Video Mang Thai Tuan 30 / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

#30 Mang Thai Tuần 30

Ở tuần thứ 30, trọng lượng cơ thể người mẹ cũng lớn hơn do em bé ngày càng phát triển. Trọng lượng cơ thể bé lúc này rơi vào khoảng 1,5 kg , chiều dài cơ thể từ tính từ đỉnh đầu đến chân là khoảng 40,1 cm. Trung bình một tuần bé sẽ tăng khoảng 250g và cho đến tuần thứ 35 bé đã có thể quay đầu từ bên này sang bên kia và biết mở mắt nhắm mắt. Lúc này, em bé hay có các cử động nghịch ngợm như là liếm, nuốt, nhăm mặt, nhíu mày….

Giai đoạn này khung xương bé đã khá chắc chắn và cần rất nhiều canxi cho sự phát triển của khung xương. Vì vậy người mẹ ngoài việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin, sắt, DHA, ….thì bạn cần phải bổ sung canxi gấp 3 đến 4 lần so với người bình thường. Các loại thực phẩm giàu canxi rất tốt cho mẹ và bé trong tuần thứ 30 của thai kỳ đó là sữa chua, phomat, đậu nành, cá, các loại rau lá xanh… Để em bé thông minh hơn, mẹ cũng nên bổ sung nhiều các thực phẩm giàu Omega 3 có trong cải bó xôi, các loại đậu, dầu hạt cải…Hạn chế ăn nhiều bánh kẹo, thức ăn nhanh… và có một chế độ dinh dưỡng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ là cách tốt nhất giúp mẹ và bé luôn an toàn và khỏe mạnh.

Hầu hết thai nhi ở 30 tuần tuổi bé đã có thể quay đầu và cử động nhiều. Hầu hết các bà mẹ đều đã có sữa non và xuất hiện các cơn co thắt âm đạo. Nếu xuất hiện 4 cơn co thắt trong 1 giờ hoặc có bất kỳ dấu hiệu khác của việc sinh non như co thắt tử cung trước ngày dự định sinh, đau lưng, chảy máu âm đạo….bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được tư vấn kịp thời.

Đa số các trường hợp thai nhi quay đầu sẽ diễn ra trong khoảng thời gian là tuần thứ 35,36 của thai kỳ. Còn đối với những bà mẹ mang thai lần đầu thì quá trình này có thể diễn ra sớm hơn, thai nhi có thể quay đầu ngay từ tuần thứ 28. Nếu muộn hơn khoảng thời gian này mà thai nhi chưa có dấu hiệu quay đầu, mẹ nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp chữa trị nhanh chóng, kịp thời. Có những trường hợp đến khi chuyển dạ thai nhi vẫn không chịu quay đầu thì bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp mổ để để đưa bé ra ngoài.

Mẹ bầu tìm hiểu thêm : Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu xuống

Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, thai phụ thường hay xuất hiện các triệu chứng gò cứng ở bụng gây cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, đây là những triệu chứng bình thường, các mẹ không cần quá lo lắng khi chỉ chịu những cơn gò nhẹ. Nếu xuất diện các triệu chứng như đau lưng, chảy máu âm đạo…thì đó có thể là dấu hiệu của việc sinh non. Khi đó, người mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Áp lực từ thai nhi dồn nén lên vùng xương chậu sẽ khiến người mẹ thường xuyên cảm thấy khó chịu ở vùng bụng và xương chậu. Các cơ ở tử cung thỉnh thoảng cũng co thắt nhưng nó không gây nên cảm giác đau, nên bạn hoàn toàn không phải lo lắng khi tử cung mình bị co thắt. Cái bụng khá to khiến bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và khó chịu mỗi khi phải di chuyển vì khá lạch bạch.

Người mẹ nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, luyện tập và nghỉ ngơi đúng khoa học. Dành nhiều thời gian để quan sát các hoạt động của bé như đạp nhẹ vào bụng mẹ, cử động của tay… sẽ khiến mẹ ngày càng thích thú và mong ngóng từng ngày bé ra đời để được nhìn thấy mặt con. Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, axit folic, sắt, vitamin… để bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Mẹ bầu cũng nên tập luyện các bài tập thư giãn, làm mềm cơ vào mỗi buổi sáng sớm để hỗ trợ quá trình chuyển dạ.

Các vấn đề khác trong quá trình mang thai

Biểu hiện tiểu đường thai kỳ

Bài viết sau : Thai 31 tuần

30 Phụ Nữ Mang Thai Hộ Đã Sinh Con

Ngày 23/12, Bộ Y tế cho biết, đến thời điểm này, cả nước đã có 30 trường hợp sinh con nhờ mang thai hộ.

Theo Bộ Y tế, lúc 7h20 ngày 22/1/2016, em bé đầu tiên được sinh từ mang thai hộ đã chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, bằng kỹ thuật mổ sinh.

Bộ Y tế cho rằng, em bé này chào đời đã đánh dấu thành công kỹ thuật mang thai hộ và thực hiện theo đúng Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi được Quốc hội thông qua năm 2015.

Đến nay, cả nước đã có gần 200 hồ sơ mang thai hộ được duyệt, trong đó hơn 30 trường hợp đã sinh con. Hiện tại, cả nước có 3 đơn vị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ là BV Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) và Bệnh viện Trung ương Huế.

TS. Lê Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, các bác sĩ ở Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được kỹ thuật mang thai hộ. Do đó, từ khi Luật cho phép, bệnh viện đã bắt tay vào thực hiện. Thực tế, có rất nhiều phụ nữ có hoàn cảnh éo le, không có tử cung đến bệnh viện nhờ thực hiện kỹ thuật này. Bệnh viện cũng giúp họ thắp sáng niềm hy vọng và có cơ hội làm mẹ.

Cũng theo TS. Lê Hoàng, tỉ lệ thành công khi thực hiện kỹ thuật mang thai hộ cao hơn kỹ thuật mang thai trong ống nghiệm. Những người mang thai hộ thường khỏe mạnh, không có bệnh lý, đã sinh con. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, cả người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ đều được các bác sĩ tư vấn kỹ về tâm lý.

Tại Việt Nam, chi phí cho một ca mang thai hộ khoảng 30-50 triệu trong khi đó tại Singapore khoảng 400 triệu. Tại Thái Lan, chi phí cho một ca mang thai hộ trên 300 triệu, Philippines khoảng 200 triệu.

Ngoài ra, quy trình mang thai hộ rất đơn giản. Bệnh viện sẽ tư vấn những điều kiện được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cho cả người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ. Bước tiếp theo, Hội đồng chuyên môn và Hội đồng khoa học kỹ thuật của bệnh viện sẽ kiểm tra để xác định cặp vợ chồng hiếm muộn có đúng chỉ định được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ hay không.

Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế sẽ có cách kiểm soát chặt chẽ người mang thai hộ. Chẳng hạn, những người mang thai hộ sẽ được thống kê trên hệ thống máy tính có kết nối dữ liệu. Khi người mang thai hộ đăng ký làm tại trung tâm này mà sang trung tâm khác đăng ký sẽ không được.

Thuốc hen P/H được bình chọn thuốc thảo dược được lựa chọn số 1…

Mang Thai Sau Tuổi 30: Những Điều Cần Biết

Lợi ích khi mang thai sau 30 tuổi

Trước hết, để nói về mang thai sau tuổi 30, mỗi người phụ nữ đều có lí do của riêng mình. Lứa tuổi này cũng có những lợi thế rất riêng để mang bầu và sinh con như sau:

Ổn định về kinh tế

Hầu hết phụ nữ tuổi 30 đều đã có công việc tương đối ổn định với mức lương chấp nhận được. Vì vậy mang thai ở lứa tuổi này có thể đảm bảo cho chăm sóc bầu đầy đủ chu đáo hơn. Sinh con với kinh tế ổn định cũng giúp em bé đỡ thiệt thòi về kinh tế. Con có thể có được điều kiện dinh dưỡng, chăm sóc tốt hơn. Sở dĩ kinh tế là một lợi thế của mang thai sau tuổi 30 vì kinh tế ổn định giúp mẹ có được tâm lý tự tin, bớt lo lắng về cơm áo gạo tiền.

Ổn định về tâm lý, tính cách

30 tuổi là độ tuổi khá chín trong lối sống, hành vi của mỗi người. Việc chịu trách nhiệm với con mình và gia đình cũng nghiêm túc và chỉn chu hơn. Mẹ 30 tuổi can đảm và bền bỉ hơn với các tác động tâm lý, nhờ đó sức khỏe chung của cả mẹ và thai nhi đảm bảo hơn. Việc ý thức được trách nhiệm của mình giúp mẹ duy trì khám thai sản đều đặn.

Ở tuổi 30, nhiều mẹ chưa có kinh nghiệm bầu bí nhưng nhờ có tâm lý vững vàng, nhiều trải nghiệm nên có thể vượt qua thời kì mang thai thuận lợi. Đây cũng là chìa khóa để em bé chào đời khỏe mạnh.

Không chỉ mẹ mà bố ở tuổi 30 cũng đã chín trong công việc và tài chính. Đây là chỗ dựa rất vững chắc cho mẹ và em bé. Chính vì vậy, so với lứa tuổi trẻ hơn, làm mẹ tuổi 30 là một lợi thế không nhỏ.

Mang thai con so sau tuổi 30 có đặc điểm gì?

Chưa có kinh nghiệm thai sản

Mọi bà mẹ mang thai bé đầu đều hoang mang vì mình chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên việc tham khảo các chuyên gia sản khoa và các bà, các mẹ có kinh nghiệm rất hữu ích. Mẹ không cần quá lo lắng. Dù mang thai ở lứa tuổi nào đi chăng nữa mẹ vẫn cần lắng nghe kĩ hướng dẫn của bác sĩ sản phụ khoa. Nắm được những chỉ dẫn này, cho dù có kinh nghiệm hay chưa mẹ vẫn có thể yên tâm về sức khỏe của mình.

Tầng sinh môn rắn chắc có thể ảnh hưởng đến chuyển dạ

Tuổi sau 30 mà chưa từng sinh em bé thường có tầng sinh môn kém đàn hồi. Đó là do tầng sinh môn mẹ trước đó chưa được thử thách bằng sự lọt qua của em bé. Sự rắn chắc của tầng sinh môn có thể khiến chuyển dạ diễn ra khó khăn hơn, mẹ khó sinh bằng đường dưới hơn. Việc đánh giá chuyển dạ là của các bác sĩ, mẹ có thể yên tâm nếu chuyển dạ tiến triển không thuận lợi thì mẹ có thể được chỉ định mổ lấy thai. Không phải bà mẹ nào chuyển dạ sinh con so sau tuổi 30 đều cần sinh mổ. Mặt khác, bằng việc luyện tập sức khỏe dẻo dai, mẹ có thể trải qua chuyển dạ dễ dàng hơn.

Những nguy cơ tăng lên ở lứa tuổi từ 35

Mẹ càng lớn tuổi, nguy cơ sảy thai hay em bé mắc rối loạn di truyền sẽ tăng lên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến 2 tình trạng trên nhưng mẹ lớn tuổi là một yếu tố nguy cơ. Do đó mẹ cần theo dõi và xét nghiệm sớm các vấn đề của thai. Độ tuổi mẹ tăng lên nhưng hormone lại giảm đi do yếu tố tuổi tác, vì vậy sảy thai hay lưu thai cũng có tỉ lệ cao hơn. Những điều này là hạn chế lớn nhất với mẹ bầu lớn tuổi. Tuy nhiên, mẹ vẫn luôn nên duy trì tinh thần lạc quan, sức khỏe dẻo dai để chăm sóc chính mình và thai nhi.

Mang thai con thứ 2 trở lên sau tuổi 30

Chuẩn bị gì để mang thai sau tuổi 30?

Thụ thai sau tuổi 30 tùy từng người sẽ có tỉ lệ khác nhau. Tuy nhiên sau tuổi 30, hormone nữ giới cũng đã giảm dần, cần chú ý đến sức khỏe sinh sản hơn để sớm có bầu. Cặp đôi nên  quan hệ đều đặn ít nhất 2-3 lần một tuần. Trong 6 tháng – 1 năm không sử dụng biện pháp tránh thai mà vẫn chưa thụ thai, cả hai vợ chồng đều nên đi khám sớm.

Mong mỏi có con là mong mỏi chung của tất cả phụ nữ. Mang thai sau tuổi 30 có thể là thách thức và khó khăn nếu bạn có vấn đề về sản phụ khoa. Cần thăm khám toàn diện để phát hiện các bất thường sản phụ khoa để điều trị sớm. Chính sự chuẩn bị về sức khỏe, tâm lý, tinh thần sẽ giúp người phụ nữ dễ có thai hơn. Với nhiều tiến bộ y học hiện nay, mang thai là cơ hội chung cho tất cả mọi người.

Tìm hiểu thêm: