Xem Bà Bầu Đẻ / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Bà Đẻ Bà Bầu Có Nên Đi Xem Bói Không?

Giai đoạn mang thai là một giai đoạn hết sức cần chú ý và kiêng cử nhiều thứ, từ xưa đến nay, ông bà ta đã có nhiều tục lệ kiêng cử dành cho bà bầu mà mãi đến bây giờ những kiêng cử ấy vẫn còn được áp dụng và được nhiều người tin tưởng là có thật. Trong bài viết ngày hôm nay, sẽ đi giải đáp thắc mắc Bà bầu có nên đi xem bói không?

Bà bầu có nên đi xem bói không?

Ông bà ta ngày xưa có câu “có kiêng có lành” cho nên với những bà bầu đang trong thời kì quan trọng cần phải được chăm sóc và giữ gìn sức khỏe, tâm lý thật là tốt. Những quan niệm như bà bầu không được đi đám tang, ra nghĩa trang hay bà bầu không nên cắt tóc, khôn được chụp ảnh,… hiện nay vẫn được chị em phụ nữ áp dụng và kiêng cử.

Vì như việc bà bầu không nên đi đám mà vì có nhiều người cho rằng phụ nữ mang thai mà đi đám ma thì con sẽ bị kém phát triển, không thông minh hoặc cũng có thể bị ma ám. Tuy nhiên chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh điều này cả, các bác sĩ chỉ khuyên bà mẹ mang thai không nên đến dự đám ma là vì đám ma thường mang khí lạnh, âm khí rất dễ khiến cho mẹ bầu bị đau ốm, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Vậy đối với trường hợp bà bầu đi xem bói thì có nên hay không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi hay không? Khi mang bầu, hầu hết các bà mẹ đều thấy lo lắng về tình hình sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, nhiều trường hợp bà mẹ bị sảy thai, hư thai khiến cho ai cũng lo lắng và kiêng cử hết mức.

Cho nên trong những tháng mang thai, mẹ bầu luôn cố gắng bồi bổ chất dinh dưỡng cho cơ thể đồng thời kiêng cử vận động và những nơi không nên đến. Vì lo cho sức khỏe của mình và con, không biết con có sinh ra khỏe mạnh và tương lai như thế nào mà nhiều bà mẹ bầu chọn cách đi xem bói để biết trước được những điều đó, đồng thời xem thời gian tới có chuyện gì bất trắc sẽ xảy ra hay không.

Khi đặt câu hỏi mẹ bầu có nên đi xem bói hay không thì sẽ có nhiều lồng ý kiến trái chiều nhau được đưa ra, sẽ có người cho rằng việc đi xem bói không ảnh hưởng gì đến mẹ và thai nhi. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng mẹ bầu không nên đến những nơi xem bói vì ở đó thường có nhiều hồn ma trú ngụ, nếu đến đó rất dễ bị ma ám.

Tuy nhiên, đó là những ý kiến chưa được khoa học chứng nhận, các bác sĩ khuyên mẹ bầu không nên đi xem bói bởi vì trong lúc mẹ mang thai, mẹ cần phải được nghỉ ngơi, tịnh tâm và vui vẻ, không nên suy nghĩ quá nhiều khiến cho cơ thể mệt mỏi và lo lắng. Nếu những lời thầy bói nói là điềm lành thì không sao nhưng nếu là điềm xấu thì sẽ gây áp lực, buồn bã, lo lắng cho mẹ bầu.

Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, tâm lý, tình cảm của mẹ bầu, nhiều trường hợp còn khiến mẹ bầu mất ăn mất ngủ, sức khỏe suy kiệt, gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự sinh tưởng và phát triển của thai nhi. Chính vì thế mà mẹ bầu tốt nhất là không nên đi xem bói trong thời kì đang mang thai để giữ cho mình một tâm trạng thật tốt, thật vui vẻ để có thể sinh con được khỏe mạnh.

Một số địa điểm phụ nữ đang mang thai nên tránh đến?

Có những địa điểm mà mẹ bầu đặc biệt nên tránh đến bởi vì đó được cho là nơi gây hại đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Sau đây là những địa chỉ mà mẹ bầu tốt nhất không nên đến như:

Theo nghiên cứu thì phòng khám XQuang có chứa nhiều tia X có ảnh hưởng rất nhiều đến con người nhất là mẹ bầu và thai nhi. Khi chụp XQuang, các nhiễm sắc thể của tế bào trứng sẽ phát sinh dị hình hoặc bị đột biến gen khiến cho thai nhi có thể bị dị tật, phát triển không bình thường hoặc cũng có thể là dẫn đến tình trạng sảy thai.

Cho nên mẹ đang mang bầu thì tuyệt đối không nên chụp XQuang, ngoài ra mẹ ầu cũng nên cẩn tọng với những màn hình y tế, máy quét siêu âm với sóng điện từ và nguồn bức xạ siêu âm sẽ gây ra những tác hại gây nguy hiểm đến mẹ và bé trong một thời gian dài. Trong thời gian mang thai mẹ cũng nên tránh sử dụng điện thoại, máy tính và xem tivi.

Các loại hóa chất, nước tẩy rửa, thuốc nhuộm tóc, dung dịch lau nhà hay thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng đều là những loại chất độc hại và vô cùng nguy hiểm cho bà bầu, gây ảnh hưởng xấu trầm trọng đến sức khỏe của thai nhi và rất có thể dẫn đến tình trạng sẩy thai hoặc dị tật. Nếu mẹ bầu ngửi mùi hoặc bị chất độc, thuốc nhuộm bám vào người sẽ gây ra nhiều tình trạng như phán vỡ các tuyến nội tiết, tăng nguy cơ rối loạn thần kinh và các vấn đề phát triển ở trẻ, dị tật bẩm sinh,…

Những nơi ồn ào , náo nhiệt

Mẹ mang thai cần có không gian nghỉ ngơi và thư giản yên tĩnh, không nên để thai phụ ở những nơi ồn ào và náo nhiệt như trường học, sân vận động, sàn nhảy,… Những nơi ồn ào, náo nhiệt nhức óc với khói bụi, khói thuốc, rượu bia sẽ khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, đau đầu, mất sức và những nơi như thế mang một nguồn bệnh lây nhiễm rất lớn, tốt nhất thì mẹ bầu nên tránh xa.

Bài viết Bà bầu có nên đi xem bói không? đã giải đáp những thắc mắc về việc bà bầu có nên đi xem bói hay không, có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không. Hi vọng bài viết sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho tất cả mọi người và nhất là các chị em phụ nữ đang mang thai để có một sức khỏe tốt nhất.

Xem Cách Giảm Đau Đầu Ở Bà Bầu

Những mẹo sau có thể giúp bạn làm dịu cơn đau đầu:

Chườm bằng gạc

Với chứng đau căng đầu, một chiếc gạc ấm (hoặc mát) chườm lên trán sẽ giúp bạn dễ chịu và giảm thiểu cơn đau. Miếng gạc mát sẽ hoạt động hiệu quả nhất với chứng đau nửa đầu.

Tắm

Để vượt qua cơn đau nửa đầu, tắm bằng nước mát sẽ giúp bạn làm dịu cảm giác khó chịu tức thời. Nếu không tắm, bạn có thể vẩy chút nước mát lên mặt, điều này cũng có tác dụng giảm đau.

Còn tắm nước ấm trong bồn hoặc dưới vòi hoa sen sẽ có hiệu quả giảm chứng đau căng đầu.

Tinh thần thoải mái khi mang thai rất tốt cho thai nhi

Tránh bị đói, khát

Để ngăn ngừa hiện tượng hạ đường huyết (yếu tố gia tăng cơn đau đầu), bạn nên ăn những bữa nhỏ thường xuyên, với các loại bánh, hoa quả hay sữa chua; tuy nhiên, bạn nên tránh xa những loại kẹo ngọt chứa nhiều đường vì chúng sẽ gây tăng lượng đường trong máu.

Cũng nên uống đủ nước để cơ thể không bị mất nước, uống từng ngụm nước thật chậm nếu chứng đau nửa đầu khiến bạn bị nôn.

Tránh bị kiệt sức

Nên dành thời gian để bạn nghỉ ngơi trong ngày. Nếu cơn đau đầu dữ dội, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi trong căn phòng tối, yên tĩnh.

Tập thể dục

Một số nghiên cứu chứng minh, chế độ luyện tập thường xuyên trong thai kỳ có tác dụng giảm stress – yếu tố gây nên chứng đau căng đầu. Nếu bạn có tiền sử đau nửa đầu, bạn nên tập luyện thật chậm rãi, những động tác mạnh đột ngột sẽ khiến cơn đau nguy hiểm hơn. Cũng không nên luyện tập khi bạn xuất hiện cơn đau đầu.

Tâm trạng mong chờ là cảm giác hạnh phúc nhất của người mẹ

Massage

Massage toàn thân giúp giảm thiểu sự căng cơ, nhất là vùng cổ, vai và lưng. Không cần kỹ thuật chuyên nghiệp, bạn có thể nhờ chồng xoa bóp nhẹ vùng lưng và vùng đầu (kết hợp vừa gội đầu vừa massage đầu). Khá nhiều thai phụ thoát khỏi cơn đau căng đầu nhờ liệu pháp massage.

Kỹ thuật khác

Yoga được biết đến như giải pháp giảm stress hiệu quả dành cho thai phụ, nhờ thế những cơn đau căng đầu cũng được đẩy lùi.

Châm cứu

Là một trong những biện pháp trị liệu an toàn dành cho thai phụ. Nếu bạn muốn sử dụng phương pháp này để giảm đau đầu, bạn có thể trao đổi với bác sĩ.

Dấu hiệu nên đi khám

Phần lớn các cơn đau đầu trong thai kỳ đều gây khó chịu nhưng vô hại; tuy nhiên, đau đầu có thể là một dấu hiệu bệnh. Những dấu hiệu sau, bạn nên đi khám:

– Trong quý II, III, đau đầu nghiêm trọng kèm theo triệu chứng thay đổi thị giác, đau nhói vùng bụng trên, đột nhiên tăng cân, sưng phù nặng ở mặt và chân. Bạn cần đi xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra về chứng tiền sản giật.

– Đau đầu sau khi bị ngã hoặc bị chấn thương vùng đầu.

– Bạn đau vùng dưới mắt, một bên mặt hoặc cảm giác đau trong khoang miệng – dấu hiệu có thể bạn mắc chứng nhiễm trùng xoang và cần được điều trị bởi bác sĩ.

– Bạn bị đau đầu sau khi đọc sách hoặc ngồi trước màn hình máy tính mà cơn đau không thuyên giảm dù bạn đã nghỉ ngơi.

Hàng Loạt Bệnh Viện Ở Sài Gòn Tổ Chức Xem Chung Kết Aff, Bà Bầu Sắp Đẻ Cũng Háo Hức Chờ ‘Quẩy’ Cùng Tuyển Việt Nam

Để tiếp lửa cho tuyển bóng đá Việt Nam trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2018, nhiều bệnh viện tại chúng tôi và các tỉnh thành lân cận đã lắp đặt những chiếc màn hình lớn và trang bị băng rôn cho bệnh nhân cổ vũ. Trong số này có cả bệnh viện phụ sản.

Tại Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM), một ngày trước trận chung kết lượt về lãnh đạo và nhân viên phòng Công tác xã hội đã cùng nhau trang trí tầng trệt, khu D trở thành một “sân khấu bóng đá” đúng nghĩa.

ThS Lê Minh Hiển, trưởng phòng Công tác xã hội của BV chia sẻ, hoạt động này vừa để phục vụ nhu cầu cổ vũ đội tuyển bóng đá nam quốc gia, vừa giúp bà con cô bác tạm quên đi nỗi đau bệnh tật và cũng để cầu chúc cho tuyển Việt Nam giành chiến thắng trước Malaysia để lên ngôi vô địch.

Còn tại BV Ung Bướu chúng tôi sau thành công của trận chung kết lượt đi, chiều nay (15/12), BV tiếp tục phối hợp cùng quỹ Vì ngày mai tươi sáng tổ chức xem bóng cho thân nhân và bệnh nhân đang điều trị.

Tương tự tại BV Xuyên Á (huyện Củ Chi, TP.HCM), một màn hình lớn được lắp ngay khu vực khuôn viên sảnh gần khoa Khám bệnh từ trận chung kết lượt đi Việt Nam – Malaysia để bệnh nhân lẫn y bác sĩ tiện theo dõi.

Đáp lại, nhiều thân nhân bệnh nhân tỏ ra rất hào hứng, thậm chí tập trung xung quanh các hành lang để chờ giây phút Việt Nam thi đấu.

Không khí bóng đá thậm chí còn lan đến BV Phụ sản Thành phố Cần Thơ, nơi có rất đông bà bầu chờ đến ngày lâm bồn.

Đại diện phòng Công tác xã hội nơi đây cho biết đã chuẩn bị cho buổi trực tiếp bóng đá nhiều ngày trước. Phụ huynh được phát băng rôn cho cả các bé mới sinh để cả gia đình cùng tham gia cổ vũ.

Ai cũng háo hức đến giờ bóng lăn và hi vọng Việt Nam sẽ nâng cao cúp vô địch.

Hoàng Lê

Bà Bầu Bị Đau Bụng Đi Ngoài: Không Thể Xem Nhẹ

Phụ nữ mang thai thường rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón. Việc bà bầu bị đau bụng đi ngoài có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong thời gian mang thai và có thể nhanh chóng kết thúc hay kéo dài nhiều ngày. Thoạt đầu, tình hình có vẻ không đáng ngại, nhưng khi đau bụng đi ngoài kéo dài hoặc bị tiêu chảy sẽ không chỉ đe dọa sức khỏe của mẹ bầu mà còn tác động đến thai nhi.

Đau bụng đi ngoài – Chuyện nhỏ mà không nhỏ

Bà bầu bị đau bụng đi ngoài có sao không? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào các biểu hiện và nguyên nhân của tình trạng này. Tình trạng bà bầu bị đau bụng đi ngoài thường được biểu hiện thông qua những cơn đau theo nhiều mức độ, nhẹ thì đau râm ran quanh vùng bụng, rốn, nặng thì đau quặn, căng trướng bụng. Kèm theo đó, mẹ bầu có thể đi ngoài nhiều lần trong ngày, tiêu chảy với phân lẫn nhiều nước, trường hợp nặng, trong phân có thể lẫn máu. Khi đau bụng đi ngoài do nhiễm khuẩn, mẹ có thể còn bị nôn và sốt.

Những trải nghiệm không hề dễ chịu đó có thể kéo dài từ 1 đến 10 ngày hoặc lâu hơn. Trong đa số trường hợp, các mẹ chỉ bị đi ngoài 1,2 ngày và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, với những mẹ bầu bị đau bụng đi ngoài kéo dài, đi phân lỏng có thể sẽ dẫn đến mất nước. Mất nước nghiêm trọng xảy ra thường khiến mẹ cảm thấy cả người mệt mỏi. Nghiêm trọng hơn, khi cơ thể mất nước, việc hấp thụ chất dinh dưỡng của thai nhi cũng bị ảnh hưởng, bé có thể bị thiếu chất và chậm phát triển.

Do đó, các mẹ bầu không nên xem nhẹ những biểu hiện đau bụng đi ngoài. Đặc biệt, cần theo dõi số lần đi ngoài và các đặc điểm của chất thải ra để kịp thời xử lý khi có những biểu hiện nặng.

Nguyên nhân bà bầu bị đi ngoài

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau bụng đi ngoài thường là do thực phẩm kém vệ sinh, do bị nhiễm khuẩn hoặc do thay đổi trong cơ thể khi mang thai.

Bà bầu bị đau bụng đi ngoài do thực phẩm

Khi bị đau bụng đi ngoài, trước hết mẹ bầu nên thử kiểm tra lại những món mình đã ăn. Mang thai là lúc khẩu vị có nhiều thay đổi nhất. Các mẹ bầu có khuynh hướng thích ăn vặt nhiều hơn, đồng thời có nhu cầu ăn lượng thức ăn lớn hơn, dễ la cà ở các hàng quán hơn… Những món ăn không đảm bảo vệ sinh, không được chế biến và bảo quản đúng cách có thể là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài.

Đau bụng đi ngoài do nhiễm trùng

Những loại vi khuẩn, virus khi xâm nhập vào hệ tiêu hóa cũng có thể gây ra tình trạng đau bụng đi ngoài. Trong số những loại vi sinh vật gây bệnh đường tiêu hóa, nguy hiểm và phổ biến nhất là E.Coli, Salmonella và Rotavirus. Biểu hiện khi bị nhiễm các vi khuẩn, virus này thường là đau bụng, tiêu chảy trong một vài ngày, có thể kèm theo sốt và nôn. Tay và miệng là 2 “cánh cửa” quan trọng trong con đường lây truyền của các loại virus, vi khuẩn có hại này.

Do những thay đổi của cơ thể

Khi mang thai, các cơ ruột của mẹ sẽ được thả lỏng do sự thay đổi của các hormone, do đó, quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra một cách chậm chạp hơn. Nếu ăn quá nhiều, hoặc chọn các món ăn có nhiều gia vị sẽ rất dễ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu và đau bụng, đi ngoài là hệ quả thường thấy. Ngoài ra, hệ miễn dịch toàn cơ thể của các mẹ bầu cũng không mạnh mẽ như lúc chưa mang thai, khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi các loại vi sinh vật ngoại lai hơn.

Đau bụng đi ngoài, bầu xử lý ra sao?

Để tránh bị đau bụng đi ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe, các mẹ bầu nên chủ động phòng ngừa bằng cách “ăn chín, uống sôi”. Những thực phẩm được rửa sạch, nấu chín kỹ và bảo quản cẩn thận sẽ ít có nguy cơ bị nhiễm các vi sinh vật nguy hiểm. Nếu mẹ không tự nấu ăn mà thường ăn uống bên ngoài, nên chọn những món ăn nóng và là món chín, tránh ăn đồ tái, đồ sống hay trứng lòng đào…

Khi bà bầu bị đau bụng đi ngoài nhưng không nghiêm trọng, số lần đi ngoài chỉ 1-3 lần/ ngày, nên cố gắng xác định loại thực phẩm hay yếu tố nào đã ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mình. Nếu từ khi bắt đầu bổ sung những thực phẩm này, mẹ xuất hiện triệu chứng đau bụng đi ngoài, nên thử dừng lại để theo dõi một thời gian và hỏi ý kiến bác sĩ để chọn lựa cách bổ sung dinh dưỡng thích hợp.

Nếu bị tiêu chảy, mẹ nên uống nhiều nước và bổ sung nước điện giải (oresol) để bù đắp lượng nước cho cơ thể. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sẽ yêu cầu mẹ uống thêm men tiêu hóa và các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa khác.

Một số món ăn cho bà bầu có thể giúp khắc phục tình trạng đau bụng, tiêu chảy khi mang thai bao gồm ổi, nước cà rốt, nước gạo rang.

Bà bầu bị đau bụng đi ngoài nên đi khám bệnh khi bị đi ngoài trên 5 lần/ ngày, mệt mỏi, sốt, nôn, hoặc đã áp dụng các biện pháp bù nước và điện giải, bổ sung men tiêu hóa… trong 24 giờ nhưng tình trạng không được cải thiện.

Ngoài ra, để tránh tạo áp lực cho hệ tiêu hóa, mẹ bầu nên ăn ít, chia nhỏ các bữa ăn. Mẹ nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì chỉ có 3 bữa chính. Ngoài ra, mẹ nên rửa tay sạch trước khi ăn để tránh lan truyền các vi sinh vật có hại vào bộ máy tiêu hóa.