Vì Sao Bà Bầu Bị Ra Máu / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Vì Sao Bà Bầu Bị Ra Máu?, Kiến Thức Mang Thai, Cẩm Nang Việt

1. Sảy thai

Ra máu trong thời gian đầu thai kỳ có thể cảnh báo sảy thai (hoặc triệu chứng sắp sảy thai). Khoảng dưới 30% phụ nũ thấy ra máu trong giai đoạn đầu mang thai là bị sảy thai.

2. Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung chỉ tình trạng trứng được thụ tinh cấy ở nơi nào đó ngoài tử cung (thường là trong ống dẫn trứng). Theo ước tính, khoảng 1% số thai phụ phải đối mặt với thai ngoài tử cung. Triệu chứng phổ biến của thai ngoài tử cung là đau nặng ở bụng dưới (thường trong tuần 5-8 của thai kỳ). Tuy nhiên một số thai phụ chỉ thấy bị ra máu lốm đốm, kéo dài.

Đôi khi, bạn không biết mình đã có thai, chỉ thấy giống như một kỳ kinh nguyệt nhưng bất thường (nhẹ hoặc nặng hơn bình thường); ra máu lốm đốm kéo dài; máu ra có màu tối sẫm (như nước mận).

3. Khối u

Khối u ở vùng kín tự chảy máu hoặc chảy máu do chà xát khi “quan hệ”. Một số khối u lành sẽ giảm kích thước hoặc biến mất trong vài tháng sau sinh. Bác sĩ chỉ giúp bạn loại bỏ khối u nếu nó gây chảy máu liên tục hoặc làm cho bạn khó chịu.

4. Viêm âm đạo

Ra máu có thể do âm đạo bị nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm. Nếu nghi ngờ bị viêm âm đạo, bạn nên đi khám để bác sĩ kiểm tra xem đó là viêm loại nào, có cần điều trị không… Tùy thuộc vào từng loại viêm, bạn có thể được bác sĩ chỉ định uống kháng sinh hoặc dùng thuốc chống nấm.

5. Ra máu do hormone

Một số thai phụ tiếp tục ra máu ở khoảng tuần 4-8-12 và 16 của thai kỳ. Điều này do thay đổi bởi hormone khi mang thai. Tình trạng ra máu này phổ biến nhất vào những tuần đầu của thai kỳ nhưng vẫn có thể xuất hiện vào cuối thai kỳ.

6. Ra máu sau khi ‘yêu’

Mang thai khiến tử cung mềm, quá trình cung cấp máu ở đây cũng tăng lên. Với một số phụ nữ, “chuyện ấy” gây ra máu nhẹ trong vài tiếng (hoặc vài ngày), máu màu đỏ tươi hoặc màu nâu.

7. Tế bào thay đổi trong cổ tử cung

Chảy máu vùng kín có thể do thay đổi trong cổ tử cung, có nguy cơ dẫn tới ung thử cổ tử cung. Điều này có thể xảy đến với những phụ nữ không mang thai. Tốt nhất, hãy đi làm xét nghiệm Pap (bác sĩ lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung để kiểm tra ung thư cổ tử cung) 1-2 năm trước khi mang thai hoặc trong lần khám thai đầu tiên.

8. Mất mát khi mang song thai hoặc đa thai

Điều này là do một bào thai bị chết trong giai đoạn sớm của thai kỳ trong khi các bào thai khác vẫn tiếp tục tồn tại và có một bé (hoặc một cặp song sinh) chào đời khi số bào thai ban đầu là 2 hoặc 3. Sự mất mát này có thể không được chú ý vì thai phụ không phải phẫu thuật. Bào thai không còn tồn tại sẽ tự tiêu biến mà không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và các bào thai còn lại.

Vì Sao Có Hiện Tượng Mang Thai Ra Máu Nâu?

Hiện tượng mẹ bầu mang thai ra máu nâu khiến nhiều chị em hốt hoảng, lo sợ vấn đề xấu có thể đến với con mình.

Hiện tượng ra máu trong thai kỳ thông thường không quá nguy hiểm, chị em có thể tự theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, có không ít trường hợp mang thai ra máu nâu lại là dấu hiệu cảnh báo những nguy cơ đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

NGUYÊN NHÂN KHIẾN MANG THAI RA MÁU NÂU

+ Trứng được thụ tinh: Trứng và tinh trùng gặp nhau, xảy ra quá trình thụ tinh tạo thành hợp tử. Âm đạo xuất hiện một chút dịch nhầy có lẫn vệt máu hồng hoặc ngả nâu. Điều này cho thấy trứng đã làm tổ trong buồng tử cung an toàn. Các hormone mang thai xuất hiện nhiều hơn khiến niêm mạc bị bong nên mới xuất hiện chút máu.

+ Mất 1 thai: Các mẹ mang bầu đa thai phải cẩn thận với hiện tượng này. Nếu mất một thai phải cẩn thận giữ gìn nếu không sẽ mất thai còn lại.

+ Dọa sảy thai: Mẹ bầu có thể bị đau bụng dưới âm ỉ, ra máu nâu nhưng cổ tử cung không mở, các thành phần của thai vẫn trong buồng tử cung. Nếu được phát hiện sớm động thai bác sĩ sẽ can thiệp y khoa và yêu cầu thai phụ nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Ngược lại nếu chị em thấy đau bụng nhiều, chảy máu liên tục thì có thể khối thai đã đi qua ống cổ tử cung gây sảy thai.

+ Chửa ngoài dạ con: Mang thai ra máu nâu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang mang thai ngoài tử cung. Khi có biểu hiện mang thai, chị em nên siêu âm để biết chính xác thai đã làm tổ trong buồng tử cung hay chưa, để đề phòng mang thai ngoài tử cung sẽ vô cùng nguy hiểm.

+ Mắc bệnh phụ khoa: Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu bị nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng cổ tử cung đều có thể gây chảy máu. Trường hợp này cần được khám phụ khoa càng sớm càng tốt để có hướng điều trị thích hợp trước khi xảy ra các biến chứng nghiêm trọng gây sảy thai.

+ Chuyển dạ: Ra máu cũng là một trong số biểu hiện cho thấy thai phụ sắp sinh, nhưng nó chỉ xuất hiện ở những tuần cuối thai kỳ. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu mang thai tháng thứ 7 cũng có thể ra máu nâu là cảnh báo sinh non.

MANG THAI RA MÁU NÂU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Ở giai đoạn đầu thai kỳ, việc ra chút máu nâu hoặc đỏ là hoàn toàn bình thường, mẹ bầu không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, chị em cũng không nên chủ quan, coi thường. Tốt nhất, khi phát hiện có điều bất thường, bạn nên chủ động tư vấn hoặc thăm khám chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân. Bác sĩ có thể tiến hành siêu âm đầu dò âm đạo hoặc ổ bụng để đánh giá chính xác tình trạng phôi thai, nhau thai, cơ quan sinh dục của mẹ bầu có bất thường không.

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ định khám thai của thầy thuốc. Điều chỉnh lại thói quên sinh hoạt, lịch làm việc, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, đừng quên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp mẹ và bé cùng khỏe mạnh suốt thai kỳ.

Theo Lan Hương (Tổng hợp) (Khám Phá)

Kinh Nguyệt Ra Máu Đen Và Có Mùi Hôi Là Vì Sao?

“Chào bác sĩ, em năm nay 27 tuổi, em lấy chồng và đã có một cô con gái. Cả hai vợ chồng em đang muốn sinh thêm một đứa nữa, nhưng dạo gần đây em thấy mình xuất hiện kinh nguyệt màu đen kèm theo mùi hôi khó chịu. Em rất lo lắng không biết kinh nguyệt ra máu đen và mùi hôi vì sao? Em sợ sẽ ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo. Mong bác sĩ tư vấn, cũng như đưa ra lời khuyên giúp em ạ. Em xin chân thành cảm ơn.”

(Linh, 27 tuổi, Hải Phòng)

Trả lời cho bạn Linh

Kinh nguyệt màu đen và có mùi hôi

Kinh nguyệt ra máu đen và có mùi hôi vì sao?

Chu kỳ kinh nguyệt luôn bị coi là nỗi ám ảnh dai dẳng bám theo mỗi tháng. Sự thay đổi về mùi và màu sắc kinh nguyệt màu đen khiến chị em phụ nữ vô cùng lo lắng, sợ sức khỏe sinh sản của mình bị gặp vấn đề. Nguyên nhân gây tình trạng này có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc, do không đảm bảo vệ sinh…

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng kinh nguyệt ra máu đen và có mùi hôi, có thể kể đến như:

Do vệ sinh không đúng cách: Khi lượng máu kinh được ra ngoài sẽ bị chết, việc không đảm bảo thay băng vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây ra mùi hôi vô cùng khó chịu.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Chị em khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung sẽ gây ra tình trạng kinh nguyệt có mùi hôi và màu đen, thậm chí người bệnh còn có hiện tượng tiểu rắt, tiểu nhiều khi quan hệ.

Ung thư cổ tử cung: Đây là một trong những bệnh phụ khoa nguy hiểm và có khả năng đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản và thậm chí là tính mạng của người bệnh nếu không được chữa trị sớm. Khi bị ung thư cổ tử cung thì chị em có sẽ hiện tượng kinh nguyệt có mùi hôi khó chịu, kinh nguyệt màu đen, xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân.

Lời khuyên của chuyên gia: Chị em khi kinh nguyệt ra máu đen và có mùi hôi thì cần lập tức đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng chị em nên phòng tránh tình trạng này bằng một số cách vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phù hợp hoặc có thể rửa bộ phận sinh dục bằng nước muối pha loãng; không thụt rửa âm đạo bằng xà bông để tránh mất cân bằng độ PH, trong chu kỳ kinh nguyệt thì cần vệ sinh sạch sẽ, thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh cho vi khuẩn có điều kiện phát triển; luôn giữ cho vùng kín thông thoáng, nên chọn quần lót có chất liệu cotton, mềm và thoáng mát; bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Vì Sao Bà Bầu Bị Ho?

Hít một hơi thật sâu! Bởi vì: không ho , không có hơi thở hổn hển hoặc sốt nhẹ mang em bé của bạn vào nguy hiểm, bởi vì nó được bảo vệ tốt trong dạ dày. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên thận trọng khi dùng thuốc. Vì vậy, những gì để làm chống lạnh khó chịu? Giúp chống ho

Các A và O trong cuộc chiến chống ho có nghĩa là: uống rất nhiều ! Bởi vì chỉ bằng sự hydrat hóa, chất nhầy bị mắc kẹt có thể hòa tan trong phế quản và ho ra. Anh ta chắc chắn phải thoát khỏi, bởi vì nó cung cấp vi khuẩn với một môi trường chăn nuôi tuyệt vời. Và ngay cả vi khuẩn trên virut – bạn thực sự không cần điều đó! Xi rô hành tây làm tan cơn ho và dịu bớt nó

Thay vì lấy xi rô ho từ hiệu thuốc, bạn cũng có thể tự trộn xi-rô hành. Để làm điều này, cắt nhỏ hành tây, trộn với mật ong nhỏ và để cho hỗn hợp ngâm qua đêm ở nơi ấm áp. Rót nước trái cây và uống một thìa cà phê vài lần trong ngày. Lạnh và nghẹt mũi Xịt mũi

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM ĐẾN: biện pháp khắc phục nhà cho cảm lạnh Làm thế nào để chữa cảm lạnh và đau họng nhẹ nhàng nhưng bền vững: Các công thức nấu ăn tốt nhất cho bệnh cảm lạnh

Đau họng?

Theo Thực Thần Việt Nam, Sage trà làm mềm các scratching gây khó chịu trong cổ họng, mà mang lại với nó lạnh. Ngâm một ít húng quế bằng nước sôi và để cho ngâm trong 15 phút. Súc miệng vài lần trong ngày với dung dịch sage. Khoai tây quấn quấn với đau họng . Bỏ vỏ khoai tây đã nấu chín, nghiền nhỏ vào khăn và quấn quanh cổ. Một chiếc khăn quàngkhông xác định cổ, sẵn sàng. Hơi khói và nhiệt độ giảm đau. Khi nào đến bác sĩ?

Nếu cảm lạnh có sốt trên 38,5 độ không dừng lại trong vài ngày, bạn nên đi khám bác sĩ vì biện pháp phòng ngừa, vì sốt kéo dài và quá cao không chỉ ảnh hưởng đến bạn mà cả thai nhi.