Việc Mang Thai Hộ Ở Việt Nam / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Cơ Chế Pháp Lý Của Việc Mang Thai Hộ Ở Việt Nam

Có nên cho phép mang thai hộ và cho phôi là vấn đề được tranh cãi nhiều nhất, dù dự thảo Nghị định đã cấm tuyệt đối việc này. Thạc sĩ Nguyễn Viết Tiến, Trưởng khoa Thụ tinh trong ống nghiệm, Bệnh viên C Hà Nội cho rằng, nên cho phép. Bởi thực tế có những phụ nữ không có noãn trứng (tức không thể xin tinh trùng được) nhưng vẫn có khả năng mang thai. Nếu cấm cho phôi thì họ sẽ không thể có khả năng làm mẹ. “Người ta thường lo ngại vì sợ hôn nhân cùng huyết thống. Nhưng xác xuất chuyện này rất thấp, thường chỉ 1/10.000”, ông Tiến nói.

Tuy nhiên, cấp trên của ông Tiến là ông Nguyễn Đức Vy, Giám đốc Bệnh viện C, lại lo ngại, bởi vấn đề này ở những nước có trình độ phát triển cao cũng rất phức tạp. Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Bộ Y tế Trịnh Thị Lê Trâm cũng có cùng quan điểm khi cho rằng, mang thại hộ sẽ dẫn tới nhiều hậu quả pháp lý như quyền nuôi con, quyền thừa kế tài sản. Tuy nhiên, có ý kiến là vấn đề này sẽ được giải quyết dễ dàng nếu những người cho, nhận mang thai hộ có cam kết rõ ràng.

Nhiều đại biểu lo ngại những đứa trẻ thụ tinh trong ống nghiệm từ phôi của người khác có thể lấy nhầm nhau. Đại diện Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, nơi đang xây dựng khoa thụ tinh trong ống nghiệm đề xuất: nên xây dựng chế độ về di truyền, bắt buộc xác định gen khi những đứa trẻ sinh ra từ ống nghiệm lập gia đình.

Giáo sư Trần Văn Hanh, Viện 103 thì nêu vấn đề xử lý các bệnh bẩm sinh. Ông cho rằng, Nghị định cần có thêm các quy định về hạn chế thấp nhất các rủi ro dẫn tới đứa trẻ sinh ra đã có trong mình mầm bệnh.

Dự thảo nghị định cho phép phụ nữ độc thân nhận tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng. Bà Vụ trưởng Pháp luật, Bộ Y tế cho rằng, quy định này có thể “mở ra những hi vọng mới cho phụ nữ độc thân, nhất là trong điều kiện phong tục tập quán của Việt Nam”. Kèm với quy định mở, dự thảo đưa ra những điều kiện khắt khe, như bí mật tuyệt đối danh tính và địa chỉ người cho tinh trùng; người cho phải có sức khỏe tốt, và từng có con khỏe mạnh.

Nghị định về sinh con theo phương pháp khoa học đã được Bộ Y tế nghiên cứu soạn thảo từ lâu, nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Việc chậm có luật hướng dẫn đang là rào cản với các đơn vị y tế hỗ trợ cho những cặp vợ chồng hiếm muộn.

Theo thống kê của ngành y tế, cả nước hiện có khoảng 1,2 triệu cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ nhưng trong tình trạng vô sinh. Riêng Bệnh viện Từ Dũ (một trong 3 cơ sở đã tiến hành thành công kỹ thuật hỗ trợ sinh sản), mỗi năm có gần 2.000 người có nhu cầu xin tinh trùng, khoảng 1.200 người xin trứng. Thế nhưng trong 4 năm 1998-2001, đơn vị này mới chỉ dám “xé rào” cho 111 ca xin trứng với các thủ tục cho những trường hợp này hết sức phức tạp.

(Theo Thanh Niên, Tuổi Trẻ)

Theo dòng sự kiện:

Không thể xin trứng, tinh trùng, mang thai hộ vì thiếu luật (26/2)Chưa có văn bản pháp luật cho việc điều trị vô sinh (8/12/01)Nghị định về thụ tinh nhân tạo, càng làm càng thấy phức tạp (23/8/01)Sẽ có nghị định về mang thai hộ và thụ tinh trong ống nghiệm (8/8/01)Yếu tố pháp lý cho trường hợp mang thai hộ (6/1/01)

Mổ Đẻ Thành Công Mang Thai Hộ Đầu Tiên Ở Việt Nam

Có mặt tại BV này từ nhiều chục phút trước đó, phóng viên Đại Đoàn Kết Online được chứng kiến không khí rất rộn ràng, tất bật của các bác sĩ, điều dưỡng, vì một ca mổ “rất đặc biệt” này, theo như họ cảm nhận. Đích thân Giám đốc BV, chúng tôi Vũ Bá Quyết đến kiểm tra và cho hay mọi việc đã rất sẵn sàng. Sản phụ (xin được giấu tên) cho phóng viên biết sức khỏe bà rất tốt, vui vẻ tuy có chút lo lắng.

7h12, đã thấy bóng GS Nguyễn Viết Tiến bước vào phòng mổ trong trang phục bác sĩ thường thấy. Ông lướt nhanh căn phòng mổ D trên tầng 4 nhà G của BV rồi tỏ ý rất hài lòng về sự chuẩn bị của đồng nghiệp rồi bắt tay ngay vào công việc của mình.

Đích thân GS Nguyễn Viết Tiến bế đứa trẻ trao tận tay cho bố mẹ đẻ của cháu trong niềm hân hoan của rất nhiều thầy thuốc, phóng viên. Trước ống kính của nhiều máy quay, máy ảnh chớp liên hồi, chị T.T.D., mẹ đẻ cháu bé nghẹn lời cảm ơn GS Nguyễn Viết Tiến, cảm ơn các bác sĩ đã đem lại cơ hội vô cùng hạnh phúc cho chị và gia đình. Những dòng nước mắt đã tuôn trào không chỉ từ những người cha, người mẹ này mà từ rất nhiều người khác hôm nay ở đây.

GS.TS Nguyễn ViếtTiến hạnh phúc bế trên tay bé gái đầu tiên ra đời bằng phương pháp mang thai hộ.

Phát biểu tại cuộc họp báo diễn ra ngay sau đó, chúng tôi Nguyễn Viết Tiến bày tỏ rất mừng vì được tham gia ca mổ đẻ này. Ông cho biết, đứa trẻ sinh ra trong hạnh phúc vô bờ bến của cặp vợ chồng hiếm muộn sau 18 năm chung sống với nhau. Sức khỏe người đàn bà mang thai hộ sau khi được mổ đẻ cũng rất tốt và đang hồi phục.

Nếu những trường hợp như thế này không cho phép thực hiện mang thai hộ thì, theo ông, ngoài giải pháp xin con nuôi ra, họ không bao giờ có bất kỳ đứa con nào khác, nhất là con đẻ từ chính tinh trùng của chồng và noãn của vợ vì người vợ ở ca này không có tử cung dù hai buồng trứng người vợ và quan hệ sinh lý của họ vẫn bình thường.

Nhân đây, ông cho biết thêm: Thực hiện Luật sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình cho phép mang thai hộ, Bộ Y tế rất thận trọng cho đến nay mới chỉ định 3 Trung tâm có nhiều kinh nghiệm được phép thực hiện mang thai hộ, trong đó có BV Phụ sản Trung ương và BV Từ Dũ.

Theo ông, cũng nên sửa đổi tiếp bộ luật này chỉ cho phép thực hiện mang thai hộ đối với những cặp vợ chồng nào chưa có con. Vì nếu sinh thêm đứa con nữa mà không được như mong muốn, chẳng hạn tật nguyền sẽ gây khó xử cho gia đình họ và xã hội. Lúc đầu ông Tiến nghĩ những trường hợp này khó thành công nhưng cuối cùng mọi sự đã tốt đẹp. Theo GS, tỷ lệ thành công trong những trường hợp này sẽ đạt từ 60-70%.

GS Nguyễn Viết Tiến gửi thông điệp đến các bệnh nhân cần tin tưởng các bác sĩ nhưng đừng thấy từ những thành công này mà lạm dụng, mà sao nhãng những biện pháp sinh con khác nếu có thể.

“Chỉ khi không thể thực hiện được các biện pháp khác mới áp dụng biện pháp mang thai hộ”, ông nhấn mạnh.

Trong mang thai hộ, vấn đề khó khăn nhất, theo GS Tiến là luật có cho phép hay không chứ còn vấn đề kỹ thuật thì “nó không làm chúng tôi lúng túng”. Các bác sĩ đã có thể giải quyết được vấn đề này từ nhiều năm nay mặc dù nó khó hơn nhiều so với các kỹ thuật khác – ông Tiến nhấn mạnh.

Đánh giá việc chấp thuận mang thai hộ của những bà mẹ, ông Tiến cho rằng đó là những người rất tình cảm và dũng cảm. Ông khuyên nếu họ có thực hiện nên đến các Trung tâm lớn, những BV lớn vì ở đó các bác sĩ mới có điều kiện xử lý những tai biến nếu xảy ra.

Cặp Song Sinh Đầu Tiên Ở Việt Nam Chào Đời Nhờ Mang Thai Hộ

Bệnh viện Từ Dũ (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, ca mang thai hộ đầu tiên ở phía Nam đã thành công. Em bé sinh ra từ phương pháp mang thai hộ sức khỏe đã ổn định và có thể được bàn giao cho người mẹ mang thai hộ ngay trong ngày 18/3.

10h35 ngày 16/3/2016, sau ca phẫu thuật kéo dài khoảng 3 giờ đồng hồ tại Bệnh viện Từ Dũ (Thành phố Hồ Chí Minh), 2 bé trai đã được chào đời. Một bé nặng 2,1 kg và một bé nặng 1,9 kg.

Đây là trường hợp mang thai hộ đầu tiên thành công ở phía Nam. Do mang song thai nên vào tuần thứ 29, các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ phải hỗ trợ phổi cho em bé để tránh tình trạng sinh non. Vào tuần thứ 35, người mẹ mang thai hộ đã vỡ ối nên buộc phải được phẫu thuật. Sau khi chào đời, cháu bé được đưa vào chăm sóc tại Khoa Sơ sinh.

Đến sáng nay (18/3), 2 cháu bé đã tự thở, thích nghi được với môi trường nên có thể được bàn giao về cho người mẹ mang thai hộ của 2 cháu.

Bác sĩ Trần Ngọc Hải, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Từ Dũ cho biết bệnh viện sẽ trao em bé lại cho người mẹ mang thai hộ với sự chứng kiến của vợ chồng nhờ mang thai hộ: “Mối quan hệ dân sự và người nhờ mang thai là xảy ra trước khi vào bệnh viện chúng tôi, do đó chúng tôi sẽ bàn giao cho người mang thai với sự chứng kiến của người nhờ mang thai. Và như vậy, trong biên bản bàn giao là có sự hiện diện của cả 2 bên”.

Hai vợ chồng nhờ mang thai hộ sống và làm việc tại tỉnh Khánh Hòa. Người vợ tuy có buồng trứng nhưng không có tử cung nên không thể có thai. Các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm với 6 phôi được hình thành.

Tính đến cuối tháng 1/2016, Bệnh viện Từ Dũ đã duyệt 20 hồ sơ mang thai hộ, trong đó có 11 trường hợp đang được tiến hành chuyển phôi, có 6 trường hợp đã mang thai (kể cả trường hợp ca song thai mới sinh vào ngày 16/3 vừa qua)./.

Ngày Mai, Em Bé “Mang Thai Hộ” Đầu Tiên Ở Việt Nam Chào Đời

Đây là em bé đầu tiên được công nhận là em bé “mang thai hộ” kể từ sau khi Luật Hôn nhân gia đình sửa đổi cho phép các cặp vợ chồng hiếm muộn có thể nhờ họ hàng mang thai hộ.

Đây là em bé đầu tiên được công nhận là em bé “mang thai hộ” kể từ sau khi Luật Hôn nhân gia đình sửa đổi cho phép các cặp vợ chồng hiếm muộn có thể nhờ họ hàng mang thai hộ.

Ngày 21.1, bác sĩ Vũ Bá Quyết – Giám đốc Bệnh viện (BV) Phụ sản T.Ư cho biết, đích thân chúng tôi Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia sẽ trực tiếp thực hiện ca mổ lấy thai từ người mang thai hộ vào ngày 22.1. Người mang thai hộ là một bà mẹ quê ở Hà Nam. Chiều 21.1, sản phụ đã nhập viện để được khám sức khoẻ và làm các thủ tục để chuẩn bị phẫu thuật.

BS Hồ Sĩ Hùng – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia cho biết, sau gần 1 năm thực hiện “Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”, tại BV Phụ sản TƯ đã có gần 70 hồ sơ đạt yêu cầu, trong đó, hơn 50 trường hợp đã mang thai. Dự kiến từ giờ đến sát Tết Nguyên đán Bính Thân sẽ có nhiều em bé “mang thai hộ” chào đời.

Trước đó, GS Nguyễn Viết Tiến cho biết, hiện cả nước có 3 BV được phép mang thai hộ là BV Phụ sản T.Ư, BV Từ Dũ (TP HCM), BV Đa khoa T.Ư Huế. Tại 3 BV đã nhận được gần 100 hồ sơ đạt yêu cầu và hầu hết các ca mang thai hộ đã được thực hiện. Theo GS Tiến, điều kiện để các cặp vợ chồng xin phép mang thai hộ là người vợ bị bệnh phải cắt tử cung, không có tử cung bẩm sinh hoặc không thể mang thai vì điều kiện bệnh lý.

Tuy nhiên người mẹ này vẫn có trứng (noãn) và người bố vẫn có tinh trùng bình thường. Khi đó, người mang thai hộ sẽ cho “mượn bụng” để đặt phôi thai được thụ tinh nhân tạo. Đứa bé sẽ mang gen di truyền của cha và mẹ chứ không phải người mang thai hộ.

Theo GS Tiến, các điều kiện chặt chẽ này nhằm hạn chế những ca mang thai hộ vì mục đích thương mại hoặc các rắc rối về vấn đề pháp lý khi tranh chấp đứa con giữa cha mẹ ruột và người mang thai hộ.

Tuy nhiên, không ít cặp vợ chồng chỉ có trứng hoặc chỉ có tinh trùng và cũng không thể mang lại thì buồn bực vì không thể xin trứng hoặc xin tinh trùng để nhờ “mang thai hộ”. Cũng có người không tìm được họ hàng, cô bác hoặc chị em ruột, chị em họ nhờ mang thai hộ nên cũng ‘bất lực”. Thậm chí, có chị em đồng ý nhưng chồng họ không đồng ý thì cũng không được phép.