Vì Sao Bà Bầu Không Nên Ăn Mặn / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Bà Bầu Có Nên Ăn Mặn ?

Khi mang thai, các bà mẹ có thói quen ăn mặn nên chủ động thai đổi thói quen của mình, Vì thói quen ăn mặn trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm độc thai nghén

Thèm ăn ngọt hay chua là dấu hiệu phổ biến hơn so với việc ăn mặn. Tuy nhiên, thay đổi hormon trong thời kỳ mang thai, tình trạng ốm nghén hay thiếu nước, bà bầu thường thấy nhạt miệng do cơ thể dự trữ nước nhiều hơn khi bầu bí làm tăng nhu cầu về muối natri… là những nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ mang thai thèm ăn mặn. Một người phụ nữ bình thường tiêu thụ khoảng 1000-2000mg muối/ngày thì đến lúc mang thai, nhu cầu về muối có thể tăng lên 2000-4000mg/ngày.

“Nói vậy, không có nghĩa là bạn cần thêm muối vào khẩu phần ăn. Bởi vì nhu cầu thực phẩm tăng cao khi mang thai sẽ kéo theo lượng muối (chứa trong những loại thực phẩm đó) cũng tăng lên” – Colin Maphill (chuyên gia dinh dưỡng) chia sẻ. Do vậy, nếu lượng muối ăn vào cơ thể quá nhiều có thể gây những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân và ảnh hưởng từ việc bà bầu ăn mặn

Thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai, tình trạng ốm nghén hay thiếu nước, bà bầu thường thấy nhạt miệng do cơ thể dự trữ nước nhiều hơn khi bầu bí làm tăng nhu cầu về muối natri …, đây được cho là những nguyên nhân khiến nhiều chị em thèm ăn mặn. Một nguyên nhân khác của tình trạng “nghén” món mặn là do cơ thể bà bầu đang bị thiếu muối trầm trọng, thường là hậu quả của thói quen ăn nhạt trước đó.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thông thường, một phụ nữ tiêu thụ khoảng 1000 – 2000 mg muối/ngày. Khi mang thai, nhu cầu về muối có thể tăng lên gấp đôi, khoảng 2000 – 4000 mg/ ngày. Nhu cầu về muối tăng, kéo theo sở thích chọn các món mặn trong thực đơn của bà bầu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chị em có thể tha hồ ăn món mặn tùy thích hay tăng thêm lượng muối khi nêm nếm thức ăn, bởi ăn mặn thiếu kiểm soát được xem là nguyên nhân dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe khi mang thai.

Ảnh hưởng đầu tiên của việc ăn mặn quá độ trong thai kỳ chính là việc bà bầu sẽ thường xuyên bị khát nước và cảm thấy thiếu nước, lượng chất trong cơ thể vì thế cũng mất cân bằng gây ra tình trạng mệt mỏi, khó ở. Thói quen ăn mặn còn làm giảm sự bài tiết nước bọt, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi trùng trong đường hô hấp sinh sôi, dẫn đến sức đề kháng niêm mạc miệng yếu đi và bà bầu dễ bị chứng viêm họng hoành hành. Tác hại lớn nhất của việc thường xuyên ăn quá mặn là xát suất bà bầu phải đối mặt nguy cơ phù nề và cao huyết áp bất thường tăng cao hơn thường lệ.

Tác hại của việc ăn mặn với thai phụ và thai nhi

Nếu chứng thèm ăn mặn không được kiểm soát thì bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ tăng quá trình tích nước và muối dẫn đến tìn tạng phù nề, tăng huyết áp, đau đầu choáng váng, tức ngực, buồn nôn… Thậm chí, ăn mặn dẫn đến nguy cơ gây nhiễm độc thai nghén.

Ăn mặn nhiều còn khiến bạn luôn bị khát nước, lượng chất trong cơ thể mất đi sự cân bằng và làm bạn mệt mỏi.

Hơn nữa, thói quen ăn mặn còn làm giảm sự bài tiết của nước bọt, tạo môi trường cho các loại vi trùng sinh sôi trong đường hô hấp. Kết quả, sức đề kháng của niêm mạc miệng sẽ bị yếu nên bạn dễ mắc chứng viêm họng.

Trong thời kỳ thai nghén lượng tuần hoàn tăng, quá trình thay cũ đổi mới cũng nhanh hơn nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn, nếu đưa thức ăn mặn quá nhiều, trữ lượng natri trong cơ thể tăng làm cho tim của người phụ nữ nặng gánh hơn, biểu hiện các triệu chứng như hồi hộp, buồn bực khó chịu, đi tiểu giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra, mẹ bầu ăn mặn sẽ không tốt cho thận của thai nhi. Do thận và các cơ quan tiêu hóa của thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển nên nếu mẹ ăn quá nhiều muối sẽ khiến thận của bé bị tổn thương.

Giảm thiểu tình trạng ăn mặn

Từ từ thay đổi và thích nghi với chế độ ăn nhạt dần. Bất cứ thay đổi nào về sở thích hay thói quen đều cần có một giai đoạn chuyển giao và thích nghi nhất định, ngay cả việc thèm ăn mặn của bà bầu cũng vậy. Vì thế đừng đột ngột loại bỏ hoàn toàn các món mặn ra khỏi thực đơn của bà bầu mà nên thực hiện từ từ, từng bước một theo cách chế biến món ăn ngày càng nhạt dần.

Hạn chế tối đa các món ăn mặn chế biến sẵn. Bà bầu thèm mặn thường tích trữ bên mình các món ăn chế biến sẵn như ô mai, mứt hoa quả sấy khô, khoai tây rán, bánh quy mặn v.v… Các món ăn này chứa lượng muối khá lớn

Tăng cường thực phẩm có ích cho sức khỏe. Chế độ ăn uống hợp lý và khoa học với sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, kết hợp nhiều rau xanh và trái cây tươi sẽ giúp bà bầu giảm dần thói quen ăn mặn. Đồng thời, các loại thực phẩm này lại rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Uống nhiều nước. Bà bầu nên tạo thói quen uống nhiều nước trong ngày. Nếu cảm thấy nhạt miệng, bạn nên uống một cốc nước lọc hoặc nước hoa quả vì nước không chỉ giải khát mà còn giúp giải độc, loại bỏ bớt lượng muối trong cơ thể.

Ăn chậm nhai kỹ. Cách ăn này sẽ giúp bạn cảm nhận trọn vẹn mùi vị của món ăn, nhận thấy món ăn đậm đà hơn, đồng thời lại rất tốt cho hệ tiêu hóa và “đánh bay” cảm giác nhạt miệng – vốn là một trong những tác nhân gây nên chứng thèm mặn của bà bầu.

Khống chế lượng muối đưa vào cơ thể một cách khoa học và hợp lý góp phần rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé yêu, vì vậy, bạn nên kiên trì để chứng nghén mặn dần giảm bớt. Một tin mừng cho các mẹ bầu thèm mặn là hầu hết chứng nghén mặn này có thể giảm khi bươc sang quý II của thai kỳ.

Bị phù có phải do muối?

Đừng buộc tội muối đã làm cho chân bạn bị phù nước. Chứng phù hoàn toàn là hiện tượng bình thường trong thai kì.

Càng ngày, thai nhi càng lớn, bụng bạn càng vươn to ra, đôi khi bạn khó có thể nhìn thấy đôi chân của mình. Nhưng khi bất chợt ngồi trên ghế và nhìn thấy chúng, bạn khó có thể hài lòng về chúng. Nói một cách ví von là to như cái cột đình. Hiện tượng phù chân là một hiện tượng bình thường mà ở phụ nữ mang thai thường có do sự tăng nước trong cơ thể ở tuần thứ 35. Bạn cảm nhận điều này rõ nhất vào buổi tối hoặc do đi giầy cảm thấy chật, trong thời tiết nóng nực hoặc do đứng hoặc ngồi lâu.

Có nên hạn chế muối để giảm phù?

Một lượng muối phù hợp với bạn sẽ giúp điều chỉnh được lượng nước của cơ thể. Giảm muối hấp thu đột ngột sẽ không tốt cho thai nhi. Các cách giảm phù hiệu quả hơn khi mang thai là:

– Giơ chân lên: Bạn có rất nhiều cơ hội để vận động cho đôi chân của mình bằng cách giơ chân lên xuống. Ví như khi bạn ngồi làm việc, khi bạn xem TV, khi bạn check email… Bạn cũng có thể giơ chân lên xuống khi nằm nghỉ ngơi, khuyến khích nên nằm nghiêng.

Tắm rửa: Nước giúp bạn cảm thấy mát mẻ và có thể chống lại chứng phù. Bạn hoàn toàn có thể đi bơi vì bơi lội rất tốt cho thai phụ.

Tiểu thường xuyên: Càng uống nhiều bao nhiêu, bạn càng nên đi tiểu nhiều hơn. Nước được thải ra ngoài thay vì xuống chân khiến chân bị phù.

Đi giày bệt: Bà bầu sẽ cảm thấy thoải mái khi đi giầy bệt, vừa vặn với kích cỡ chân.

Vì Sao Bà Bầu Không Nên Ăn Cà Muối?

Cà muối (hay còn gọi là cà pháo) là món ăn truyền thống của người Việt Nam và có mặt thường xuyên trong bữa cơm gia đình Việt. Tuy nhiên, rất nhiều người khuyên rằng, phụ nữ mang thai không nên ăn. Vậy, có thực sự bà bầu không nên ăn cà muối? Lily & WeCare sẽ giúp các chị em tìm ra câu trả lời.

Cà muối có thành phần dinh dưỡng như thế nào?

Có thể nói, thực phẩm lên men sẽ giúp cơ thể của con người dễ hấp thu các dưỡng chất hơn hẳn so với những thực phẩm thông thường khác. Ở thực phẩm lên men có vi khuẩn và enzyms sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động trở nên tốt hơn. Thế nên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ bầu nên thường xuyên ăn những thực phẩm lên men tự nhiên như sữa chua, men sữa.

Với dưa hoặc cà muối cùng được coi là thực phẩm được chế biến dựa trên quá trình lên men của vi khuẩn lactic, loại vi khuẩn này có sẵn trong tự nhiên. Thế nên, cà muối cũng có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa. Đồng thời, trong nước dưa cà muối vừa chín tới, chưa bị hỏng hoặc thiu, ủng thì có tới hơn 20 loại axit amin có lợi cho cơ thể. Thế nhưng, chất dinh dưỡng từ bản thân quả cà muối lại thường có rất ít, chỉ có một số vitamin và một số khoáng chất, vài thành phần đạm nhưng lại hầu như không đáng kể.

Cà muối cũng có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa.

Vì sao bà bầu không nên ăn cà muối?

Mặc dù không có tên trong danh sách những thực phẩm cần tránh khi mang thai nhưng mẹ bầu nếu muốn ăn cà muối cần phải hết sức cẩn thận. Bởi hoạt chất solanin có trong quả cà có thể tạo ra ngộ độc hệ thần kinh và tiêu hóa. Cà càng sống (chưa muối thật kỹ) thì có lượng solanin càng cao. Khi muối chua đã giảm bớt độc tính của solanin nhưng nó vẫn không an toàn đối với mẹ bầu thế nên, chị em cũng tránh ăn quá nhiều cà muối, nhất là cà muối xổi. Bởi khoa học đã chứng minh, cà khi muối chưa chín kỹ sẽ chính là nguồn gốc gây ung thư bởi khi muối xổi, lượng nitrat có trong quả cà sẽ chuyển hóa thành chất nitrit, chất này cùng với các axit amin có trong thực phẩm sẽ biến chuyển thành chất gây ung thư nguy hiểm.

Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh cũng là yếu tố quan trọng khi bà bầu quyết định thêm món cà muối vào bữa ăn của chính mình. Để cho an toàn, cà pháo nên được muối trong các chum bằng sành, sứ, thủy tinh chứ không nên sử dụng vại nén làm bằng đất nung có kim loại nặng bởi nó có thể làm ảnh hưởng đến lượng nước muối cà.

Đối với một số người vừa mới ốm dậy, phụ nữ mang thai và những phụ nữ sau khi sinh, người bệnh bị tăng nhãn áp cần lưu ý khi ăn cà muối. Cà muối có tính hàn, hơi độc, ăn nhiều dễ bị đau bụng và sinh cố tật. Bởi vậy người xưa đã nói rằng “một quả cà, ba chén thuốc”. Phụ nữ ăn nhiều cà muối cũng khiến hoạt động của tử cung gặp phải trở ngại. Trong quá trình mang thai, những món ăn thuộc họ nhà muối như: dưa muối, cà muối… rất hấp dẫn các mẹ bầu. Thế nhưng, những đồ muối này không phải lúc nào cũng đảm bảo vệ sinh, thậm chí còn dễ dẫn đến phù nề nên các bà bầu không nên ăn cà muối.

Bà bầu nên hạn chế những thực phẩm lên men

Những thực phẩm lên men không tốt cho sức khỏe bà bầu.

Bà bầu cần hạn chế ăn măng chua: Trong măng chua có khi kết hợp với men tiêu hóa trong dạ dày sẽ bị phân hủy và tạo thành axit xyanhydric, gây ngộ độc, nôn mửa cho bà bầu. Hơn nữa, măng chua hiện nay thường được tẩy trắng bằng axit oxalic, rất độc hại cho cơ thể.

– Không nên ăn nem chua: Do được chế biến từ quá trình lên men thịt sống nên nem chua sẽ sản sinh ra các vi khuẩn mà mẹ bầu khi ăn dễ nhiễm khuẩn Listeria, Ecoli.

– Hạn chế ăn dưa chua: Cũng giống như cà muối, dưa chua muối xổi cũng chứa luợng chất hóa học gây ung thư, rất nguy hiểm. Mẹ bầu nên chọn loại dưa vừa muối chín tới để ăn trong trường hợp quá thèm.

Như vậy, bà bầu không nên ăn cà muối bởi trong cà muối có chứa nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe của mẹ và ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của thai nhi. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn con, các chị em nên cố gắng tiết chế sở thích ăn cà muối của mình trong lúc mang thai.

Vì Sao Bà Bầu Không Nên Ăn Nhiều Cá Biển ?

Bà bầu không nên ăn nhiều cá biển

Cá rất tốt cho mọi đối tượng, đặc biệt là những người bị bệnh tim nhờ lượng omega-3 trong thực phẩm này dồi dào. Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai không nên ăn nhiều cá biển (đặc biệt là cá biển bị ô nhiễm) nếu không sẽ tăng nguy cơ đẻ non.

Nguyên nhân là trong cá biển thường chứa nhiều thủy ngân, khi vào cơ thể, nó ảnh hưởng rất lớn tới thần kinh bào thai.Nghiên cứu được công bố sau khi các nhà khoa học khảo sát 1.000 phụ nữ đang mang thai, trong số họ có không ít người ăn nhiều cá biển khiến lượng thủy ngân trong tóc tăng cao, và những đối tượng này có tỷ lệ đẻ non gấp 3 lần so với những người có tỷ lệ thủy ngân ở mức trung bình ở trong tóc.

GS Fei Xue tại trường ĐH Harvard cho rằng, lượng thủy ngân cao tập trung trong cơ thể phụ nữ, đặc biệt là đối với những người ăn nhiều cá sardine và cá mòi, vì trong hai loại cá này chứa nhiều acid béo omega-3 lẫn hóa chất độc hại. Mẹ bầu nên làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh (NIPT) để khám và chẩn đoán sớm những bất thường trong thai kì. xét nghiệm nipt có chính xác không ?

Cá thu chứa hàm lượng thủy ngân nên mẹ bầu cần tránh để không ảnh hưởng đến thai nhi. Bà cũng cho rằng, người phụ nữ thông minh tốt nhất nên ăn dầu cá thay vì ăn cá biển trong thời kỳ mang thai.

Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học tại Tổ chức Sức khỏe môi trường Mỹ sau khi khảo sát 1.024 phụ nữ trong thời kỳ mang thai tại bang Michigan thì thấy rằng, những người được hỏi ăn cá biển không nhiều thì tỷ lệ thủy ngân trong tóc là 0,29 phần triệu trong khi những người ăn nhiều cá thì tỷ lệ này là 0,38 phần triệu, đối tượng này chiếm 20% con số khảo sát.

Đối với những người ăn quá nhiều cá có tỷ lệ thủy ngân là 0,55 phần triệu trong tóc thì nguy cơ đẻ non tăng gấp 3 lần so với những người bình thường.

Theo các nhà khoa học, cá biển thường mang trong mình lượng thủy ngân cao là do môi trường chúng sống thường bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp từ các sông, hồ, tàu bè thải ra.Nhiều loại cá khác như cá hồi, cá kiếm, cá mập… thường có tỷ lệ thủy ngân cao hơn cá nước ngọt rất nhiều.

Nghiên cứu của các nhà khoa học trước đó tại nhiều bãi biển ở Anh và Mỹ còn cho thấy, những bà mẹ ăn quá nhiều cá biển nhiễm thủy ngân khi sinh con thì trẻ thường gặp khó khăn trong học hành, trí nhớ giảm sút và thường mất tập trung khi làm việc.

Vì Sao Bà Bầu Không Nên Ăn Cá Ngừ Đóng Hộp?

Mặc dù cá ngừ có chất béo bão hòa thấp, chứa nguồn Magnesium, Phosphorus và Kali, Protein, Vitamin B6 và Selen dồi dào nhưng cá ngừ đóng hộp lại chứa nhiều thủy ngân. Cùng Bách hóa XANH tìm hiểu thêm thông tin, vì sao bà bầu không nên ăn cá ngừ đóng hộp qua nội dung sau.

1Bà bầu có nên ăn cá ngừ đóng hộp?

Các chuyên gia dinh dưỡng đều cho rằng cá ngừ chứa nguồn Protein và chất béo lành mạnh. Tuy nhiên, nó sẽ dễ nhiễm thủy ngân từ nguồn nước bị ô nhiễm. Đặc biệt, nếu chị em ăn những thực phẩm chứa thủy ngân, cụ thể là cá ngừ đóng hộp sẽ dẫn đến những nguy hại như: gây ảnh hưởng trực tiếp đến tế bào thần kinh của thai nhi, khiến chúng khó phát triển hoặc phát triển không bình thường.

Ngoài ra, chị em mang thai ăn cá ngừ đóng hộp dễ dẫn tới sức khỏe yếu. Bởi sau khi tiêu thụ, lượng thủy ngân này sẽ nằm trong cơ thể chị em khoảng vài tháng hoặc hơn mới biến mất. Điều này gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là chị em đang mang thai.

2Bà bầu nên ăn cá gì?

– Cá hồi: đây là nguồn cung cấp DHA tốt nhất cho chị em mang thai. Trong cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3 giúp não và thần kinh của thai nhi phát triển. Lưu ý, mẹ chỉ nên ăn khoảng 360 gam cá hồi/tuần.

– Cá cơm: loại cá này chứa nhiều dinh dưỡng, có khả năng cải thiện thị lực, làm đẹp da, tốt cho mắt, giàu canxi và đặc biệt chứa rất ít hàm lượng thủy ngân.

– Cá chép : trong cá chép chứa các dưỡng chất như: Axit lutamic, Glycine, chất béo, Arginine, Protein sẽ bổ sung dưỡng chất cần thiết để thai nhi phát triển.

– Cá basa: cũng giống với cá hồi, cá basa chứa nhiều DHA cung cấp dưỡng chất đối với sự phát triển của não bộ và thai nhi. Ngoài ra, nó còn giúp chuyển hóa lượng cholesterol lưu thông mạch máu, giảm các biến chứng nguy hiểm ở bà bầu.

– Ngoài ra, các chị em nên bổ sung thêm cá diếc, cá thu nhỏ, cá mòi, cá chim, cá trích …để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai.

Tóm lại, bà bầu không nên ăn cá ngừ đóng hộp kể cả cá ngừ tươi, nếu ăn nên ăn với số lượng cực ít để bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Thay vào đó, hãy bổ sung các loại cá chúng tôi nêu trên để đảm bảo sức khỏe và các dưỡng chất cần thiết giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.