Video Mang Thai Sinh Đôi / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dsb.edu.vn

Mang Thai Sinh Đôi Khác Trứng Là Gì &Amp; Dấu Hiệu Nhận Biết Mang Thai Sinh Đôi

Mang thai sinh đôi khác trứng là gì & Dấu hiệu nhận biết mang thai sinh đôi? Song thai khác trứng chiếm 2/3 tỉ lệ các ca sinh đôi. Cơ thể người mẹ có 2 trứng rụng và được thụ tinh bởi 2 tinh trùng khác nhau. Hai tinh trùng này có thể đến từ 2 lần giao hợp khác nhau (do đó, có những trường hợp sinh đôi cùng mẹ khác bố). Mỗi thai nhi có một lá nhau riêng nhưng những lá nhau này có thể gắn kết với nhau. Một nửa số sinh đôi khác trứng là 1 trai 1 gái, nửa còn lại là 2 trai hoặc 2 gái. Sinh đôi khác trứng thường có tính di truyền về phía người mẹ, không loại trừ trường hợp do ảnh hưởng tuổi tác hay do số lần có thai của người mẹ…Cặp song sinh khác trứng cũng giống như các anh (chị) em cùng cha mẹ ruột nhưng có sự khác biệt là được hình thành và phát triển trong tử cung người mẹ trong cùng một thai kì. Giống như các anh (chị) em cùng cha mẹ, cặp song sinh khác trứng có 50% cấu trúc gen giống nhau. Khi mang song thai, điều gì diễn ra trong tử cung người mẹ? Có những trường hợp song thai khác trứng nào có thể xảy ra? Cặp song sinh khác trứng khác nhau thế nào và liệu có những rủi ro nào mẹ gặp phải khi mang song thai? Những thắc mắc này sẽ được canthiepsomtw.edu.vn giải đáp trong bài viết này:

Mang thai sinh đôi khác trứng là gì & hình thành như thế nào?

Song thai khác trứng chiếm 2/3 tỉ lệ các ca sinh đôi. Cơ thể người mẹ có 2 trứng rụng và được thụ tinh bởi 2 tinh trùng khác nhau. Hai tinh trùng này có thể đến từ 2 lần giao hợp khác nhau (do đó, có những trường hợp sinh đôi cùng mẹ khác bố). Mỗi thai nhi có một lá nhau riêng nhưng những lá nhau này có thể gắn kết với nhau. Một nửa số sinh đôi khác trứng là 1 trai 1 gái, nửa còn lại là 2 trai hoặc 2 gái. Sinh đôi khác trứng thường có tính di truyền về phía người mẹ, không loại trừ trường hợp do ảnh hưởng tuổi tác hay do số lần có thai của người mẹ…

Làm thế nào để nhận biết song thai khác trứng?

Một số phụ nữ biết được họ mang song thai trước khi khám thai. Điều thú vị là bà mẹ của cặp song sinh sẽ thường nói rằng họ luôn biết sẽ có em bé song sinh. Họ mơ ước có chúng và cảm nhận thấy cặp song sinh trong họ đang lớn lên từng ngày. Mang thai song sinh sẽ chắc chắn khi có triệu chứng mang thai rõ ràng hơn hoặc khi siêu âm xác định có 2 phôi thai, nhưng không thể phân biệt được là song sinh cùng hay khác trứng. Có thể siêu âm mang thai song sinh sau 12 tuần, hoặc sớm hơn là sau 6 tuần. Người mẹ có thể biết được mang thai song sinh cùng trứng hay khác trứng sau 12 tuần thai.

Cặp song sinh khác trứng có giống nhau?

50% cấu trúc gene của cặp song sinh khác trứng sẽ khác nhau. Khi được sinh ra, màu tóc, màu da, cân nặng, kích thước, khuôn mặt, vóc dáng của cặp song sinh này có thể hoàn toàn khác nhau nếu cha và mẹ có màu da khác biệt nhau. Thai nhi song sinh khác trứng có hai nhau thai cho từng thai nhi và nằm trong hai màng ối khác nhau trong tử cung người mẹ. Giới tính của song sinh khác trứng có thể là đồng giới hoặc khác giới. Tỉ lệ này là 50:50.

Yếu tố khiến bạn có thể mang song thai khác trứng

– Sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản, thuốc sẽ làm tăng số trứng rụng.

– Nếu người mẹ có anh chị em sinh đôi thì sẽ có khoảng 10% cơ hội có cặp song sinh khác trứng.

– Nếu một bà mẹ đã từng mang thai cặp song sinh khác trứng thì sẽ có khả năng có thai cặp song sinh khác trứng ở lần sau.

– Ở bà mẹ sinh nhiều lần, cơ hội mang song thai cao hơn. Vì vậy khi họ hạn chế sinh con đồng nghĩa với giảm khả năng có thai song sinh.

– Càng lớn tuổi thì khả năng sinh đôi càng lớn. Phụ nữ 20 tuổi có cơ hội mang song thai thấp hơn so với phụ nữ từ 30 tới 40 tuổi. Khả năng có cặp song sinh của phụ nữ có độ tuổi trên 35 là gấp đôi.

– Những phụ nữ gốc Phi sẽ có cơ hội mang cặp song sinh khác trứng cao nhất. Phụ nữ Châu Á có cơ hội thấp nhất.

– Ăn nhiều khoai lang và khoai tây ngọt giúp cho phụ nữ tăng khả năng mang song thai.

– Phụ nữ có chiều cao càng cao thì khả năng mang thai song sinh khác trứng càng lớn.

Rủi ro khi mang song thai khác trứng

Những rủi ro thường gặp của người mang song thai khác trứng cũng giống với người mang song thai cùng trứng. Ví dụ như:

– Sinh mổ

– Sinh non và nhẹ cân do một tử cung người mẹ phải chứa hai thai nhi.

– Gây ra cao huyết áp.

– Bệnh tiểu đường thai kỳ.

– Nhau tiền đạo .

– Thời gian hồi phục lâu hơn sau khi sinh.

sinh đôi cùng trứng là gì

sinh đôi khác trứng khác giới

sinh đôi khác giới

tỷ lệ sinh đôi 1 trai 1 gái

song thai hai túi ối

sinh đôi khác cha

bầu song thai khác trứng

sinh doi cung trung co nguy hiem khong

Mẹ – Bé – Tags: mang thai

Mang Thai Đôi Sau Sinh Mổ

Hành trình mang thai chưa bao giờ dễ dàng với mẹ bầu. Mang thai đôi sau sinh mổ lại càng khó khăn và nhiều rủi ro hơn. Trong trường hợp này, mẹ bầu nên làm gì để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé?

Áp lực của mẹ bầu khi mang thai đôi sau sinh mổ Thời gian “lý tưởng” giữa hai lần mang thai

Sau sinh mổ, phụ nữ cần thời gian để phục hồi thể lực và làm lành các vết khâu. Thời gian này không tuân theo bất cứ tiêu chuẩn nào. Tùy vào cơ địa và điều kiện của mỗi người, thời gian hồi phục sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thời gian được xem là “lý tưởng” để sẵn sàng cho hành trình mang thai sau sinh mổ là 2 năm.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu mang tha i sớm hơn, mẹ bầu nên khám thai đều đặn để có thể can thiệp kịp thời.

Mang thai đôi có gì đặc biệt? Lượng calo thêm cần thiết mỗi ngày tối thiểu 600 calo

Mỗi em bé trong bụng cần được nạp vào ít nhất 300 calo. Nếu mang thai đôi, mẹ bầu phải nạp thêm vào cơ thể ít nhất 600 calo so với khi chưa mang thai. Cuối thai kỳ, mẹ bầu bình thường sẽ tăng thêm từ 4,5 – 7 kg. Do đó, nếu mang thai đôi, mẹ cần phải chú ý chế độ dinh dưỡng để đảm bảo đủ cho “hai bé” phát triển tốt.

Sinh non là biến chứng thường gặp của việc mang thai đôi. Song song đó, nguy cơ tiền sản giật, nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cũng tăng cao hơn,

Biểu hiện mang thai và ốm nghén nặng hơn

Mang thai đôi sẽ khiến mẹ bầu ốm nghén nặng hơn so với những mẹ bầu bình thường khác. Có thể dễ dàng nhận thấy mẹ khó ăn uống, hay nôn và khó chịu hơn những mẹ bầu bình thường. Thời gian bắt đầu ốm nghén cũng xuất hiện sớm hơn, không đợi đến tuần thứ 6 mới xuất hiện như đơn thai.

Mẹ bầu làm gì cũng khó khăn hơn người khác

Khi có thai, phụ nữ tăng cân và “xổ bụng” là chuyện rất đỗi bình thường. Với mẹ bầu mang thai đôi, những điều ấy được “gấp đôi” lên. Cân tăng nhiều hơn. Bụng to hơn. Tim đập nhanh hơn. Di chuyển chậm chạp và nặng nề hơn nhiều. Cúi người, đi bộ hay bất cứ hoạt động nào cũng khó khăn hơn rất nhiều.

Mang thai đôi sau sinh mổ sẽ đối diện nguy cơ gì?

Rạn nứt vết mổ là khả năng đầu tiên xảy ra. Thai đôi khiến tử cung to nhanh hơn, nguy cơ rạn nứt vết mổ càng cao. Vết mổ bị rạn nứt sẽ khiến vết mổ bị nhiễm trùng, nhau tiền đạo, nhau bong non. Thậm chí, song thai 1 buồng ối còn có nguy cơ về hội chứng truyền máu song thai.

Mang thai đôi sau sinh mổ quá sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ. Mẹ không khỏe mạnh, tinh thần áp lực sẽ khiến thai nhi không khỏe mạnh. Sinh non, bé nhẹ ký, vàng da, kém phát triển, …. là những hậu quả không hay kéo theo.

Những lưu ý cho mẹ mang thai đôi sau sinh mổ Theo dõi chặt chẽ

Mang thai đôi vốn khá nguy hiểm. Việc mang thai đôi sau sinh mổ càng phải đối mặt với rủi ro cao hơn. Vì thế, mẹ bầu cần được chăm sóc tỉ mỉ và cẩn thận.

Ngay khi biết được mình mang thai đôi, mẹ nên có chế độ chăm sóc bản thân đặc biệt. Mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám, siêu âm định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Nếu có bất cứ biểu hiện gì không tốt, mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện để có thể can thiệp kịp thời.

Bạn sẽ sinh ở đâu? Vào khoảng thời gian nào? Phương tiện di chuyển đến bệnh viện đó là gì? Nếu sinh mổ lần 2, bạn sẽ chuẩn bị những gì? … Rất nhiều vấn đề cần được mẹ bầu liệt kê và lựa chọn phương án tốt nhất trong nhiều phương án có thể nghĩ ra.

Dành thời gian nhiều để nghỉ ngơi

Việc mang thai khiến mẹ bầu mất nhiều sức lực và ảnh hưởng tinh thần. Một chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp mẹ bầu thoải mái và dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, lao động năng và quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu là hai việc mẹ bầu cần tuyệt đối tránh xa.

Mang Thai Sinh Đôi Thường Sinh Ở Tuần Nào?

Hầu hết phụ nữ mang thai sinh đôi đều không sinh con đủ tuần. Để tránh tối đa nguy cơ biến chứng nguy hiểm, bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ sinh nở sớm hơn so với ngày dự sinh.

1. Song thai có sinh thường được không?

Đa phần những người mẹ mang thai đôi thường nghĩ rằng mình sẽ cần phải sinh mổ, tuy nhiên sự thật không hẳn như vậy. Không có sự khác biệt đáng kể nào trong số ca sinh mổ hay sinh thường ở phụ nữ mang thai đôi so với những người mẹ mang đơn thai.

Điều này có nghĩa là, phụ nữ vẫn có thể sinh thường được ngay cả khi mang thai sinh đôi. Trong trường hợp thai phụ muốn sinh thường trong trường hợp mang song thai, hãy hỏi ý kiến bác sĩ khám thai cho mẹ, bởi vì chỉ có bác sĩ chuyên khoa sản mới có thể quyết định được việc này.

Trên thực tế, song thai có sinh thường được không tùy thuộc phần lớn vào vị thế nằm của cả hai thai nhi. Nếu cả hai bé đều ở vào vị trí ngôi thuận, hay nếu thai thứ nhất ngôi thuận thì sẽ sinh thường. Tuy nhiên, nếu sản phụ có các yếu tố như lần mang thai trước phải sinh mổ, khung xương chậu hẹp, thai to,… thì nhiều khả năng sẽ phải sinh mổ.

Tuy nhiên, các bà mẹ sinh đôi thường sẽ phải sinh mổ nhiều hơn, song rất nhiều bé sinh đôi vẫn có khả năng được sinh ra qua đường âm đạo một cách bình thường và an toàn. Thông thường, với các sản phụ mang song thai sinh thường, sau khi em bé thứ nhất được sinh ra, thì em bé thứ hai cũng sẽ ra rất nhanh. Thế nhưng, cũng có một số trường hợp bé thứ hai ra đời cách em bé thứ nhất đến vài tiếng đồng hồ, nhưng nếu tính trung bình thì khoảng cách ra đời của hai bé đối với ca sinh thường hầu hết chỉ dưới một tiếng.

2. Bầu thai đôi thường sinh ở tuần bao nhiêu?

Đa số các phụ nữ mang thai đôi đều không sinh con đủ tuần hay đúng ngày dự sinh. Trên thực tế, bầu thai đôi thường sinh ở tuần bao nhiêu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và căn cứ vào tình hình thực tế của từng thai phụ. nhưng chưa có một tài liệu y khoa nào ghi lại chính xác khoảng thời gian chuyển dạ của các trường hợp mang thai đôi.

Nguy cơ xảy ra tử vong chu sinh (tử vong trong khoảng 4 tuần sau sinh) và thai chết lưu cũng trong khoảng tuần thứ 37 của thai kỳ. Do vậy, thời điểm này được xem là thời điểm có nguy cơ biến chứng cao nhất đối với việc mang thai đôi. Chính vì vậy, đối với thắc mắc bà bầu thai đôi thường sinh ở tuần bao nhiêu thì đa phần các trường hợp mang thai đôi thường được cân nhắc chỉ định sinh nở khi thai nhi sắp đạt tới mốc 37 tuần tuổi.

Trên thực tế, hầu như các sản phụ mang song thai thường sẽ chuyển dạ trong khoảng tuần thai thứ 36 – 37 nếu không có vấn đề gì bất thường. Trong trường hợp người mẹ mang thai đôi mà chỉ có một bánh rau, thì thời điểm sinh trung bình trong nghiên cứu trên là 36 tuần, nhưng tùy tình hình thực tế của thai kỳ, một số bác sĩ có thể chỉ định cho sinh nở ngay cả khi thai nhi đang ở tuần thứ 34 để có thể hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.

3. Mang thai sinh đôi cần khám thai thường xuyên

Thông thường, nguy cơ lớn nhất của việc mang thai sinh đôi chính là sinh non, bên cạnh một số biến chứng khác. Ngoài ra, nguy cơ tiền sản giật cũng sẽ tăng lên gấp khoảng 2 lần và khả năng bị tiểu đường thai kỳ cũng sẽ cao hơn.

Do đó, bà bầu sinh đôi nên khám thai định kỳ thường xuyên theo khuyến cáo của bác sĩ sản phụ khoa, để phát hiện sớm những vấn đề xảy ra, từ đó bác sĩ có thể chỉ định kịp thời, phù hợp hơn cho việc sinh nở của người mẹ. Bên cạnh đó, khám thai định kỳ còn giúp theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ.

Đặc biệt với mang thai đôi, bà bầu cần có một lịch khám thai riêng và cụ thể, điều này sẽ giúp bác sĩ theo dõi sát sao được tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Hơn nữa, khi mang song thai, thai phụ sẽ phải chịu gấp đôi áp lực, nhất là thời gian từ tuần thứ 32 trở đi, khi hai em bé bắt đầu phát triển với kích thước lớn. Khi đó, người mẹ cũng sẽ đối mặt với rất nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như vỡ ối non, nhau tiền đạo, nhau bong non, hạ huyết áp,… Do đó, việc khám thai định kỳ sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời những biến chứng này.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Chăm Sóc Thai Sinh Đôi

“Mình cảm thấy rất lo lắng khi bác sĩ thông báo là mình đã mang thai đôi. Chăm sóc thai sinh đôi thế nào mới đúng? Tình trạng mang thai này liệu sẽ gây ra nguy hiểm ở mức độ nào đối với cả mẹ lẫn thai nhi?” Một câu hỏi mà theAsianparent Việt Nam tin chắc rằng đây cũng là băn khoăn chung của nhiều mẹ bầu mang song thai.

2% các mẹ mang thai sẽ sinh đôi

Mang thai sinh đôi không phải là hiện tượng quá phổ biến. Thông thường chỉ có 2% các mẹ mang thai nằm trong số cơ hội hiếm có này. Nhiều thập kỷ trước, tỉ lệ này thậm chỉ chỉ có 1% mà thôi.

Số phụ nữ nhiều tuổi mong muốn sinh con nhiều hơn.

Những người hiếm muốn con cái có xu hướng sử dụng thuốc điều trị nhiều lên.

Thụ tinh trong ống nghiệm đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Đây cũng là 3 nguyên nhân chính giúp cho số trứng rụng trong một lần thụ tinh được nhiều hơn. Do đó, cơ hội để các mẹ có đa thai không còn là chuyện khó khăn nữa.

Y học hiện đại ngày nay có thể giúp cho việc chuẩn đoán về các biến chứng và hiện tượng bất thường trong thai kỳ trở nên chuẩn xác hơn. Tuy vậy, việc chăm sóc thai sinh đôi vẫn đòi hỏi nhiều lưu ý đặc biệt do các biến chứng trong quá trình mang thai như huyết áp cao, thiếu máu, bong nhau thai, cơn gò tử cung xuất hiện sớm (có thể ở ngay tháng thứ 6),v.v.

Chăm sóc thai sinh đôi với chế độ khám thai phù hợp

Với các mẹ mang song thai, các biến chứng trong thai kỳ có thể nhiều và thường xuyên hơn. Do đó, mẹ bầu cần được chăm sóc và theo dõi bởi các bác sĩ sản khoa kinh nghiệm lâu năm.

Chế độ dinh dưỡng dành cho việc chăm sóc thai sinh đôi

Mẹ bầu mang thai đôi cần ăn một lượng thức ăn nhiều gấp 2 lần so với mẹ bầu thông thường. Chế đố dinh dưỡng và đầy đủ sẽ giúp giảm thiểu tình trạng bé sinh đôi bị nhẹ cân.

Do đó, số thai nhi trong bụng mẹ tăng lên bao nhiêu thì mẹ cần 1 lượng dinh dưỡng gấp bấy nhiêu. Điều này nghĩa là mẹ nên ăn thêm 300 calo/thai nhi. Trong đó, chú trọng đến protein, caxin và chất xơ. Mỗi thành phần dinh dưỡng này cần tương đương với 1 phần ăn.

Khi mang thai đôi, tử cung của mẹ lớn hơn so với thai đơn. Điều này sẽ khiến cho dạ dày và ruột bị chèn ép. Mẹ bầu có thể phải đối mặt với các vấn đề như nôn ọe, đầy hơi, khó tiêu, táo bón gấp nhiều lần. Chính ví thế việc chăm sóc thai sinh đôi thông qua các bữa ăn hàng ngày trở nên quan trọng.

Lượng thức ăn mẹ nạp vào cho 1 ngày sẽ cần từ 2400 calo (nếu là thai đôi) và 2700 calo (nếu là thai ba). Cách tốt nhất là cần chọn các loại đồ ăn có hàm lượng calo cao và lành mạnh. Sau đó chia số bữa ăn ra từ 6-7 bữa/ngày để vừa dễ ăn lại tránh được các hiện tượng không mong muốn về bài tiết và tiêu hóa.

Mẹ mang thai đôi cần đặc biệt lưu ý về cân nặng trong thai kỳ

Khi có bầu song thai, điều này đồng nghĩa với việc cân nặng của thai nhi, nước ối và nhau thai tăng lên gấp đôi. Vì vậy không có gì lạ nếu cân nặng của mẹ bầu nhiều hơn 50% so với mẹ bầu mang thai đơn. Chẳng hạn như, mỗi tuần mẹ bầu song thai sẽ tăng thêm 500g ngay sau khi bắt đầu có em bé. Do đó mẹ bầu cần chú ý đến các loại thức ăn giàu dinh dưỡng nhưng không nên chứa nhiều đường và dầu mỡ.

Thông thường, một mẹ mang thai đôi sẽ tăng thêm từ 5-10 cân so với mẹ bầu mang thai một.

Mẹ nhớ bổ sung vitamin và khoáng chất nhiều hơn thông thường

Số lượng thai nhi trong bụng mẹ nhiều lên cũng có nghĩa là cơ thể mẹ và bé cần nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết hơn. Trong đó quan trọng nhất là sắt, axit folic, kẽm, canxi, magie, vitamin B, vitamin C và vitamin D.

Mẹ đừng quên nghỉ ngơi thật nhiều

Cơ thể của mẹ bầu mang thai đôi cần làm việc nhiều và vất vả hơn để sản xuất máu cung cấp cho quá trình nuôi dưỡng và hình thành cơ thể của thai nhi. Vì vậy mẹ bầu hãy nghỉ ngơi thật nhiều khi cơ thể có nhu cầu.

Chẳng hạn như tăng thời gian ngủ trưa, san sẻ công việc nhà với người thân, nằm nghỉ ngay lập tức khi có triệu chứng đau nhức, mỏi, …

Thai kỳ cuối đòi hỏi cần chăm sóc thai sinh đôi một cách sát sao

Từ tháng thứ 6 của thai kỳ trở đi, các bác sĩ thường yêu cầu mẹ bầu tạm thời nghỉ làm việc bên ngoài một thời gian đồng thời hạn chế công việc nhà nhiều nhất có thể.

Trong một số trường hợp, thậm chí nhiều mẹ bầu cần phải nằm hoàn toàn trên giường vào thai kỳ cuối cùng của thai kỳ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Vào tháng cuối cùng, bác sĩ có thể đề nghị mẹ bầu nhập viện. Dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ, các mẹ bầu mang thai đôi sẽ giảm tránh được hiện tượng sinh non, đảm bảo thai nhi được ở trong bụng mẹ cho đến tận ngày dự sinh.

Theo theAsianparent Thái Lan

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Cách Nào Để Bạn Mang Thai Sinh Đôi?

Có hai khả năng dẫn đến sinh đôi: Một là sinh đôi giả, hay còn gọi là sinh đôi khác trứng. Trường hợp thứ hai là sinh đôi thật, hay còn gọi là sinh đôi cùng trứng.

Sinh đôi giả có nghĩa là có 2 trứng riêng lẻ của người mẹ được rụng cùng một lúc và được thụ tinh với 2 tinh trùng khác nhau của người bố. Hai hợp tử sẽ được tạo thành và phát triển thành 2 phôi khác nhau. Hai đứa trẻ sinh ra có thể cùng giới hoặc khác giới và chỉ giống nhau như hai anh chị em ruột mà thôi.

Trường hợp thứ hai, sinh đôi thật là khi một trứng thụ tinh đột nhiên tách làm đôi ở đầu kỳ phát triển, mỗi nửa ấy sẽ phát triển thành một phôi và sau đó tạo thành 2 đứa trẻ. Hai đứa trẻ sinh đôi cùng trứng sẽ hoàn toàn giống nhau về giới tính, về hình dáng và nhóm máu, về tính kháng nguyên… Nhiều trường hợp ngay bố mẹ cũng không thể phân biệt được sự khác nhau giữa hai đứa trẻ.

Cơ hội để có một cặp song sinh khác trứng là 1 phần 67, trong khi cơ hội để có song sinh cùng trứng là khoảng 1 phần 1.000!

Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 2,8 triệu ca sinh đôi ra đời. Trong số đó, có tới 80% chỉ giống nhau như những anh em ruột bình thường, vì là những cặp song sinh khác trứng. Những em bé “sinh đôi giả” này giống nhau khoảng 40% cấu trúc gen. Thông thường, nguyên nhân của hiện tượng này là sự dư thừa quá mức hormon FSH, một loại hormon kích thích sự rụng trứng. Khi hormon này tăng sẽ khiến nhiều tế bào trứng cùng rụng một lúc, và gặp những tinh trùng khác nhau để thụ tinh.

Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng tỷ lệ sinh đôi khác trứng vào tháng giêng ít hơn hẳn vào tháng 7 (là tháng ấm áp hơn). Người sinh con muộn cũng có khả năng sinh đôi khác trứng cao hơn (vào khoảng 37 tuổi là thời kỳ mà hormon FSH được tiết ra nhiều nhất). Ngoài ra, một phát hiện thú vị cho bà mẹ nào muốn sinh đôi là khoai lang chứa nhiều chất kích thích rụng trứng. Bạn có thể “măm” nhiều nhiều món này để thử “cầu may” xem sao.

Riêng với những cặp song sinh cùng trứng, 100% gen di truyền của hai bé sẽ giống nhau. Các bé có những điểm tương đồng đặc biệt cho dù tách ra nuôi riêng từ nhỏ. Bạn cũng cần chú ý là những đứa con song sinh này, khi lớn lên, nếu một trong hai người có nhu cầu ghép nội tạng (ví dụ thay thận) thì điều may mắn là anh em song sinh hiến tặng nội tạng cho nhau (cho một quả thận) có thể có độ tương thích gần như tuyệt đối.

Xu hướng sinh đôi bắt đầu nổi lên từ năm 2004, khi “Người đàn bà đẹp” Julia Roberts cho ra đời cùng lúc hai bé Hazel Patricia và Phinnaeus Walter Moder. Sau đó, hàng loạt ca sĩ, diễn viên nổi tiếng thế giới thi nhau… “sản xuất” ra những em bé sinh đôi kháu khỉnh như các bé nhà Brad Pitt và Angelina Jolie, con của mẹ Jennifer Lopez, con của mẹ Nancy Grace…

* Có chiều cao “lý tưởng”

Vài con số thú vị về các cặp song sinh

Bạn có thấy bài viết này hữu ích: