Vì Sao Bà Bầu Nên Ăn Trứng Ngỗng / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Vì Sao Bà Bầu Nên Ăn Trứng!

Vì sao bà bầu nên ăn trứng gà?

Vì vậy trứng gà được coi như một vị thuốc công hiệu cho người suy nhược, thể trạng yếu và phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và trẻ nhỏ. Nguồn dinh dưỡng từ trứng gà Trứng gà chứa các nguyên tố vi lượng quan trọng như kali, natri, magie, photpho, đăc biệt là nguyên tố sắt cần thiết cho cơ thể. Đối với những người thiếu máu cũng nên ăn nhiều trứng gà để hấp thụ lượng sắt vừa phải. Trứng cung cấp một lượng đáng kể protein có giá trị sinh học cao (loại protein có chứa các acid amin gần giống và cần thiết cho cơ thể người). Ngoài ra, trứng còn có nhiều vitamin A, D, B2, B6, B12, acid folic, cholin, sắt, canxi, phospho, kali, chất béo, nhất là omega 3. Các chất dinh dưỡng trên có chủ yếu ở lòng đỏ, lòng trắng chủ yếu có nước và protein. Các thành phần khoáng chất vitamin, sắt, canxi, magie có thể phân giải các chất gây ung thư.

Vì sao trứng gà tốt cho bà bầu? Chúng ta đều biết trong trứng gà có chứa rất nhiều dưỡng chất mà không phải loại thực phẩm nào cũng có. Những loại dưỡng chất này lại đặc biệt tốt cho cơ thể nhất là phụ nữ mang thai. Vì vậy nó đương nhiên có lợi cho bà bầu. Ngoài ra những người sắp làm mẹ nên ăn điều độ trứng gà để giảm lượng cholesterol trong máu, tăng cao trí não, tăng cường khả năng ghi nhớ ở trẻ sau này. Một số nghiên cứu khoa học còn cho biết, ăn trứng gà đầy đủ khi mang thai giúp thai nhi có làn da trắng hồng. Sử dụng trứng gà như thế nào? Tuy nhiên các bà mẹ tương lai không nên ăn trứng gà sống bởi dễ gây lây nhiễm vi khuẩn, hơn nữa cũng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Trong trứng gà có chứa chất chống protein, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thực phẩm, gây ra cảm giác chán ăn, mệt mỏi, cơ thịt đau nhức. Ngoài ra ăn trứng gà sống phá vỡ chức năng tiêu hóa của cơ thể. Có nhiều cách chế biến trứng gà, nhưng cách nấu nào đem lại nhiều dinh dưỡng nhiều nhất? Luộc trứng gà cung cấp 100% dinh dưỡng, xào trứng là 97%, chiên rán là 98%, đánh với sữa và nước sôi là 92%, ăn sống là 30 – 50%. Người sắp làm mẹ cần chú ý, không nên ăn trứng luộc trong nước trà, vì trong nước trà chứa acid, khi kết hợp với nguyên tố sắt trong tế bào gây ra kích thích dạ dày, ảnh hưởng đến chức ăng tiêu hóa của dạ dày đường ruột. Thai phụ cũng không nên ăn quá nhiều trứng gà nếu không làm thận quá tải, mỗi tuần chỉ nên ăn 3-4 quả là đủ.

Tuy trứng gà có chứa lượng canxi cao nhưng lượng canxi tương đối không đủ cho thai kỳ, cho nên ăn kết hợp giữa trứng gà và các loại sữa để bổ sung dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời cần phối hợp nhiều loại thực phẩm cung cấp nhiều protein khác nhau như thịt, cá, tôm, đậu, đỗ, sữa…. cũng như các thực phẩm có nhiều vitamin và muối khoáng như rau, hoa quả… Những thai phụ tăng cân quá nhanh hoặc những thai nhi được chẩn đoán quá to thì thai phụ nên hạn chế ăn trứng gà. Món ăn với trứng gà tốt cho thai phụ Trứng gà ngải cứu: là một bài thuốc dân gian, dùng để an thai, tốt trong việc điều trị trụy thai. Thai nhi từ tháng thứ hai nên ăn mỗi tuần 1 lần canh trứng gà nấu ngải cứu, theo tỷ lệ 2 quả trứng gà với 15g ngải cứu. Từ tháng thứ 4, ăn một lần/tháng. Sử dụng bài thuốc này điều độ, đúng liều lượng, khi sinh em bé, bạn sẽ tránh được sự suy nhược của sức khoẻ. Ngoài ra, bạn có thể chế biến trứng gà với lá mơ hoặc xào cùng đậu non giúp bớt ngán nhưng vẫn giữ được chất dinh dưỡng cho thai phụ.

Theo Eva

Bà Bầu Ăn Trứng Ngỗng Có Tốt Không? Cách Chọn Trứng Ngỗng Ngon?

Bà bầu mang thai 3 tháng cuối nên và không nên ăn gì? Phụ nữ mang thai ăn nhiều hải sản có tốt không? Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tốt nhất Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không? Cách chọn trứng ngỗng ngon? Trứng ngỗng với bà bầu được các chuyên gia đánh giá là không có giá trị dinh dưỡng bằng trứng gà, trứng vịt. Tuy nhiên, lượng protein dồi dào trong loại…

Bà bầu mang thai 3 tháng cuối nên và không nên ăn gì?

Phụ nữ mang thai ăn nhiều hải sản có tốt không?

Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tốt nhất

Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không? Cách chọn trứng ngỗng ngon?

Giá trị dinh dưỡng của trứng ngỗng

Trọng lượng một quả trứng ngỗng khoảng 300 gam, nó nặng gấp 4 lần trứng gà và 3 lần trứng vịt. Nhưng điều này không có nghĩa là trứng ngỗng sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn các loại trứng khác. Trên thực tế, hàm lượng các loại vitamin và protein trong trứng ngỗng đều thấp hơn so với trứng gà. Tuy nhiên, hàm lượng cholesterol và lipid lại cao hơn trứng gà và cả 2 chất này điều không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu.

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên các mẹ bầu nên ăn trứng gà thay vì trứng ngỗng. Tuy nhiên, lượng protein dồi dào trong loại trứng này sẽ khiến mẹ không thể bỏ qua nó, do đó mẹ có thể lựa chọn trứng ngỗng để thay đổi bữa ăn của mình.

Mẹ bầu nên ăn trứng gà thay cho trứng ngỗng

Hiện vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được lợi ích của trứng ngỗng đối với sự phát triển trí thông minh của thai nhi trong bụng mẹ. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo, nếu muốn bé thông minh, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu DHA, cholin, axit folic, axit béo… Thay vì xem trứng ngỗng như một “thần dược” giúp bé thông minh, mẹ chỉ nên xem đó là một trong những nguồn cung cấp protein trong thai kỳ. Tuy nhiên, thay vì ăn trứng ngỗng, trứng gà vẫn được khuyến khích nhiều hơn.

Mẹ có thể dựa vào những mẹo nhỏ sau đây để lựa chọn cho mình những quả trứng ngỗng chất lượng.

– Soi trên nguồn ánh sáng: Nắm quả trứng trong lòng bàn tay, chỉ hở hai đầu trứng, mắt nhìn vào đầu trứng, đầu kia soi lên một nguồn ánh sáng (ánh sáng mặt trời hoặc sáng điện). Quan sát phần bên trong của trứng có vết máu, có ký sinh trùng, giun sán, có vật gì lạ không? Mẹ nên chọn quả trứng soi có màu hồng, trong suốt với một chấm hồng.

– Thả vào dung dịch nước muối 10%: Khi thả vào dung dịch trứng chìm xuống đáy có nghĩa là trứng mới đẻ trong ngày. Trứng lơ lửng trong dung dịch có nghĩa là trứng đã đẻ 3-5 ngày. Nếu trứng nổi trên mặt dung dịch thì trứng đã đẻ quá 5 ngày.

– Phương pháp lắc trứng: Cầm quả trứng giữa hai ngón tay trỏ và ngón tay cái, khẽ lắc. Trứng mới lắc không kêu, trứng càng để lâu lắc càng kêu.

Cách luộc trứng ngỗng cho bà bầu

Trong thai kỳ của mình, mẹ nên “ăn chín, uống sôi”, có nghĩa là nếu mẹ có sở thích ăn trứng hồng đào thì mẹ nên dừng ngay lại, vì những vi khuẩn chưa chết hẳn có thể “hồi sinh” và xâm nhập vào cơ thể, gây nguy hại cho thai nhi.

Cách luộc:Rửa sạch trứng trước khi luộc. Nhẹ nhàng cho trứng vào trong nồi. Đổ nước lạnh vào nồi, đổ theo kiểu từ trên đỉnh quả trứng xuống. Cho nồi lên bếp và đun sôi. Khi nước sôi, cho thêm xíu muối (giúp trứng dễ bóc vỏ khi chín và sát khuẩn trứng), hạ nhiệt và đậy vung. Luộc trong khoảng 13 phút.

Lưu ý: Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm nước lã sau khi trứng chín để dễ bóc vỏ. Tuy nhiên, cách làm này lại thiếu vệ sinh bởi vì nước lã chứa nhiều vi khuẩn, có thể xâm nhập qua lớp vỏ để vào bên trong quả trứng. Vì vậy, mẹ chỉ nên dùng nước sôi để nguội để ngâm trứng chín thay vì nước lã.

Để tăng cường trí thông minh cho trẻ sơ sinh mẹ bầu nên ăn uống gì

Muốn tăng cường trí thông minh cho bé, ngay từ khi mang thai, mẹ nên chú ý bổ sung các dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi. Trước và trong khi mang thai, mẹ nên chú ý bổ sung axit folic cho cơ thể để giúp hạn chế 90% nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, giai đoạn xây dựng nền móng cho sự phát triển của con, mẹ bầu nên chú ý bổ sung những thực phẩm giàu protein, canxi và sắt. Những thực phẩm mẹ bầu nên ăn trong 3 tháng đầu như: súp lơ, đậu phộng, các loại đậu, các loại trái cây có nhiều múi, cá hồi, trứng, thịt bò…

Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các loại axit béo vì đây là giai đoạn thai nhi đang bắt đầu phát triển não. Tăng cường bổ sung các thực phẩm nhiều omega 3, DHA, ARA, canxi, vitamin A, C… Mẹ nên ưu tiên các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật thay vì động vật. Cá hồi là một trong những thực phẩm giàu axit béo có lợi, mẹ không thể bỏ qua.

Bà bầu ăn trứng vịt lộn có được hay không?

Cho đến nay, chưa có công bố nào về việc trứng vịt lộn có thể gây hại cho bà bầu. Về cơ bản, trứng vịt lộn là một món ăn dinh dưỡng mà mẹ bầu có thể thêm vào thực đơn khi mang thai của mình. Bởi một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Không chỉ vậy, trứng vịt lộn cũng chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C… Thậm chí, hàm lượng chất sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn trong trứng gà.

Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn trong thai kỳ của mình vì ăn trứng vịt lộn trong nhiều ngày có thể khiến hàm lượng cholesterol trong máu, làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường ở mẹ bầu. Hơn nữa, hàm lượng vitamin A trong trứng vịt lộn khá cao, nếu ăn quá nhiều mẹ bầu dễ bị dư thừa vitamin A, rất nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.

Đồng thời, sự hình thành và phát triển não bộ của thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng của bà bầu, do đó, nếu muốn con thông minh, mẹ nên “nạp” đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, tạo tiền đề thuận lợi cho bộ não của thai nhi hoàn thiện. Và mẹ hãy luôn ghi nhớ, không có bất cứ loại thực phẩm nào có thể chứa đày đủ các thành phần dinh dưỡng cả, đừng chỉ chăm chăm vào mỗi một thứ, ngay cả khi mẹ còn không thể kiểm chứng được “nguồn tin”. Hơn nữa, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, không được ăn quá 3 lần một tuần.

Tìm kiếm nhiều:

bà bầu ăn trứng ngỗng

bà bầu ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy

bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì

bà bâu ăn trứng ngỗng

bà bầu có nên ăn trứng ngỗng không

bà bầu ăn trứng ngỗng như thế nào

bà bầu ăn trứng vịt lộn

bà bầu ăn trứng ngỗng vào thời gian nào

bà bầu ăn trứng ngỗng bao nhiêu là đủ

Bà Bầu Có Nên Ăn Trứng Ngỗng Hay Không?

Tìm hiểu về trứng ngỗng

Trứng ngỗng là một loại trứng gia cầm, trọng lượng một quả trứng ngỗng khoảng 300 gam. Nó nặng gấp 4 lần trứng gà và 3 lần trứng vịt. Về giá trị dinh dưỡng không thể so sánh với trứng gà, cũng như thịt ngỗng so với thịt gà. Hơn thế, trứng gà còn sạch sẽ hơn trứng ngỗng khi gà đẻ nơi khô ráo, và vì vậy ít vi khuẩn, ký sinh trùng hơn.

Ngoài ra, trứng ngỗng còn có hàm lượng những chất không cần thiết cao hơn cả trứng gà. Và chúng có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Cụ thể, lượng Cholesterol và lipid có trong trứng ngỗng cao hơn trứng gà mà điều này lại dễ khiến mẹ bầu bị thừa cân khi mang thai. Thậm chí còn tăng cao huyết áp, làm rối loạn lipid hoặc ảnh hưởng nhiều đến bệnh tiểu đường. Trong khi đó, thứ mẹ bầu cần là vitamin A thì chỉ có thể đáp ứng được 50% so với trứng gà

Giá trị dinh dưỡng trong 100g trứng ngỗng Giá trị dinh dưỡng trong 100g trứng gà

– Calo: 185(kcal)– Protein: 13 g– Tổng số chất béo: 13,27g– Chất béo bão hòa: 3,6g– Chất béo không bão hòa đa: 1,67g– Chất béo không bão hòa đơn: 5,75g– Cholesterol: 852mg– Carbohydrate: 1,35g– Chất xơ: 0g– Đường: 0,94g– Chất đạm: 13,87g– Vitamin C: 0mg– Vitamin B6: 0,24mg– Vitamin B12: 5.1 µg– Vitamin D: 1.7 µg– Vitamin E: 1,29mg– Vitamin B1: 0,15 mg– Vitamin B2: 0,3 mg– Vitamin PP: 0,1 mg– Vitamin A: 360 µg– Phốt pho : 210 mg– Canxi: 60 µg– Sắt: 3,64mg– Magie: 16mg– Kẽm: 1,33mg

– Calo: 155(kcal)– Protein: 13 g– Chất đạm: 13g– Chất béo: 11 g– Chất béo bão hoà: 3,3 g– Chất béo không bão hòa đa: 1,4 g– Axit béo không bão hòa đơn: 4,1 g– Cholesterol: 373 mg– Natri: 124 mg– Kali: 126 mg– Cacbohydrat: 1,1 g– Chất xơ: 0 g– Đường: 1,1 g– Vitamin A: 520 IU– Vitamin C: 0– Canxi: 50 mg– Sắt: 1,2 mg– Vitamin D: 87 IU– Vitamin B6: 0,1 mg– Vitamin B12: 1,1 µg– Magie: 10 mg– Phốt pho: 560mg

Bảng so sánh Giá trị dinh dưỡng trong 100g trứng gà/ngỗng

Bà bầu nên ăn trứng ngỗng không?

Không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh lợi ích của trứng ngỗng đối với sự phát triển trí thông minh của thai nhi trong bụng mẹ. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên rằng nếu con bạn muốn thông minh, ngoài việc bà bầu ăn trứng ngỗng, bà bầu nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu DHA, choline, axit folic, axit béo.

Thay vì coi đây là thực phẩm có thể giúp bé thông minh, các bà mẹ chỉ nên coi đó là một trong những nguồn protein trong thai kỳ.

Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng hay trứng gà khi mang thai?

Cả trứng ngỗng và trứng gà đều chứa hàm lượng dinh dưỡng nhất định và rất tốt cho mẹ trong thai kỳ.

Kích thước trứng ngỗng rất lớn, 1 quả trứng ngỗng bằng 3 quả trứng gà nên mẹ chỉ nên ăn 1 và tối đa là 2 quả một tuần.

Mẹ có thể ăn 4-6 quả trứng gà một tuần.

Tuy nhiên, đối với bà bầu, thay vì ăn trứng ngỗng, trứng gà vẫn được khuyên dùng nhiều hơn.

Bà bầu nên ăn trứng như thế nào?

Có nên ăn trứng sống?

Khi mang thai, bà bầu nên ăn chín uống sôi. Tuyệt đối không ăn trứng sống, chưa chín hẳn. Bởi vì những vi khuẩn chưa chết có thể làm xâm nhập vào cơ thể, gây hại cho thai nhi.

Lưu ý: mẹ chỉ nên ăn 1 và tối đa là 2 quả trứng ngỗng một tuần. Đối với trứng gà mẹ có thể ăn 4-6 quả một tuần.

Bà bầu nên ăn trứng vào tháng thứ mấy?

Trứng tương đối lành tính. Bà bầu ăn trứng ngỗng hay trứng gà bất cứ lúc nào trong thai kỳ mà không phải băn khoăn về tác động của chúng đối với sức khỏe của người mẹ hay sự phát triển của em bé.

Cách chế biến trứng cho bà bầu

Mẹ bầu nên ăn trứng chín bằng cách chiên, luộc hoặc phối hợp với nhiều món ăn khác để tăng hương vị chẳng hạn các món bánh.

Cách luộc trứng cho bà bầu:

Rửa trứng trước khi luộc;

Đặt trứng vào nồi;

Đổ nước lạnh vào nồi, đổ nó từ đỉnh trứng;

Đặt nồi lên bếp và đun sôi;

Khi nước sôi, thêm một ít muối. (giúp trứng dễ dàng đổ ra khi nấu chín và khử trùng trứng)

Đun khoảng 7 phút đối với trứng gà và 13 phút đối với trứng ngỗng

Để nguội một chút rồi ăn, không nên để trứng qua đêm mới ăn.

Cách chọn trứng chất lượng tốt

Soi vào nguồn sáng

+ Nắm quả trứng trong lòng bàn tay, chỉ hở ra một lỗ nhỏ giữa ngón cái và ngón trỏ.

+ Đặt đầu còn lại quả trứng vào một nguồn sáng như ánh đèn hay ánh mặt trời.

+ Quan sát bên trong quả trứng xem có thấy ký sinh trùng, giun hay sinh vật lạ hay không.

+ Trứng chất lượng tốt là có màu hồng trong suốt khi quan sát trên nguồn sáng và có thể có 1 chấm đỏ (nếu trứng có sống)

Kiểm tra bằng nước muối 10%

+ Cho trứng sống vào một bát nước muối loãng.

+ Quan sát quả trứng, nếu thấy quả trứng lơ lửng trong nước 3 phần nổi 7 phần chìm là trứng đẻ được từ 3-5 ngày.

+ Nếu thấy trứng nổi nhiều, nổi hẳn lên mặt nước là trứng để lâu trên 5 ngày hoặc hơn.

+ Nên chọn trứng càng mới càng tốt.

Lắc trứng để kiểm tra

+ Cầm quả trứng bằng ngón trỏ và ngón giữa.

+ Lắc nhẹ quả trứng.

+ Nếu nghe rõ tiếng nước bên trong thì là trứng lỏng, chất lượng kém.

+ Nếu hầu như không nghe thấy tiếng hoặc tiếng trắc nịch thì là trứng mới.

Bà Bầu Nên Ăn Bao Nhiêu Quả Trứng Ngỗng Là Đủ?

Theo quan niệm dân gian, trứng ngỗng là nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho chị em mang thai. Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và trí thông minh của trẻ nhỏ. Vậy bà bầu nên ăn bao nhiêu quả trứng ngỗng mới đủ.

Ăn trứng ngỗng như thế nào và bao nhiêu là đủ cho bà bầu?

Trứng ngỗng vốn từ lâu đã được nhiều người quan tâm vì công dụng tuyệt vời mà chúng mang lại. Với các thành phần dinh dưỡng mang lại sự thông minh và khỏe mạnh cho thai nhi khiến chị em nào cũng muốn cố gắng tìm mua ít nhất một vài quả trong thời gian mang thai.

Trứng ngỗng là một loại thức ăn khó tiêu hóa do kích thước to và mùi vị của nó không được thơm ngon như trứng gà.Vì vậy mà các chị em bầu bí cũng nên khéo léo chọn thời điểm khi nào nên ăn trứng ngỗng sao cho hợp lý.

Hai con số 7 và 9 rất được ưa chuộng trong dân gian và nó thường được gắn liền với giới tính. Nếu bà mẹ mang thai bé trai nên ăn 7 quả trứng ngỗng, còn nếu bà mẹ nào đang mang bầu bé gái phải ăn 9 quả. Đây là những quan niệm chưa có căn cụ thể nào và nó thiếu tính chính xác.

Đối với bà mẹ đang trong thời kì thai nghén có thể không ăn loại trứng này cũng được. Sau quá trình thai nghén. Các mẹ nên bổ sung các thành phần dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm này bằng cách có thể ăn 1 quả trong hai tuần hoặc lâu hơn nếu mẹ nào cảm thấy nó quá khó ăn. Nhưng các mẹ cũng nên duy trì tháng ít nhất là 1 lần để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé yêu.

Bà bầu có nên ăn quá nhiều trứng ngỗng không?

Bạn có biết câu ” thừa không tốt mà thiếu cũng không nên” chứ. Điều tốt nhất vẫn là đủ, không thừa không thiếu là hiệu quả nhất. Bà bầu khi ăn trứng ngỗng cũng vậy, ăn quá ít thì không cung cấp đủ các chất cần thiết cho bé yêu nhưng nhiều quá lại là mối hại cho trẻ nhỏ. Vậy từ đủ được hiểu như thế nào đây?

Các nhà nghiên cứu nói gì khi ăn trứng ngỗng? Trong trứng ngỗng có chứa các thành phần dinh dưỡng không cân bằng như trong một quả trứng gà. Trong đó lượng chất béo là khá cao, vì vậy chúng là mối ngại cho những ai mắc bệnh tim mạch hay bị các triệu chứng về cao huyết áp.

Theo chỉ định của các chuyên gia về dinh dưỡng thai nhi. Các mẹ chỉ nên ăn tối đa 1quả/tuần nếu cảm thấy ngon miệng, điều này sẽ hạn chế dư thừa cholesterol và triệu chứng khó tiêu. Đặc biệt, ngoài trứng ngỗng ra,các mẹ cần bổ sung dinh dưỡng từ nhiều thực phẩm khác nữa để cân bằng dinh dưỡng.

Đặc biệt các mẹ khi mua trứng ngỗng cần xem xét cẩn thận để lựa chọn được những quả ngon nhất. Hoặc bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn lựa chọn trứng ngỗng ngon