Vì Sao Bà Bầu Bị Đau Xương Cụt / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Tại Sao Lại Bị Đau Xương Cụt?

Câu hỏi: Trả lời: Xin chào bác sĩ! Con năm nay 20 tuổi, gần 3 tuần nay con tự nhiên bị đau phần khi ngồi lâu khoảng 15p trở lên, khi ấn vào giữa khe mông thì cảm thấy đau nhói, nhưng khi nằm nghỉ thì lại hết đau. Con đã đi khám và chụp X – quang nhưng bác sĩ nói là xương bình thường, có thể do con ngồi sai tư thế. Con đã chỉnh lại tư thế ngồi thẳng lưng nhưng vẫn không giảm, cứ ngồi là đau. Bác sĩ cho con hỏi bây giờ con phải làm sao ạ? Con lo lắng không biết có bị tổn thương dây thần kinh gì ko? Để lâu có nguy hiểm không? Con không bị té hay gì cả, tự nhiên bị vậy thôi ạ. Con cảm ơn bác sĩ!

BS. Nguyễn Thị Hòa – Bác sĩ đa khoa – Bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho biết:

Bạn không nói rõ bạn là nam hay nữ, đau chính xác ở vị trí nào nên rất khó để tư vấn cụ thể cho bạn. Nếu bạn đau vùng cùng cụt thì có một số nguyên nhân thường gây đau xương cụt:

– Nguyên nhân thông thường: Đặc điểm của bệnh là khi ngồi lâu hay khi đang ngồi mà đứng lên hoặc khi nén ép vào đầu nhọn của xương cùng cụt thì đau nặng thêm.

– Nguyên nhân bệnh lý: Đa số phụ nữ bị đau xương cụt là do các bệnh phụ khoa gây nên. Ngoài ra, có thể là do các bệnh nội khoa, bệnh xương khớp (viêm khớp dạng thấp hoặc thoái hóa khớp) hoặc những tổn thương từ bên ngoài như: bị ngã đập mông xuống đất hoặc va đập vào thành, góc các đồ vật, dụng cụ…

+ Viêm cơ quan sinh dục: Người bệnh có cảm giác đau buốt vùng thắt lưng, đau lưng, bụng dưới khó chịu hoặc bị trướng, sốt nhẹ, mệt, chán ăn… Cảm giác đau xương cụt nặng thêm khi làm việc quá nhiều, sau khi quan hệ tình dục hoặc trước kỳ kinh nguyệt.

+ Vị trí tử cung bất thường: Bình thường, tử cung của người phụ nữ thường hơi ngả về phía trước. Khi tử cung quá ngả về trước hoặc ngả về sau do tử cung và các tổ chức xung quanh bị viêm dính vào nhau sẽ khiến xương cụt bị đau. Trường hợp này thường xảy ra ở những người quá bận rộn, sinh đẻ nhiều hoặc đã từng làm phẫu thuật tử cung. Tử cung bị sệ xuống, thoát ra ngoài hoặc dính chặt bên trên có thể kéo dãn dây chằng, gây ra đau thắt lưng.

+ Vòng tránh thai bất thường: Một số phụ nữ đau xương cụt là do vòng tránh thai bất thường gây ra, như: kích cỡ vòng tránh thai không phù hợp với buồng tử cung, độ đàn hồi của vòng tránh thai quá lớn hoặc vị trí của vòng tránh thai bị lệch… Do đó, vòng tránh thai sẽ kích thích tới vách tử cung, gây ra đau xương cụt.

+ Khối u ở khoang chậu: Các khối u do u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, khối u buồng trứng… trong giai đoạn đầu thường nằm sâu trong khoang chậu, không dễ bị phát hiện. Khi khối u chèn lên dây thần kinh hoặc tế bào ung thư xâm nhập vào tổ chức liên kết của khoang chậu sẽ dẫn tới đau xương cụt.

+ Các bệnh của hệ tiết niệu: Do đặc điểm sinh lý, phụ nữ rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm hệ tiết niệu như: viêm thận mãn, viêm thận cấp, viêm đường tiết niệu… Ngoài ra, bị sỏi kết hạch hay có khối u trong hệ tiết niệu cũng có thể gây ra đau ở xương cụt.

– Nguyên nhân sinh lý

Các yếu tố sinh lý dẫn đến đau xương cụt như chu kỳ kinh nguyệt, do khoang chậu sung huyết, tử cung xuất huyết… khiến thần kinh khoang chậu bị phù hoặc gây ra phản xạ dẫn đến xương vùng lưng đau mỏi. Phụ nữ cao tuổi do dây chằng nối với tử cung bị giãn ra, tử cung hạ thấp xuống cũng khiến xương cụt và vùng thắt lưng bị đau.

Khả năng giãn nở của các cơ, màng gân và đốt sống lưng ở phụ nữ mạnh hơn ở nam giới rất nhiều, khả năng thích nghi với các vận động mạnh kém, dễ bị tổn thương dẫn tới đau buốt vùng thắt lưng.

Phụ nữ khi mang thai, trọng tâm cơ thể dồn về phía sau làm thay đổi kết cấu của các khớp nhỏ ở đốt sống lưng khiến các cơ, màng gân và dây chằng ở phần thắt lưng ở vào trạng thái căng thẳng trong một thời gian dài, hình thành nên những tổn thương mãn tính. Đồng thời khi mang thai, các cơ quan nội tạng trong cơ thể bị dịch lên phía trên, sau khi sinh con, chúng đột nhiên hạ xuống, đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra đau xương cụt và vùng thắt lưng cho phụ nữ.

* Điều trị đau xương cụt:

Bà Bầu Bị Đau Xương Cụt Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Bà bầu bị đau xương cụt phải làm sao?

Bị đau xương cụt trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ bầu. Đau xương cụt khi mang thai là tình trạng bà bầu cảm thấy đau nhức hoặc nhói ở vùng mông hoặc hông. Cơn đau này có thể lan xuống vùng háng, hai bắp chân, đầu gối và thậm chí là mắt cá chân nữa. Dự kiến, cơn đau sẽ tăng lên rất nhiều ở giai đoạn gần đến ngày sinh. Một số trường hợp sau khi sinh, người mẹ vẫn còn cảm thấy đau vùng xương cụt. Có rất nhiều mẹ bầu nhầm lẫn giữa đau xương cụt và đau hông. Nhưng sự thật là xương cụt được tạo nên bởi 5 đốt sống hình tam giác nối liền với xương hông, nằm giữa xương sống và xương hông. Vậy bà bầu bị đau xương cụt phải làm sao?

Bà bầu bị đau xương cụt là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục thường giảm đau nhức.

1. Sự thay đổi hormone trong thai kỳ

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể sẽ tiết ra hormone relaxin và estrogen, cả hai đều có ảnh hưởng đến các dây chằng ở khu vực gần xương cụt, khiến mẹ bầu gặp phải những cơn đau khó chịu.

2. Thai nhi phát triển

Trong những tháng cuối thai kỳ, phần đầu của em bé thường chèn vào xương cụt của mẹ. Đây chính là lý do khiến bà bầu có cảm giác mệt mỏi và đau nhức xương khớp.

Bất kỳ hoạt động nào như đi bộ, đạp xe, thậm chí đơn giản là ngồi hay đứng đều có thể gây đau đớn. Vì vậy mà mẹ bầu nhất thiết phải thật thận trọng khi làm bất cứ điều gì trong giai đoạn này.

3. Căng cứng cơ

Sự căng cứng cơ vùng xương chậu, hông cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương cụt khi mang thai. Căng cứng cơ có thể bắt nguồn từ những tư thế sinh hoạt, vận động bất hợp lý hay là do việc đứng hoặc ngồi ở cùng một tư thế quá lâu.

4. Các bệnh lý trong thai kỳ

Bệnh xương khớp, ung thư vùng chậu hay rối loạn chức năng xương mu cũng có thể góp phần làm nên chứng đau này ở mẹ bầu, nhất là với căn bệnh ung thư vùng chậu. Ngoài ra, việc bà bầu bị rối loạn tiêu hóa, táo bón cũng sẽ ảnh hưởng, gây khó chịu ở vùng xương cụt.

Những tình trạng bị đau xương cụt thường gặp ở bà bầu

Các mẹ bầu bị đau xương cụt thường có những dấu hiệu triệu chứng sau:

Đau liên tục ở lưng dưới hoặc ở hông

Cơn đau tăng dần ở gần cuối cột sống

Đau nặng về đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ

Cơn đau tăng hoặc giảm cùng với sự thay đổi tư thế

Đau ở khu vực mu, đau lưng, hông, vùng giữa hai chân hoặc đầu gối

Ngay khi mẹ bầu bắt đầu đi bộ, đứng dậy, uốn người thì cơn đau được kích hoạt

Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi mẹ bầu bị táo bón

Cách chăm sóc cho bà bầu bị đau xương cụt

Các bài tập đơn giản giúp giảm đau như bài tập Standing Pelvic Tilt, bài tập Torso Twist hoặc bơi lội.

Tránh vận động mạnh hoặc đứng, ngồi ở một vị trí quá lâu

Sử dụng đai bụng bầu giúp hỗ trợ vùng bụng để giúp giảm áp lực lên phần xương cụt

Dùng các loại túi chườm ấm để làm dịu cơn đau, nhiệt sẽ tác động giúp nới lỏng các mô. Ngoài ra, mẹ bầu có thể ngâm bồn nước ấm (chú ý là không nên ngâm mình trong nước có nhiệt độ cao)

Lời khuyên là bạn nên ngủ nghiêng sang trái với một chiếc gối hình chữ U kẹp giữa đùi

Tránh uốn người vì điều này sẽ đẩy em bé về phía xương sống làm cho cơn đau nặng hơn

Tuyệt đối không mang giày cao gót, bởi lẽ lực trọng tâm cơ thể sẽ dồn lên chân kéo theo đó là những cơn đau

Đôi khi bạn nên đến spa để massage vùng xương cụt

Bổ sung thêm canxi và các khoáng chất cần thiết để hệ xương luôn chắc khỏe

Bà bầu bị đau xương cụt có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trong giai đoạn mang thai thì trên 80% thai phụ phải đối diện với chuyện đau xương cụt này ở mức độ nhiều ít khác nhau. Đau xương cụt trong thai kỳ tuy phổ biến, không gây nguy hiểm cho mẹ và bé nhưng có thể khiến thai phụ khó chịu, khổ sở trong suốt thai kỳ

Ngoài ra, việc đau nhức, mệt mỏi sẽ khiến mẹ rơi vào tình trạng chán ăn. Đây là yếu tố không tốt vì sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng và sự phát triển của thai nhi.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị đau xương cụt phải làm sao? Bà bầu bị đau xương cụt có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị đau xương cụt .

Nguồn: Tổng hợp

Vì Sao Em Bé Nấc Cụt Trong Bụng Mẹ?

Nấc cụt là một hiện tượng sinh lý bình thường của thai nhi. Mọi em bé đều có thể bị nấc cụt. Đây được coi là một mốc phát triển trong quá trình lớn lên của thai. Bà bầu có thể cảm nhận được em bé đang bị nấc cụt. Nếu không để ý kĩ mẹ sẽ nhầm với các cử động của thai nhi.

1. Nguyên nhân khiến em bé nấc cụt trong bụng mẹ

Cũng như người lớn, em bé trong bụng bị nấc là do sự chuyển động bất thường của cơ hoành.Vì các cơ quan chưa được hoàn thiện nên thai nhi chưa tự cân bằng được nhịp nuốt. Khi nuốt, trẻ hít vào hoặc thở ra đẩy nước ối ra ngoài tạo nên tiếng nấc cụt.

Vào tuần thứ 32, bà bầu thấy em bé trong bụng hay bị nấc thường xuyên và kéo dài. Nguyên nhân có thể là do dây rốn bị chèn ép. Đây là nguyên nhân nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Dây rốn bị chèn ép, lượng oxy được đưa đến bị giảm khiến cho thai nhi bị nấc trong thời gian dài.

Khi bà bầu cảm nhận thấy thai nhi bị nấc trong thời gian dài, cử động thai kém hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì mẹ nên đến các phòng khám có chuyên khoa sản uy tín hoặc các bệnh viện có chuyên khoa sản để khám và có hướng điều trị tiếp theo phù hợp với bản thân.

2. Biểu hiện của thai nhi bị nấc

Nhịp điệu: Thai nhi bị nấc cụt có biểu hiện là những cú giật nhẹ ở vùng bụng dưới. Bà bầu đặt tay lên bụng cảm nhận thấy rung động như tiếng tim đang đập hoặc tiếng gõ đều đều. Khác với nấc cụt, thai máy (hoạt động của thai nhi trong 3 tháng giữa) hay cử động thai (hoạt động của thai nhi trong 3 tháng cuối) sẽ không có nhịp điệu đều như vậy mà có lúc nhanh lúc chậm lúc mạnh lúc yếu và xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau phụ thuộc vào vị trí chân tay của thai nhi.

Thời gian: Thời gian trung bình của mỗi cơn nấc cụt là khoảng từ 3 đến 15 phút một cơn. Một ngày có thể từ một đến vài cơn nấc xuất hiện. Nhiều bà bầu có thể cảm nhận được cơn nấc của em bé trong suốt quá trình mang thai nhưng có nhiều mẹ đã nói rằng chưa biết biểu hiện nấc của con mình như thế nào. Đây cũng là điều bình thường, vì vậy nếu không cảm nhận được con bị nấc,các mẹ bầu cũng đừng lo lắng.

Thời điểm: Nấc có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, không kể ngày đêm. Bà bầu có thể nhìn thấy hình ảnh con nấc qua siêu âm thai nhi.

Mức độ: Ở ba tháng giữa thai kỳ, mức độ của thai máy và khi bé bị nấc đều nhẹ nhàng như nhau. Nhưng khi đến 3 tháng cuối thì có sự khác biệt rất lớn giữa cử động thai và khi nấc. Bé bị nấc biểu hiện vẫn nhẹ nhàng còn thai máy thì bé cử động rất mạnh, đôi khi có thể nhìn thấy dấu bàn tay, bàn chân xuất hiện trên thành bụng của mẹ.

3. Bà bầu cần làm gì khi thai nhi bị nấc?

Các nguyên nhân gây ra tình trạng nấc cụt đều không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi ngoại trừ nguyên nhân dây rốn bị chèn ép. Khi em bé trong bụng bị nấc cụt đột ngột giật mạnh hơn, kéo dài kết hợp với những triệu chứng bất thường khác bà bầu nên đi khám càng sớm càng tốt. Một số phương pháp giúp thai nhi đỡ nấc:

Bà bầu giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và vui vẻ

Xây dựng và duy trì cho mình một chế độ ăn khoa học, nghỉ ngơi thường xuyên

Nếu tần suất xuất hiện cơn nấc tăng lên, mẹ bầu thử thay đổi tư thế. Ví dụ: từ nằm thẳng sang nằm nghiêng, hoặc đứng dậy đi lại nhẹ nhàng một chút. Việc thay đổi tư thế của bà bầu có thể giúp thai dễ chịu hơn và giảm bị nấc

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Sản phụ sẽ được tư vấn và kiểm tra sức khỏe dưới sự theo dõi sát sao của các Bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn, giúp các bà mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cũng như giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và con.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tại Sao Bà Bầu Bị Đau Xương Mu Và Cách Khắc Phục

Nguyên nhân gây ra chứng đau xương mu ở bà bầu khi mang thai

Ở cơ thể phụ nữ, hai bên xương chậu được kết nối bằng khớp xương mu ở phía trước, khớp này được co giãn dưới sự hỗ trợ của hệ thống dây chằng. Do vậy, khi dây chằng bị kéo căng ra sẽ gây đau vùng xương mu. Vùng xương mu có nhiệm vụ làm nâng đỡ toàn bộ phần phía trên của cơ thể khi mang thai. Vùng xương chậu của mẹ bầu khi mang thai sẽ giãn hết mức để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển, đồng thời đáp ứng nhu cầu sinh nở sau này của các chị em. Do đó, sự chịu đựng của xương chậu sẽ yếu và dễ bị tổn thương. Vì vậy mà trong giai đoạn mang thai thường xuất hiện biểu hiện đau xương mu ở mẹ bầu.

Nguyên nhân nữa là trong quá trình sinh hoạt mẹ bầu vận động nhiều, vùng xương mu chịu áp lực cao cũng khiến cho bà bầu bị đau phần xương mu . Mức độ đau càng nhiều là do thai phụ chuyển động mạnh hoặc khi tử cung càng lớn.

Ngoài ra, do khi mang thai trọng lượng cơ thể mẹ tăng lên nên khiến cho cột sống mẹ bầu chịu đựng quá mức dẫn tới tình trạng các khớp xương bị thoái hoá nặng hơn hoặc làm cho nhân nhầy (là cấu tạo dạng gel có chức năng hấp thụ lực nén lên cột sống đoạn thắt lưng, giúp duy trì chiều cao thân đốt sống cũng như tăng hấp thu nước vào phần đĩa đệm) thoát ra khỏi vị trí ban đầu của cột sống gây ra chứng thoái hoá khớp hoặc thoát vị đĩa đệm vùng chậu khiến vùng xương mu bị tổn thương dẫn đến tình trạng bà bầu bị đau vùng xương mu .

Trong quá trình mang thai, các bà bầu nên chú ý một số biểu hiện, triệu chứng sau để kịp thời điều trị. Một số triệu chứng nhận biết đau xương mu khi mang thai :

Nếu thấy phần trước của xương chậu bị đau dữ dội và đôi khi không chịu nổi thì đó có thể là dấu hiệu của đau xương mu.

Mẹ bầu có cảm giác nhức nhối, hoặc đau và nóng ran lên ở khu vực xương hông, lưng hoặc ở đáy xương chậu và phái sau của chân.

Cảm thấy đau đầu gối, đôi khi còn lan tới mắt cá chân và bàn chân.

Khi đưa một chân lên mẹ bầu có cảm giác đau buốt hoặc khi đứng trên một chân, leo lên cầu thang, ra khỏi giường hay vặn người rất có thể điều đó báo hiệu chứng đau xương mu khi mang thai.

Triệu chứng đau nặng hơn khi về đêm, nhất là khi mẹ bầu trở mình hay bước chân xuống giường.

Ngoài ra, các mẹ có thể nghe và cảm nhận được âm thanh lách cách ở xương mu. Đau xương mu ở mẹ bầu còn biểu hiện ở viện đi lại khó khăn, nhất là sau khi ở yên một chỗ.

Bà bầu bị đau xương mu có nguy hiểm không ?

Ở mức độ nhất định, các cơn đau vùng xương mu không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi mà chỉ khiến các mẹ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi, khó khăn trong việc đi lại và sinh hoạt hằng ngày. Đau xương mu là một triệu chứng bình thường mà chắc hẳn mẹ bầu nào cũng gặp một đến vài lần trong đời nên các mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng đối với những mẹ bầu bị thoái hóa khớp và thoát vị đĩa đệm vùng chậu thì cơn đau sẽ khiến cho mẹ thấy mệt mỏi nhiều nên tốt nhất mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn

Một điều nữa mà các mẹ cần lưu ý là khi cơn đau không còn dừng lại ở việc đau nhức âm ỉ mà chuyển hẳn thành những cơn co thắt mạnh vùng tử cung kèm theo dịch chất nhờn vùng âm đạo trước tuần thai 37 thì mẹ bầu cần đến bệnh viện vì có thể đây là dấu hiệu của việc sinh non. Còn nếu cơn đau này xuất hiện từ tuần 37 trở đi thì có thể là dấu hiệu của thai nhi muốn chào đời.

Những điều làm tăng nguy cơ đau xương mu khi mang thai

Có rất nhiều nguyên do dẫn đến hiện tượng đau xương mu ở mẹ bầu trong thời gian mang thai :

Có thể do mẹ bầu tăng cân quá nhiều trong thai kỳ.

Do mang đa thai hay thai nhi quá lớn. Hơn thế nữa chứng tiểu đường của thai kỳ có thể dẫn đến tăng cân nhiều cho mẹ và bé.

Do mẹ bầu có tỉ số khối cơ thể (BMI) quá cao.

Hoạt do trong thời gian mang thai, mẹ bầu hoạt động mạnh thường xuyên, làm việc quá sức, mang đồ nặng, hoặc tư thế ngồi, nằm không đúng cách hay do những chứng thương cũ sẽ làm tăng nguy cơ đau vùng xương mu nặng hơn.

Ngoài ra, vị trí và tư thế nằm của thai nhi cũng góp phần vào việc khiến cho vùng xương mu, xương chậu của mẹ bầu bị đau.

Đối với những mẹ bầu từng bị chấn thương gây rạn nứt xương chậu cũng có nhiều nguy cơ bị đau xương mu nhiều hơn ở bà bầu.

Cách giảm đau vùng xương mu khi mang thai

Những tư thế thông minh khi hoạt động hoặc nghỉ ngơi sẽ làm giảm tối đa áp lực lên vùng xương mu khi mang thai. Lưu ý, các mẹ không nên thay đổi tư thế một cách đột ngột trong bất cứ hoàn cảnh nào có thể.

Khi đi, đứng, ngồi phải giữ cho thẳng lưng. Khi nằm các mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái, điều này giúp cho các cơ không bị căng ra và thư giãn một cách tốt nhất.

Các mẹ bầu nên chú ý trong thời gian mang thai không được tạo áp lực lên vùng xương háng. Mẹ bầu có thể dùng đai hỗ trợ cho bụng bầu để đỡ xương chậu, giúp giảm trọng lượng đè lên khớp mu, hỗ trợ giảm đau và tránh được những cơn đau vùng xương mu ở mẹ bầu.

Trong thời gian mang thai các mẹ bầu nên chọn mang những loại giày dép có đế bằng và thấp, mang dép không quá chật.

Hằng ngày các mẹ hãy tập những bài tập nhẹ nhàng để giảm đau vùng xương mu.

Trong bữa ăn hằng ngày, các mẹ cần bổ sung thêm canxi cho cơ thể bằng các loại thực phẩm hàng ngày như đậu, sữa, trứng, rau xanh,…hoặc các mẹ bầu cũng có thể uống viên bổ sung canxi dành cho bà bầu.

Các mẹ bầu tuyệt đối không tự ý dùng thuốc giảm đau. Nếu cơn đau quá khiến mẹ bầu không chịu nổi thì hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Thông thường bà bầu bị đau xương mu khi mang thai sẽ tự động khỏi sau sinh nên các mẹ bầu không cần quá lo lắng sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi.