Vi Sao Mang Thai Lai Ra Mau / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Mang Thai Hộ: Con Lai Của Ai?

Cấm hay không cấm mang thai hộ

Với tình trạng vô sinh ngày càng nhiều, vợ chồng hiếm muộn hay đơn giản là không muốn trực tiếp sinh con để giữ vóc dáng thì nhu cầu mang thai hộ, nhu cầu thuê đẻ thực sự là có thật. Pháp luật về hôn nhân và gia đình đã có quy định cấm việc mang thai hộ thậm chí có chế tài xử phạt nặng vấn đề này, thế nhưng những “giao dịch” ngầm vẫn tồn tại và việc đẻ thuê mang thai hộ vẫn xảy ra.

Đa số các ý kiến cho rằng mang thai hộ là vi phạm về đạo đức, thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bởi lẽ, với phong tục tập quán của người Việt từ lâu đời: Con ruột phải do người mẹ mang nặng đẻ đau sinh ra. Tình mẫu tử là rất thiêng liêng. Mặc dù là mang thai hộ nhưng cũng trải qua chín tháng, mười ngày, do đó sợi dây tình cảm giữa đứa trẻ với người mẹ không thể tự nhiên dứt bỏ. Việc sinh ra và phải “trả con” cho người khác, tình “mẫu tử” bị chia cắt là không phù hợp và trái đạo lý.

Hiện nay, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 chưa có một quy định nào về vấn đề mang thai hộ tuy nhiên Nghị định số 12/2003/NĐ-CP về sinh con theo phương pháp khoa học đã nghiêm cấm hành vi mang thai hộ này.

Cần có một quy định mở về mang thai thai hộ cho một số trường hợp đặc biệt.

Ở một khía cạnh khác, có người lại cho rằng cần cho phép mang thai hộ nhưng nghiêm cấm “giúp trực tiếp”. Để bảo vệ quan điểm này, người ta lý giải rằng với những trường hợp người vợ không thể mang thai nhưng hai vợ chồng đều có khả năng có con, mà thông qua con đường thụ tinh ống nghiệm, vợ chồng họ lấy trứng và tinh trùng để nuôi phôi thai rồi cấy phôi để chị, em gái hoặc người thân tình nguyện mang thai hộ nhau, thì cần được nhìn nhận một cách toàn diện và nhân văn.

Bởi trong quan hệ mang thai hộ này không tồn tại yếu tố “tiêu cực” nào, người chồng không có quan hệ tình dục trực tiếp với người mang thai hộ, và đứa trẻ được hình thành từ trứng của người vợ, tinh trùng của người chồng nên dù không phải do người vợ mang thai thì vẫn là “máu mủ” của họ.

Do đó vấn đề cấm hay không cấm mang thai hộ cần được Bạn soạn thảo sửa đổi Luật hôn nhân và gia đình mang ra bàn thảo tiếp. Nên chẳng cần có một quy định mở để đảm bảo cho một số trường hợp đặc biệt,

Nhiều người đặt câu hỏi: Đứa trẻ sinh ra từ việc mang thai hộ là con của “người đẻ” hay con của người mẹ “nhờ đẻ”? Thực tế người mẹ mang thai hộ và sinh ra đứa trẻ về mặt sinh học thì không phải là mẹ của đứa trẻ ấy, nhưng về mặt quan hệ dân sự lại là quan hệ mẹ ruột – con ruột, trong khi về mặt pháp luật lại không được thừa nhận.

Thiết nghĩ, Luật hôn nhân sửa đổi bổ sung Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cần quy định cụ thể về mang thai hộ, hậu quả pháp lý của việc mang thai hộ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em sinh ra từ quan hệ này.

Điều 31. Vi phạm các quy định về sinh con theo phương pháp khoa học

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tiết lộ các thông tin về tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho, nhận tinh trùng, phôi;

b) Thực hiện việc cho, nhận noãn; cho, nhận tinh trùng; cho, nhận phôi khi không được phép thực hiện;

c) Không bảo đảm điều kiện thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

b) Sinh sản vô tính.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc phải khắc phục tình trạng không bảo đảm điều kiện thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 1 của Điều này.

(Nghị định 45/2005/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Y tế)

Download Vi Sao Ba Bau Hay Bi ‘Chuot Rut’

Vì sao bà bầu hay bị ‘chuột rút’ Đang mang thai tháng thứ 7, đêm nào Linh (Sóc Sơn, Hà Nội) cũng bị chuột rút đau đến chảy nước mắt. Có đêm, Linh bị đến vài lần, mỗi lần kéo dài 10 phút khiến cả ông xã cũng phải mất ngủ theo vì bị vợ dựng dậy. Cũng như Linh, rất nhiều chị em phải trải qua cảm giác bị đau do chuột rút, nhất là vào ban đêm trong thời kỳ bầu bí. Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Lao động (đường Thái Hà, Hà Nội), đây là hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ có thai, nhất là vào quý 2, 3 của thai kỳ. Thường, khi phải di chuyển nhiều (như chơi thể thao) hay đứng lâu một ở tư thế nào đó có thể khiến các cơ bắp mệt mỏi đến mức chúng ta cảm thấy đau, được gọi là chuột rút (hay vọp bẻ). Với các bà bầu, khi tăng thêm trọng lượng lên các cơ bắp ở chân thường dẫn đến chứng chuột rút khi đêm về. Theo bác sĩ Dung, đa số các bà bầu bị hiện tượng này là do thiếu can xi. “Lúc có thai, nhu cầu canxi của phụ nữ cao hơn nhiều bởi ngoài cung cấp cho cơ thể còn phải nuôi thai nhi. Và nếu không được cung cấp đủ, cơ thể mẹ sẽ theo một cơ chế tự rút xương, tủy từ mình để tập hợp cho con, khiến chị em càng thiếu trầm trọng canxi”, bà Dung giải thích. Để khắc phục hiện tượng này, theo bác sĩ, ngay khi bị chuột rút, bạn có thể duỗi chân, xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân cũng như các cơ bắp bị co rút. Bạn cũng có thể lấy một chai nước nóng chườm lên chỗ đau hay cố gắng đi lại vài bước. Nếu mẹ thiếu canxi quá nhiều khi bầu bí có thể ảnh hưởng đến em bé: Bé sinh ra có thể bị còng chân, xương ngực dô ra, còi xương, suy dinh dưỡng… Bởi vậy, khi bị chuột rút thường xuyên, cơn đau kéo dài, bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn và cho bổ sung liều canxi cần thiết. Một số người bị cơn đau hành hạ không thể chịu đựng nổi có thể được chỉ định tiêm ngay canxi vào tĩnh mạch. Bình thường, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc bổ sung can xi. Để phòng ngừa, bạn nên tập co duỗi chân trước khi đi ngủ, đặt chân lên gối, ban ngày tránh đứng lâu hay ngồi vắt chân. Nhưng quan trọng nhất và về lâu dài, bạn cần bổ sung canxi trong chế độ ăn hằng ngày, và tốt nhất là từ khi còn chưa bầu bí. Ưu tiên ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, ốc, ếch và các sản phẩm sữa, phomai…

Bà Bầu Bị Sổ Mũi Phải Làm Sao Để Mau Hết?

Sổ mũi trong giai đoạn thai kỳ khiến các mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi. Vậy bà bầu bị sổ mũi phải làm sao để mau hết và tránh ảnh hưởng đến thai nhi?

Nguyên nhân bà bầu bị sổ mũi

Trong một số trường hợp, nguyên nhân mẹ bầu bị hắt hơi sổ mũi có thể là do mang thai. Quá trình mang thai sẽ gây ra nhiều thay đổi trong cơ thể người mẹ. Một vài trong số đó có khả năng dẫn đến triệu chứng sổ mũi hay nghẹt mũi.

Chẳng hạn như khi mang thai, lưu lượng máu ở niêm mạc sẽ tăng lên và khiến chúng bị sưng phù. Tình trạng này có khả năng khiến mẹ bầu bị hắt hơi sổ mũi.

Bà bầu bị sổ mũi phải làm sao?

Tình trạng sổ mũi ở bà bầu nếu không đi kèm với các triệu chứng khác như ho, đau họng, sốt… thì sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ bị suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.

Chữa ngạt mũi cho bà bầu bằng tỏi

Tỏi được được xem là một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn cũng như chống viêm rất tốt. Đây là nguyên liệu được cho là có thể giúp mẹ bầu đẩy lùi các triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi trong thai kỳ.

Rửa mũi với nước muối

Nước muối là dung dịch có tính kháng khuẩn cao và chống viêm rất tốt. Dùng nước muối để làm sạch mũi là cách an toàn giúp mẹ đẩy lùi tình trạng nghẹt tắc mũi.

Phương pháp giúp loại bỏ các chất nhầy trong mũi, đồng thời bôi trơn cho niêm mạc mũi. Từ đó giúp mũi được thông thoáng, ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm. Mẹ bầu có thể dễ dàng mua nước muối sinh lý ở các tiệm thuốc Tây. Hoặc có thể tự pha nước muối ấm để rửa mũi mỗi ngày 2 – 3 lần khi đang bị sổ mũi.

Các loại thảo dược hoặc tinh dầu đều rất lành tính, không gây tác dụng phụ và rất an toàn cho sức khỏe. Chính vì vậy mà mẹ bầu có thể sử dụng chúng để hỗ trợ điều trị các triệu chứng sổ mũi hay nghẹt mũi trong giai đoạn thai kỳ.

Có thể dùng bạc hà, gừng, hoa cúc hay một số loại tinh dầu khác như oải hương hoặc hương thảo đều được. Mẹ chỉ cần nấu một nồi nước nóng rồi thảo dược hay tinh dầu vừa đủ vào. Trùm khăn kín đầu và xông hơi nước, nên giữ khoảng cách an toàn giữa nước và mặt để tránh gây kích ứng da. Hít thở đều khi xông hơi để hơi nước dễ dàng đi vào mũi, xoa dịu niêm mạc mũi và làm loãng dịch nhầy. Xông hơi khoảng 10-15 phút là tốt nhất.

Đây là phương pháp rất an toàn có thể áp dụng cho mẹ bầu khi bị các triệu chứng sổ mũi hay nghẹt tắc mũi trong giai đoạn mang thai. Mẹ chỉ cần lấy ngón tay trỏ ấn nhẹ nhàng vào các nghinh hương và huyệt ấn đường.

Cùng với đó hãy kết hợp dùng tay xoa nhẹ lên quanh cánh mũi theo chuyển động tròn. Liệu pháp này sẽ hỗ trợ lưu thông khí huyết, khai thông đường thở đồng thời giúp mẹ bầu được thư giãn và thoải mái hơn. Từ đó có thể đẩy lùi các triệu chứng đau đầu hay khó chịu trong thai kỳ.

Gừng có tính ấm, vị cay, là vị thuốc quen thuộc trong Đông y. Gừng có khả năng chống viêm tự nhiên rất hiệu quả nên mẹ bầu có thể sử dụng để chữa sổ mũi hay nghẹt mũi.

Mẹ bầu chỉ gọt vỏ và rửa sạch gừng tươi, thái thành từng lát mỏng rồi cho vào 150ml nước ấm. Có thể cho thêm mật ong vào để làm ấm các cơ quan ở đường hô hấp. Một ly trà gừng mật ong ấm nóng sẽ giúp mẹ bầu thoát cảm giác khó chịu do các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi gây ra.

Ra Máu Âm Đạo Khi Mang Thai Nguy Hiểm Ra Sao?

Thai ngoài tử cung

Đây là tình trạng thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba khi mà nhau thai che phủ một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Điều này sẽ cản trở thai nhi tiến vào đường sinh để ra ngoài khi đủ ngày đủ tháng nên các mẹ bị nhau tiền đạo thường phải sinh mổ. Bên cạnh đó, do vị trí bám nhau bất thường nên cũng ảnh hưởng tới quá trình tiếp nhận chất dinh dưỡng của thai nhi khiến thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng. Khi thấy âm đạo ra máu đỏ tươi hoặc máu cục nhiều lần và lần sau nhiều hơn lần trước, mẹ bầu nên nghĩ ngay đến nhau tiền đạo.

Nhau bong non

Bên cạnh nhau tiền đạo, nhau bong non cũng là một bất thường nhau thai thường gặp. Đây là một trong những nguyên nhân gây chảy máu nghiêm trọng nhất ở các bà bầu. Mẹ có thể bị ngất do mất quá nhiều máu hoặc gặp vấn đề về máu khó đông cũng như nguy cơ cao bị suy thận sau này. Nhau bong non khiến thai nhi không nhận đủ oxy dẫn đến thai chết lưu hoặc nếu may mắn hơn là sinh thiếu tháng. Chảy máu nặng kèm đau bụng nhiều là dấu hiệu của nhau bong non mà mẹ cần đặc biệt chú ý vì tình trạng này đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé nên không thể xem thường.

Nghe đến sảy thai chắc hẳn chị em đều thấy sợ hãi nhưng thực tế cho thấy đây là hiện tượng rất phổ biến khi mang thai giai đoạn đầu. Có nhiều trường hợp thai bị sảy trước cả khi người mẹ biết mình có thai. Hiện tượng này được gọi là sảy thai tự nhiên, tức sảy thai sớm dưới 12 tuần thai và đa số trường hợp xuất phát từ bất thường nhiễm sắc thể khiến quá trình thụ thai giữa trứng và tinh trùng bị lỗi nên thai không phát triển được và tự đào thải ra ngoài. Đây chỉ là tai biến của sự thụ tinh chứ không phải dấu hiệu cho thấy bố hoặc mẹ có bệnh cũng như không thể làm được gì để ngăn chặn nên chị em đừng quá thất vọng mà nên kiên trì, cố gắng có thai lại.

Nguồn: Sưu tầm