Vì Sao Bà Bầu Bị Thiếu Máu / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Dấu Hiệu Bà Bầu Bị Thiếu Máu

Tuy nhiên, có một số dấu hiệu chung để nhận biết khi bà bầu bị thiếu máu là:

1. Kiệt sức và mệt mỏi

Dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất để nhận biết khi mẹ bầu bị thiếu máu là mệt mỏi. Máu mang oxy, các dưỡng chất và năng lượng đi khắp cơ thể. Nếu thiếu những yếu tố này, bà bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi bất thường, uể oải, khó ngủ, kém tập trung, không có khả năng chịu đựng như bình thường. Bà bầu cũng sẽ cảm thấy khó chịu, dễ bực tức.

2. Thèm ăn những thứ không phải thực phẩm

3. Đau đầu hoặc chóng mặt

Bà bầu bị thiếu máu sẽ dễ bị nhức đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt nhất là khi đang ngồi mà đứng lên do thiếu máu lên não. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể dẫn đến ngất xỉu.

4. Nhịp tim bất thường

Bà bầu bị thiếu máu thường gặp tình trạng tim đập nhanh, nhịp tim bất thường do hoạt động tuần hoàn máu nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Thiếu máu sẽ dẫn đến thiếu oxy cho phổi. Bà bầu sẽ có cảm giác khó thở, cảm giác như leo cầu thang cao hoặc đi bộ thật nhanh mà không được nghỉ để lấy hơi.

6. Đánh trống ngực

Bà bầu bị thiếu máu dẫn đến việc giảm lưu thông máu ở tim, nên thường có cảm giác đánh trống ngực, nhất là khi gắng sức. Trong trường hợp thiếu máu nghiêm trọng, điều này có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim, thường được gọi là đau tim.

7. Da và niêm mạc tái xanh

Thiếu máu sẽ dẫn đến việc có ít máu tới các bộ phận khác như da. Da và niêm mạc tái xanh, thường thấy rõ ở lòng bàn tay, móng tay, niêm mạc mắt, niêm mạc miệng, da yếu ớt và không khoẻ như bình thường. Nếu thiếu máu nặng, da thậm chí có thể chuyển sang tái hoặc xám.

Thiếu máu dẫn đến việc nền móng tay, chân sẽ ngừng tạo ra các tế bào mới khỏe mạnh, dẫn tới móng khô, yếu và giòn, móng tay có khía.

9. Bàn tay và bàn chân lạnh

Thiếu máu sẽ dẫn đến lưu lượng máu hạn chế ở tay và chân, có thể khiến bà bầu cảm thấy lạnh và có khả năng hơi tê.

Khi phát hiện ra những dấu hiệu bị thiếu máu, bà bầu cần tới thăm khám, xét nghiệm kiểm tra với bác sĩ để xác định nguyên nhân và hướng điều trị kịp thời và hiệu quả. Trong suốt thời kỳ mang thai, trước khi mang thai và khi cho con bú, người phụ nữ cần đặc biệt lưu ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các chất tạo máu như đạm, sắt, acid folic, Vitamin B12. Chế độ ăn thông thường đối với phụ nữ mang thai có thể không đủ để cung cấp các dưỡng chất trên cho cơ thể thì các bà mẹ hãy bổ sung thêm từ nguồn thuốc, thực phẩm bổ sung để đảm bảo nhu cầu sắt mỗi ngày đạt 30mg, acid folic là 400mcg, Vitamin B12 là 2.6mcg. Theo chúng tôi

Bà Bầu Bị Thiếu Máu Nên Ăn Gì?

Mặc dù sắt được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm nhưng lại rất khó hấp thu, điều này khiến cơ thể không có đủ chất sắt để đáp ứng nhu cầu trong thai kỳ.

Khi bà bầu không có đủ sắt trong chế độ ăn uống, mẹ sẽ tạo ra ít tế bào hồng cầu hơn, số lượng hồng cầu giảm đi được gọi là thiếu máu. Thiếu máu thiếu sắt rất phổ biến và cũng rất dễ điều trị.

Bên cạnh sắt, cơ thể mẹ bầu cũng cần một chất dinh dưỡng gọi là folate để tạo ra các tế bào máu khỏe mạnh. Folate dễ dàng được hấp thu và tìm thấy trong hầu hết các loại rau xanh.

Nguyên nhân chính do khả năng kém hấp thu hoặc bổ sung không đủ các thực phẩm giàu chất sắt và folate. Bên cạnh đó, sự phá hủy các tế bào hồng cầu cũng xảy ra khi bà bầu bị bệnh.

Dấu hiệu và triệu chứng bà bầu thiếu máu

Thông thường, phụ nữ bị thiếu máu không có triệu chứng cụ thể. Chỉ khi thiếu máu nghiêm trọng, bà bầu có thể cảm thấy mệt mỏi và yếu sức.

Bà bầu bị thiếu máu nên ăn gì?

Ăn thực phẩm giàu chất sắt như thịt, gà, cá, trứng, đậu khô và ngũ cốc… Dạng sắt trong các sản phẩm thịt, được gọi là heme, dễ hấp thụ hơn sắt trong rau. Bà bầu bị thiếu máu nên tăng lượng thịt tiêu thụ mỗi ngày, đây là cách dễ dàng nhất để bổ sung lượng sắt mà cơ thể cần.

Ăn thực phẩm có nhiều axit folic như các loại đậu khô, rau lá xanh đậm, mầm lúa mì và uống nước cam.

Ăn thực phẩm giàu vitamin C, ví dụ: trái cây họ cam quýt và rau tươi sống. Sự có mặt của vitamin C giúp tối ưu hóa việc hấp thu sắt tại ruột non, bổ sung vitamin C khi bị thiếu máu thiếu sắt là vô cùng quan trọng.

Bà bầu nấu ăn bằng nồi gang có thể bổ sung thêm tới 80% chất sắt vào thức ăn của mẹ.

Uống vitamin tổng hợp hoặc bổ sung sắt và folate trong suốt thai kỳ cũng là một phương pháp hữu hiệu giúp mẹ ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu.

Viên sắt hấp thu tốt nhất vào lúc đói, tuy nhiên nếu viên sắt khiến dạ dày mẹ khó chịu, có thể uống sau khi ăn một ít thức ăn nhẹ, không dùng viên sắt cùng với sữa hoặc các thực phẩm có canxi khác.

Bà bầu bị thiếu máu nên ăn gì để bổ sung đủ sắt cho cơ thể?

Chế độ ăn uống được khuyến cáo nên cung cấp khoảng 30 miligam sắt mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Bà bầu bị thiếu máu nên ăn gì để có đủ lượng sắt theo khuyến cáo?

Thực phẩm cung cấp từ 0.5 – 1.5 miligam sắt

Thịt gà 85g

Đậu xanh: 1/2 chén

Nước ép cà chua: 170g

Bông cải xanh: 1/2 chén

Rau mầm Brussels: 1/2 chén (nấu chín)

Bánh mì ngũ cốc: 1 lát

Quả mơ khô: 5 quả

Quả mâm xôi (phúc bồn tử): 1 chén

Dâu tây: 1 chén

Thực phẩm cung cấp 1.6 – 3 miligam sắt

Thịt thăn bò làm bít tết: 85g

Thịt bò nướng: 85g

Bánh hamburger nhỏ: 85g

Khoai tây nướng nguyên vỏ

Đậu thận (đậu tây): 1/2 chén (nấu chín)

Đậu Lima (đậu bơ): 1/2 chén (nấu chín)

Đậu Navy: 1/2 chén (nấu chín)

Bột yến mạch: 1 chén (nấu chín)

Nho khô: 1/2 chén

Thực phẩm cung cấp 3 – 12 miligam sắt

Nghêu: 4 con lớn hoặc 9 con nhỏ

Hàu: 6 con vừa (nấu chín kĩ)

Rau bina (rau chân vịt): 1/2 chén (nấu chín)

Ngũ cốc dinh dưỡng: 1 chén

Nguồn sắt bổ sung khác

Bà bầu bị thiếu máu có thể ăn tất cả các loại gan (trừ gan cá). Tuy nhiên, không nên ăn gan nhiều hơn một lần một tuần.

Ngoài ra, bà bầu bị thiếu màu có thể bổ sung: Thịt bò nạc, thịt bê, thịt lợn hoặc thịt cừu, rau xanh (đủ các loại rau), củ cải, dưa cải bắp, đậu hũ, đậu nành, đậu lăng…

Bà bầu bị thiếu máu nên ăn gì còn tùy thuộc vào sở thích của mẹ, các thực phẩm bổ sung sắt và folate rất đa dạng. Bà bầu nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng phong phú, vừa ngon miệng lại tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

* Tiêu đề do Phụ nữ & Pháp luật đặt

Vì Sao Bà Bầu Cần Xét Nghiệm Máu?

Xét nghiệm máu khi mang thai có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả thai phụ và thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kì. Việc này sẽ giúp phát hiện những bất thường và trục trặc về sức khỏe bà bầu và em bé từ đó có những điều chỉnh kịp thời.

Phát hiện hội chứng Down: Khi đi khám thai trong thời kì, ngoài một số thủ tục thăm khám thông thường khác, các bà bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra bất thường ở bào thai. Qua kết quả này, người mẹ có thể biết thai nhi có mắc phải hội chứng Down hay không. Xác định nhóm máu: Đề phòng trường hợp cần truyền máu sinh nở, bà bầu nên kiểm tra nhóm máu để có sự chuẩn bị. Nếu mẹ bầu thuộc nhóm máu Rh, bác sĩ sẽ kiểm tra độ âm hay dương tính với Rh. Còn nếu mẹ bầy âm tính Rh-, trong khi bố dương tính Rh+, em bé sinh ra có thể mang nhóm máu Rh+. Lúc này, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những kháng thể phá hủy hồng cầu ở cơ thể bé. Do đó, nếu bà bầu có nhóm máu RH- sẽ được tiêm Globulin miễn dịch Rh, ngăn chặn các kháng thể chống Rh gây nguy hiểm trong quá trình mang thai. Kiểm tra hàm lượng sắt: Xét nghiệm máu khi mang thai sẽ cho biết hàm lượng heamoglobin có trong máu. Nếu lượng chất này thấp có nghĩa là mẹ bầu đang có dấu hiệu thiếu máu và thiếu sắt. Phụ nữ mang thai cần lượng sắt gấp đôi người bình thường để sản xuất heamoglobin và mang ô-xy vào hồng cầu. Do đó, cần xét nghiệm máu để bổ sung cho mẹ nếu bị thiếu. Phát hiện bất thường hồng cầu: Thông qua việc xét nghiệm máu,các bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia. Các căn bệnh rối loạn tế bào máu này rất dễ gây ra hiện tượng thiếu máu ở mẹ và cản trở sự phát triển của thai nhi. Chẩn đoán viêm gan B: Bệnh viêm gan B thường rất khó để phát hiện, do đó, xét nghiệm máu là cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh. Bà mẹẹ mắc viêm gan B sẽ có nguy cơ truyền bệnh cho con là rất cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan của bé. Vì vậy, nếu phát hiện bệnh trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ được tiêm một mũi Globulin miễn dịch. Và em bé cũng cần tiêmvmột mũi vắc xin viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh và thêmmột mũi nhắc lại khoảng 1-2 tháng sau sinh, mũi thứ 3 lúc 6 tháng. Phát hiện bệnh giang mai: Khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, xoắn khuẩn giang mai từ cơ thể mẹ có thể nhiễm vào thai nhi, gây thai chết lưu, sinh non. Nếu em bé vẫn được sinh ra bình thường thì nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh trẻ là rất cao. Tìm kháng thể HIV: Các chuyên gia trên thế giới đều khuyến cáo và đề nghị phụ nữ mang thai phải được xét nghiệm virus HIV. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, thai phụ và thai nhi sẽ được điều trị để duy trì sức khỏe cũng như làm giảm đáng kể nguy cơ em bé nhiễm virus HIV. Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn? Đối với các xét nghiệm máu:thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng. Nhịn ăn, không uốngnước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê, trong vòng 12 tiếng trước khilàm xét nghiệm máu. Các chỉ số sinh hóa máu của các xét nghiệm làm không đúngthời điểm, sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác. Những xét nghiệm cần thiết cho bà bầu 1/ Đo độ mờ da gáy Độ mờ gáy thai thường được đo vào tuần lễ 11 – 13 tuần, kết hợp với tuổi mẹ và xét nghiệm Double test để tính toán nguy cơ hội chứng Down của bé ở giai đoạn sớm của thai kỳ (thường làm vào quý 1 của thai kỳ). Đa số trường hợp độ mờ da gáy < 3mm thì được xếp vào nhóm nguy cơ thấp (ít có nguy cơ bị hội chứng Down). Khi độ mờ da gáy dày 3.5-4.4mm có tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21.1% và trong trường hợp ≥ 6.5 mm bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64.5%. 2/ Xét nghiệm Triple test Triple test là xét nghiệm nhằm phát hiện các thai có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. Triple test là loại xét nghiệm sàng lọc sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai. Triple test còn được gọi là bộ 3 xét nghiệm, bởi vì chúng cho biết 3 chỉ số: hCG, AFP và estriol. Từ đó có thể tính được nguy cơ khuyết tật của bào thai. Xét nghiệm thường được thực hiện trong tuần thứ 15-20 của thai kỳ, bằng cách phân tích mẫu máu của mẹ. Do đó, nó không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Kết quả xét nghiệm có thể được trả lại cho thai phụ vài ngày sau đó. Ngoài kết quả xét nghiệm với máu, các nguy cơ dị tật bào thai còn được định lượng trên các yếu tố như tuổi tác, cân nặng, chứng tiểu đường hoặc những bất thường về gene của người mẹ… 3/ Siêu âm 3-4 chiều Siêu âm 3-4 chiều thường được khuyến khích thực hiện ở 3 giai đoạn quan trọng của thai kỳ bao gồm 12 tuần, 22 tuần và 32 tuần. Với hình ảnh siêu âm rõ nét sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng phát hiện được những bất thường nếu có của thai nhi và kịp thời đưa ra những cách xử trí. Một thai phụ cần được siêu âm tối thiểu 3 lần và ở 3 thời điểm sau: Thai 12 tuần: đo độ mờ da gáy và tính nguy cơ hội chứng Down theo phần mềm của Fetal Medicine Foundation – London. 75% trẻ Down sẽ có da gáy dày. Việc đo độ mờ da gáy phối hợp với xét nghiệm PAPPA và Beta HCG máu mẹ sẽ giúp phát hiện 90% trẻ Down, đây là phương pháp giúp tầm soát hiệu quả hội chứng Down nhất hiện nay. – Thai 22 tuần: là thời điểm lý tưởng để khảo sát hình thái học thai nhi, nước ối rộng rãi và thai đủ lớn để có thể nhìn thấy được các cấu trúc. Siêu âm 3 chiều hoặc 4 chiều sẽ giúp khảo sát tốt hơn. Nếu thai có dị tật nặng phải chấm dứt thai kỳ thì có thể cho sản phụ sanh non. Thai 32 tuần: siêu âm màu, đánh giá tình trạng sức khoẻ thai nhi bằng việc đo các thông số Doppler động mạch rốn, động mạch não giữa… Tránh hiểu lầm siêu âm màu và siêu âm đen trắng giống như tivi màu và tivi đen trắng. Siêu âm màu là siêu âm đen trắng nhưng những cấu trúc có sự dịch chuyển bên trong như tim, động mạch, tĩnh mạch sẽ được hiển thị màu, qui ước màu đỏ khi dòng máu hướng vể đầu dò siêu âm và màu xanh khi dòng máu rời xa đầu dò siêu âm. 4/ Xét nghiệm đường huyết Mỗi lần khám thai, sản phụ cần phải làm xét nghiệm nước tiểu tốt nhất là lấy nước tiểu giữa quãng để tránh kết quả dương tính giả albumin trong nước tiểu nếu như lấy nước tiểu lúc đầu hoặc lúc cuối. Nếu trong nước tiểu xuất hiện albumin có khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc mắc hội chứng huyết áp cao khi mang thai. Nếu xét nghiệm đường trong nước tiểu dương tính thai phụ có khá năng mắc bệnh tiểu đường. Khi thai phụ bị bệnh này thì thai nhi có nguy cơ bị một trong những dị tật: khiếm khuyết ống thần kinh, nứt đốt sống, dị tật về tim thận, thai sẽ lớn (hơn 4,2 kg) gây đẻ khó, trẻ sinh ra sẽ bị suy hô hấp và viêm phế quản. Vừa hết kinh nguyệt quan hệ có thai không?

Bà Bầu Bị Thiếu Máu Có Nguy Hiểm Không?

Thiếu máu có những biểu hiện khác nhau tùy vào mức độ nặng hay nhẹ. Khi mẹ thiếu máu nhẹ các dấu hiệu thoáng qua và không đặc trưng nên dễ dàng bị bỏ qua. Một số dấu hiệu sau đây có thể giúp bạn nghi ngờ về tình trạng thiếu máu của mình:

Bà bầu bị thiếu máu có nguy hiểm không?

Thiếu máu là tình trạng phổ biến ở thai phụ. Khi nghi ngờ bị thiếu máu mẹ nên đi khám để điều trị kịp thời tránh để lâu ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và thai nhi. Mẹ và thai nhi sẽ ra sao nếu bị thiếu máu?

Bà bầu bị thiếu máu có nguy hiểm đến thai nhi không?

Em bé gặp tình trạng chậm lớn, nhẹ cân, suy hô hấp, cơ quan không phát triển, suy dinh dưỡng,… Nặng hơn có thể dẫn đến sinh thiếu tháng, trí tuệ sa sút, khuyết tật cơ quan, tử vong,… Tình trạng thiếu máu nặng gây tử vong khi sinh con vẫn còn ở các nước chưa phát triển. Vì vậy, cần nâng cao chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé trong 9 tháng 10 ngày.

Trẻ sinh ra bị thiếu máu từ trong bụng mẹ sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh về máu và hệ tim mạch. Trẻ sinh ra thường chán ăn, chậm lớn, còi cọc, thấp lùn, khó nuôi, hay mắc nhiều bệnh. Hơn nữa, thiếu máu còn ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí tuệ cho trẻ, làm giảm nhận thức và tiếp thu khi đi học của con.

Khi mang thai bị thiếu máu có nguy hiểm cho mẹ không?

Nếu mẹ chỉ thiếu máu nhẹ thì các dấu hiệu chỉ thoáng qua. Thiếu máu nhẹ không gây hại gì nhiều cho thai nhi và mẹ. Một số dấu hiệu chứng tỏ mẹ thiếu máu nhẹ như: thỉnh thoảng choáng váng, mệt mỏi, đau đầu vài phút, đuối sức khi vận động mạnh,… Những biểu hiện này không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ. Tuy nhiên, nó là báo động cho tình trạng không ổn của cơ thể mẹ trong thai kỳ.

Nếu mẹ thiếu máu nặng sẽ có các biểu hiện đặc trưng hơn. Thiếu máu nặng gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Mẹ có thể phải đối diện với nguy cơ suy thai, sảy thai, vỡ ối sớm, sinh con thiếu tháng, tiền sản giật, nhiễm trùng phụ khoa, bằng huyết sau sinh,… Thiếu máu nặng có thể đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và con.

Đảm bảo cung cấp sắt đủ nhu cầu cơ thể trong thai kỳ

Thiếu máu do thiếu sắt là nguyên nhân thường gặp nhất. Vì vậy, mẹ nên chú trọng bổ sung sắt từ khi bắt đầu mang thai. Sắt có thể được bổ sung từ các loại thức ăn như: các loại thịt đỏ, thịt bò, sữa, rau cải, súp lơ,… Hoặc mẹ có thể bổ sung sắt từ các thực phẩm bổ sung dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp, nồng độ sắt quá ít thì mẹ sẽ được chỉ định tiêm hoặc truyền sắt cho cơ thể.

Bổ sung acid folic từ trước khi mang thai

Bổ sung thêm acid folic là yếu tố tạo máu. Tăng khả năng sản xuất các tế bào máu là cần thiết khi mang thai. Theo chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên bổ sung acid folic 6 tháng trước khi thụ thai để giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi và thiếu máu ở thai phụ.

Thực phẩm ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt

Vitamin C nên được chú trọng vì nó là yếu tố giúp sắt được hấp thu tốt hơn. Hơn nữa, vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, nếu dư sẽ được thải trừ ra ngoài, không ảnh hưởng gì đến mẹ và bé.

Ngoài ra, mẹ bầu nên tránh sử dụng các thực phẩm đem lại hàm lượng cao canxi cùng với việc bổ sung sắt. Canxi là tác nhân gây cản trở hấp thu sắt của cơ thể. Một số thực phẩm giàu canxi được kể đến như sữa và các chế phẩm từ sữa. Đặc biệt là viên uống canxi.

Mẹ nên kiểm tra định kỳ công thức máu của mình để đảm bảo không bị thiếu máu và điều chỉnh bổ sung sắt sao cho phù hợp. Uống sắt gây ra một số tác dụng phụ như: táo bón, rối loạn tiêu hóa, phân đen, khó hấp thu các chất khác,.. Vì vậy, chỉ bổ sung sắt vừa đủ để không phải xử lý các hậu quả do sắt gây ra.

Nếu có bất kỳ điều gì bất thường, mẹ hãy nhanh chóng đi khám để được tư vấn và xử lý an toàn. Mẹ không nên tự điều trị theo kinh nghiệm của mọi người hay google, sẽ rất nguy hiểm.