vài trăm tế bào. Thông thường sẽ mất 4 ngày để trứng di chuyển qua ống dẫn trứng vào làm tổ trong tử cung.

Tuần 4: Trong tuần thứ 4, nếu nhìn qua kính hiển vi, bé yêu vẫn là một cụm tế bào nhưng hệ thần kinh, bộ xương, cơ bắp, hệ tiêu hóa, hệ thống máu đã bắt đầu phát triển.

Tuần 5: Lúc này bé yêu không còn trông giống một ‘quả bóng’ nữa mà giống một ‘cái ống cuộn tròn’ hơn. Một đầu của ống sẽ dần hình thành phần đầu và giữa 2 đầu ống, các tủy sống bắt đầu hình thành. Tim và các cơ quan chính khác cũng bắt đầu hình thành và phát triển nhanh chóng trong tuần này.

Tuần 6: Chiều dài của thai nhi trong tuần thứ 6 khoảng 1,25 cm. Cánh tay và chân bắt đầu dài ra. Mũi và mắt dần có hình dạng rõ ràng. Ở cuối tuần thứ 6 tim bé bắt đầu đạp mạnh khoảng 150-160 lần trên phút. Cột sống đã hình thành hoàn chỉnh.

Tuần 7: Não của thai nhi trong tuần này phát triển nhanh chóng với khoảng 100,000 tế bào thần kinh được hình thành mỗi phút. Các tế bào này sẽ dần phân chia để kết nối với nhau và hình thành những dây thần kinh đầu tiên trong hệ thần kinh trung ương của bé.

ang thai những tháng đầu cụ thể là vào cuối tháng thứ 2, thai nhi đã dài khoảng gần 2,5 cm. Trong cơ thế nhỏ bé của con yêu lúc này, các bộ phận chính gần như đã hình thành hoàn chỉnh.

Tuần 9: Các dây thần kinh và cơ bắp phát triển song song nên lúc này bé yêu thậm chí có thể uốn cong một cánh tay, tuy nhiên mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được những vận động nhỏ này. Ngón tay và ngón chân bé xíu bắt đầu ” mọc” ra từ bàn tay và bàn chân .

Tuần 10: Thai nhi lúc này dài khoảng gần 5 cm.. Trong tuần này, tuyến giáp và túi mật cũng bắt đầu hoạt động.

Tuần 11: Sinh lý của thai nhi đã ổn định. Thai nhi đã có chu kỳ ngủ và thức đều đặn, thông thường dài từ 5 tới 10 phút. Các cơ quan của bé hầu như đã hoàn thiện hình dạng và chức năng, tóc cũng bắt đầu mọc ra.

Tuần 12: Cuối tháng thứ 3, bé yêu dài khoảng 7,5cm, tất cả các hệ thống cơ quan chính đã hình thành. Trong giai đoạn này có thể biết được tính cách của thai nhi , bé trầm tĩnh hay tinh nghịch, bé có thích mút ngón tay không.

Mang thai thời kỳ đầu là giai đoạn nhạy cảm cả đối với mẹ và bé vì vậy mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức đề kháng. Vì chỉ một tác nhân gây hại như vi khuẩn, vi rút có thể tấn công các giai đoạn hình thành các bộ phận trên cơ thể của thai nhi. Mang thai thời kỳ đầu các mẹ nên chú trọng bổ sung acid folic hàng ngày để ngăn ngừa di tật ống thần kinh ở thai nhi.

Trên đó là những Những thay đổi chóng mặt khi mang thai thời kì đầu mà bạn nên biết để chăm sóc bản thân và chuẩn bị chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé yêu khỏe mạnh. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ: 093.855.2121

Cơ Thể Mẹ Bầu Thay Đổi Thế Nào Khi Mang Thai Tuần Đầu?

Tuần đầu tiên khi mang thai chắc chắn sẽ mang lại cho mẹ bầu nhiều sự bỡ ngỡ, nhất là những bà mẹ lần đầu có thai. Thật không lạ khi mẹ bầu dành rất nhiều câu hỏi cho thời gian thai kỳ này.

Những dấu hiệu có thai sau 1 tuần quan hệ

Một vài trường hợp nhận ra dấu hiệu thụ thai thành công ngay từ tuần thứ nhất. Thế nhưng nhiều bà bầu không thể nhận biết mình đang mang thai tuần đầu tiên, nhất là khi họ chưa từng có kinh nghiệm.

Biểu hiện mới có thai ở mẹ bầu

Ngực ngứa ran sau tuần đầu thụ tinh, đặc biệt là phần xung quanh núm vú. Bạn sẽ cảm nhận rõ hơn ở tuần thứ 4.

Âm đạo có thể thay đổi màu sắc từ hồng tươi sang màu tím đỏ sẫm

Xuất hiện máu báo. Đây là trường hợp do trứng thụ tinh làm tổ trong tử cung gây nên. Máu có màu nâu hoặc hồng nhạt, ở gần thời điểm có kinh với vài giọt lấm tấm, ngưng sau 1-2 ngày. Thế nhưng không phải ai cũng xuất hiện máu báo.

Dấu hiệu có thai sau 1 tuần quan hệ khác đó là nhạy cảm, khó thở, thèm ăn, mệt mỏi,.. Bạn có thể thử thai sau 7 ngày quan hệ nhưng thực sự chưa chính xác, bạn có thể đợi 3-7 ngày nữa để cho ra kết quả chính xác hơn.

Nếu như một tuần là còn quá sớm thì dấu hiệu có thai 1 tháng sau đây sẽ khiến mẹ bầu dễ phát hiện hơn:

Trễ kinh

Ngực căng tức

Bình thường trước khi kinh nguyệt xuất hiện thì ngực sẽ căng tức trong thời gian ngắn để báo hiệu. Dấu hiệu mang thai 1 tháng cũng xuất hiện căng tức ngực nhưng chúng kéo dài lâu hơn và ngày càng mạnh mẽ và rõ ràng.

Thèm ăn và nhạy cảm với mùi

Bỗng dưng chị em thấy thèm ăn những món chua hoặc món ngọt có thể là do sự thay đổi hormone. Việc nhạy cảm với mùi cũng rất dễ nhận ra ở phụ nữ mang thai, kể cả từ tháng đầu tiên.

Buồn nôn và ói mửa

Đây cũng chính là một trong những dấu hiệu có thai 1 tháng mà mẹ bầu nên nhớ. Mẹ bầu có thể có những cơn ói mửa, nôn khan vào buổi sáng và một vài thời điểm trong ngày. Thời gian này việc nghén ngẩm cũng đã bắt đầu xuất hiện.

Những dấu hiệu khác là cơ thể có sự tăng nhẹ về nhiệt độ, có máu báo, tử cung co thắt. Cũng vì sự thay đổi của cơ thể khi mang thai mà mẹ bầu phải đối mặt với việc chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi và tăng cân…

Hãy lắng nghe những thay đổi của cơ thể khi mới mang thai

Một số mẹ bầu lo lắng rằng mang thai tuần đầu bụng có to không? Thế nhưng mẹ bầu chỉ cảm giác được việc bụng mình to thực sự lên vào tuần 12 của thai kỳ thôi. Thậm chí nhiều mẹ bầu trong những tuần đầu không hề biết rằng mình đang mang thai cơ mà.

Những mục ở trên đã chỉ ra sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu khi mới mang thai. Chắc chắn với những mẹ bầu mong ngóng việc xuất hiện của em bé sẽ có tâm lý ổn định hơn những mẹ bầu có con khi chưa chuẩn bị sẵn sàng tinh thần rồi. Dù thế nào đi chăng nữa thì mẹ bầu cũng nên lắng nghe những thay đổi của cơ thể khi mới mang thai để có sự chăm sóc cho bản thân một cách tốt nhất khi bên trong cơ thể đang có sự thay đổi lớn.

Mẹ bầu mệt mỏi khi mới có thai

Thời gian mới mang thai một số mẹ bầu sẽ mệt mỏi và choáng váng… nhạy cảm với những lời chỉ trích, dễ mất kiểm soát, thậm chí là lo âu… Vậy nên gia đình phải tạo điều kiện chăm sóc mẹ bầu tốt nhất, tránh những cảm xúc không tốt. Mẹ bầu cũng nên tìm cách để cho bản thân thấy thoải mái hơn. Khi đó mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Khi chắc chắn rằng mình có thai, mẹ bầu nên lưu ý bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho bản thân như vitamin, axit folic … làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để thấy thoải mái nhất. Tránh sử dụng thuốc tây khi mới mang thai. Mẹ có thể bắt đầu tìm hiểu và lên kế hoạch cho việc mang thai ở những tuần tiếp theo.

Thai kỳ hạnh phúc cho mẹ bầu

Các ông chồng có thấu hiểu được những khó khăn, vất vả mà người vợ phải trải qua trong giai đoạn bầu bí suốt 280 ngày ròng rã?

Vai trò của người bố trong gia đình là rất quan trọng. Tuy nhiên trước đến giờ nhiều ông bố vẫn giữ quan niệm việc nuôi dạy con là trách nhiệm của phụ nữ, còn chồng là trụ cột chỉ cần kiếm tiền lo cho gia đình.

Do đó, cần phải có một công cụ nào đó để khơi gợi lên tình yêu và trách nhiệm hơn nữa của Chồng bạn trong việc nuôi dạy con cái. Và Thai giáo 280 ngày yêu thương chính là điều POH muốn nói đến. Đây là cơ hội để người chồng tạo ra những giây phút vui vẻ bên vợ, và có những trải nghiệm thú vị, hạnh phúc cùng vợ và con yêu.

Khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương giúp mẹ bầu luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, cảm xúc tích cực, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho con yêu. Đồng thời, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo đúng thời điểm giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.