Vì Sao Bà Bầu Hay Bị Tiểu Đường / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Vì Sao Mẹ Bầu Hay Bị Tiểu Đường Thai Kỳ?

Nhiều bà mẹ được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ. Đây là căn bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là chứng bệnh khá thường gặp ở phụ nữ mang thai, có thể do mắc bệnh trong thai kỳ hoặc trước thai kỳ nhưng đến khi mang thai bệnh mới diễn tiến nặng và được phát hiện.

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ có nhiều biến đổi, trong đó cũng ảnh hưởng đến cơ chế sử dụng insulin – một loại hormone do tuyến tụy tiết ra có chức năng chuyển hóa đường glucose trong máu thành năng lượng. Cơ thể phụ nữ mang thai thường tự động đề kháng với insulin mức độ nhẹ để giữ nồng độ glucose trong máu cao hơn bình thường để truyền cho thai nhi.

Ở một số trường hợp, quá trình tiết insulin biến đổi quá mức, tiết ra quá ít insulin khiến lượng đường trong máu cao, gây tiểu đường thai kỳ. Chế độ dinh dưỡng và điều trị tiểu đường thai kỳ gặp nhiều khó khăn bởi phải lựa chọn sử dụng thuốc an toàn với mẹ và thai nhi. Hơn nữa dinh dưỡng mẹ hấp thu cần lớn hơn bình thường để nuôi con, khó mà thực hiện chế độ kiêng khem, nhất là hạn chế đường và tinh bột.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ

Sự thay đổi hormone trong cơ thể

Thông thường, insulin được tụy tạng sản xuất ra để điều hòa glucose máu. Khi mang thai, các hormone của nhau thai sẽ làm rối loạn việc sản xuất này. Do đó tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khả năng gấp lên đến 2 lần.

Khi nhu cầu tăng cao mà tụy tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thiết thì glucose máu sẽ tăng cao. Đây chính là nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ.

Thừa cân, lớn tuổi, di truyền

Phụ nữ bị thừa cân, béo phì, mang thai trên 35 tuổi, hoặc gia đình hay bản thân có tiền sử bị tiểu đường sẽ có nguy cơ cao mắc tiểu đường khi mang thai.

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mẹ bầu

Khi mang thai, chế độ ăn uống cho bà bầu rất quan trọng. Mẹ bầu cần nạp đầy đủ dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho thai nhi. Do vậy, nhiều mẹ ăn uống tẩm bổ quá mức dẫn tới tăng cân nhanh. Cùng với đó là thói quen lười vận động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Cụ thể, các thức ăn nhiều đường và tinh bột hay chứa nhiều carbohydrates như bánh mì, bánh ngọt, kẹo, đường, nước ngọt,… sẽ đẩy mẹ bầu tới gần với tình trạng tiểu đường thai kỳ hơn.

Mắc bệnh cao huyết áp khi mang thai

Có thể nói rằng, bệnh tiểu đường chính là một biến chứng của tình trạng cao huyết áp. Theo các thống kê cho rằng, những bà mẹ bầu mắc chứng bệnh này thường sẽ có nguy cơ gây ra tình trạng đái tháo đường thai kỳ tăng gấp 3 lần so với người bình thường.

Có thể lý giải tình trạng này là do huyết áp cao sẽ gây ra những tác động xấu làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể khiến cho hoạt động của insulin trở nên khó khăn hơn. Những trường hợp bà mẹ mắc phải tình trạng tăng huyết áp cũng sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng tiểu đường trong lần mang thai tiếp theo.

Theo Hoàng Ly/ Gia Đình Việt Nam

https://giadinhvietnam.com/vi-sao-me-bau-hay-bi-tieu-duong-thai-ky-d163685.html

Theo Gia Đình Việt Nam

Link bài gốc

https://giadinhvietnam.com/vi-sao-me-bau-hay-bi-tieu-duong-thai-ky-d163685.html

Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/me-bau-214/vi-sao-me-bau-hay-bi-tieu-duong-thai-ky-387262)

Bà Bầu Bị Tiểu Đường Có Nên Ăn Chuối Hay Không?

Nhiều người thắc mắc rằng bà bầu bị tiểu đường có nên ăn chuối hay không? Có ý kiến cho rằng phụ nữ mang thai nên ăn chuối vì chuối có chứa nhiều vitamin. Vậy điều đó có đúng không?

Tìm hiểu về bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng mà phụ nữ bị tiểu đường trong quá trình mang thai. Khi bị bệnh này, các chị em phải thường xuyên kiểm tra lượng đường trong cơ thể, hạn chế ăn đồ ngọt và những món có đường hoặc giàu tinh bột. Vì chúng có thể làm cho lượng đường trong máu tăng cao, khiến sức khỏe của mẹ bầu bị suy giảm.

Chuối được xem là một trong những loại quả có nhiều chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe nhưng chuối lại có hàm lượng đường cao. Vậy bị tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối hay không?

Bà bầu bị tiểu đường có nên ăn chuối không?

Các mẹ bầu bị tiểu đường có thể ăn chuối được nhưng với một lượng chuối hợp lý. Khi các mẹ bầu bị tiểu đường ăn chuối sẽ được những lợi ích sau:

– Trong quả chuối có chứa vitamin B6 sẽ cải thiện tinh thần cho thai phụ.

– Chuối có chứa vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, vì thế rất tốt cho mẹ và thai nhi.

– Ăn chuối giúp điều hòa huyết áp, hạn chế tình trạng bị chuột rút ở phụ nữ đang mang thai.

– Ngăn ngừa tình trạng béo phì, tránh thiếu máu khi sinh nở, tăng cường huyết cầu trong máu.

– Chuối chứa một lượng chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón khi đang mang thai.

Bà bầu nên ăn chuối như thế nào thì hợp lý?

Mặc dù chuối rất tốt cho phụ nữ đang mang thai nhưng với các mẹ bầu đang bị tiểu đường thì nên hạn chế ăn. Mẹ bầu chỉ ăn một lượng thích hợp. Trong chuối có chứa khá nhiều đường, bởi vậy nếu bạn ăn chuối nhiều có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy mỗi ngày chỉ nên ăn 1 quả chuối.

Bạn nên ăn chuối sau khi ăn sáng hoặc cách bữa ăn trưa 2 tiếng là thích hợp nhất. Bởi vì khi bạn ăn chuối vào những khung giờ trên thì cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ các chất từ chuối.

Bạn nên ăn chuối tươi và không để trong tủ lạnh. Theo các bác sĩ, chuối chín có chứa nhiều đường hơn là chuối vừa chín tới. Lượng đường đó đa số không tốt cho người bệnh. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên ăn chuối vừa chín tới.

Bạn không nên chế biến chuối thành sinh tố hoặc nước ép vì như vậy lượng đường trong thức uống sẽ tăng lên.

Không ăn kèm chuối với bất kì bánh, kẹo hay loại đồ ngọt nào.

Nếu bạn muốn ăn chuối cùng với cơm thì hãy giảm bớt phần cơm đi.

Bà bầu bị tiểu đường nên ăn quả gì thì tốt cho sức khỏe?

Táo

Táo là một loại quả rất tốt cho các mẹ bầu lại chứa ít đường. Trong táo có chứa nhiều vitamin C, chất xơ và các chất chống oxy hóa. Theo các bác sĩ, nếu ăn táo thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Trong bơ có chứa nhiều lượng carbohydrate khá thấp nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến mức đường huyết trong máu. Hơn nữa, với các mẹ bầu bị tiểu thường thì nên ăn bơ thường xuyên vì chúng có lượng chất xơ cao.

Lựu

Đây là một loại quả được nhiều bà bầu ưa thích có chứa nhiều acid amin. Nếu ăn lựu thường xuyên sẽ ngăn chặn được những biến chứng về sau của bệnh tiểu đường như động mạch vàng, tim mạch, cao huyết áp.

Trong các loại quả trái cây thì lê được xem là loại quả tốt cho mẹ bầu nhất. Lê chứa đến 80% nước, có nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Không chỉ vậy, hàm lượng acid malic có trong lê rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Nhiều người đã sử dụng lê như một thực phẩm chữa bệnh tiểu đường. Vì thế, các mẹ bầu nên ăn lê thường xuyên để bệnh thuyên giảm.

Theo những thông tin trên, chắc chắn bạn đã biết được bà bầu bị tiểu đường có nên ăn chuối hay không. Tóm lại, bạn có thể ăn chuối nhưng chỉ nên ăn 1 quả trong ngày và chỉ nên ăn quả vừa chín tới để an toàn cho sức khỏe.

Vì Sao Bà Bầu Hay Bị Đầy Hơi?

Đầy hơi là chứng bệnh khá phổ biến trong thai kỳ. Điều này có nguy hiểm và cách khắc phục nó như nào?

Tiến sĩ Marc Lewis (bác sĩ của Hệ thống Y tế Michigan) nói rằng, có nhiều thay đổi diễn ra khi mang thai do thay đổi nội tiết tố, trong đó có xì hơi và đầy hơi. Lý do gây đầy hơi ở thai phụ là do tác động của estrogen lên đường tiêu hóa, làm chậm sự chuyển động của ruột, do đó khiến thời gian tiêu hóa thức ăn tăng lên.

Lewis tiếp tục giải thích rằng sự sụt giảm thời gian tiêu hóa thức ăn có nghĩa là thực phẩm nằm trong đường ruột của bạn lâu hơn.

“Có những vi khuẩn bình thường sống trong đường ruột, có chức năng tiêu hóa thức ăn, nghiền nát thức ăn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Quá trình này tạo ra “khí” (hơi) như sản phẩm phụ của sự tiêu hóa. Thức ăn nằm càng lâu trong đường ruột thì khí càng được sản xuất nhiều hơn, do đó làm tăng đầy hơi” – Lewis giải thích. Ngoài ra, khi có thai, dạ dày và ruột bị dịch chuyển do tử cung mở rộng, có thể làm tăng cảm giác no và đầy hơi.

Hầu hết người mẹ có kinh nghiệm đều bị đầy hơi tại một số thời điểm khác nhau khi có thai. Bạn cũng có thể nhận được rất nhiều lời khuyên về việc giảm đầy hơi. Tiến sĩ Lewis gợi ý, nên tăng lượng nước uống và tránh xa những thực phẩm đầy hơi. Một số thực phẩm làm tăng sản xuất hơi gồm súp lơ xanh, cải bắp, súp lơ trắng, đậu Hà Lan, hành. Đồ uống có ga cũng như đồ uống nhiều đường cũng làm tăng đầy hơi. Đồ ăn như sữa, hoa quả chẳng hạn, mơ và mận khô cũng có thể là thủ phạm.

Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn thay đổi chế độ ăn uống trong thời kỳ mang thai. Một số thực phẩm làm đầy hơi có thể tránh nếu chúng không chứa các vitamin và dinh dưỡng thiết yếu cần cho mẹ và bé.

Tiến sĩ Lewis cũng cho thấy, tập thể dục khi mang thai có thể làm giảm các triệu chứng đầy hơi. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu hoặc thay đổi thói quen tập thể dục. Đi bộ là cách giúp giảm đầy hơi hiệu quả.

Nếu vẫn khó chịu, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về thuốc chống đầy hơi. Tiến sĩ Lewis gợi ý Gas-Z, Maalox, Mylanta được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai. Nhớ trao đổi thường xuyên về các triệu chứng bạn gặp phải để bác sĩ tư vấn về thuốc an toàn và hiệu quả nhất.

TH

Tôi là Phương là thực tập sinh rất đam mê nghiên cứu và siêu tầm chia sẽ kiến thức cho mọi người, có niềm tin vào cuộc sống, khi được trực tiếp chứng kiến nghị lực phi thường của các bệnh nhân không may mắn. nhưng họ không buông xuôi, vẫn lạc quan đấu tranh với bệnh tật cho đến phút cuối cùng.

Món Ăn Cho Bà Bầu Bị Tiểu Đường. Bà Bầu Bị Tiểu Đường Nên Ăn Gì?

Bị tiểu đường khi mang thai là một trong những vấn đề phổ biến mà bà bầu thường gặp. Tuy không gây ra những nguy hiểm cho mẹ nhưng vẫn để lại những bất lợi trong sinh hoạt. Vậy bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh? Những món ăn cho bà bầu bị tiểu đường là gì? Bị tiểu đường khi mang thai ăn gì để khỏe nhưng không gây ảnh hưởng cho thai nhi?

Khi mang thai làm cho lượng đường trong máu tăng cao dễ dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra ở những mẹ bầu chưa bao giờ mắc bệnh tiểu đường và nó có thể được giải quyết sau khi sinh. Bà bầu bị tiểu đường tuần thứ 4 thai kỳ là phổ biến nhất.

Món ăn cho bà bầu bị tiểu đường: ăn nhiều protein

Bà bầu bị tiểu đường nên ăn nhiều thực phẩm chứa protein. Ăn protein cùng với tinh bột hoặc chọn thực phẩm tinh bột chứa cả protein để ăn, điều này sẽ giúp cân bằng lượng đường trong máu.

Món ăn cho bà bầu bị tiểu đường có thể kể đến như:

Món ăn cho bà bầu bị tiểu đường: thực phẩm có chất béo không bão hòa

Chất béo không bão hòa là gợi ý trong danh sách món ăn cho bà bầu bị tiểu đường. Có nhiều nghiên cứu xem xét về cơ chế làm giảm đường trong máu của chất béo không bão hòa. Một lý thuyết cho rằng nó giúp kiềm chế stress do oxy hóa trong tế bào, phản ứng với viêm nhiễm, và đồng thời làm giảm các chất độc từ các axit béo tự do trong cơ thể, cải thiện hiện tượng kháng insulin trong cơ thể.

Chất béo không bão hòa cũng là dưỡng chất tốt của một chế độ ăn uống lành mạnh. Thực phẩm chứa chất béo bão hòa tốt cho bà bầu bị tiểu đường là:

Món ăn cho bà bầu bị tiểu đường: thực phẩm chứa chất xơ

Chất xơ là nguồn thực phẩm tốt cho bà bầu bị tiểu đường vì giúp kiểm soát đường huyết. Chất xơ cũng có vai trò giúp hạ cholesterol xấu trong cơ thể (LDL-cholesterol). Ngoài ra chất xơ đóng vai trò vô cùng quan trọng với những người mắc bệnh đái tháo đường vì bản thân nó không làm tăng lượng đường huyết. Khi ăn chất xơ, ruột sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn và làm chậm quá trình tăng glucose ở trong máu.

Những thức ăn giàu chất xơ gồm:

Dinh dưỡng cho bà bầu bị tiểu đường: ăn ít đường

Khi bị tiểu đường người bệnh nên hạn chế lượng đường có trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thực phẩm có lượng đường huyết thấp, phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm:

Bánh mì

Ngũ cốc nguyên hạt

Rau củ xanh: đậu Hà Lan, cà rốt, đậu xanh, đậu lăng,…

Trái cây: táo, cam, bưởi, đào, lê…

Tất cả những thực phẩm có chỉ số GI thấp này sẽ giải phóng đường vào máu từ từ. Vì thế mà lượng đường trong máu được giữ ổn định.

Lưu ý dinh dưỡng cho bà bầu bị tiểu đường

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân bị tiểu đường

Chia 3 bữa chính thành 5 – 6 bửa phụ, ăn uống đúng giờ.

Đảm bảo cơ thể phải được cung cấp 20-35 gram chất xơ hàng ngày.

Tổng lượng chất béo dưới 40% lượng calo hàng ngày. Chất béo bão hòa nên ít hơn 10% so với tất cả chất béo.

Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo có đủ vitamin và khoáng chất.

Những thực phẩm cần hạn chế khi bị tiểu đường

Các loại thực phẩm gây tăng đường huyết như: bánh kẹo, kem, chè, các loại trái cây ngọt,…

Giảm ăn mặn và các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối: thịt nguội, đồ hộp, mì gói, cháo gói…

Các loại thực phẩm có nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, nội tạng,…

Giảm uống nước ngọt, nước ép trái cây ngọt,..

Không sử dụng thực phẩm chứa caffein: chè đặc, rượu bia, cà phê,…

Qua bài chia sẻ hôm nay mong rằng đã giúp các mẹ trả lời các câu hỏi về món ăn cho bà bầu bị tiểu đường là gì? Phụ nữ mang thai bị tiểu đường nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh và những lưu ý sức khỏe.

Nguồn: Tổng hợp