Thuỷ Đậu Khi Mang Thai Webtretho / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Triệu Chứng Của Bệnh Thuỷ Đậu Và Cách Chữa Thuỷ Đậu Tại Nhà Hiệu Quả

Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, do một loại virus gây ra và tốc độ lây lan rất nhanh. Dấu hiệu để nhận biết bệnh thủy đậu bằng mụn nước xuất hiện khắp trên cơ thể và trong niêm mạc miệng, lưỡi.

Nhiều người thường xuyên tỏ ra chủ quan đến vấn đề này dẫn đến một số trường hợp nhiễm trùng huyết, viêm não… Đặc biệt, đối với người phụ nữ đang mang thai gặp chứng bệnh này sẽ rất nguy hiểm cho bào thai: sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai

Mọi người hầu như chỉ bị thủy đậu một lần trong đời vì sau khi nhiễm bệnh lần đầu, cơ thể tự sản xuất kháng thể chống lại virus và kháng thể này có tác dụng lâu dài. Bài viết sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị bệnh thủy đậu

Thủy đậu là gì

Thủy đậu (bệnh trái rạ) là bệnh do vi rút thuộc họ Herpesviruses, có tên khoa học là Varicella-Zoster Virus (virus thủy đậu). Họ Herpesviruses được chú ý đặc biệt bởi có khả năng “ngủ lại” trong cơ thể người bệnh sau lần nhiễm đầu tiên và có thể tái hoạt động khi điều kiện thuận lợi.

Vào thời điểm mùa xuân với khí hậu thời tiết ẩm là lúc biến chứng thủy đậu lại xuất hiện bùng phát mạnh mẽ nhất so với các mùa khác trong năm. Dấu hiệu trái rạ và triệu chứng trái rạ rõ rệt nhất là những mụn nước phồng rộp xung quanh cơ thể, ngay cả trong niêm mạc lưỡi và miệng cũng bị xuất hiện.

Bệnh trái rạ có lây không

Bệnh trái rạ lây qua nhiều con đường lây nhiễm khác nhau, từ người này sang người khác bằng con đường không khí hoặc lây từ các chất dịch ở nốt phỏng từ việc sử dụng chung đồ dùng của người đang bị mắc bệnh thủy đậu.

Có rất nhiều biến chứng bệnh thủy đậu gây ra nguy hiểm đến tính mạng của con người. Đặc biệt là người phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ. Do vậy,chúng ta cần có kiến thức cơ bản về triệu chứng thủy đậu để có phương pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Bệnh trái rạ ở trẻ em nhẹ có thể điều trị tại nhà mà không cần nhập viện, trẻ chỉ cần nhập viện khi có biến chứng.

Nếu trẻ đang có triệu chứng bệnh thủy đậu thì bạn cần phải vệ sinh thân thể để tránh các biến chứng nhiễm trùng, khác với những quan niệm sai lầm là trùm kín trẻ, kiêng nước kiêng gió, tắm hay uống nước gốc rạ. Không nên tự ý dùng thuốc vì có thể làm bệnh diễn tiến nặng hơn.

Dấu hiệu bị thủy đậu

Giai đoạn ủ bệnh là lúc mới bắt đầu nhiễm virus. Thời kỳ ủ bệnh sẽ kéo dài từ 10 – 20 ngày. Dấu hiệu bệnh thủy đậu là hồng ban dạng sẩn tiến triển nhanh chóng tạo thành bóng nước. Sau các triệu chứng nhiễm siêu vi thông thường như sốt, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn… một đến hai ngày, bóng nước sẽ xuất hiện.

Dấu hiệu của thủy đậu thông qua bóng nước

Bệnh thủy đậu xuất hiện đầu tiên ở vùng trên đầu, mặt, tiếp đó lây lan đến thân mình và bộ phận còn lại trong cơ thể. Dấu hiệu thủy đậu Có thể gặp ở niêm mạc hầu họng, sinh dục, kết giác mạc.

Chứa dịch trong, có thể hóa mủ và chuyển màu đục.

Thường gây ngứa và khó chịu.

Đóng mài sau khoảng 5 đến 7 ngày.

Bóng nước lành không để lại sẹo, trừ khi có nhiễm trùng đi kèm.

Sau khi khỏi bệnh, cơ thể sẽ tạo được miễn dịch hoàn thiện để bảo vệ cơ thể ở những lần nhiễm vi rút VZV sau này. Tuy nhiên, một số trường hợp, VZV ẩn náu trong tế bào thần kinh cảm giác và tái hoạt động gây ra bệnh Zona hay bệnh giời leo.

Triệu chứng của thủy đậu

Khi bị nhiễm thủy đậu, bệnh nhân thường có biểu hiện sốt nhẹ, kèm ớn lạnh, đôi khi sốt cao. Bên cạnh đó, Trong nhiều trường hợp, trẻ vẫn ăn uống và vui chơi bình thường làm cho người mẹ không để ý đến tình trạng hiện tại của trẻ cho đến khi nổi những bóng nước mới ngày càng nhiều hơn. Khi đó trẻ bị sốt nhẹ, sổ mũi, biếng ăn, không chịu chơi, ngứa… Triệu chứng thủy đậu người lớn có thể kêu đau mỏi các khớp rồi 2 – 3 ngày sau mới nổi bóng nước.

Mới bắt đầu là nổi ban, nhìn giống ban sởi. Xuất hiện ở khắp cơ thể, không theo một trình tự nào hết khiến cho nhiều người không biết đâu mà lường trước được: ban mọc nhiều ở da đầu, trong các kẽ chân tóc, vài giờ sau thành nốt phỏng. Nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, bóng nước sẽ làm mủ đục, sưng to, ngứa… Nếu để trẻ gãi gây trầy xước da sẽ để lại sẹo sâu.

Khi được phát hiện sớm biểu hiện của thủy đậu ở trẻ em và phòng ngừa bệnh thủy đậu thì bệnh thường tiến triển lành tính. Đã có một số trường hợp bệnh thủy đậu đã dẫn tử vong do các biến chứng nặng như: viêm não-màng não hậu thủy đậu, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm gan…

Phụ nữ đang trong thời kì mang thai bị bị nổi trái rạ có nguy cơ cao bị viêm phổi thủy đậu. Nhiễm trùng bào thai lây truyền từ nhiễm trùng của mẹ ở 3 tháng cuối của thai kỳ có thể gây thủy đậu bẩm sinh khoảng 2%. Những phụ nữ bị thủy đậu trong giai đoạn chuyển dạ có nguy cơ gây nhiễm trùng toàn thân cho trẻ sơ sinh (khoảng 50%).

Những bà mẹ bị thủy đậu trên 2 ngày sau sinh có thể truyền bệnh cho con qua đường hô hấp, những trẻ này có thể xuất hiện bệnh thủy đậu sau 2 tuần tuổi. Nếu trẻ gãi nhiều hoặc chăm sóc vệ sinh không chu đáo, bóng nước có thể bị bội nhiễm gây viêm da nặng, nhiễm trùng huyết…

Biến chứng của thủy đậu gây ra như thế nào

Chữa thủy đậu nhẹ tại nhà và tự khỏi sau khi bóng nước đóng mài. Ngoài ra, một số trường hợp, bệnh có xu hướng diễn tiến nặng và gây ra nhiều biến chứng sau đây.

Trẻ em dưới một tuổi

Phụ nữ mang thai

Người suy giảm miễn dịch

Nhiễm HIV/AIDS

Người ghép tạng

Đang điều trị hóa trị

Sử dụng các thuốc Steroids lâu dài.

Các biến chứng hay gặp của bệnh thủy đậu như:

Nhiễm trùng da

Viêm phổi

Viêm não

Nhiễm trùng huyết

Chảy máu khó lành

Mất nước

Cách điều trị bệnh thủy đậu nhanh nhất

Trẻ đang trong tình trạng bị ốm phải được cách ly và theo dõi tại cơ sở y tế trong suốt thời gian từ khi bệnh bắt đầu cho đến khi bong hết vẩy

Khi trẻ bị thủy đậu phải giữ cho da của trẻ luôn luôn sạch sẽ

Nhỏ mắt, mũi bằng thuốc trị thủy đậu sát khuẩn

Khi nốt phỏng vỡ, bôi thuốc xanh methylen để bớt nhức

Tiêm vaccin phòng ngừa bệnh thủy đậu theo hướng dẫn của bác sĩ

Chia Sẻ Cách Trị Mụn Khi Mang Thai Của Các Mẹ Trên Webtretho !!!!

Thứ Sáu, 20-01-2017

Trong thai kỳ của phụ nữ, sự thay đổi của nội tiết tố ảnh hưởng đến làn da. Nội tiết tố thay đổi gây ra nám da, sạm da, mụn… Da lúc này dễ bị mụn do tăng tiết bã nhờn. Tình trạng này sẽ giảm trong 3 tháng sau sinh. Trị mụn là mong muốn của tất cả phụ nữ. Tuy vậy trong thai kỳ, các mẹ không được sử dụng các loại sản phẩm trị mụn bằng thuốc uống, kem bôi vì sẽ gây ra ảnh hưởng cho bé.

Chia sẻ cách trị mụn khi mang thai của các mẹ trên WEBTRETHO !!!

1- Yến mạch và dưa chuột

Yến mạch và dưa chuột làm dịu da rất tốt. Hai loại nguyên liệu này cũng khá dễ tìm. Sử dụng các nguyên liệu này rất đơn giản: mẹ bầu chỉ cần trộn bột yến mạch và dưa chuột thái lát mỏng với nhau. Sau đó hãy đặt hỗn hợp trong ngăn đá tủ lạnh. Bột yến mạch sẽ bám đều vào dưa chuột. Khi bột đã bám đề, mẹ bầu có thể dùng đắp mặt. Thời gian từ 10 đến 15 phút.

2- Nghệ và mật ong

Nghệ là nguyên liệu thiên nhân an toàn, hiệu quả cho chị em trong thai kỳ. Hoạt chất curcumin của nghệ giúp sáng da, mờ vết thâm, diệt khuẩn gây mụn. Ngoài ra dùng nghệ còn giúp chị em dưỡng da trắng hồng tự nhiên.Mật ong cũng là nguyên liệu tốt cho da. Thành phần của mật ong có chứa nhiều chất kháng khuẩn, tiêu viêm tự nhiên. Dùng mặt nạ bằng nghệ và mật ong Chăm sóc da mặt mụn sẽ giúp chị em làm sạch mụn, mờ vết thâm, dưỡng da sáng mịn hơn.

Bật mí với bạn rằng: trị mụn bằng nghệ có rất nhiều cách kết hợp. Và mỗi công thức từ nghệ tươi lại giúp bạn điều trị mụn tùy theo từng làn da và loại mụn.

3- Dấm táo

Bên cạnh nghệ, dấm táo cũng là một giải pháp tốt trong việc chăm sóc da. Bạn có thể dùng bông cotton sạch thấm vào nước dấm táo. Sau đó massage da nhẹ nhàng tại các vị trí có mụn. Lượng dầu dư thừa trên da mặt sẽ được dấm táo hấp thụ. Qua đó ngăn chặn đáng kể dầu dư thừa gây bít lỗ chân lông. Điều này giúp bạn giải quyết được tình trạng nổi mụn trên da. Enzyme và axit alpha hydroxy có trong dấm táo sẽ làm sạch da khá hiệu quả. Các mẹ bầu có thể hòa dấm táo vào với nước theo tỉ lệ 1:3 để sử dụng.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Một số lưu ý dành cho mẹ bầu

– Mẹ bầu không nên rửa mặt quá nhiều để tránh là da mất độ ẩm tự nhiên.

– Không nên rửa mặt bằng nước quá nóng. Điều này cũng có thể làm da trở nên khô. Tốt nhất nên dùng sữa rửa mặt nhẹ dịu với da.

– Mẹ bầu cần tránh nặn mụn hay bóp vết mụn. Hành động này có thể làm nhiễm trùng, làm cho mụn nặng hơn và gây ra sẹo.

– Nên uống nhiều nước (2 – 2.5 lít/ngày).

– Mẹ bầu cũng nên tránh các đồ uống có ga và caffein vì vừa không tốt cho dạ mụn vừa không tốt cho sức khỏe.

– Bên cạnh đó có thể bổ sung protein thực vật, chất béo từ bơ và các loại hạt.

– Hạn chế những thực phẩm sử dụng các loại đường tinh chế.

– Chú ý nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian phục hồi.

– Những vật dụng tiếp xúc với da mặt thường xuyên như vỏ gối, khăn mặt cần vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên.

– Hạn chế chạm tay vào vùng da mụn, đặc biệt là da mặt.

6 Dấu Hiệu Mang Thai Khi Đang Cho Con Bú Chia Sẻ Webtretho

Những kiến thức rất thực tế, giá trị này sẽ giúp bạn kế hoạch tốt hơn, chủ động hơn với cuộc sống của mình.

Một trong những dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú được nhiều chị em trên Webtretho chia sẻ chính là hiện tượng đầu ti căng và đau nhức. Như câu chuyện của chị Phạm Thị Hương- 27 tuổi cho biết, ” Hai tuần gần đây em thấy đầu ti mình đau nhức kinh khủng. Càng dữ dội hơn khi con ngậm ti. Em linh tính sợ rằng mình có bầu. Nào ngờ thử thì liền lên hai vạch rồi các chị ơi! ”

Điều này xuất hiện là do khi cấn bầu, các hormone thai kỳ bắt đầu được tiết xuất mạnh mẽ. Nó thúc đẩy để chuyển đổi chức năng của tuyến vú, tăng cường tiết sữa.

Do đó, hiện tượng ngực căng, ti thâm kèm dấu hiệu đau nhức rất có thể là biểu hiện cho thấy bạu đã mang thai.

Không phải tự dưng bé bỏ sữa hoặc từ chối sữa mẹ khi bạn mang thai. Sự có mặt của các hormone như Relaxin, Oxytocin, Prolactin, Human Chorionic Gonadotropin,…sẽ khiến sữa có mùi chua, kém hấp dẫn hơn so với bình thường. Do đó, bé sẽ ăn ít hẳn hoặc không hào hứng ti mẹ như thường ngày.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều lý do khiến trẻ có biểu hiện kể trên. Do vậy, nếu như bạn kiểm tra thấy thân nhiệt của bé tăng cao hoặc con khó chịu ở đâu, hãy thử cải thiện tình trạng rồi theo dõi thêm. Nếu bé bú trở lại như bình thường thì khả năng mẹ mang thai không nhiều.

Mệt mỏi, căng thẳng, stress

Dấu hiệu này rất khó nhận biết bởi việc vừa mới sinh xong khiến cơ thể bạn còn yếu. Trong khi đó, chúng ta phải chăm sóc cho một đứa bé ăn ngủ chưa theo quy luật. Những thay đổi lớn cả về thể chất lẫn tinh thần khiến chị em dễ nổi cáu, cảm thấy mệt mỏi và stress là điều hiển nhiên.

Bỗng dưng thèm ăn đủ thứ là dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú webtretho chia sẻ nhiều nhất

Chị Trần Thị Hà, một trong những thành viên tích cực của Webtretho cho biết. ” Khi mang bầu đứa thứ hai mình không hề biết gì. Lúc ấy đứa đầu mới chỉ 6 tháng và vẫn đang ti mẹ đều. Mình chưa có kinh trở lại và cứ mặc nhiên cho rằng đây là cách tránh thai an toàn. Nào ngờ dính luôn tập hai “.

Chị Hà cho biết, biểu hiện rõ rệt nhất mà chị thấy là cảm giác thèm ăn như hồi chửa bé đầu. Chị thích ăn chua và có thể ăn liền lúc cả mấy quả chanh mà không ê răng.

Nhiều người cùng chung “hoàn cảnh” cũng thừa nhận, hiện tượng nghén là một trong những dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú rất nổi bật. Vì thế, bạn nên chú ý nếu mình thèm ăn bất thường thì rất có thể đây cũng là tín hiệu cho thấy mình đã “vỡ kế hoạch” rồi đó!

Thông thường chỉ những tháng cuối thai kỳ hiện tượng chuột rút mới xuất hiện. Thế nhưng đây cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đã có bầu khi đang cho con bú. Lúc này thai bắt đầu làm tổ trong tử cung nên gây ra hiện tượng kể trên.

Vì thế, sau khi thấy mình đột nhiên mất ngủ vì bị chuột rút nhiều lần trong đêm, chị Mã Thị Thủy(Ninh Bình) đã nghĩ ngay tới khả năng có thai. Đúng như dự tính, vì chủ quan, bé đầu chưa đầy 10 tháng chị đã tiếp tục mang bầu đứa con tiếp theo.

Ngoài ra, khi mẹ mang thai trong giai đoạn con còn đang ti, nhu cầu dinh dưỡng tăng lên đột biến. Kèm theo đó bạn cũng dễ mất nước hơn nên hiện tượng thường xuyên khát, muốn uống nhiều nước, ăn đồ mát cũng dễ xảy ra.

Đây cũng là dấu hiệu mà bạn nên quan tâm để sớm có thể xác định chính xác mình có bầu hay không.

Cần làm gì khi có bầu trong lúc đang nuôi con bằng sữa mẹ?

Thực tế khá nhiều mẹ lập tức cai sữa cho con khi mang bầu bé tiếp theo vì sợ rằng điều này sẽ gây hại cho cả ba người. Tuy nhiên, bạn không cần phải cai sữa cho bé mà nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng tốt hơn giúp cả ba mẹ con cùng khỏe mạnh.

Riêng đối với trường hợp sinh mổ trước đó, bạn nên tìm tới bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên cụ thể nhằm đảm bảo an toàn. Ngoài ra, sự bình tĩnh, giữ tâm trạng vui vẻ cũng rất cần thiết để bạn có thể vượt qua giai đoạn khó khăn khi cùng nuôi “con trong, con ngoài”.

Bị Thủy Đậu Khi Mang Thai Phải Làm Sao ?

by Nguyễn Phương121 Views

Để giảm rủi ro có thể xảy ra, chúng ta cần hiểu biết về loại bệnh này và những cách phòng tránh bị thủy đậu khi mang thai.

Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh do virut Varicella zoster gây ra, thường lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh.

Đa số thường xảy ra ở trẻ em, ngoài ra chúng cũng xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch yếu hoặc phụ nữ có thai.

Thủy đậu rất dễ lây nhiễm nhưng khá lành tính.

Biểu hiện chủ yếu của thủy đậu là: nổi mụn nước và đỏ khắp người, ngứa và bị sốt. Ngoài ra, có thể gây ra đau đầu nhẹ, mệt mỏi, chán ăn,…

Thủy đậu thường khó tái phát lại, nếu có thì chỉ bị nhẹ.

Những biến chứng khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu khi mang thai có thể gây ra các biến chứng, cho cả bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nguy cơ biến chứng xảy ra là thấp.

Biến chứng cho người mẹ: gây sốt cao, khó thở, ho ra máu hoặc tổn thương hệ thần kinh; thậm chí viêm phổi, viêm não hoặc viêm gan (mặc dù tỉ lệ thấp).

Biến chứng cho thai nhi: phụ thuộc vào thời điểm người mẹ bị thủy đậu:

Trước tuần 13 trong thai kì: rủi ro dị tật bẩm sinh là dưới 1%.

Từ tuần 13 đến tuần 20: rủi ro dị tật bẩm sinh là 2%.

Từ tuần 20 và tuần 37: virut vẫn tồn tại trong cơ thể thai nhi nhưng không gây nguy hiểm gì, nhưng có thể bùng phát khi bé lớn lên (thủy đậu bẩm sinh).

Từ 2-5 ngày trước khi sinh: bé có thể nhiễm thủy đậu ngay sau khi sinh, tỉ lệ tử vong lên đến 30%.

Thủy đậu bẩm sinh có thể gây ra: sẹo, các khuyết tật về mắt (như đục thủy tinh thể), chân tay ngắn, tổn thương não (chậm phát triển trí tuệ, đầu teo), gặp các vấn đề về bàng quang và đường ruột.

Cách phòng tránh bị thủy đậu khi mang thai

1. Tiêm phòng.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa thủy đậu là tiêm vắc xin phòng thủy đậu.

Nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 1 tháng.

Phụ nữ mang thai không nên tiêm phòng vì có thể tác dụng ngược.

2. Ngủ đủ giấc.

Một giấc ngủ ngon và đủ sẽ góp phần làm tăng cường hệ miễn dịch cho bạn, từ đó phòng ngừa được thủy đậu và các bệnh khác.

3. Tránh xa những người đang bị thủy đậu.

Thủy đậu rất dễ lây nhiễm do vậy bạn cần tránh tiếp xúc với người đang bị thủy đậu.

Thủy đậu cũng có thể lây lan qua tiếp xúc với các phát ban ở người bị bệnh zona.

4. Vệ sinh sạch sẽ.

Việc vệ sinh thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa sự phát sinh và lây nhiễm bệnh thủy đậu.

Hạn chế lạm dụng chất tẩy rửa mạnh vì nó dễ gây hại.

5. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Cung cấp đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng để có một cơ thể khỏe mạnh.

Bổ sung một số loại thức ăn tăng khả năng miễn dịch có chứa vitamin C, vitamin D, kẽm,..

Bà bầu bị thủy đậu, điều trị như thế nào ?

Bản thân bà bầu cần được cách ly để tránh lây lan, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Vệ sinh nhà cửa và các đồ dùng sạch sẽ.

Để da khô thoáng, tránh làm vỡ các mụn nước, giữ vệ sinh thân thể.

Ăn uống đầy đủ, thể dục đều đặn để tăng cường hệ miễn dịch.

Một số loại thuốc sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của thủy đậu như : paracetamol (hạ sốt), calamine lotion (giảm ngứa) hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan như: acyclovir (Zovirax), valacyclovir (Valtrex), famciclovir (Famvir), Varicella Zoster immunoglobulin ( VZIG ),…

Như vậy, nếu bạn đã từng bị thủy đậu lúc nhỏ hoặc đã được tiêm phòng thì khả năng bị thủy đậu khi mang thai là rất thấp vì cơ thể bạn đã có kháng thể thủy đậu.

Biến chứng xảy ra khi bà bầu bị thủy đậu là rất thấp song lại rất nguy hiểm nếu xuất hiện. Do đó, bạn cần tìm hiểu kĩ vấn đề này để phòng tránh và điều trị đúng cách.