Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ là lo lắng chung của những người nghi ngờ gặp vấn đề này. Thai có thể vỡ từ khoảng 6 tuần. Khi đó, người phụ nữ có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe.
Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ?
Thông thường, một quả trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng và được cấy vào tử cung. Tuy nhiên, nếu ống bị hẹp hoặc bị chặn, trứng được thụ tinh có thể không bao giờ đến được tử cung.
Đôi khi trứng được thụ tinh sau đó cấy vào các mô bên ngoài tử cung, dẫn đến mang thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung thường phát triển ở một trong các ống dẫn trứng, nhưng cũng có thể phát triển ở các vị trí khác.
Cấu trúc chứa thai nhi thường bị vỡ sau khoảng 6 đến 16 tuần, rất lâu trước khi thai nhi có thể tự sống. Khi thai ngoài tử cung bị vỡ, người phụ nữ có thể mất máu nghiêm trọng, thậm chí bị đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, nếu thai ngoài tử cung được điều trị trước khi vỡ, người phụ nữ hiếm khi tử vong.
Cứ 100 trường hợp mang thai thì sẽ có 2 trường hợp thai ngoài tử cung.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ thai ngoài tử cung
Nếu bạn có những yếu tố sau, bạn cần đề phòng thai ngoài tử cung khi có ý định mang thai:
Rối loạn ống dẫn trứng
Bệnh viêm vùng chậu
Lần mang thai trước bạn bị mang thai ngoài tử cung
Trước đây bạn từng thực hiện thủ tục phẫu thuật ví dụ như phá thai hoặc thắt ống dẫn trứng
Bạn đang dùng vòng tránh thai
Hút thuốc
Triệu chứng thai ngoài tử cung
Các triệu chứng thai ngoài tử cung có thể không xuất hiện cho đến khi thai bị vỡ. Hầu hết phụ nữ bị chảy máu âm đạo, xuất hiện đốm máu, chuột rút, đau bụng dưới.
Bạn có thể không thấy chu kì kinh nguyệt xuất hiện. Một số phụ nữ không hề biết mình đang mang thai.
Khi cấu trúc chứa thai bị vỡ, người phụ nữ thường cảm thấy đau dữ dội, liên tục ở vùng bụng dưới. Nếu mất máu nhiều, người đó có thể ngất, đổ mồ hôi, choáng váng.
Chẩn đoán thai ngoài tử cung
Các bác sĩ nghi ngờ có thai ngoài tử cung ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và bị đau bụng dưới hoặc chảy máu âm đạo, ngất xỉu. Khi đó, bác sĩ tiến hành thử thai.
Nếu kết quả thử thai dương tính, siêu âm được thực hiện bằng cách sử dụng một thiết bị cầm tay được đưa vào âm đạo. Nếu siêu âm phát hiện thai nhi ở một vị trí khác với vị trí thông thường của nó trong tử cung, chẩn đoán được xác nhận.
Các bác sĩ cũng làm các xét nghiệm máu để đo một loại hoóc-môn do nhau thai sản xuất sớm trong thai kỳ được gọi là gonadotropin màng đệm ở người (hCG).
Xét nghiệm này có thể giúp các bác sĩ xác định xem thai nhi có quá nhỏ tuổi nên chưa phát hiện thai ở cả trong và ngoài tử cung hay không.
Nếu cần thiết để xác nhận chẩn đoán, các bác sĩ có thể sử dụng ống quan sát được gọi là nội soi, đưa vào qua một vết mổ nhỏ ngay dưới rốn. Biện pháp này cho phép họ xem trực tiếp thai ngoài tử cung.
Điều trị thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung cần được phá bỏ sớm để cứu tính mạng người phụ nữ. Thai nhi và nhau thai sẽ được phẫu thuật cắt bỏ bằng phương pháp nội soi.
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ sẽ loại bỏ thai nhi, nhau thai và một phần ống dẫn trứng đã bị hư hại. Do đó người phụ nữ có nhiều khả năng tiếp tục mang thai.
Trong một vài trường hợp hiếm hoi, có thể phải cắt bỏ tử cung nếu bị tổn thương. Đối với thai ngoài tử cung còn nhỏ và chưa bị vỡ, người phụ nữ có thể dùng thuốc methotrexate tiêm vào cơ thể. Thuốc làm cho thai ngoài tử cung co lại và biến mất.
Bạn đã có đáp án cho câu hỏi thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ. Nhiều người phụ nữ vẫn nuôi hi vọng có thể giữ được thai ngoài tử cung. Tuy nhiên điều đó là không thể. Bạn không nên đợi đến khi thai vỡ mới điều trị. Hãy đến bác sĩ để kiểm tra ngay nếu nghi ngờ mình mang thai ngoài tử cung.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!