Vì Sao Bà Bầu Bị Viêm Đường Tiết Niệu / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Bà Bầu Bị Viêm Đường Tiết Niệu Phải Làm Sao?

Viêm đường tiết niệu là bệnh thường gặp ở nữ giới, đặc biệt xảy ra tần suất cao đối với các trường hợp mang thai.

Bất cứ bộ phận nào trong hệ tiết niệu đều có thể bị nhiễm khuẩn, kể từ thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Các ổ nhiễm khuẩn có thể phát hiện sớm trước lúc mang thai hoặc song song trong suốt thai kỳ. Điều đặc biệt lưu ý là phụ nữ có thai bị viêm đường tiết niệu có thể gây đẻ non, sảy thai, nhiễm khuẩn sơ sinh… Vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh những biến chứng khôn lường.

Hình ảnh bà bầu bị viêm đường tiết niệu

Nguyên nhân nào gây viêm tiết niệu?

Viêm đường tiết niệu là bệnh do vi khuẩn điển hình là chúng tôi và vi trùng gây nên. Ngoài ra, cấu tạo giải phẫu của hệ tiết niệu cũng như tính chất nghề nghiệp và lối sống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây bệnh. Ở phụ nữ, niệu đạo ngắn hơn nam giới, âm đạo và hậu môn tương đối gần nhau và nằm trên cùng một bình diện, do đó dễ bị lây nhiễm bệnh lý từ bộ phận này qua bộ phận kia.

Ngoài ra, còn do các nguyên nhân sau:

Nhịn tiểu quá lâu: Khi nhịn tiểu quá lâu sẽ làm cho viêm nhiễm tăng lên gấp nhiều lần.

Do thói quen sinh hoạt như mang giày cao gót thường xuyên làm ảnh hưởng đến xương hông và xương sống khiến tiểu tiện không đều, dễ bị viêm nhiễm đường tiết niệu.

Đang mang thai: Do thay đổi cấu trúc của xương chậu khi mang thai, phụ nữ mang thai cũng bị mất nhiều nước hơn bình thường, giảm số lần đi tiểu là một trong những nguyên nhân để các vi khuẩn gây viêm nhiễm hoành hành.

Do rối loạn thần kinh có chức năng kiểm soát bàng quang và một số loại thuốc uống cũng dễ khiến nữ giới bị viêm đường tiết niệu.

Phụ nữ bị tiểu đường, đặc biệt những người bị tiểu đường không kiểm soát được cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.

Dấu hiệu nhận biết

Khi bị mắc bệnh, người bệnh lúc nào cũng có cảm giác nóng rát khi tiểu tiện, đái rắt, đái buốt, đái khó, đôi khi ra máu (lượng nước tiểu ít và bắt sản phụ phải rặn tiểu trong mỗi lần tiểu tiện). Bệnh nhân sẽ có hiện tượng sốt, đau ở lưng, hông, dưới sườn và nôn ói khi có biểu hiện nhiễm khuẩn. Xét nghiệm cặn lắng nước tiểu: thấy chứa các tế bào mủ, vi khuẩn, hồng cầu nhiều trên vi trường.

Biến chứng nguy hiểm của viêm đường tiết niệu nếu không được chữa trị kịp thời

Viêm thận, bể thận cấp; Áp-xe quanh thận; Nhiễm khuẩn huyết; Suy thận cấp…, trong đó viêm bể thận là hay gặp hơn cả. Đây là hình thái nặng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu đối với thai kỳ hay gặp vào 20 tuần lễ sau của thai nghén, nguyên nhân hay gặp là do nhiễm khuẩn tiết niệu từ dưới ngược dòng lên trên (theo niệu quản).

Về lâm sàng thường gặp các triệu chứng sau đây: Xuất hiện đột ngột trên một sản phụ bình thường hay có thể gặp ở sản phụ đã bị viêm niệu đạo hoặc viêm bàng quang đã có trước đó.

Biểu hiện: Tiểu buốt, tiểu khó, tiểu máu; Sốt, rét run, sốt thường cao, có thể 40 độ C; Đau một bên hông hoặc hai bên (lúc khám); Kém ăn hoặc chán ăn; Buồn nôn, hay nôn mửa. Xét nghiệm nước tiểu chứa nhiều vi khuẩn, bạch cầu, mủ…

Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu

Đối với thể nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng và thể viêm bàng quang, sản phụ có thể điều trị ngoại trú tại nhà dưới sự theo dõi, hướng dẫn của thầy thuốc. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh không có hại cho thai nhi. Sau đợt điều trị, cần phải kiểm tra lại nước tiểu.

Đối với thể viêm thận – bể thận cấp, sản phụ cần được điều trị tích cực trực tiếp tại bệnh viện. Cần có sự theo dõi và chăm sóc trực tiếp của các bác sĩ chuyên khoa. Tại đây, sản phụ sẽ được tiến hành khám đầy đủ, làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và chức năng thận, làm siêu âm kiểm tra hệ tiết niệu, siêu âm kiểm tra xem có bị ảnh hưởng tới thai nhi hay không…

Muốn điều trị có kết quả tốt bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu nên sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ. Tuy nhiên, cần tuân thủ nghiêm ngặt theo đơn thuốc của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh cũng có ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Bên cạnh đó, cần có sự chăm sóc về sản khoa như kiểm tra thai, theo dõi tim thai… Nếu có nguy cơ sảy thai thì sử dụng thuốc chống co bóp tử cung (theo chỉ định của thầy thuốc)…

Lời khuyên của thầy thuốc

Phụ nữ khi mang thai cần kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng/lần để theo dõi, phát hiện sớm bệnh; Cần chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, không nên cố nhịn tiểu khi muốn tiểu, nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp, sau khi đi đại tiện. Khi vệ sinh vùng âm hộ-hậu môn thì nên vệ sinh từ trước ra sau. Cần khám ngay khi có dấu hiệu viêm tiết niệu (đái buốt, đái dắt, đái nhiều lần).

Ngoài ra, bà bầu nên uống đủ nước để giúp nước tiểu không cô đặc phòng sỏi hệ tiết niệu.

Bà Bầu Bị Viêm Đường Tiết Niệu

Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý điển hình do vi khuẩn chúng tôi gây ra. Niệu đạo của chị em thường có cấu tạo ngắn hơn nam giới, đồng thời niệu đạo còn gần âm đạo nên nguy cơ viêm nhiễm cao hơn.

Khi mang thai, xương chậu của chị em cũng sẽ thay đổi về cấu trúc. Khiến số lần đi tiểu bị giảm đi đáng kể và đây cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và phát triển.

Bên cạnh đó, khi thai nhi phát triển lớn, bàng quang của thai phụ sẽ bị chèn ép và nước tiểu bị ứ đọng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị viêm đường tiết niệu

Đau buốt, nóng khi đi tiểu

Tiểu dắt, tiểu nhiều lần trong ngày

Đau lưng, đau bụng, đau xương chậu

Nôn ói, choáng váng nên thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng của ốm nghén

Ớn lạnh, sốt cao, run người và đổ mồ hôi lạnh

Bà bầu viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị đúng cách, viêm đường tiết niệu có thể biến chứng thành nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Cụ thể như:

Viêm cầu thận cấp có thể khiến mẹ bị phù nề toàn thân, tiền sản giật. Nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé.

Khi bị suy thận, cơ thể không những phù nề mà còn bị tiểu ít. Trẻ được sinh ra từ mẹ suy thận cấp có thể bị nhẹ cân. Nghiêm trọng hơn, có thể gây ra tình trạng sẩy thai, thai chết lưu.

Ngoài ra, viêm đường tiết niệu còn khiến chị em đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp hay tiền sản giật ở những tháng cuối thai kỳ.

Làm thế nào để khắc phục bệnh lý viêm đường tiết niệu ở bà bầu

Để điều trị bệnh lý viêm đường tiết niệu khi mang thai, chị em nên áp dụng một số biện pháp sau:

Sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, mang thai là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm, do đó chị em nên tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của khách hàng. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về sử dụng tại nhà để tránh ảnh hưởng xấu đến trẻ.

Bổ sung đủ nước cho cơ thể, tuyệt đối không nên nhịn tiểu, giữ vệ sinh vùng kín để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

Khi đi vệ sinh, nên dùng nước rửa và lau khô bằng khăn sạch. Lau từ trước ra sau và tuyệt đối không lau theo chiều ngược lại để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn từ hậu môn.

Tìm đến các bác sĩ chuyên khoa khi cơ thể có những triệu chứng bất thường, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà.

Cách khắc phục viêm đường tiết niệu tại nhà

Ít ai biết rằng nước cam có thể đẩy lùi những triệu chứng khó chịu mà bệnh lý viêm đường tiết niệu gây ra. Nước cam chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, bên cạnh đó loại thức uống này còn giúp lợi tiểu, thanh nhiệt hiệu quả.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể uống trà bạc hà hoặc trà gừng để đẩy lùi những cơn đau rát do tiểu buốt, tiểu dắt gây ra. Kiên trì uống các loại trà này trong vòng vài ngày tình trạng bí tiểu và các triệu chứng khó chịu của bệnh sẽ được thuyên giảm.

Một lần nữa Viknews Việt Nam xin nhắc lại, trong giai đoạn mang thai chị em tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà vì có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé.

Bà Bầu Bị Viêm Đường Tiết Niệu Có Sao Không, Biểu Hiện Là Gì?

Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu

Có một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu ở bà bầu như sau:

– Do sức đề kháng của bà bầu bị suy giảm

Khi mang thai, bà bầu phải cung cấp một phần năng lượng và dinh dưỡng của mình cho thai nhi phát triển. Nếu bà bầu không được cung cấp đủ thành phần dinh dưỡng sẽ làm giảm sức đề kháng.

Nguyên nhân gây tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu

Ngoài ra trong cơ thể bà bầu cũng có sự thay đổi lớn về lượng hormone và nội tiết tố gây nên những biến đổi mà cơ thể bà bầu phải từ từ thích nghi. Hệ miễn dịch của bà bầu cũng bị suy giảm lúc mang thai.

– Do việc vệ sinh vùng sinh dục niệu đạo chưa tốt hoặc chưa đúng cách

Nhiều người hay có thói quen khi vệ sinh vùng kín sẽ rửa từ hậu môn, âm đạo rồi mới tới niệu đạo, cách này vô tình đã đưa vi khuẩn từ hậu môn và âm đạo tới vùng niệu đạo để gây bệnh. Do vậy khi vệ sinh bà bầu phải rửa với chiều ngược lại, sau khi rửa phải giữ vùng kín khô thoáng, không tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

– Do khi mang thai tử cung của bà bầu to dần sẽ đẩy xuống và tạo áp lực lên vùng niệu đạo sinh dục. Điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng và tạo nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn.

Viêm nhiễm đường tiết niệu khi mang thai có ảnh hưởng như thế nào?

Giải đáp cho câu hỏi bà bầu bị viêm đường tiết niệu có sao không, chúng tôi xin trả lời là có. Khi bà bầu bị viêm nhiễm thì việc ảnh hưởng không chỉ ở người mẹ mà có nhiều nguy có gây hại cho thai nhi.

Một số ảnh hưởng tới bà bầu

Viêm cầu thận cấp: Bà bầu bị viêm cầu thận cấp có triệu chứng phù toàn thân, phù trắng ấn lõm, cân nặng tăng nhanh (2kg/tuần). Thêm vào đó, bà bầu dễ bị tăng huyết áp, tiểu ít, nhức đầu có khi mờ mắt. Khi đi xét nghiệm nước tiểu có albumin niệu. Nhiều người khi thấy những triệu chứng này dễ nhầm với tiền sản giật. Nếu để lâu, cả sản phụ và thai nhi có khả năng tử vong.

Ảnh hưởng của viêm đường tiết niệu

Suy thận cấp: Khi bị suy thận cấp, thai phụ thường có triệu chứng phù, tiểu ít. Khi đi xét nghiệm có urê máu, creatinin trong huyết thanh tăng cao. Bệnh khiến cho bé nhẹ cân, có thể gây sảy thai, non tháng hay thai chết lưu (tỷ lệ tử vong cao ở cả mẹ và bé).

Tăng huyết áp thai kỳ: Huyết áp tăng trên 140/80 mmHg thường xuất hiện trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ do thiếu máu cục bộ rau thai.

Tiền sản giật: Phụ nữ trẻ có thai lần đầu vào 3 tháng cuối thai kỳ thường có triệu chứng phù nhiều, tăng huyết áp và protein niệu nhiều.

Ảnh hưởng tới thai nhi

Khi tình trạng nhiễm khuẩn nặng, vi khuẩn rất dễ lây lan, và thai nhi bị ảnh hưởng là điều sẽ gặp phải. Vi khuẩn xâm nhập có thể gây nhiễm trùng ối, thai suy dinh dưỡng, chậm phát triển, nặng hơn có thể gây sảy thai, đẻ non, thai lưu…

Biểu hiện chính của nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai

Có một số dấu hiệu hay gặp ở bà bầu khi bị viêm nhiễm đường tiết niệu như sau:

– Mẹ bầu thường cảm thấy nóng rát, đau vùng bụng dưới, đau lưng.

– Khi đi tiểu có cảm giác tiểu buốt, bị tiểu dắt. Nước tiểu có thể lẫn mủ hoặc máu trong những trường hợp nặng.

Bà bầu có thể bị sốt nhẹ

– Bên cạnh đó, bà bầu bị viêm đường tiết niệu có thể sốt nhẹ hoặc vừa từ 37.5 – 38 độ.

– Tình trạng mệt mỏi, buồn nôn, nôn sẽ khiến bà bầu hay cáu gắt, khó chịu.

Tp.hcm: Bà Bầu Bị Viêm Đường Tiết Niệu Là Do Đâu?

Trong giai đoạn thai kỳ cơ thể người mẹ có rất nhiều sự thay đổi làm cho sức khỏe suy giảm, sức đề kháng yếu nên dễ mắc phải nhiều bệnh và một trong những bệnh đáng kể đến là viêm đường tiết niệu. Vậy bà bầu bị viêm đường tiết niệu là do đâu? Mời chị em cùng tham khảo những chia sẻ trong nội dung bài viết sau đây.

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý ở đường tiểu do vi khuẩn xâm nhập và gây ra bệnh khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi tiểu và trong sinh hoạt. Ở phụ nữ mang thai, do có nhiều sự thay đổi về nội tiết cũng như kích thước thai ngày càng lớn sẽ dễn gây chèn ép xuống đường tiểu, cộng thêm sức đề kháng yếu nên dễ bị viêm (nhất là ở những tháng cuối thai kỳ).

Đa số những bà mẹ mang thai thường bị viêm đường tiết niệu từ một số nguyên nhân sau đây:

– Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, vi khuẩn từ hậu môn có thể xâm nhập vào âm đạo và gây viêm đường tiết niệu và nhiều bệnh phụ khoa khác.

– Nước tiểu bị chèn ép ở bàng quang và niệu đạo do lực tác động từ thai ở tử cung xuống, nước tiểu bị ứ đọng gây căng tức khó chịu dẫn đến tổn thương niêm mạc đường tiết niệu và gây ra viêm.

Thai càng lớn sẽ tạo lực ép lớn xuống niệu đạo gây ra tổn thương và viêm

– Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ít uống nước cũng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu.

Triệu chứng của viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai là gì?

Viêm đường tiết niệu nói chung và ở phụ nữ mang thai thường có những triệu chứng như sau:

– Đi tiểu có cảm giác đau rát, ngứa châm chích ở niệu đạo.

– Bà bầu đi tiểu nhiều lần nhưng tiểu không hết khiến cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

– Nước tiểu có màu sắc bất thường và có mùi khai, một số trường hợp còn gặp phải tình trạng tiểu ra máu.

Bà mẹ mang thai có thể nhận biết viêm tiết niệu qua màu sắc nước tiểu

– Xuất hiện những cơn đau co thắt ở vùng bụng lưng và lan xuống cả bộ phận sinh dục, niệu đạo.

– Buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ,…

Tình trạng viêm đường tiết niệu ở bà bầu cần phải được điều trị kịp thời vì nếu để lâu sẽ dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, tăng nguy cơ suy thận, thai chết lưu, sinh non, em bé sinh ra bị suy dinh dưỡng,…

Điều trị cho bà bầu bị viêm đường tiết niệu bằng phương pháp nào?

Tùy theo tình trạng sức khỏe của thai phụ và thai nhi ở từng giai đoạn thai kỳ thì bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp, qua đó giúp cải thiện sức khỏe hồi phục chức năng đường tiểu, sinh hoạt dễ dàng hơn.

Phòng khám Đa khoa Thế Giới từ khi thành lập đến nay đã điều trị thành công cho nhiều bà bầu ở nội ô Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, bằng những phương pháp nội – ngoại khoa hiện đại.

– Phòng khám cũng được các chuyên gia đánh giá cao về chất lượng dịch vụ vì có những điều kiện y tế chất lượng như:

– Đội ngũ bác sĩ giỏi, am hiểu kiến thức chuyên môn, có thâm niên trong nghề, nắm vững các phương pháp điều trị hiện đại.

– Các máy móc, trang thiết bị hiện đại tiên tiến theo công nghệ mới giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng hơn.

Đa khoa Thế Giới trang bị máy móc hiện đại, phòng điều trị đạt chuẩn

– Thủ tục đăng ký khám chữa bệnh nhanh chóng, thủ tục đơn giản nên tiết kiệm nhiều thời gian cho bệnh nhân.

– Phòng khám thiết kế hiện đại, không gian sạch sẽ thoáng mát, yên tĩnh nên người bệnh cảm thấy thoải mái và yên tâm hơn.

– Bảng giá điều trị được kê khai rõ ràng, áp dụng đúng theo quy định của Sở Y tế, có hóa đơn rõ ràng để người bệnh nắm rõ các hạng mục đã thực hiện.

– Làm việc tất cả các ngày trong tuần kể cả chủ nhật và ngày lễ trong khung giờ cố định từ 8 đến 20h, điều này giúp cho những bệnh nhân bận rộn có thể dễ dàng sắp xếp thời gian để đi khám và chăm sóc sức khỏe.