Vì Sao Bà Bầu Bị Ngứa / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Vì Sao Bạn Bị Ngứa Khi Mang Thai?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Bị ngứa khi mang thai là tình trạng thường gặp, do những thay đổi về cơ thể, hormone hay bệnh lý gặp trong thai kỳ. Đa số trường hợp bị ngứa khi mang thai là lành tính không ảnh hưởng tới sức khỏe chỉ gây mất thẩm mỹ và cảm giác khó chịu, tuy nhiên có số ít trường hợp do nguyên nhân bệnh lý có thể ảnh hưởng tới sức khỏe bà bầu và thai nhi.

1. Vì sao bị ngứa khi mang thai

Khi mang thai phụ nữ trải qua rất nhiều sự biến đổi về tâm lý và cơ thể, gây ra một số các triệu chứng khó chịu. Trong đó, ngứa khi mang thai cũng là một triệu chứng hay gặp. Ngứa ở phụ nữ mang thai có tới 40% số phụ nữ khi mang thai gặp phải tình trạng này.

Tình trạng ngứa thường do các biến đổi của cơ thể trong khi mang thai, ngoài ra có thể do bệnh lý ngoài da hay tình trạng ứ mật thai kỳ gây ra.

Các nguyên nhân gây ra ngứa khi mang thai bao gồm:

Sự phát triển của thai: Thai phát triển nên tử cung cần to ra để đủ chỗ cho thai nhi phát triển gây ra tình trạng rạn da, khi da bị rạn gây ra ngứa. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của ngứa trong khi mang thai.

Do tăng hormone estrogen: Tăng hormone estrogen làm cho mạch máu giãn và gây ngứa. Dấu hiệu này có thể biến mất tự nhiên sau khi sinh.

Tăng cân: Khi mang thai phụ nữ thường có biểu hiện tăng cân nhanh và tập chung ở phần mông, đùi, ngực làm cho da bị rạn, ngứa. Ở những cuối thai kỳ tình trạng này hay gặp.

Những yếu tố như bà bầu có tiền sử da khô, mắc chứng chàm hoặc tình trạng dị ứng thì khi mang thai có thể gây ngứa.

Do tình trạng ứ mật trong gan (ứ mật thai kỳ), làm cho mật không lưu thông bình thường trong các ống nhỏ của gan, làm cho muối mật tích tụ ở da và gây ngứa, ngoài ngứa bà bầu còn có các triệu chứng khác như chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, nếu ứ mật nhiều có thể gây ra vàng da. Tình trạng này có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Viêm da bọng nước: Bệnh này xuất hiện khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ. Lúc đầu, có thể thấy những mảng mề đay, mụn nước mọc ở quanh rốn, đùi. Sau đó, những mụn nước này xuất hiện ở vùng lưng, bàn tay, bàn chân…

Viêm nang lông trong thai kỳ: Hay gặp ở quý 3 của thai kỳ, biểu hiện là dát sẩn đỏ ở nang lông, ngứa. Có một số trường hợp bị viêm nang lông do sử dụng dầu dừa để bôi vùng da rạn.

Mồ hôi ra nhiều cũng gây ra tình trạng ngứa da

Ngứa vùng kín: Do nhiễm vi khuẩn, nấm trong quá trình mang thai cơ quan sinh dục ngoài dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây bệnh.

Những trường hợp bị ngứa khi mang thai tháng đầu hay ngứa ít thường không có vấn đề gì nghiêm trọng có thể giảm bớt bằng các biện pháp không dùng thuốc. Còn nếu ngứa trầm trọng toàn thân trong giai đoạn thai kỳ thứ hai hoặc ba có thể là một dấu hiệu của bệnh ứ mật trong gan của thai kỳ, có ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.

2. Cách hạn chế ngứa khi mang thai

Để hạn chế tình trạng ngứa khi mang thai có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

Không nên cào, gãi nhiều khi ngứa. Khi bị ngứa, nếu càng gãi thì lại càng khiến cho lớp da bị ngứa tổn thương, dẫn tới kích thích gây ngứa hơn, còn có thể gây bội nhiễm da ảnh hưởng tới sức khỏe. Để hạn chế cơn ngứa có thể dùng một chiếc khăn mát, túi chườm mát hoặc một chiếc khăn ấm chườm lên vùng da bị ngứa.

Vệ sinh thân thể thường xuyên, đúng cách: Tắm thường xuyên bằng nước ấm, có thể dùng sữa tắm phù hợp không làm khô da hoặc không cần sữa tắm, nếu được có thể tắm với yến mạch cũng làm giảm bớt ngứa, sau khi tắm là thời điểm da mất nước nên sử dụng kem dưỡng ẩm, tránh khô da vì khô da sẽ gây ngứa. Chú ý không ngâm trong nước tắm nóng lâu, vì làm da mất nước gây ra khô da; Nên tránh các loại sữa tắm hay xà bông có độ PH cao dễ gây kích thích da.

Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:

Giữ ẩm và chống rạn da: Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hay tinh dầu được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như dầu hạnh nhân, hướng dương… giúp giảm khô da, hạn chế rạn da. Thời điểm bôi chất dưỡng ẩm tốt nhất là sau khi tắm, trước khi đi ngủ. Chú ý khi bôi đối với vùng bụng, nên bôi một cách nhẹ nhàng, tránh kích thích gây co bóp tử cung.

Giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài: Chú ý giữ vùng kín luôn được khô thoáng, sạch sẽ. Có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, nhưng chú ý nên chọn loại phù hợp cho phụ nữ mang thai và không nên lạm dụng vì chúng có thể làm thay đổi môi trường pH tự nhiên của âm đạo.

Mặc quần áo thoáng thấm mồ hôi, tránh những nơi nắng nóng oi bức để hạn chế ra mồ hôi. Ngoài ra nên tránh những nơi nhiều bụi bẩn có chứa tác nhân gây dị ứng, ngứa

Chế độ ăn uống: Nên ăn uống đủ dinh dưỡng chú ý bổ sung tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin A và D, tránh đồ ăn cay nóng. Uống đủ nước mỗi ngày khoảng 1,5 đến 2 lít nước.

3. Bị ngứa khi mang thai khi nào cần điều trị

Tình trạng ngứa khi mang bầu thường lành tính nhưng nếu ngứa kèm theo một số dấu hiệu cảnh bảo bệnh lý khác cần tới khám và được điều trị theo chỉ định của bác sĩ:

Ngứa toàn thân đi kèm dấu hiệu vàng da, rối loạn tiêu hóa: Trường hợp này có thể bạn đang mắc phải chứng ứ mật thai kỳ.

Ngứa, phát ban và sốt: Là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh nhiễm trùng gây phát ban như herpes, sốt phát ban, sởi…

Ngứa đi kèm với những tổn thương ngoài da: Gặp trong bệnh viêm da cơ địa, vảy nến…

Ngứa vùng kín, kèm theo dấu hiệu nóng rát âm đạo, khi hư ra nhiều: Dấu hiệu nhiễm nấm âm đạo hoặc mắc phải các chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục khác cần phải điều trị.

Có nhiều nguyên nhân gây ngứa khi mang thai, chủ yếu các nguyên nhân này là lành tính. Tuy nhiên không nên chủ quan nếu ngứa kèm theo các dấu hiệu bất thường cần tới cơ sở y tế khám, điều trị tránh ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.

3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm rất dễ xảy ra hiện tượng ngứa khi mang thai, đồng thời đây cũng là thời kỳ phát triển mạnh của thai nhi. Thai phụ cần:

Để bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ, Vinmec cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé toàn diện, khám thai định kỳ với các bác sĩ Sản khoa hàng đầu, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, tầm soát quan trọng cho sản phụ, tư vấn và can thiệp kịp thời khi phát hiện những bất thường trong sức khỏe của mẹ và bé.

Mọi thông tin chi tiết về các gói thai sản trọn gói, Khách hàng vui lòng liên hệ đến các bệnh viện, phòng khám thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bà Bầu Bị Mẩn Ngứa Khắp Người Là Vì Sao Và Cách Điều Trị

Bà bầu bị ngứa toàn thân là do đâu?

Bà bầu bị mẩn ngứa toàn thân do thay đổi nội tiết tố (Ảnh: Internet)

Là một trong những triệu chứng thường gặp khi mang thai, mẩn ngứa xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Do những biến đổi của cơ thể như thay đổi nội tiết tố, nồng độ estrogen tăng cao và sự tăng trưởng của tử cung khiến da căng giãn ra và trở nên ngứa ngáy, khó chịu hơn. Cùng với đó, các hormone được sản xuất trong thai kỳ ảnh hưởng đến cơ thể. Khi làn da của bạn cọ xát vào quần áo, gây đổ mồ hôi nên ẩm ướt và dễ bị phát ban, nổi rôm. Chúng thường sẽ xuất hiện ở những vùng da bị nếp gấp và nếp nhăn và gây hiện tượng mẩn ngứa khó chịu.

Khi thai nhi bắt đầu lớn lên, vùng da ở bụng sẽ căng giãn và rạn ra. Lúc này làn da trở nên khô ráp, nứt nẻ, mất đi độ ẩm và có thể bị mẩn đỏ ngứa ngáy.

Một số trường hợp trong thời gian mang thai, mẹ bầu bị một số bệnh lý như viêm da dị ứng, nổi mề đây, phát ban, nấm da,… hoặc các bệnh về gan, tiểu đường cũng sẽ xuất hiện những cơn ngứa và mẩn đỏ khó chịu.

Biện pháp khắc phục bị mẩn ngứa khi mang thai

Khi các mẹ bầu bị mẩn ngứa toàn thân, đừng nên cố gắng gãi ngứa cho bằng được vì làm như vậy sẽ có thể gây tổn thương cho da.

Việc vệ sinh làn da sạch sẽ đúng cách mỗi ngày là điều cần thiết để giảm tình trạng viêm nhiễm và ngứa trên da. Khi tắm, các mẹ nên hạn chế dùng nước nóng hay ngâm mình quá lâu vì như vậy sẽ khiến da bị khô và dễ bị ngứa hơn.

Trong sữa tắm sẽ có một số thành phần kích ứng da, tuy không đáng kể nhưng có thể khiến làn da bị khô và ngứa. Mẹ bầu nên thay thế sữa tắm bằng các loại thảo dược thiên nhiên như lá trà, lá khế, lá lốt, lá kinh giới… Đêm lá này nấu với nước sôi rồi tắm sẽ giúp da sạch và bảo vệ da tốt nhất.

Sử dụng kem dưỡng ẩm giúp giảm ngứa cho bà bầu (Ảnh: Internet)

Đồng thời, cũng nên mặc đồ rộng thoáng, sử dụng chất liệu vải cotton có khả năng thấm hút tốt và có thể sử dụng các loại kem dưỡng da toàn thân dịu nhẹ để giúp da khỏe đẹp, giảm ngứa hiệu quả.

Như vậy, khi bà bầu bị mẩn ngứa khắp người trong thời gian dài thì hãy nhanh chóng đi khám khám bác sĩ để nhận được lời khuyên hữu ích.

Bà Bầu Bị Ngứa Phải Làm Sao?

Bà bầu bị ngứa phải làm sao? thường mang thai đến tháng thứ 6, các mẹ bầu thường có triệu chứng bị ngứa, có những mẹ ngứa toàn thân, ngược lại có bà bầu bị ngứa ở ngực, bụng, chân, bị ngứa ở vùng Kín, vậy khi mang bầu vì sao lại bị ngứa và khi bị ngứa lúc mang bầu thì có được gãi hay không? Bà bầu bị ngứa phải làm sao? 1/ Bà bầu bị ngứa bụng Nguyên nhân gây ngứa ở…

Bà bầu bị ngứa phải làm sao? thường mang thai đến tháng thứ 6, các mẹ bầu thường có triệu chứng bị ngứa, có những mẹ ngứa toàn thân, ngược lại có bà bầu bị ngứa ở ngực, bụng, chân, bị ngứa ở vùng Kín, vậy khi mang bầu vì sao lại bị ngứa và khi bị ngứa lúc mang bầu thì có được gãi hay không?

Bà bầu bị ngứa phải làm sao?

Nguyên nhân gây ngứa ở bụng: Triệu chứng ngứa bụng trong các tháng thai kì có thể do bị ứ mật trong gan. Hiện tượng này xảy ra khi lượng nội tiết tố trong cơ thể người mẹ tăng cao, gây ảnh hưởng đến dòng chảy mật khiến mật trong gan tràn vào máu. Vì vậy mà thay vì được đưa về ruột, các axit mật đọng lại ở dưới da, kích thích các dây thần kinh dưới da, gây ra cảm giác ngứa ngáy. Nếu tích tụ trong thời gian dài, các axit mật sẽ tác động xấu đến nhịp tim của thai nhi. Triệu chứng ngứa bụng hoặc ở những chỗ như tay, chân, lưng có thể xảy ra sớm nhất ở tuần thứ 6 của thai kì.

Sự gia tăng hormone estrogen.

Vào khoảng 3 tháng cuối thai kì, bà bầu thường bị chứng viêm nang long gây ngứa với những vết sần mủ ở nang lông.

Tình trạng viêm da bọng nước vào tuần thứ 20-21 của thai kì cũng có thể gây ra ngứa

Đối với các bà bầu có tiền sử mắc chứng chàm bội nhiễm da khô hoặc bị dị ứng thức ăn thì cũng rất dễ bị ngứa khi mang thai.

Rạn da cũng là một nguyên nhân rất thường gặp gây ngứa trong thai kì bởi sự căng da quá cỡ của da vùng bụng.

2/ Bà bầu bị ngứa toàn thân

Bị ngứa khắp người khi mang thai do những biến đổi về sinh lý, nồng độ estrogen tăng cao, da bị căng giãn da hay rạn da do thai lớn dần..tuy nhiên cũng có những nguyên nhân nguy hiểm dẫn đến cảm giác ngứa

3/ Bà bầu bị ngứa và nổi mụn nước

Các nốt, mẩn đỏ có thể nổi khắp vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… làm thai phụ ngứa ngáy, khó chịu. Một số người cho rằng những biểu hiện bất thường trên da là do thai kỳ, sau khi sinh sẽ hết. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Theo các bác sỹ chuyên khoa da liễu, nổi mẩn ngứa ở thai phụ được chia thành hai nhóm: Nhóm bệnh về da thông thường Thai phụ có thể nổi mề đay, mẩn ngứa do các tác nhân gây dị ứng như thời tiết thay đổi, thức ăn, nhiễm khuẩn, căng thẳng… Các nốt mẩn ngứa xuất hiện trên da do phản ứng miễn dịch của cơ thể. Khi thai phụ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, lập tức cơ thể sẽ xảy ra phản ứng miễn dịch qua tế bào trung gian. Các chuỗi phản ứng này sẽ giải phóng histamine trong da khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy. Nổi mẩn ngứa trong trường hợp này thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nhóm bệnh da liễu do thai kỳ Bệnh do căng vùng da bụng: Vào ba tháng cuối thai kỳ, khi bụng căng lớn, mề đay, mẩn ngứa xuất hiện tại các vết rạn trên da bụng. Ban đầu, chỉ là các ban mề đay nhỏ, màu đỏ. Các ban này liên kết tạo thành đám mề đay lớn, đôi khi có mụn nước. Sau vài tuần, các đám ban có thể lan đến đùi, mông, ngực, cánh tay, lưng… và gây ngứa. Bệnh thường tự khỏi sau khi sinh.

4/ Bà bầu bị ngứa tay chân

Cũng tương tự như các hiện tượng viêm da thai kì và trứng cá thai kì, ngứa chân tay cũng xuất phát do những thay đổi nội tiết tố. Đặc biệt vào 3 tháng cuối thai kì, trọng lượng có thể có sự tăng lên của nội tiết tố. Progesterone sẽ được giải phóng dẫn đến sự hoạt động mạnh của tuyến mồ hôi và bã nhờn dưới da, vì vậy, khi tuyến bã nhờn vượt quá mức không thể tự đào thải được sẽ gây ra hiện tượng bít tắc lâu ngày gây ra viêm da. Các triệu chứng ngứa cũng do nguyên nhân đó mà bắt đầu xuất hiện.

5/ Bà bầu bị ngứa có gãi được không?

Bà Bầu Bị Ngứa Nổi Mụn Nước Là Vì Sao Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Nguyên nhân bà bầu bị nổi mụn nước

Bà bầu bị ngứa nổi mụn nước do bị viêm hoặc thay đổi nội tiết tố (Ảnh: Internet)

Có khá nhiều nguyên nhân khiến cho mẹ bầu bị nổi mụn nước và ngứa. Do sự thay đổi nội tiết tố cơ thể, nhiệt độ thân nhiệt tăng cao mà quá trình tăng tiết nhờn, khiến làn da bị ẩm ướt do toát mồ hôi và không kịp thoát ra ngoài. Chính vì vậy mà các khuẩn hại có điều kiện phát triển và gây nên hiện tượng ngứa ngáy khó chịu và nổi mụn nước.

Đồng thời, do sự ma sát của các vùng da khác nhau, đặc biệt là phần gấp hoặc do cọ sát thường xuyên với quần áo cũng tạo điều kiện cho mụn nước xuất hiện và gây ngứa nhiều hơn.

Ngoài ra, hiện tượng ngứa ngáy, nổi mụn nước cũng có thể da bị kích ứng bởi mỹ phẩm hay đồ ăn, thời tiết.

Cách điều trị ngứa và nổi mụn nước cho bà bầu

Khi bà bầu bị ngứa nổi mề đay hay nổi mụn nước kéo dài và không được thuyên giảm thì tốt nhất nên đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời và có cách điều trị tốt nhất.

Thoa kem dưỡng ẩm giúp giảm ngứa và trị mụn nước cho bà bầu (Ảnh: Internet)

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định liều thuốc uống phù hợp cũng như thuốc bôi ngoài da đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai nhi.

Lời khuyên trong quá trình điều trị và cải thiện tình trạng bà bầu bị ngứa và nổi mụn nước đó là không nên gãi. Bởi gãi không có lợi ích mà ngược lại còn khiến cho da bạn dễ bị tổn thương, gây nhiễm trùng.

Cách phòng ngừa và khắc phục bị mụn nước khi mang thai tại nhà

Khi bị ngứa ngáy và nổi mụn nước, mẹ bầu nên hạn chế gãi và nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để tránh các vết mụn bị vỡ gây viêm nhiễm.

Nên tránh ra các loại kem dưỡng, mỹ phẩm hóa học có các thành phần gây kích ứng da.

Trong khi tắm, không nên chà xát da quá mạnh, không ngâm mình quá lâu trong nước vì có thể gây cảm và khiến các vết mụn bị vỡ ra.

Đồng thời, mẹ bầu còn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ với nhiều rau tươi và trái cây để tăng vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Nên hạn chế thức ăn cay nóng để máu lưu thông tốt, giảm ngứa khi mang thai.

Dùng nước lá cây tắm giúp khử trùng và giảm ngứa (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, chị em nên nấu các loại nước từ lá cây như trà xanh hay kinh giới để tắm sẽ giúp loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng và làm dịu cơn ngứa khó chịu.