Vì Sao Bà Bầu Bị Đầy Bụng / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Vì Sao Bà Bầu Hay Bị Đầy Hơi?

Đầy hơi là chứng bệnh khá phổ biến trong thai kỳ. Điều này có nguy hiểm và cách khắc phục nó như nào?

Tiến sĩ Marc Lewis (bác sĩ của Hệ thống Y tế Michigan) nói rằng, có nhiều thay đổi diễn ra khi mang thai do thay đổi nội tiết tố, trong đó có xì hơi và đầy hơi. Lý do gây đầy hơi ở thai phụ là do tác động của estrogen lên đường tiêu hóa, làm chậm sự chuyển động của ruột, do đó khiến thời gian tiêu hóa thức ăn tăng lên.

Lewis tiếp tục giải thích rằng sự sụt giảm thời gian tiêu hóa thức ăn có nghĩa là thực phẩm nằm trong đường ruột của bạn lâu hơn.

“Có những vi khuẩn bình thường sống trong đường ruột, có chức năng tiêu hóa thức ăn, nghiền nát thức ăn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Quá trình này tạo ra “khí” (hơi) như sản phẩm phụ của sự tiêu hóa. Thức ăn nằm càng lâu trong đường ruột thì khí càng được sản xuất nhiều hơn, do đó làm tăng đầy hơi” – Lewis giải thích. Ngoài ra, khi có thai, dạ dày và ruột bị dịch chuyển do tử cung mở rộng, có thể làm tăng cảm giác no và đầy hơi.

Hầu hết người mẹ có kinh nghiệm đều bị đầy hơi tại một số thời điểm khác nhau khi có thai. Bạn cũng có thể nhận được rất nhiều lời khuyên về việc giảm đầy hơi. Tiến sĩ Lewis gợi ý, nên tăng lượng nước uống và tránh xa những thực phẩm đầy hơi. Một số thực phẩm làm tăng sản xuất hơi gồm súp lơ xanh, cải bắp, súp lơ trắng, đậu Hà Lan, hành. Đồ uống có ga cũng như đồ uống nhiều đường cũng làm tăng đầy hơi. Đồ ăn như sữa, hoa quả chẳng hạn, mơ và mận khô cũng có thể là thủ phạm.

Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn thay đổi chế độ ăn uống trong thời kỳ mang thai. Một số thực phẩm làm đầy hơi có thể tránh nếu chúng không chứa các vitamin và dinh dưỡng thiết yếu cần cho mẹ và bé.

Tiến sĩ Lewis cũng cho thấy, tập thể dục khi mang thai có thể làm giảm các triệu chứng đầy hơi. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu hoặc thay đổi thói quen tập thể dục. Đi bộ là cách giúp giảm đầy hơi hiệu quả.

Nếu vẫn khó chịu, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về thuốc chống đầy hơi. Tiến sĩ Lewis gợi ý Gas-Z, Maalox, Mylanta được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai. Nhớ trao đổi thường xuyên về các triệu chứng bạn gặp phải để bác sĩ tư vấn về thuốc an toàn và hiệu quả nhất.

TH

Tôi là Phương là thực tập sinh rất đam mê nghiên cứu và siêu tầm chia sẽ kiến thức cho mọi người, có niềm tin vào cuộc sống, khi được trực tiếp chứng kiến nghị lực phi thường của các bệnh nhân không may mắn. nhưng họ không buông xuôi, vẫn lạc quan đấu tranh với bệnh tật cho đến phút cuối cùng.

Bà Bầu Bị Đầy Hơi Chướng Bụng Phải Làm Sao?

Nguyên nhân gây ra tình trạng đầy hơi chướng bụng ở bà bầu

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị đầy hơi chướng bụng. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến hệ tiêu hóa của mẹ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, thói quen và sở thích ăn uống của mẹ bầu cũng vô cùng quan trọng, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng.

Mỗi ngày, tử cung sẽ to và giãn dần để đủ chỗ cho thai nhi khiến ruột bị chèn ép sinh ra khí ga trong bụng mẹ dẫn đến việc đầy hơi chướng bụng.

Quan niệm mẹ bầu phải ăn thật nhiều, ăn uống gấp đôi lúc trước khiến chị em thường ăn rất nhiều. Tuy nhiên, chính vì điều này đã vô tình gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Bên cạnh đó, những thức ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ hay các món ăn được nêm quá nhiều gia vị cũng sẽ khiến khó tiêu và đầy hơi chướng bụng.

Khi mắc phải các bệnh lý về đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm ruột hay tiểu đường thì cũng có thể khiến chị em bị đầy hơi chướng bụng.

Những loại thực phẩm bà bầu không nên ăn để tránh đầy hơi chướng bụng

Những loại trái cây chứa nhiều fructose

Quá trình phân hủy fructose trong thức ăn có thể tạo thành khí trong dạ dày khiến cơ thể mẹ bầu bị đầy hơi chướng bụng. Do đó, trong giai đoạn mang thai mẹ bầu nên tránh ăn các loại trái cây giàu fructose như nho, táo, lê, mận, dưa hấu… Bên cạnh đó, dưa chua, giá đỗ, măng tây, hành tây, súp lơ, bắp cải, bông cải xanh… cũng là những loại thực phẩm khó tiêu nên chị em cũng nên tránh ăn những loại thực phẩm này.

Đậu chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe của bà bầu. Tuy nhiên, đậu lại chứa stachyose và raffinose cũng khiến ruột và dạ dày chứa nhiều khí và gây ra tình trạng khó tiêu chướng bụng. Nếu muốn ăn đậu, bạn hãy ngâm chúng trong nước trước vài giờ. Sau đó rửa sạch và chế biến, việc làm này có thể hạn chế quá trình tạo khí trong dạ dày và đường ruột.

Sữa và những thực phẩm từ sữa có chứa lactose giúp bổ sung canxi, giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, đây lại là món ăn khoái khẩu của các loại vi khuẩn có trong ruột. Chúng sẽ ăn lactose và gây ra tình trạng đầy hơi chướng bụng.

Nước có ga ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Khi uống nước có ga, bạn đã vô tình “bơm” khí từ bên ngoài vào và gây ra tình trạng chướng bụng. Bên cạnh đó, nước có ga còn gây ra tình trạng ợ nóng, khó tiêu…

Phải làm gì để mẹ bầu tránh đầy hơi chướng bụng?

Ngoài việc hạn chế ăn những loại thức ăn khó tiêu hóa, dễ gây đầy hơi chướng bụng mẹ bầu nên lưu ý một số vấn đề sau:

Không nên ăn quá no, nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ

Ăn chậm nhai kỹ, không nên uống nước hay nói chuyện khi ăn

Tránh uống nước có ga, nước lên men

Ngồi thẳng lưng, không nên nằm sau khi ăn no

Mặc quần áo rộng rãi, co giãn, thoải mái

Dành thời gian để vận động nhẹ nhàng giúp dễ tiêu, hạn chế chướng bụng đầy hơi

Ăn nhiều rau xanh, trái cây để hạn chế tình trạng táo bón

Nếu tình trạng đầy hơi chướng bụng kéo dài và ngày càng nghiêm trọng bạn có thể tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có hướng xử lý kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc tự điều trị tại nhà nhằm hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Bà Bầu Bị Đầy Bụng Ợ Chua, Nóng Cổ Phải Làm Sao?

5 cách giảm đầy bụng, ợ chua, nóng cổ an toàn và đơn giản như: chườm túi nước đá lên bụng ít nhất nửa giờ sau bữa ăn, khi nằm các mẹ bầu nên gối đầu ở tư thế cao hơn…mẹ bầu có thể tham khảo với các thông tin chi tiết bên dưới.

[adinserter block=”1″]

Bà bầu bị đầy bụng ợ hơi nguyên nhân do đâu?

Trong suốt thai kỳ, rất nhiều chị em thường xuyên bị chướng bụng, đầy hơi. Nó còn đi kèm với ợ hơi, khó tiêu, nên khiến họ ăn không ngon, mệt mỏi và khó chịu.

Khi mẹ mang thai, hormone làm giãn các cơ trong hệ tiêu hóa, gồm cả van thực quản. Điều này cho phép axit dạ dày dễ trào ngược lên thực quản, nhất là khi nằm. Ợ hơi trở nên nghiêm trọng hơn trong quý II – III của thai kỳ vì bào thai lớn, chèn ép vào dạ dày mẹ. Thỉnh thoảng, thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản.

Ngoài ra, hệ tiêu hóa ở bà bầu có thể yếu đi. Những yếu tố đó dẫn tới khó tiêu, khiến người mẹ luôn bị đầy và thậm chí, đau bụng.

Cách chữa đầy hơi khó tiêu ở bà bầu

Trong những tháng đầu thai kỳ, nhiều mẹ bầu khổ sở vì ốm nghén và đầy hơi, nên không muốn ăn gì. Làm sao để xử lý chứng đầy hơi khó chịu này? Đây là vấn đề mà nhiều phụ nữ quan tâm.

1/ Trị đầy hơi bằng cách chườm đá

Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên chườm túi nước đá lên bụng ít nhất nửa giờ sau bữa ăn để giảm đau cho dạ dày. Bạn cũng có thể thư giãn bằng cách tắm lạnh hoặc đi vào phòng tắm nóng lạnh để cho dạ dày được thư giãn.

2/ Bà bầu ăn uống chậm rãi

Một nguyên nhân gây ra chứng đầy hơi là bạn nuốt quá nhiều không khí. Nên ăn và uống chậm rãi, điều khiển được cách ăn uống, bạn sẽ hạn chế được việc nuốt phải không khí. Mặt khác, bạn nên nghe lời mẹ của mình về việc ăn cái gì và không nên ăn cái gì để giảm đầy hơi, ăn uống khó tiêu, ợ chua.

Không nên dồn vào 3 bữa mỗi ngày; chia nhỏ bữa ăn để giảm chứng đầy hơi thai kỳ là lời khuyên từ chuyên gia của chúng tôi. Mọi thức ăn đều phải nhai thật kỹ, chậm rãi, khi ăn nên ngồi một chỗ yên tĩnh. Vừa ăn, vừa uống cũng không tốt cho dạ dày của mẹ; nên uống nước trước hoặc sau khi ăn mới khoa học Bà bầu bị ho sổ mũi uống thuốc gì tốt nhất?

3/ Thay đổi thói quen sinh hoạt

Rất nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai thường xuyên mặc quần áo chật, hay ăn trước khi ngủ và tắm bằng nước lạnh. Những thói quen này đã trực tiếp gây ra chứng đầy bụng khi mang thai ở chị em phụ nữ. Do đó, để tình trạng bệnh được cải thiện, các mẹ bầu phải thay đổi những thói quen không tốt.

4/ Thay đổi tư thế nằm

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đầy bụng cho các mẹ bầu chính là tư thế nằm thấp, khiến hệ tiêu hóa làm việc căng thẳng hơn, gây ức chế cho phần bụng. Vì vậy, các mẹ bầu nên gối đầu ở tư thế cao hơn, như vậy sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng đầy bụng, giúp hệ lưu thông máu được diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn.

5/ Thực phẩm giúp giảm đầy bụng khi mang thai

Hành vị cay, tính bình, không độc, giúp hoạt huyết, kích thích ra mồ hôi, lợi tiểu, giúp tăng sự bài tiết, ngăn ngừa vi trùng đường ruột. Mẹ bầu ăn canh, món xào hay hấp, có thể bỏ thêm hành để giảm bớt sự khó chịu do đầy bụng gây ra.

Củ cải có vị ngọt, tính bình, giúp chữa rối loạn tiêu hóa, tức ngực, trướng bụng. Ngoài chế biến làm thức ăn, bạn có thể nấu nước uống từ củ hoặc lá của củ cải để giảm đầy bụng.

Gừng là vị thuốc tự nhiên rất thân thiện với hệ tiêu hóa, giúp cải thiện chứng kém ăn, khó tiêu, đau bụng. Mẹ bầu có thể dùng gừng chế biến với thức ăn, hoặc xắt lát mỏng để pha nước uống.

Tía tô dùng để sắc nước uống cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt với hiện tượng khó tiêu.

Thực phẩm cần tránh khi mang thai

Những loại thực phẩm, hoa quả quá chua và cay là thủ phạm khiến dạ dày “mệt mỏi”, dẫn đến chướng bụng, ợ hơi.

Các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh (fast food) cũng khiến quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Các mẹ nên hạn chế ăn những món này.

Đồ uống có gas (như nước ngọt, nước tăng lực…) dẫn đến ợ hơi và đầy bụng. Chúng cũng không tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai nên bạn cần hạn chế.

Các loại cá và thịt hun khói.

Nhiều người khó hấp thu lactose trong các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa bầu, pho mai, bơ, sữa chua…) và hậu quả là dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu. Để tránh tình trạng này, bạn hãy chia nhỏ lượng sữa và các chế phẩm từ sữa ra làm nhiều lần, không nên ăn hoặc uống hết chúng trong một lần.

Các loại thức ăn lên men tự nhiên như dưa chua, cà muối, hành muối… sẽ làm tăng axit trong dạ dày, khiến chứng đầy bụng, ợ hơi trở nên trầm trọng hơn.

Bạn cũng cần tránh kẹo cao su vì khi ăn loại kẹo này, bạn vô tình nuốt rất nhiều không khí dẫn đến đầy hơi, ợ hơi.

tu khoa

cach chua day bung cho tre so sinh

huong dan chua day bung khi mang thai

meo giup tri day bung o chua

Vì Sao Bị Đầy Bụng Khi Mang Thai? Mách Mẹ 5 Cách Xử Lý Cấp Tốc, An Toàn

Đầy bụng khi mang thai thường xảy ra ở 3 tháng đầu hoặc cuối thai kỳ. Chứng bệnh này thường kèm theo các triệu chứng khác như ợ hơi, ợ chua hoặc ợ nóng khiến nhiều mẹ khó chịu và lo lắng. Vậy bà bầu hay bị đầy bụng nguyên nhân do đâu và cách xử lý thế nào không làm ảnh hưởng đến thai nhi?

Vì sao hay bị đầy bụng khi mang thai?

Đầy bụng khi mang thai là hiện tượng bụng bà bầu bị căng tức, khó chịu. Đôi khi, hiện tượng đầy bụng còn kèm theo các triệu chứng khác như:

Đau bụng lâm râm

Ợ chua, ợ khan

Chán ăn, ăn nhanh no

Rối loạn tiêu hóa.

Vậy đầy bụng khi mang thai có nguy hiểm không? Trên thực tế, đây là hiện tượng phổ biến thường gặp khi mang bầu. Triệu chứng thường xuyên xuất hiện khiến không ít bà bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Tuy nhiên, nó lại không có gì đáng lo ngại cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Theo các bác sĩ phụ sản, đầy bụng khi mang bầu xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Khi mang thai, hoocmon trong cơ thể mẹ có sự thay đổi cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển của bé. Trong đó, các chất nội tiết như relaxin và progesterone có tác dụng kéo dãn cơ vùng chậu trong thời gian chuyển dạ, nhưng nó cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng đầy bụng, táo bón.

Bên cạnh đó, trong thời gian mang bầu, hệ tiêu hóa cũng hoạt động chậm lại. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn hoạt động lâu hơn trong đường ruột phá vỡ thức ăn và tạo thành nhiều khí. Các khí này chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng đầy hơi, ợ nóng ở mẹ bầu.

Thông thường, vào tuần thứ 4 của thai kỳ, trứng đã đươc thụ tinh trú vào niêm mạc tử cung. Lúc này, các mạch máu nội mạc tử cung làm nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi và nhau thai phát triển. Điều này làm gia tăng lượng máu đến tử cung, khiến nhịp tim tăng và tử cung to lên. Tử cung to sẽ chiếm nhiều không gian hơn trong vùng chậu, khiến chị em cảm giác bị đầy bụng hơn.

Thai nhi hấp thụ nước trong thức ăn đến ruột khiến phân của mẹ bầu trở nên khô và cứng hơn. Thậm chí, phân tích tụ lâu trong đại tràng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và sinh ra khí. Điều này gây nên chứng đầy hơi, chướng bụng và táo bón cùng các vấn đề tiêu hóa khác ở bà bầu.

Ngoài ra, nguyên nhân gây đầy bụng khi mang bầu còn do: tăng cân trong thời gian bầu, uống sắt, canxi, thói quen lười vận động ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

5 cách xử lý cấp tốc không ảnh hưởng đến thai nhi

Đầy bụng khi mang thai thường chủ yếu xuất hiện ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng cách, mẹ bầu sẽ nhanh chóng thoát khỏi những cơn đầy bụng, chướng hơi khó chịu. Ngược lại, nếu không biết cách xử lý, mẹ bầu dễ lâm vào tình trạng stress, chán ăn kéo dài, khiến cơ thể suy nhược, thai nhi thiếu chất dinh dưỡng. Do vậy, khi cơ thể không có dấu hiệu cải thiện, mẹ nên tìm gặp bác sĩ hoặc chuyên gia để được xác định chính xác nguyên nhân và có phương pháp xử lý kịp thời.

Bà bầu bị đầy bụng nên ăn gì?

Tích cực bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như: táo, cà rốt, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nướng… Các thực phẩm này có tác dụng nhuận tràng rất tốt

Nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ cũng rất tốt cho bà bầu. Thực phẩm này có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, kháng khuẩn và giảm triệu chứng đầy bụng, chướng hơi hiệu quả

Tía tô không chỉ an thai mà còn giúp mẹ bầu giảm đầy bụng trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ.

Bên cạnh đó, bà bầu nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày giúp giảm tải gánh nặng cho dạ dày. Ăn chậm, nhai kỹ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Thực phẩm bà bầu bị đầy bụng nên tránh

Tránh xa các thực phẩm dễ gây sình hơi: đậu, hành, bông cải xanh và cải bắp

Hạn chế ăn các món chiên xào, đồ ăn nhanh khó tiêu hóa

Tránh xa các loại đồ uống có ga, có cồn dễ gây đầy bụng

Những người không hấp thu lactose nên tránh xa sữa và các thực phẩm làm từ sữa

Không nên ăn các thức ăn lên men như: dưa chua, cà muối, hành muối… khiến tình trạng đầy bụng trầm trọng hơn

Không nhai kẹo cao su bởi dễ sinh khí trong dạ dày

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bà bầu nên tích cực vận động trong thời gian mang thai với những bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga… Điều này không chỉ giúp tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa mà còn có tác dụng giảm đầy hơi, chướng bụng. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần luôn giữ thái độ lạc quan, tích cực, tránh stress, thức khuya hay sử dụng các chất kích thích. Mẹ cũng cần mặc đồ thật rộng rãi, đặc biệt vùng bụng và ngực để tránh gây áp lực cho hệ tiêu hóa.

Bổ sung bào tử lợi khuẩn mỗi ngày

Bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là bào tử lợi khuẩn Bacillus mỗi ngày giúp mẹ bầu có một hệ tiêu hóa tốt. Bào tử lợi khuẩn Bacillus sau khi vào cơ thể sản sinh nhanh chóng hình thành lớp màng sinh học bảo vệ niêm mạc ruột/đại tràng khỏi các tác nhân gây hại. Chúng còn sản sinh ra hơn 70 loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây hại, lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Bacillus còn tiết ra nhiều enzyme kích thích tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, Bacillus còn tổng hợp ra nhiều vitamin giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn.

Đầy bụng khi mang thai tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ cần trang bị những kiến thức về dinh dưỡng và sinh hoạt để vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi vừa giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả!

Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.