Vì Sao Bà Bầu Bị Chảy Máu Mũi / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Tại Sao Bà Bầu Bị Chảy Máu Mũi Khi Mang Thai

Trong quá trình mang thai, thì có khoảng 20% mẹ bầu bị chảy máu mũi trong thai kỳ và thường là trong tam cá nguyệt thứ hai. Vậy tại sao bà bầu bị chảy máu mũi, hiện tượng này có gây nguy hiểm cho thai nhi hay không?

Nguyên nhân bà bầu bị chảy máu mũi

Thay đôi hormone

Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khi mang thai, cơ thể các mẹ sản xuất ra nhiều máu hơn, các hormone thai kỳ ( progesterone và estrogen) thúc đẩy sự giãn nở và gây ra áp lực cho các mạch máu trong mũi.

Mở rộng mạch máu

Khi mang thai, các mạch máu trong mũi các mẹ sẽ “mở rộng ra”, cộng với việc lượng máu tăng lên trong khắp cơ thể để nuôi thai nhi khiến áp lực lên thành mạch máu cao hơn khiến chúng dễ vỡ hơn. Đó là lý do gây chảy máu mũi ở phụ nữ mang thai và có khoảng 20% bà bầu bị chảy máu cam trong thai kỳ.

Khô mũi

Khô mũi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu mũi trong thời kỳ mang thai. Khô mũi có thể là do các nguyên nhân như cảm lạnh, viêm xoang, dị ứng hoặc thậm chí do thay đổi thời tiết. Một nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng khô mũi là do việc ngồi trong phòng điều hòa quá lâu.

Do sức khỏe mẹ bầu

Bà bầu bị chảy máu cam còn do bị cảm lạnh, viêm xoang, dị ứng, mũi khô khi ngồi trong phòng điều hòa, trời hanh khô, ngồi máy bay hoặc các điều kiện môi trường quá khô và lạnh khiến mũi bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, các mẹ bầu bị chảy máu mũi trong thai kì còn do một số vấn đề về sức khỏe như huyết áp cao, rối loạn đông máu cũng có thể gây chảy máu cam.

Bà bầu bị chảy máu mũi có nguy hiểm cho thai nhi không?

là hiện tượng thường xảy ra trong thời gian mang thai, hiếm khi gây nguy hiểm đến thai nhi nhưng có thể làm tăng hiện tượng băng huyết sau sinh. Tuỳ theo trường hợp và mức độ nguy hiểm của triệu chứng mà bác sĩ có thể cho các mẹ những tiên lượng khác nhau như sinh thường hay sinh mổ.

Chảy máu mũi khi mang thai, bà bầu nên làm gì?

Khi phát hiện ra mình bị máu cam mẹ bầu nên làm theo hướng dẫn sau đây:

Ngồi xuống và bịt mũi lại trong khoảng 10 đến 15 phút và thở bằng miệng

Các mẹ nên nghiêng người về phía trước để máu chảy xuống mũi và miệng thay vì xuống cổ họng. Điều này cũng giảm nguy cơ máu chảy xuống dạ dày khiến mẹ có cảm giác buồn nôn.

Thông thường, máu mũi sẽ tự động ngưng chảy sau 20 phút nhưng đển không bị chảy trong 24 giờ tiếp theo thì mẹ nên hạn chế :

Hạn chế vận động mạnh như tập thể dục

Hạn chế thổi, ngoái mũi hay dụi mũi mạnh

Không nên uống rượu hoặc đồ nóng vì có thể làm giãn các mạch máu trong mũi gây chảy máu trong mũi

Trong trường hợp máu mũi chảy không ngừng thì các mẹ nên tới cơ sở y tế ngay để có biện pháp cầm máu kịp thời.

Phòng tránh chảy máu mũi khi mang thai?

Uống nhiều nước để giữ độ ẩm cho màng nhầy ở mũi

Hít thở nhẹ nhàng

Để miệng mở thay vì che đi khi hắt hơi

Hạn chế tiếp xúc môi trường khô, đặc biệt mùa đông hoặc khí hậu khô bằng cách tự tạo không khí ẩm trong nhà

Không nên ngủ trong phòng quá nóng

Nên tránh xa các chất kích ứng như khói thuốc

Dùng sáp hoặc dầu bôi có sẵn tại các nhà thuốc tây để giữ ẩm cho mũi

Nhỏ hoặc xịt dung dịch muối loãng cũng giúp ngăn ngừa chảy máu mũi ở mẹ bầu.

Không nên lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau hoặc thuốc xịt mũi vì chúng có thể gây khô lớp nhầy và kích ứng mũi.

Khi nào bà bầu bị chảy máu mũi cần đi khám bác sĩ?

Tình trạng chảy máu mũi sẽ trở nên nghiêm trọng, bắt buộc các mẹ phải đến gặp bác sĩ trong một số trường hợp sau:

Chảy máu mũi xảy ra sau khi các mẹ bị va chạm ở vùng đầu.

Các mẹ bị huyết áp cao kèm theo chảy máu mũi thường xuyên.

Đã thực hiện các bước cầm máu nhưng tình trạng chảy máu mũi không dừng lại sau 20 phút

Các mẹ gặp khó khăn khi thở bằng miệng trong lúc bóp mũi cầm máu.

Chảy một lượng lớn máu hoặc nuốt phải rất nhiều máu và nôn ói nhiều.

Bị chảy máu cam và kèm theo bị sốt hoặc ớn lạnh.

Bà Bầu Bị Chảy Máu Mũi Có Nguy Hiểm Không?

Tại sao bà bầu bị chảy máu mũi lại phổ biến?

Trong ba tháng đầu tiên, lượng máu lưu thông trong cơ thể bà bầu tăng lên và tim của mẹ hoạt động mạnh hơn. Điều này có nghĩa là niêm mạc đường mũi của mẹ cũng nhận được nhiều máu hơn.

Các mạch máu nhỏ bên trong mũi khá mỏng manh, khi lượng máu tăng quá nhiều có thể làm vỡ các mạch máu đó dẫn đến chảy máu mũi, hay còn gọi là chảy máu cam.

Chảy máu mũi có thể kéo dài trong vài giây hoặc vài phút, có thể chảy từ một hoặc cả hai lỗ mũi. Lượng máu có thể chỉ là một vệt máu nhỏ hoặc chảy máu khá nặng.

Nếu bà bầu bị chảy máu mũi vào ban đêm khi đang ngủ, mẹ bầu có thể bị đánh thức khi cảm thấy máu chảy xuống sau cổ họng, gây khó thở khiến mẹ bầu phải ngồi dậy.

Bà bầu bị chảy máu mũi có nguy hiểm không?

Chảy máu cam có thể khiến bà bầu sợ hãi hoặc gây ra nhiều phiền toái, tuy nhiên miễn là mẹ bầu không mất nhiều máu thì không có gì phải lo lắng. Trong hầu hết các trường hợp, bà bầu bị chảy máu cam sẽ không gây hại cho mẹ hoặc em bé.

Bà bầu bị chảy máu mũi phải làm sao để cầm máu?

Bà bầu bị chảy máu mũi cần thực hiện các bước sau đây để cầm máu nhanh:

Bà bầu ngồi hoặc đứng, giữ cho đầu thẳng đứng, điều này làm giảm áp lực trong các mạch máu bên trong mũi của mẹ, giúp làm chậm lại tình trạng chảy máu.

Dùng ngón cái và ngón trỏ véo phần sụn mềm của mũi, ngay bên dưới xương mũi (vị trí véo ở đoạn giữa sóng mũi), lúc này 2 bên mũi của mẹ được ép lại với nhau. Tiếp tục giữ, không thả ra trong ít nhất 10 phút.

Bà bầu cũng có sử dụng một viên đá hoặc một túi nước lạnh chườm lên phần xương mũi giúp máu tại vị trí các mạch máu vỡ đông nhanh hơn.

Sau 10 phút, mẹ nhẹ nhàng thả tay ra để kiểm tra xem còn chảy máu không. Nếu mũi của mẹ vẫn tiếp tục chảy máu, hãy lặp lại quy trình trên thêm 10 phút nữa.

Làm thế nào để phòng tránh chảy máu mũi khi mang thai?

Nếu mẹ bầu muốn xì mũi, hãy thực hiện một cách nhẹ nhàng và cố gắng tránh hắt hơi lớn. Mẹ cũng nên tránh ngoáy mũi mạnh tay.

Nếu bà bầu vừa bị chảy máu mũi và đã cầm máu, mẹ cần tránh hắt hơi, tránh cúi xuống hoặc tập thể dục mạnh trong ít nhất 12 giờ sau khi cầm máu, tránh tác dụng lực vào mũi.

Khi nào bà bầu bị chảy máu mũi nên đi khám bác sĩ?

Chảy máu mũi xảy ra sau khi va chạm ở vùng đầu.

Bà bầu bị huyết áp cao kèm theo chảy máu mũi thường xuyên.

Bà bầu đã thực hiện các bước cầm máu nêu trên nhưng tình trạng chảy máu mũi không dừng lại sau 20 phút

Gặp khó khăn khi thở bằng miệng trong lúc bóp mũi cầm máu.

Bị mất một lượng lớn máu hoặc nuốt phải rất nhiều máu và nôn ói nhiều.

Bị chảy máu mũi kèm theo bị sốt hoặc ớn lạnh.

Hầu hết bà bầu bị chảy máu mũi là bình thường. Chị em không cần quá lo lắng. Điều quan trọng là nên ghi nhớ các thao tác cầm máu để ứng phó kịp thời.

Nguồn: https://www.pregnancybirthbaby.org.au/nosebleeds-during-pregnancy

Chảy Máu Mũi Khi Mang Thai

Thông thường theo phản xạ tự nhiên, khi bị chảy máu mũi, bạn ngả đầu ra sau để máu chảy ngược lại. Điều này hoàn toàn sai lầm!

Chảy máu mũi có phải là hiện tượng chung của thai phụ?

Đúng như vậy. Chảy máu cam là triệu chứng chung ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, mạch máu trong mũi được mở rộng và sự luân chuyển máu trong cơ thể bạn được tăng lên đặt áp lực lên các thành vạch máu. Mặc dù có hơi bất tiện và cảm thấy không thoải mái cho lắm khi bị triệu chứng này, nhưng chảy máu cam nhìn chung không có hại cho bạn.

Đặc biệt, bạn có thể bị chảy máu cam khi bạn bị lạnh, viêm xoang, dị ứng hoặc màng mũi quá khô trong thời tiết hanh thông của mùa đông, hoặc bạn ở trong phòng điều hòa, trong cabin máy bay, nơi môi trường độ ẩm kém. Chấn thương, các điều kiện sức khỏe khác như huyết áp cao cũng có thể gây ra chảy máu cam.

Làm thế nào để dừng chảy máu cam lại?

Khi mũi của bạn bắt đầu chảy máu, bạn ngồi xuống, giữ đầu cao hơn tim, bóp chặt mũi khoảng 5 đến 10 phút.

Dùng ngón cái và mặt gấp của ngón tay trỏ cố định giữ hai cánh mũi và vuốt nhẹ về phía mặt bạn.

Nên ở nơi có độ ẩm cao tránh mũi bị khô

Bạn có thể dùng đá để hạn chế việc chảy máu mũi vì đá có thể làm có khít lại các mạch máu. Giữ một túi đá lạnh đặt lên mũi và má. Điều quan trọng là bạn không nên nằm, cũng không nên ngửa cổ ra sau như một số người vẫn làm. Bởi vì bạn có thể đóng đường đi của máu, nó khiến bạn bị nôn mửa.

Nếu chảy máu không dừng lại sau 10 phút bạn đã bóp chặt cánh mũi và chườm đá, bạn cứ tiếp tục giữ như vậy khoảng 10 phút nữa cho tới khi máu không chảy ra nữa.

Nếu chảy máu cam cùng với bị thương ở đầu thì bạn nên được chăm sóc bởi đội ngũ y bác sỹ có chuyên môn.

Nên uống nhiều nước để cơ thể không bị khô

Bạn có thể làm gì để chống lại việc chảy máu cam?

– Uống nhiều chất lỏng đặc biệt là nước để giúp cho tất cả các màng mũi không khô.

– Thở bằng mũi thật nhẹ nhàng. Việc thở mạnh cũng có thể dẫn tới việc chảy máu cam.

– Nên mở miệng khi bạn hắt hơi.

– Không nên ở nơi không khí khô đặc biệt là vào thời tiết mùa đông, chạy ở ngoài trời khô hanh và ở trong phòng ngủ quá nóng. Bạn cũng không nên ở trong phòng có người hút thuốc.

– Dùng dầu bôi trơn mũi nếu cảm thấy khô.

– Không nên dùng thuốc dạng xịt vì nó có thể làm mũi bạn khô nhanh hơn hoặc bị tổn thương cánh mũi.

Bà Bầu Bị Chảy Máu Cam Có Sao Không?

Nguyên nhân khiến bà bầu bị chảy cam

Mang thai là khoảng thời gian mà người phụ nữ cần được chăm sóc đặc biệt vì trong thời gian này, sức khỏe của mẹ cũng đồng nghĩa với sức khỏe của bé. Một trong những vấn đề của nhiều phụ nữ mang thai gặp phải là chảy máu mũi, vậy nguyên nhân từ đâu?

Bà bầu bị chảy máu cam có sao không?

Sở dĩ có điều này là bởi lẽ thai kỳ khiến các mạch máu trong mũi giãn rộng, trong khi lưu lượng máu trong cơ thể lại tăng dồn áp lực lên các thành mạch khiến chúng bị đứt, vỡ gây chảy máu.

Bạn sẽ dễ chảy máu cam khi mắc cảm lạnh, bị xoang hay dị ứng, thậm chí khi màng trong mũi khô vì thời tiết lạnh, phòng chạy điều hòa liên tục. Hoặc bạn bị tổn thương, do bản thân mắc các bệnh khác như huyết áp cao, hay rối loạn đông máu cũng có thể gây chảy máu mũi.

Thai phụ thường dễ mắc dị ứng mũi và nếu bạn hắt hơi và sổ mũi nhiều đó có thể là nhân tố chính khiến mũi chảy máu. Hãy đừng hắt hơi mạnh bởi điều đó có thể gây kích thích niêm mạc mũi và kích thích máu cam chảy. Một nguyên nhân nghiêm trọng khác gây chảy máu mũi là huyết áp cao. Nếu bạn mắc căn bệnh này và bị chảy máu mũi, hãy thông báo khẩn cấp với bác sĩ để ngăn chặn những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Cách xử trí khi bị chảy máu cam khi mang thai

Nếu bị chảy máu cam, bạn không nên nằm ngửa bởi vì chất dịch mũi có lẫn máu sẽ xâm nhập ngược lại vào cổ họng và khiến bạn bị sặc. Tốt nhất, bạn nên dùng tay kẹp, kéo nhẹ sống mũi lên phía trên mắt; đồng thời, bạn hơi ngửa cổ và hướng mặt về phía trước.

Bạn không nên quá lo lắng vì dấu hiệu chảy máu cam là hiện tượng bình thường với nhiều thai phụ. Trường hợp chảy máu cam liên tục khiến bạn choáng váng, bạn nên đi khám bác sĩ tai mũi họng.

Hy vọng chia sẻ của chúng tôi giúp ích được cho các ban!