Xách Nặng Khi Mang Thai / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Bà Bầu Xách Đồ Nặng Có Ảnh Hưởng Thai Nhi Không? Bapluoc.com

Bà bầu xách đồ nặng có ảnh hưởng thai nhi không? Mang thai là một quá trình 9 tháng 10 ngày rất quan trọng, mẹ phải trải qua rất nhiều thay đổi và vất vả. Tuy vậy, không phải mẹ bầu nào (nếu không do bắt buộc phải kiêng) cũng được nghỉ ngơi hoàn toàn trong thai kỳ, các mẹ vẫn sẽ phải đi làm và làm các công việc nhà, thậm chí có những mẹ bầu do tính chất công việc vẫn phải làm các…

Bà bầu xách đồ nặng có ảnh hưởng thai nhi không? Mang thai là một quá trình 9 tháng 10 ngày rất quan trọng, mẹ phải trải qua rất nhiều thay đổi và vất vả. Tuy vậy, không phải mẹ bầu nào (nếu không do bắt buộc phải kiêng) cũng được nghỉ ngơi hoàn toàn trong thai kỳ, các mẹ vẫn sẽ phải đi làm và làm các công việc nhà, thậm chí có những mẹ bầu do tính chất công việc vẫn phải làm các công việc nặng, làm nhiều giờ.

Bà bầu xách đồ nặng có ảnh hưởng thai nhi không?

Theo một chuyên gia, bạn có thể dọn dẹp đồ đạc trong nhà một chút ở 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, một số bác sĩ sản khoa không khuyến khích điều này. Khi đang mang thai, việc dọn dẹp, bưng vác đồ nặng có thể gây nguy hiểm cho bà bầu. Bạn có thể đánh giá tình hình để xem mình tự làm được không hay phải nhờ người khác giúp. Điều này để tránh tình huống xấu có thể xảy ra.

Xem xét tình trạng sức khỏe của bạn và thai kỳ

Bạn hãy luôn cẩn thận tình trạng sức khỏe của mình cũng như quá trình phát triển của thai nhi. Trường hợp có bất kỳ dấu hiệu không bình thường, hãy thông báo ngay với bác sĩ. Nếu có những vấn đề ở lưng, tử cung, tiền sử sinh non hay được chẩn đoán là sinh non, tốt nhất, bạn nên tránh dọn dẹp đồ đạc trong nhà. Trong trường hợp thật sự cần thiết, bạn có thể trao đổi với bác sĩ sản khoa của mình.

Biết khả năng của bản thân và khi nào nên dừng lại

Dù bạn và thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh nhưng vẫn nên hạn chế di chuyển đồ đạc trong nhà. Bạn không nên bưng đồ nặng ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Nhiều bác sĩ khuyên bà bầu không được làm việc này từ tam cá nguyệt thứ hai để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Bạn có thể đẩy những món đồ nhẹ, miễn là không bị khó thở. Bạn không nên nhấc vật nặng. Tuy nhiên, nếu khỏe mạnh và không có người giúp, bạn có thể nhấc vật nặng khoảng 22kg nhưng chỉ đến tuần thứ 20 của thai kỳ. Sau thời gian này, bạn chỉ nhấc những món đồ dưới 22kg.

Làm thế nào để nhấc đồ đạc khi mang thai?

Khi mang thai, bạn có thể gặp khó khăn trong việc lấy thăng bằng. Nếu nhấc đồ vật không đúng cách, bạn và con có thể bị tổn thương. Điều này cũng làm tăng nguy cơ bị ngã. Do đó, bạn cần phải thận trọng hơn. Ngoài ra, để nhấc một vật lên, bạn nhớ ngồi xổm rồi đứng dậy nhẹ nhàng. Lúc này, áp lực sẽ đè lên chân và lưng bạn. Vì vậy, tốt nhất, bạn cần một vật gì đó vịn vào khi ngồi xổm hoặc đứng dậy để giúp bạn an toàn hơn.

Kết bài Bà bầu xách đồ nặng có ảnh hưởng thai nhi không? : Đây là một số điều mà mẹ bầu cần biết để giữ an toàn cho cả mẹ và bé trong thời gian mang thai. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tìm hiểu thêm những tư thế chuẩn dành cho bà bầu để hạn chế những nguy cơ làm ảnh hưởng đến thai kỳ khỏe mạnh của bạn.

tag : bà bầu mang đồ nặng, vì sao bà bầu không được với tay, bà bầu có nên rửa bát, tại sao bà bầu không nên ngồi xổm, những thứ bà bầu nên tránh

Kiểm Soát Cân Nặng Khi Mang Thai

Thừa cân là chuyện không ai thích, nhất là phụ nữ và đặc biệt là những phụ nữ có dự định mang thai. Sự thừa cân này được xác định bằng chỉ số khối cơ thể (BMI) trước khi có thai: bạn bị thừa cân nếu chỉ số BMI trong khoảng 25 – 29,9; hoặc bị béo phì nếu chỉ số trên 30.

Nếu bạn chưa biết rõ chỉ số BMI của mình, hãy nhập chiều cao và cân nặng vào công thức tính BMI đơn giản BMI calculator.

Tôi nên tăng thêm bao nhiêu kg khi mang thai?

Các chuyên gia khuyên những phụ nữ có chỉ số BMI tốt – từ 18,5 đến 24,9 – cần tăng khoảng 13-18kg. Còn nếu đã bị thừa cân thì chỉ nên tăng khoảng 8-13kg, tương đương 1-2kg mỗi tháng, chủ yếu trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Với phụ nữ bị béo phì thì con số này còn thấp hơn, chỉ vào khoảng 5-10kg trong suốt thời gian mang thai.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí sản khoa năm 2010 cho biết phụ nữ có thai tăng cân nhiều hơn mức đề nghị có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người tăng cân trong ngưỡng giới hạn đến 50%.

Giảm cân khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Khoảng thời gian mang thai chắc chắn không phải là lúc để bạn ăn kiêng giảm cân, vì việc ăn uống hạn chế, kiêng khem khi này có thể gây nguy hiểm cho cả bạn và sự phát triển của con. Tuy vậy, có nhiều phụ nữ thừa cân sút ký trong thời kỳ mang thai mà không cần ăn kiêng.

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, nguyên nhân gây giảm cân phổ biến nhất chính là ốm nghén. Sự nôn nao buồn nôn khiến bạn mất cảm giác thèm ăn, đã vậy, việc nôn ói còn khiến bạn mất năng lượng. Tuy nhiên, kể cả vậy thì con bạn vẫn sẽ nhận được đủ lượng calo mà bé cần. Phụ nữ thừa cân có nguồn dự trữ calo trong mỡ, nên miễn là con phát triển được thì việc bạn duy trì cân nặng hay thậm chí giảm đi một chút lúc đầu cũng không hại gì cả. Tuy nhiên bạn không nên cố gắng chủ động cắt giảm lượng calo (kéo theo là cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng).

Tôi có thể tăng cân như thế nào?

Tập thể dục và ăn uống hợp lý, lành mạnh sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu tăng cân, đồng thời tạo được tác động tích cực đến thai kỳ của mình, giảm nguy cơ mắc các vấn đề khi mang thai như tiểu đường và tiền sản giật. Làm như vậy cũng giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong khi mang thai và cả sau đó nữa.

Bạn có thể tìm hiểu, lên kế hoạch và theo dõi để biết cách ăn uống khoa học và tốt nhất cho thai kỳ của mình. Nếu cần sự giúp đỡ trong việc lên kế hoạch cho thực đơn mang thai, bạn có thể tìm đến các chuyên gia dinh dưỡng hoặc các trung tâm tư vấn sức khỏe bà mẹ và trẻ em.Sử dụng nhật ký dinh dưỡng khi mang thai để đảm bảo bạn nhận được đủ dưỡng chất và uống nhiều nước mỗi ngày. Nhật ký cũng giúp bạn theo dõi được mối liên hệ giữa tâm trạng của mình và các cơn đói, hoặc bạn thường đói vào lúc nào để có thể điều chỉnh.

Nếu bạn mới làm quen với việc tập luyện, đừng vội vàng mà hãy bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng trước, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội, các bài tập yoga đơn giản… Ngoài ra, hãy lưu ý đừng bắt đầu luyện tập khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ, và hãy tuân theo các nguyên tắc an toàn trong tập luyện khi mang thai.

Nhiều phụ nữ đã giảm được cân trong khi mang thai do có chế độ ăn uống hợp lý và thay đối lối sống. Để chắn chắn, bạn hãy trao đổi kỹ với bác sỹ xem liệu điều này cũng có thể xảy ra với mình?

Bị Ốm Nghén Nặng Khi Mang Thai Phải Làm Sao?

Bị ốm nghén nặng khi mang thai phải làm sao? Ốm nghén là triệu chứng thường gặp của mẹ bầu nhưng ốm nghén nặng vào đầu hay cuối thai kỳ đều có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và con.

>> Bà bầu cần làm những gì trong thai kỳ để luôn cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh?

Chứng ốm nghén nặng khi mang thai

Một triệu chứng phổ biến khi mang thai là buồn nôn, và với đa số bà bầu thì triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau ba tháng đầu. Tuy nhiên, với một số người thì nó lại diễn ra nghiêm trọng và khó kiểm soát. Trường hợp này rất dễ dẫn đến tình trạng mất nước, giảm cân (5% hoặc nhiều hơn), cũng như thiếu hụt dinh dưỡng.

Chứng ốm nghén nặng có thể bắt đầu sớm nhất vào khoảng tuần 4-6 của thai kỳ, dù hầu hết thường là vào khoảng tuần 8-12. Với một số phụ nữ, tình trạng này thậm chí tiếp tục cho đến sau khi em bé đã chào đời. Tuy nhiên, đối với phần lớn các bà bầu thì tình trạng này sẽ cải thiện đáng kể vào khoảng tuần 20.

Mặc dù biết mức độ dao động của hoóc môn chắc chắn có đóng một vai trò nào đó, nhưng người ta vẫn chưa thể hiểu rõ được nguyên nhân thực sự của chứng ốm nghén nặng này. Chỉ có thể đảm bảo 100% rằng, sau khi em bé được sinh ra thì triệu chứng này sẽ hầu như hoàn toàn dứt hẳn.

Những bà bầu bị ốm nghén nặng thường lo lắng con mình sẽ không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển tối ưu. Tuy nhiên trên thực tế, đa số trường hợp các bé đều ổn.

Tạo hóa thật tuyệt vời khi cho thai nhi thành thạo trong việc tự lấy những gì cần cho bản thân chúng trước tiên, và khi đó người mẹ mới chính là người bị thiếu hụt. Trong những tình huống mà người mẹ không thể ăn hoặc uống vào bất kỳ một thứ gì thì chắc chắn là cần phải nhập viện.

>> Ác mộng mang tên “ốm nghén”

Các yếu tố nguy cơ của chứng ốm nghén nặng

Người mẹ mang thai đôi hoặc đa thai.

Tiểu đường thai kỳ.

Cường giáp-tình trạng tuyến giáp hoạt động mạnh hơn bình thường

Người mẹ có tiền sử bị say tàu xe, có dạ dày “nhạy cảm”, hoặc những người dễ cảm thấy buồn nôn ngay cả khi không mang thai.

Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng ốm nghén nặng

Khó kiểm soát, nôn mửa liên tụ

Mất nước và tiểu ít.

Buồn ngủ, thiếu năng lượng, mệt mỏi, không thể tập trung vào bất cứ điều gì khác hơn ngoài cảm giác buồn nôn.

Nhức đầu, cảm thấy lơ mơ, chóng mặ

Ốm nghén nặng là gì?

Một số nhà nghiên cứu tin rằng ốm nghén tự bản thân nó là một cơ chế bảo vệ sẵn có, nhằm giúp ngăn chặn người mẹ và thai nhi khỏi mắc các bệnh do thức ăn gây ra. Thường thì nó sẽ làm cho các bà bầu thấy sợ và không thích các loại thịt sống, các loại trái cây chưa chín, rau củ chưa nấu, hoặc các loại thực phẩm nặng mùi.

Ốm nghén thường đã là như vậy, khi bị ốm nghén nặng, mọi thứ đều như bị đẩy lên ở mức đỉnh điểm: nôn mửa liên tục và khó kiểm soát, mất nước, và có cảm giác như tuyệt vọng.

Điều trị chứng ốm nghén nặng

Đôi khi cần phải nhập viện để bù nước bằng cách truyền dịch vào tĩnh mạch, thường là dung dịch nước, muối/chất điện giải và glucose. Mục đích là để điều chỉnh sự mất cân bằng điện giải

Với những bà bầu bị hạ kali huyết thì sẽ cần bổ sung, bằng cách truyền thêm dịch vào tĩnh mạch.

Một số người cần phảiđược cho ăn bằng cách đưa một ống silicone nhỏ thông qua lỗ mũi, qua mặt sau của cổ họng và xuống dạ dày. Bằng cách này, các chất dinh dưỡng hoặc dung dịch thuốc loại tăng cường, dày đặc năng lượng nhưng dễ tiêu hóa, sẽ từ từ nhỏtừng giọt trực tiếp vào dạ dày để nuôi dưỡng người bệnh.

Một số người cũng có thể được kê toa với Vitamin B6 “Pyridoxine”, loại rất có hiệu quả trong việc giảm buồn nôn. Axit folic,các vitamin, sắt và các khoáng chất bổsung khác cũng rất cần thiết trong trường hợp bị nôn mửa liên tục và không thể hấp thu các chất dinh dưỡng.

Thuốc kháng axit cũng là một lựa chọn vì nó giúphạn chế sản xuất axit trong dạ dày.Thỉnh thoảng, cũng có trường hợp bác sĩ kê toa cho loại thuốc giúp làm trống dạ dày.

Các loại thuốc chống nôn thường được chỉ định nhất, bằng hình thức tiêm hoặc truyền dịch.

Các loại thuốc chống dị ứng cũng thường được kê đơn.

Tránh các loại thực phẩm dễ gây ói mửa. Thường thì các loại thức ăn lạnh và thơm dịu sẽ dễ được dung nạp hơn so với thức ăn nóng. Hâm nóng thức ăn sẽ tạo ra mùi nồng hơn, và chỉ vậy thôi cũng đủ để gây ra ói mửa.

Bệnh nhân cần đến thăm khám với chuyên gia dinh dưỡng chuyên chăm sóc và điều trị cho bà bầu. Mục tiêu của việc chăm sóc và điều trị này là xây dựng chế độ ăn uống nhằm tối đa hóa năng lượng và dinh dưỡng nạp vào thông qua các loại thực phẩm ngon miệng hơn và ít có khả năng gây nôn mửa hơn.

Sự hỗ trợ về mặt tâm lý cũng quan trọng không kém. Tình trạng buồn nôn và nôn mửa liên tục có thể dẫn đến cảm giác chán nản. Từng đợt cảm giác buồn nôn ngắn cũng đã có thể làm cho bất cứ ai cảm thấy khổ sở, huống gì là những cơn liên tục kéo dài và không thuyên giảm. Chúng có thể làm xói mòn cả những người lạc quan nhất. Thuốc chống trầm cảm chỉ được bác sĩ kê đơn trong những trường hợp nếu rủi ro cho mẹ và bé là lớn hơn so với tác dụng phụ của việc dùng thuốc.

Đối với một số phụ nữ, dù không có chứng cứ khoa học nhưng việc kết hợp điều trị Tây y với các liệu pháp khác như châm cứu và/hoặc bấm huyệt xem ra có vẻ hữu ích.

Với một số người thì các loại gừng, trà, nước uống có gas, bánh quy, kẹo có thể giúp thoải mái hơn đôi chút.

Thôi miên, thư giãn cơ bắp sâu, kỹ thuật sử dụng hình ảnh và sự tưởng tượng tích cực cũng có thể có hiệu quả. Tuy nhiên, không liệu pháp nào trong số này có thể giúp bà bầu lấy lại nước cho cơ thể, mà chỉ đối phó với cảm giác buồn nôn,hoặc hy vọng hơn một chút là cải thiện tình trạng nôn mửa.

Thỉnh thoảng thì việc mút các cục nước đá nhỏ, hoặc uống những ngụm nước đá cũng có thể có ích. Với tình trạng nôn mửa liên tục thì giải pháp thay thế chất điện giải, theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, có thể là một lựa chọn ngắn hạn hiệu quả để điều chỉnh cân bằng điện giải cho cơ thể.

Ăn với số lượng nhỏ các loại bánh quy giòn, bánh mì nướng, và các loại thực phẩm dễ tiêu hóa sẽ giúp duy trì lượng đường trong máu, chống buồn nôn.

>> Mách nhỏ mẹ bầu cách chữa ốm nghén khi mang thai bằng liệu pháp tự nhiên

Sự khác nhau giữa ốm nghén bình thường và chứng ốm nghén nặng

Thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, nôn mửa.

Cảm giác buồn nôn chiếm phần lớn thời gian.

Đôi khi buồn nôn có kèm theo nôn mửa, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.

Buồn nôn kèm theo nôn mửa nghiêm trọng.

Cảm giác buồn nôn đến rồi đi, không liên tục nên còn có thời gian để nghỉ ngơi.

Cảm giác buồn nôn liên tục cả ngày lẫn đêm, rất ít khi thấy thoải mái.

Không phải mọi thứ ăn hay uống vào đều bị nôn ra hết, vẫn có thể giữ lại được một ít.

Nôn nghiêm trọng đến nỗi mọi thứ ăn hay uống vào đều bị nôn ra hết, không giữ lại được chút nào.

Thỉnh thoảng nôn nên không ảnh hưởng đến lượng nước trong cơ thể.

Nôn nhiều đến mức có dấu hiệu mất nước trong cơ thể.

Một trong những lưu ý quan trọng về chứng ốm nghén nặng là, nó không chỉ là “một trong những điều…”khi mang thai, mà nó có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi nếu không được điều trị đúng cách.

Cảm thấy buồn nôn là điều khá phổ biến trong giai đoạn đầu thai kỳ, nhưng nó hầu như sẽ chấm dứt khi bước qua giai đoạn hai. Ốm nghén nặng thì hơn như vậy, nó có thể đem đến đau khổ thực sự cho các bà mẹ đang mang thai.

Thai Nhi Có Gặp Nguy Hiểm Khi Mẹ Bầu Mang Đồ Nặng?

Thời kỳ mang thai mẹ bầu nên chú ý đến việc ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Nhiều mẹ bầu thắc mắc liệu việc mang đồ nặng có thể ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Thời kỳ mang thai mẹ bầu nên chú ý đến việc ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Nhiều mẹ bầu thắc mắc liệu việc mang đồ nặng có thể ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Chị Khánh Ly cùng gia đình ở trọ ở quận Bình Thạnh, TP. HCM và đang mang thai tuần 20. Đột nhiên, chủ nhà muốn lấy nhà lại để bán không cho gia đình chị thuê nữa. Vì vậy, gia đình chị phải dọn đến nhà mới. Việc dọn nhà có nhiều vật nặng cần bưng bê, nhất là cái cũi em bé sắp chào đời của người bạn cho. Muốn giúp chồng, chị đã cùng anh vận chuyển các đồ đạc. Thế nhưng, chị cảm thấy rất khó thở và mệt. Vậy việc làm này có an toàn cho thai nhi không?

Di chuyển đồ nội thất khi mang thai có an toàn?

Theo một chuyên gia, bạn có thể dọn dẹp đồ đạc trong nhà một chút ở 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, một số bác sĩ sản khoa không khuyến khích điều này.

Khi đang mang thai, việc dọn dẹp, bưng vác đồ nặng có thể gây nguy hiểm cho bà bầu. Bạn có thể đánh giá tình hình để xem mình tự làm được không hay phải nhờ người khác giúp. Điều này để tránh tình huống xấu có thể xảy ra.

Xem xét tình trạng sức khỏe của bạn và thai kỳ

Bạn hãy luôn cẩn thận tình trạng sức khỏe của mình cũng như quá trình phát triển của thai nhi. Trường hợp có bất kỳ dấu hiệu không bình thường, hãy thông báo ngay với bác sĩ. Nếu có những vấn đề ở lưng, tử cung, tiền sử sinh non hay được chẩn đoán là sinh non, tốt nhất, bạn nên tránh dọn dẹp đồ đạc trong nhà. Trong trường hợp thật sự cần thiết, bạn có thể trao đổi với bác sĩ sản khoa của mình.

Biết khả năng của bản thân và khi nào nên dừng lại

Dù bạn và thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh nhưng vẫn nên hạn chế di chuyển đồ đạc trong nhà. Bạn không nên bưng đồ nặng ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Nhiều bác sĩ khuyên bà bầu không được làm việc này từ tam cá nguyệt thứ hai để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Bạn có thể đẩy những món đồ nhẹ, miễn là không bị khó thở.

Bạn không nên nhấc vật nặng. Tuy nhiên, nếu khỏe mạnh và không có người giúp, bạn có thể nhấc vật nặng khoảng 22kg nhưng chỉ đến tuần thứ 20 của thai kỳ. Sau thời gian này, bạn chỉ nhấc những món đồ dưới 22kg.

Làm thế nào để mẹ bầu mang đồ nặng hoặc nhấc được đồ vật?

Khi mang thai, bạn có thể gặp khó khăn trong việc lấy thăng bằng. Nếu nhấc đồ vật không đúng cách, bạn và con có thể bị tổn thương. Điều này cũng làm tăng nguy cơ bị ngã. Do đó, bạn cần phải thận trọng hơn. Ngoài ra, để nhấc một vật lên, bạn nhớ ngồi xổm rồi đứng dậy nhẹ nhàng. Lúc này, áp lực sẽ đè lên chân và lưng bạn. Vì vậy, tốt nhất, bạn cần một vật gì đó vịn vào khi ngồi xổm hoặc đứng dậy để giúp bạn an toàn hơn.

Tóm lại, bạn hãy nhờ chồng hay các thành viên khác trong gia đình giúp đỡ việc khuân vác vật nặng. Tuy nhiên, nếu sau khi vác nặng, bạn cảm thấy kiệt sức hay khó chịu, hãy đến bác sĩ khám ngay.

BS. Nguyễn Thường Hanh