Vì Sao Bà Bầu Bị Chuột Rút / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Vì Sao Bà Bầu Hay Bị ‘Chuột Rút’

Đang mang thai tháng thứ 7, đêm nào Linh (Sóc Sơn, Hà Nội) cũng bị chuột rút đau đến chảy nước mắt. Có đêm, Linh bị đến vài lần, mỗi lần kéo dài 10 phút khiến ông xã cũng mất ngủ theo vì bị vợ dựng dậy.

Cũng như Linh, rất nhiều chị em phải trải qua cảm giác bị đau do chuột rút, nhất là vào ban đêm trong thời kỳ bầu bí.

Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Lao động (đường Thái Hà, Hà Nội), đây là hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ có thai, nhất là vào quý 2, 3 của thai kỳ.

Thường, khi phải di chuyển nhiều (như chơi thể thao) hay đứng lâu một ở tư thế nào đó có thể khiến các cơ bắp mệt mỏi đến mức chúng ta cảm thấy đau, được gọi là chuột rút (hay vọp bẻ). Với các bà bầu, khi tăng thêm trọng lượng lên các cơ bắp ở chân thường dẫn đến chứng chuột rút khi đêm về.

Theo

bác sĩ Dung, đa số các bà bầu bị hiện tượng này là do thiếu can xi. “Lúc có thai, nhu cầu canxi của phụ nữ cao hơn nhiều bởi ngoài cung cấp cho cơ thể còn phải nuôi thai nhi. Và nếu không được cung cấp đủ, cơ thể mẹ sẽ theo một cơ chế tự rút xương, tủy từ mình để tập hợp cho con, khiến chị em càng thiếu trầm trọng canxi”, bà Dung giải thích.

Để khắc phục hiện tượng này, theo bác sĩ, ngay khi bị chuột rút, bạn có thể duỗi chân, xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân cũng như các cơ bắp bị co rút. Bạn cũng có thể lấy một chai nước nóng chườm lên chỗ đau hay cố gắng đi lại vài bước.

Nếu mẹ thiếu canxi quá nhiều khi bầu bí có thể ảnh hưởng đến em bé: Bé sinh ra có thể bị còng chân, xương ngực dô ra, còi xương, suy dinh dưỡng…

Bởi vậy, khi bị chuột rút thường xuyên, cơn đau kéo dài, bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn và cho bổ sung liều canxi cần thiết. Một số người bị cơn đau hành hạ không thể chịu đựng nổi có thể được chỉ định tiêm ngay canxi vào tĩnh mạch. Bình thường, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc bổ sung can xi.

Để phòng ngừa, bạn nên tập co duỗi chân trước khi đi ngủ, đặt chân lên gối, ban ngày tránh đứng lâu hay ngồi vắt chân.

Nhưng quan trọng nhất và về lâu dài, bạn cần bổ sung canxi trong chế độ ăn hằng ngày, và tốt nhất là từ khi còn chưa bầu bí. Ưu tiên ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, ốc, ếch và các sản phẩm sữa, phomai…

theo vnexpress

Bà Bầu Bị Chuột Rút Phải Làm Sao?

Bà bầu bị chuột rút vùng bụng Hiện tượng này thường chỉ là kết quả của một vài thay đổi trong cơ thể. Cảm giác như thể bị co kéo có thể xảy ra ở cả hai bên bụng. Tuy đây không phải là một dấu hiệu có thai điển hình, nhưng quả thật rất nhiều mẹ bầu đã bắt đầu thai kỳ của mình với những cơn chuột rút như thế. Lý giải nguyên nhân của tình trạng chuột rút này, các chuyên gia cho rằng đó là do sự mở rộng của tử cung khi mang thai làm kéo giãn các cơ bắp và dây chằng. Từ tam cá nguyệt thứ hai, chuột rút vùng bụng là do dây chằng vòng giúp nâng đỡ tử cung bị kéo giãn dẫn đến cảm giác đau và nhói ở vùng bụng dưới.

Bà bầu bị chuột rút ở chân Nguyên nhân của tình trạng bà bầu bị chuột rút bắp chân có thể do cơ bắp ở chân đang mệt mỏi vì phải nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể mẹ. Tử cung mở rộng làm tăng áp lực lên các mạch máu, đưa máu từ chân đến tim và dây thần kinh từ tủy sống đến đôi chân. Chuột rút có thể bắt đầu từ tháng thứ ba của thai kỳ và ngày càng tồi tệ hơn khi thai nhi phát triển, bụng mẹ to dần. Tình trạng này thậm chí xảy ra cả ngày lẫn đêm.

Thiếu chất khoáng

Chuột rút khi mang thai còn có thể phản ánh tình trạng thiếu chất. Nhưng cụ thể, bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì?

khi mang thai sẽ tồi tệ hơn đấy.

Bị chuột rút khi mang thai, bầu phải làm gì?

Những bà bầu bị chuột rút ở vùng bụng có thể thử những cách sau:

Thử ngồi, nằm hay thay đổi tư thế.

Ngâm mình trong bể nước ấm.

Thử tập các bài tập thể dục tốt cho bà bầu với cường độ nhẹ để thư giãn cơ.

Chườm nước ấm ngay tại chỗ đau.

Tránh đứng hoặc ngồi chéo chân quá lâu.

Co duỗi bắp chân thường xuyên vào ban ngày và trước khi đi ngủ.

Xoay mắt cá chân, ngọ nguậy ngón chân khi ngồi ăn tối hoặc xem tivi.

Đi bộ mỗi ngày trừ khi bạn được yêu cầu không tập thể dục.

Tránh làm việc quá sức. Nằm nghiêng bên trái để cải thiện lưu thông máu.

Uống nước thường xuyên, không để khát.

Tắm nước ấm trước khi đi ngủ để thư giãn cơ bắp.

Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung magiê và canxi trước khi sinh có thể giúp phụ nữ tránh tình trạng chuột rút. Tuy nhiên, cũng không ít

nghiên cứu chứng minh rằng tác dụng của chúng là không đáng kể dù canxi rất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác

sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc bổ sung nào trong thời kỳ mang thai.

“Cứu nguy” cho mẹ bị chuột rút khi mang thai

Massage chân thường xuyên sẽ giúp hạn chế tình trạng chuột rút khi mang thai

Xử lý nhanh khi bị chuột rút bắp chân khi mang thai

Nếu xảy ra chuột rút, lập tức căng cơ bắp chân bằng cách duỗi thẳng chân và nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân về phía cẳng chân. Động tác này lúc đầu có thể làm mẹ đau hơn, nhưng các cơn đau và co thắt sẽ dần dần biến mất. Mẹ có thể thử massage các cơ bắp chân hoặc làm nóng cơ bằng túi nước ấm. Đi loanh quanh vài phút để thấy dễ chịu hơn. Sau khi đã thử các cách trên, nếu cơn đau do chuột rút vẫn tiếp diễn, dù là ở vùng bụng hay chân, mẹ nên gọi cho bác sĩ. Đặc biệt, trường hợp bà bầu bị chuột rút đột ngột, không có dấu hiệu báo trước sẽ rất cần được thăm khám, kiểm tra cẩn thận. Nếu mẹ nhận thấy chân bị sưng, đau, hoặc khi chạm vào có cảm giác ấm nóng xung quanh, mẹ cũng nên báo cho bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của cục đông máu, cần được chăm sóc ngay lập tức. Tình trạng này tương đối hiếm nhưng phổ biến hơn trong thời kỳ mang thai.

Bà Bầu Bị Chuột Rút Là Thiếu Chất Gì ? Bà Bầu Bị Chuột Rút Nên Làm Gì

Với một số bà bầu, chuột rút là một trong nhiều biểu hiện gây khó chịu và đau đớn, đôi khi đó là dấu hiệu của một số bệnh lý quan trọng cần được phát hiện và xử lý sớm. Vì sao bà bầu bị chuột rút và chuột rút có phải do bà bầu thiếu chất, cùng trả lời câu hỏi qua bài viết sau:

Vì sao bà bầu bị chuột rút ?

Chúng ta biết rằng, khi phụ nữ mang thai, cơ thể sẽ có rất nhiều thay đổi cả về hình thức lẫn nội tiết cũng như các chức năng khác.

Khi cơ thể bà bầu tăng cân, trung bình một thai kỳ, phụ nữ sẽ tăng khoảng 12 đến 20kg. Trọng lượng cơ thể tăng, dồn áp lực lên hai chân nhiều hơn, khiến cho tình trạng phù chân và hiện tượng bị chuột rút xảy ra.

Mang thai đồng nghĩa với việc bụng bạn sẽ ngày một lớn, các cơ thành bụng sẽ giãn nở nhiều, các dây chằng ở bẹn, hông sẽ căng hơn để làm nhiệm vụ đỡ bào thai lớn dần khiến cho bà bầu cũng dễ bị chuột rút.

Một số trường hợp do thiếu chất, thiếu canxi vì bị ốm nghén cũng khiến cho hệ xương của bà bầu yếu đi dễ khiến chuột rút xảy ra nhiều hơn.

Nhìn chung, chuột rút là bệnh mà nhiều bà bầu bị khi mang thai, biểu hiện này sẽ hết nếu bà bầu có chế độ sinh hoạt khoa học và hợp lý.

Bà bầu bị chuột rút cần đi khám và điều trị khi nào?

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, bà bầu hay bị chuột rút là do lượng canxi, magie, kali trong cơ thể quá thấp, gây mất cân bằng điện giải, xương bị yếu.

Tác dụng của canxi đối với bà bầu?

​ Trung bình một ngày, phụ nữ khi đang mang thai cần bổ sung khoảng 1.000mg canxi để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Đây là chất có vai trò quan trọng trong việc tạo nên một hệ xương và răng chắc khỏe ở bà bầu cũng như góp phần hình thành khung xương ở thai nhi. Thiếu canxi là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh khác ngoài bị chuột rút ở bà bầu:

Tác dụng của Kali đối với bà bầu?

Đây là chất điện giải cần thiết cho toàn bộ hoạt động của bà bầu, nhất là với các cơ. Có khoảng gần 90% kali nằm trong các cơ của cơ thể, nó tác động rất lớn đến việc bà bầu có bị chuột rút hay không. Trung bình một ngày, bà bầu cần khoảng 5.000mg kali.

Bà bầu bị chuột rút nên ăn gì ?

Vậy để phòng chống bệnh tật và ngăn ngừa bị chuột rút ở bà bầu, một số loại thực phẩm bà bầu nên sử dụng thường xuyên trong thai kỳ như:

Các loại rau: Nhiều loại rau xanh chứa lượng canxi lớn, như cải bắp, cải xoăn, cải cúc, rau dền… chứa khoảng 40mg trên 100g rau xanh. Riêng súp lơ hay còn gọi là bông cải xanh chứa khoảng 70mg canxi trên 100g rau.

Ăn khoai nướng: Khoai vừa có tác dụng giúp bà bầu hạn chế táo bón lại vừa có tác dụng trong việc bổ sung kali, với khoang lang nướng có khoảng 700mg kali, khoai tây nướng là 550mg.

Bà bầu bị chuột rút một cách thông thường hoàn toàn có thể kiểm soát và hạn chế nếu biết cách. Đối với những trường hợp nặng hơn thì bà bầu cần chủ động đi khám và lắng nghe những tư vấn của các bác sỹ để có giải pháp phù hợp !

Bà Bầu Bị Chuột Rút Ban Đêm Phải Làm Sao?

Chuột rút ban đêm khiến bà bầu khổ sở, mất ngủ cả đêm

Nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút – Đa số bà bầu bị chuột rút là do thiếu canxi. Lúc mang thai, bà bầu cần lượng canxi cao hơn bình thường để nuôi cả mẹ và thai nhi. Nếu không được cung cấp đầy đủ, cơ thể mẹ sẽ từ lấy canxi từ xương, tủy của mình để nuôi con nên khiến bà bầu càng thiếu canxi. – Do trọng lượng cơ thể mẹ ngày càng tăng nên các cơ chân phải làm việc hết sức để chống đỡ sức nặng cơ thể, dẫn đến hiện tượng chuột rút. Các cơn chuột rút càng tăng lên vào những tháng cuối thai kỳ. – Khi em bé lớn dần lên, tử cung cũng phải mở rộng để đủ không gian cho bé, khiến các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung cũng bị kéo căng, gây nên các cơn chuột rút đau chảy nước mắt cho mẹ bầu. – Nguyên nhân khác khiến bà bầu chị chuột rút là bà bầu không ăn uống được khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, thiếu magie, canxi hoặc dư thừa phốt pho, tuần hoàn máu kém, dẫn đến chứng căng cơ.

Phải làm sao khi bị chuột rút ban đêm? – Khi bị chuột rút, bà bầu tự làm hoặc hướng dẫn chồng duỗi thẳng chân, rồi nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân về phía cẳng chân, sau đó xoa bóp chân và đặt một chai nước nóng lên vùng bị chuột rút để xoa dịu cảm giác đau nhói.

Khi bị chuột rút ban đêm, mẹ bầu hãy nhờ chồng sơ cứu

– Trước khi đi ngủ, ngâm chân với nước ấm pha gừng và muối, giúp máu lưu thông tốt, cơ bắp được thư giãn, tránh hiện tượng phù nề chân, căng cơ, chuột rút. – Buổi tối trước khi đi ngủ, bà bầu hãy nhờ chồng mát xa cẳng chân, ngón chân, mắt cá sẽ giảm hiện tượng chuột rút ban đêm, giúp bà bầu ngủ ngon hơn và chồng không còn bị dựng dậy giữa đêm để cứu vợ khỏi cơn chuột rút. – Vào ban ngày, bà bầu không nên đứng hay ngồi ở một tư thế quá lâu khiến máu lưu thông kém; nên thường xuyên co duỗi bắp chân, xoay tròn bàn chân, ngón chân khi ngồi cũng giúp phòng chuột rút ban đêm. – Hàng ngày, bà bầu nên đi dạo 20 – 30 phút vừa giúp thư giãn đầu óc, máu lưu thông tốt, tránh chuột rút và ban đêm ngủ ngon giấc hơn. – Khi ngủ, bà bầu nên nằm nghiêng về bên trái để tử cung không đè lên mạch máu, giúp máu lưu thông, không bị chuột rút đau điếng. Bà bầu cũng nên kê cao chân bằng một chiếc gối để máu lưu thông tốt hơn, chân bớt phù nề và không còn bị chuột rút làm phiền vào ban đêm.

Gối ôm chữ U giúp bà bầu giảm hiện tượng phù nề chân, chuột rút ban đêm

Một chiếc gối ôm chữ U sẽ rất hữu dụng cho bà bầu. Gối ôm chữ U cho bà bầu sẽ nâng đỡ phần bụng, phần chân cho bà bầu, giúp máu lưu thông tốt, tránh hiện tượng chuột rút và mang đến cho bà bầu giấc ngủ ngon. Bên cạnh đó, gối còn nâng đỡ phần vai, lưng, hông cho mẹ bầu, giảm hiện tượng đau lưng, đau hông, mỏi cơ để mẹ bầu có tư thế ngủ thoải mái nhất.

Đặc biệt, dùng gối bà bầu chữ U giúp mẹ bầu nằm nghiêng về bên trái thật thoải mái, dễ dàng và ban đêm có thể xoay trở nhiều tư thế chứ không phải nằm mãi một tư thế cả đêm gây mỏi lưng, đau vai. Bà bầu nằm nghiêng về bên trái sẽ tránh được hiện tượng chuột rút và đặc biệt là giúp thai nhi được cung cấp đủ oxy, dưỡng chất và phát triển khỏe mạnh. Cũng nhờ gối bà bầu chữ U, mẹ bầu cũng sẽ ngon giấc hơn nhưng chồng vắng nhà hay đi công tác dài ngày, không có người mát xa chân trước khi đi ngủ hay bóp chân khi bị chuột rút ban đêm.