Video Mang Thai Thang Thu 7 / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Khi Mang Thai Có Nên Leo Cầu Thang Nhiều Không?

Khi mang thai có nên leo cầu thang nhiều không?

Thông thường, việc leo thang bộ hàng ngày mang tới nhiều lợi ích tốt, như một cách hỗ trợ tăng cường sức khoẻ giống như một vài động tác thể dục tập luyện cơ chân. Tuy nhiên, nếu dần bước sang tam cá nguyệt thứ 3 trở đi việc leo cầu thang nhiều sẽ không còn phù hợp cho mẹ bầu nữa vì chiếc bụng đã trở nên to hơn rất nhiều so với thời gian đầu, đồng thời mỗi khi chân mẹ bầu nhấc lên lại khiến cho cơ bụng gập vào, chèn ép thai nhi khiến oxy cung cấp không đủ cho bé. Ngoài ra vì lý do đó, nhiều thai phụ dễ sinh non vì leo thang bộ nhiều.

Mang thai có nên leo cầu thang nhiều không?

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng giữa việc leo cầu thang giúp mẹ vận động tránh mệt mỏi, tuy nhiên không nên leo lên, leo xuống quá nhiều vì dễ khiến mẹ bầu mất sức.

Nếu mẹ leo cầu thang quá nhiều cũng khiến cơ thể nóng hơn, nhịp tim đập nhanh hơn dễ gây ra hiện tượng chóng mặt, choáng váng.

Trong 3 tháng cuối, tốt nhất mẹ nên hạn chế leo cầu thang dành thời gian để nghỉ ngơi và giảm thiểu rủi ro không đáng có.

Mẹ bầu vốn có trọng lượng cơ thể tương đối nặng, khi leo cầu thang nhiều sẽ tăng áp lực lên cột sống và tăng độ ma sát giữa các khớp, dễ gây đau lưng và nhức mỏi đầu gối, đặc biệt là lúc đi xuống cầu thang, khả năng xương khớp chịu tổn thương cao hơn gấp ba lần so với bình thường. Hơn nữa trong lúc leo cầu thang, vùng bụng sẽ thu nhỏ lại, bụng bầu chịu thêm áp lực gây ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và thai nhi.

Có trường hợp bà bầu ở chung cư cao tầng nghe nói lên xuống bằng cầu thang bộ sẽ giúp việc sinh nở thuận lợi, dễ dàng hơn, thế nên mẹ bầu “cự tuyệt” thang máy, quyết tâm ngày nào cũng leo mười mấy tầng lầu. Kết quả là người mẹ này xuất huyết, vỡ ối sớm dẫn đến sinh non.

Có bà bầu ngày nào cũng kiên trì đi cầu thang bộ với hy vọng lúc sinh con sẽ đỡ vất vả. Tuy nhiên đến khi sinh các bác sĩ phát hiện ra hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ em bé, trường hợp này rất nghiêm trọng, không thể sinh thường mà buộc phải chọn phương pháp sinh mổ.

Tập luyện leo thang bộ tuy tốt cho bà bầu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi các trường hợp ngoài ý muốn. Do đó mẹ bầu không nên leo cầu thang quá sức, cần chú ý một số diều sau đây:

Mỗi lần leo cầu thang không được leo quá nhiều bậc.

Bà bầu leo cầu thang chỉ như tập luyện thể dục, không được leo quá sức mình, khi nào thấy cơ thể mệt mỏi thì cần dừng lại. Tốt nhất mỗi lần lên xuống cầu thang không nên đi quá 4 tầng để tránh gây áp lực lên cột sống và vùng bụng.

Không mang theo những vật nặng khi lên xuống cầu thang. Bà bầu mang vác vật nặng khi leo cầu thang sẽ tăng áp lực lớn lên phần bụng, dễ dẫn tới sinh non, sảy thai…

Lên xuống cầu thang tuyệt đối không vội vàng mà cần bước từ từ, cẩn thận, tránh bước hụt bậc thang và trượt chân dẫn tới hậu quả đáng tiếc.

Thường xuyên bám vào tay vịn cầu thang để giữ thăng bằng cho cơ thể.

Tránh nói chuyện điện thoại trong lúc lên xuống cầu thang để không mất tập trung.

Có một số cách khác ngoài việc leo cầu thang mẹ bầu nên lựa chọn như:

Mẹ mang thai có nên leo cầu thang?

Đi bộ, vận động, tập các động tác thể dục nhẹ nhàng khoảng 15 phút mỗi ngày vào sáng sớm, khi không khí trong lành và cơ thể khoẻ khoắn nhất.

Mẹ bầu nên đăng ký tham gia lớp học yoga chuyên dành cho các bà bầu.

Vận động hợp lý, tránh nằm quá nhiều để dễ sinh hơn nhưng tại địa hình bằng phẳng và môi trường sống thoải mái.

Qua những thông tin trên mang thai có nên leo cầu thang nhiều không còn là nỗi băn khoăn của các mẹ bầu nữa. Chúc các mẹ có thai kỳ mạnh khoẻ.

7 Loại Sắt Cho Bà Bầu Tốt Nhất, Không Táo Bón, Dễ Hấp Thu

Bổ sung sắt dạng viên nan dễ uống hơn nhưng dễ gây táo bón, nóng trong người. Sắt dạng nước khó uống nhưng dễ hấp thụ hơn. Bổ sung sắt đúng cách bằng cách ăn các loại thịt màu đỏ đậm, rau củ màu xanh đậm là cách tối ưu nhất cho bà bầu.

Trong dược phẩm, thuốc bổ sung sắt cho bà bầu thường có mặt dưới 2 dạng: sắt vô cơ ( Sắt sulfate) và sắt hữu cơ ( Sắt fumarate và sắt gluconate). Trong hai dạng này sắt hữu cơ có ưu điểm hơn sắt vô cơ: Dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón hơn.

Trên thị trường hiện nay thuốc sắt được bào chế dưới 2 dạng: sắt nước và viên sắt

Sắt nước: Nhược điểm: khó uống, dễ gây buồn nôn. Ưu điểm: Hấp thu tốt, ít gây táo bón, ít gây nóng.

Viên sắt: Ưu điểm: Dễ uống, không gây buồn nôn. Nhược điểm: Hấp thu kém hơn sắt nước, gây nóng trong nhiều hơn.

Được biết, hiện nay có ba loại thuốc bổ sung sắt là: sắt sulfate, sắt fumarate và sắt gluconate. Tất cả các loại thuốc sắt này đều tốt, nhưng điều quan trọng nhất là số lượng nguyên tố sắt trong mỗi sản phẩm. Chính vì vậy nên đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi mua hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Về dạng thành phẩm, phổ biến nhất là hai dạng: viên nang mềm và dung dịch. Trong đó, sắt dung dịch khó uống, dễ bị nôn nhưng lại dễ hấp thu và chống táo bón. Ngược lại viên sắt cho bà bầu dễ uống nhưng khó hấp thu và dễ gây táo bón. Một số thuốc sắt được nhiều người tin dùng có thể kể đến như: dung dịch sắt Fogyma, viên sắt Obimin, Sap Multi, viên sắt Tardyferol B9, Bomaferon, Saferon…

Sắt được hấp thu tốt nhất khi dạ dày trống. Vì vậy, hãy dùng nó trước bữa ăn vào buổi sáng hoặc khi bạn đi ngủ vào ban đêm. Một số thực phẩm và vitamin có thể ức chế khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Một trong số này là canxi. Do đó, hãy cẩn thận không bổ sung canxi cho bà bầu cùng lúc viên sắt cho bà bầu. Trong trường hợp vitamin dùng kèm với sắt có chứa canxi (rất hiếm), bạn cũng nên không dùng nó cùng lúc khi bổ sung sắt.

Caffeine cũng ngăn cản khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì vậy, nên chờ một thời gian trước khi uống trà, cà phê hay nước ngọt sau khi bổ sung viên sắt cho bà bầu. Tốt nhất vẫn là tránh hoàn toàn caffeine.

Uống viên sắt vào lúc nào tốt nhất?

Thời điểm uống: Nên uống viên sắt sau bữa ăn từ 1-2 giờ để hấp thu tốt nhất và tránh hại dạ dày. Uống thuốc sắt nào tốt cho bà bầu nên lưu ý đến thời điểm uống

Nếu bạn được bác sĩ chỉ định bổ sung cả sắt và canxi cho bà bầu thì bạn nên chú ý uống hai loại cách xa nhau ít nhất 2 tiếng bởi Canxi uống cùng Sắt sẽ giảm sự hấp thụ của Sắt.

Trong thời gian uống Sắt, bạn nên uống bố sung vitamin C vì vitamin C giúp tăng hấp thu Sắt, bạn có thể uống viên Sắt cùng một cốc nước cam để tăng lượng Sắt hấp thụ.

Tăng cường bổ sung chất xơ bằng các loại rau củ quả để phòng ngừa tác dụng phụ của Sắt là gây táp bón.

Mẹ bầu có thể bắt đầu bổ sung Sắt từ tháng thứ 4 và kéo dài đến sau khi sinh một tháng. Nếu ở mẹ có tình trạng thiếu máu thì việc bổ sung Sắt có thể bắt đầu từ những tháng đầu tiên.

Ăn gì để bổ sung sắt cho bà bầu?

Trong 3 loại sắt thì sắt heme có trong thịt đỏ, cá và gia cầm là dễ hấp thu nhất. Hàu và các loại hải sản có vỏ là nguồn cung cấp sắt heme rất tốt. Tuy nhiên, một số loại hải sản có chứa các kim loại nặng như thủy ngân nên bạn cần phải cận trọng.

Sắt nonheme được tìm thấy trong các loại đậu, các loại đậu và rau xanh các loại hấp thu kém hơn. Nhưng nếu bạn ăn chay, chỉ cần ăn nhiều rau cũng đủ lượng chất sắt cơ thể cần.

Ngoài ra, kết hợp cả hai loại chất sắt trong một bữa ăn chẳng hạn như ăn rau xào thịt, canh nấu thịt, đậu hầm thịt… là cách để cơ thể hấp thụ lượng chất sắt một cách tốt nhất.

Nguồn sắt heme

Gan gà, nấu chín: 85g = 12,8mg sắt

Hàu tẩm bột chiên giòn: 6 miếng = 4,5mg sắt

Thịt bò nạc (chuck): 35g = 3,2 mg

Ngao tẩm bột chiên giòn: 3 con = 3,0 mg

Gà, nướng (thịt sẫm màu): 80g = 1,3 mg

Gà, nướng (thịt trắng): 65g = 1,1mg

Nguồn sắt nonheme

Ngũ cốc bổ sung chất sắt: 45g = 18mg

Bột yến mạch ăn liền (bằng nước): 90g = 10mg

Đậu lăng luộc: 90g = 6,6mg

Rau chân vịt luộc: 90g = 6,4mg

Đậu luộc: 90g = 5,2 mg

Mật mía (blackstrap): 1 muỗng canh = 3,5 mg

Đậu phụ: 90g = 3,4 mg

Nho khô: 90g = 1,5 mg

tu khoa

thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt

viên sắt cho người mang thai

thuốc sắt cho bà bầu dạng nước

thuốc sắt dạng nước fogyma

Bà Bầu Không Nên Leo Cầu Thang Nhiều

Việc vận động bằng cách leo cầu thang giúp bà bầu tăng cường chức năng tim mạch, vùng xương chậu được vận động linh hoạt, các cơ ở vùng đùi và mông của thai phụ trở nên dẻo dai, thể lực của bà bầu được nâng cao, giúp mẹ sinh nở nhanh chóng hơn và thúc đẩy khả năng phục hồi sau sinh.

Tác hại: Gây áp lực lên bụng bầu

Mẹ bầu vốn có trọng lượng cơ thể tương đối nặng, khi leo cầu thang nhiều sẽ tăng áp lực lên cột sống và tăng độ ma sát giữa các khớp, dễ gây đau lưng và nhức mỏi đầu gối, đặc biệt là lúc đi xuống cầu thang, khả năng xương khớp chịu tổn thương cao hơn gấp ba lần so với bình thường. Hơn nữa trong lúc leo cầu thang, vùng bụng sẽ thu nhỏ lại, bụng bầu chịu thêm áp lực gây ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và thai nhi.

Có trường hợp bà bầu ở chung cư cao tầng nghe nói lên xuống bằng cầu thang bộ sẽ giúp việc sinh nở thuận lợi, dễ dàng hơn, thế nên mẹ bầu “cự tuyệt” thang máy, quyết tâm ngày nào cũng leo mười mấy tầng lầu. Kết quả là người mẹ này xuất huyết, vỡ ối sớm dẫn đến sinh non.

Có bà bầu ngày nào cũng kiên trì đi cầu thang bộ với hy vọng lúc sinh con sẽ đỡ vất vả. Tuy nhiên đến khi sinh các bác sĩ phát hiện ra hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ em bé, trường hợp này rất nghiêm trọng, không thể sinh thường mà buộc phải chọn phương pháp sinh mổ.

Tập luyện leo thang bộ tuy tốt cho bà bầu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi các trường hợp ngoài ý muốn. Do đó mẹ bầu không nên leo cầu thang quá sức, cần chú ý một số diều sau đây:

Mỗi lần leo cầu thang không được leo quá nhiều bậc.

Bà bầu leo cầu thang chỉ như tập luyện thể dục, không được leo quá sức mình, khi nào thấy cơ thể mệt mỏi thì cần dừng lại. Tốt nhất mỗi lần lên xuống cầu thang không nên đi quá 4 tầng để tránh gây áp lực lên cột sống và vùng bụng.

Không mang theo những vật nặng khi lên xuống cầu thang. Bà bầu mang vác vật nặng khi leo cầu thang sẽ tăng áp lực lớn lên phần bụng, dễ dẫn tới sinh non, sảy thai…

Lên xuống cầu thang tuyệt đối không vội vàng mà cần bước từ từ, cẩn thận, tránh bước hụt bậc thang và trượt chân dẫn tới hậu quả đáng tiếc.

Thường xuyên bám vào tay vịn cầu thang để giữ thăng bằng cho cơ thể.

Tránh nói chuyện điện thoại trong lúc lên xuống cầu thang để không mất tập trung.

Đặng Thu Thảo Mang Bầu Song Sinh

Chia sẻ với Ngoisao.net, Đặng Thu Thảo cho biết cô rất hạnh phúc vì mang song thai tự nhiên. Người đẹp đã tăng 4 kg, vóc dáng thay đổi nhiều do ảnh hưởng của thai kỳ nhưng sức khoẻ cô tốt, không bị nghén hay mệt mỏi.

“Hiện tôi dưỡng thai ở quê chồng An Giang. Hàng ngày tôi phụ ông xã và gia đình chồng kinh doanh, phân phối vật liệu xây dựng. Vợ chồng tôi vui vì sắp có hai con trai đầu lòng. Thời gian này tôi hay đọc sách báo, lên mạng tìm hiểu kiến thức làm mẹ và học thai giáo để trò chuyện với hai bé trong bụng. Tôi định khi thai được tầm 8 tháng mới đi sắm sửa đồ dùng sơ sinh. Từ khi có bầu, tôi không còn tự tin chụp ảnh vì thấy mình xấu hơn trước nhưng hạnh phúc vì sắp được làm mẹ”, Đặng Thu Thảo nói.

Hoa hậu Đại dương cho biết chồng cô tâm lý và hết lòng yêu thương vợ. Từ khi Đặng Thu Thảo mang thai, ông xã Phúc Thành luôn nhắc cô hạn chế làm việc, nghỉ ngơi nhiều để giữ sức khoẻ. Vợ chồng người đẹp dự định đặt tên ở nhà cho các con là Andy và Tony. “Mẹ con tôi đã trải qua một nửa hành trình rồi, giờ cố gắng đi thêm nửa quãng đường nữa là đủ ngày đủ tháng để được gặp nhau. Tôi thích trẻ nhỏ và từng có kinh nghiệm chăm cháu nên không lo lắng gì cả. Tôi biết chăm con nhỏ mà nhất là một cặp song sinh thì chắc chắn sẽ cực nhưng mà vui lắm”, hoa hậu chia sẻ.

Hiện Covid-19 lan rộng khắp thế giới nên Đặng Thu Thảo khá lo lắng. Cô cho biết ở An Giang chưa có ca nào bị nhiễm hay nghi nghiễm nhưng mọi người cũng hạn chế ra ngoài. Đặng Thu Thảo luôn đeo khẩu trang và rửa tay nhiều lần hàng ngày để bảo vệ sức khoẻ, vượt qua thai kỳ an toàn. Dự kiến hoa hậu sẽ lâm bồn vào cuối tháng 7.

Đặng Thu Thảo sinh năm 1995, đăng quang Hoa hậu Đại dương 2014. Người đẹp từng hoạt động trong làng giải trí với vai trò diễn viên, người mẫu. Cô đã tham gia nhiều show diễn tại TP HCM và được khán giả biết tới qua các phim truyền hình như: Người thương kẻ nhớ, Hot girl làm vợ, Lối thoát nghiệt ngã, Soái ca anh ở đâu, Nhà ông Hoàng có ma…

Năm 2018 Đặng Thu Thảo kết hôn với ông xã Phúc Thành, hơn cô 5 tuổi. Từ khi lấy chồng, Hoa hậu Đại dương chuyển về An Giang sống, ít hoạt động nghệ thuật hơn trước.