Xét Nghiệm Đường Máu Khi Mang Thai / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Xét Nghiệm Đường Huyết Khi Mang Thai

Trong tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ, các bác sĩ hay chỉ định xét nghiệm đường huyết khi mang thai với các bà bầu để phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ nếu có và có thể xử lý kịp thời những vấn đề xảy ra. Căn bệnh tiểu đường thai kỳ thường không có bất kỳ một biểu hiện bất thường nào, do đó xét nghiệm là biện pháp duy nhất để mẹ bầu sớm phát hiện ra bệnh.

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì? Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu ở cao hơn mức bình thường và chỉ xảy ra hiện tượng này trong quá trình mang thai. Có tới 5% phụ nữ mang thai đã mắc tình trạng này và xét nghiệm đường huyết khi mang thai là xét nghiệm sàng lọc chỉ ra những nguy cơ, có tác dụng như một bước đệm quan trọng để các bác sĩ quyết định có nên tiến hành các xét nghiệm khác cho bạn hay không.

Nếu như kết quả là dương tính thì các mẹ bầu sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm dung nạp G…L…U…C..O…S…E…. Xét nghiệm này lâu hơn nhưng sẽ khẳng định được chính xác tình trạng tiểu đường của thai kỳ.

Khi làm xét nghiệm nước tiểu, nếu phát hiện thấy lượng đường cao thì ngay lúc đó các bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bầu làm xét nghiệm thử G…L…U…C..O…S…E… trước khi bước vào tuần thứ 24 của thai kỳ. Nếu kết quả không có gì bất thường thì bạn sẽ được làm các xét nghiệm tầm soát khác vào tuần thứ 24 tới tuần thứ 28 của thai kỳ.

Khi tiến hành làm xét nghiệm, bạn sẽ được uống một dung dịch ngọt có chứa 50g G…L…U…C..O…S…E…, bạn cần phải uống hết dung dịch này trong 5 phút để có thể tiến hành xét nghiệm đường huyết khi mang thai. Một tiếng sau đó, bạn sẽ được lấy mẫu máu để kiểm tra đường huyết. Cơ thể bạn chuyển hóa đường như thế nào sẽ được cho thấy sau thí nghiệm này. Vài ngày sau đó, kết quả sẽ được thông báo. Nếu lượng đường trong máu của bạn cao, bạn cần làm thêm xét nghiệm dung nạp G…L…U…C..O…S…E… sau đó.

Cần Làm Xét Nghiệm Glucose Máu Khi Mang Thai Để Tầm Soát Tiểu Đường

CẦN LÀM XÉT NGHIỆM GLUCOSE MÁU KHI MANG THAI ĐỂ TẦM SOÁT TIỂU ĐƯỜNG

Đối với phụ nữ mang thai, tiểu đường là một trong những bệnh nguy hiểm nhưng lại không có dấu hiệu cụ thể. Vì thế, việc mẹ bầu thực hiện xét nghiệm glucose máu khi mang thai là cần thiết để tầm soát nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt là những mẹ thuộc các trường hợp sau đây.

Xét nghiệm glucose máu khi mang thai có mối liên kết trực tiếp với bệnh tiểu đường thai kỳ. Bởi vì nếu mẹ bầu bị bệnh thì lượng glucose trong máu nhất định sẽ tăng cao hơn mức bình thường. Ở mức nhất định thì glucose có thể gây ra nhiều biến chứng đe dọa sức khỏe của cả người mẹ và em bé.

Những đối tượng cần xét nghiệm glucose máu khi mang thai

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ còn được gọi là xét nghiệm glucose máu khi mang thai. Đây là một trong những xét nghiệm vô cùng quan trọng trong giai đoạn mang thai tuần 24 – 28, nhằm mục đích phát hiện nguy cơ tiểu đường ở thai phụ.

Triệu chứng tiểu đường thai kỳ không loại trừ bất kỳ đối tượng nào. Đặc biệt đối với những đối tượng sau đây thường có nguy cơ bị bệnh cao hơn:

Đối với những mẹ bầu có chỉ số (BMI) lớn hơn 30.

Những mẹ đã có tiền sử từng sinh con nặng hơn 4,1 kg.

Gia đình có người bị tiểu đường, hoặc mẹ đã bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.

Người mẹ tăng cân nhanh và béo phì trước và trong khi đang mang thai.

Những kiểu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm thử nồng độ glucose

Đối với xét nghiệm thử glucose (GCT) sẽ đưa ra các chỉ số giúp sàng lọc nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Xét nghiệm này sẽ là bước đệm để bác sĩ quyết định người mẹ có cần thực hiện thêm các kiểm tra khác hay không. Mẹ cũng cần hiểu rằng khi xét nghiệm glucose máu bước đầu nếu như kết quả dương tính chưa thể kết luận bạn đang mắc tiểu đường thai kỳ.

Nghiệm pháp dung nạp glucose trong máu

Còn gọi là xét nghiệm GTT, quy trình xét nghiệm sàng lọc thường mất nhiều thời gian hơn và cho kết quả chính xác về nguy cơ tiểu đường của người mẹ. Để làm xét nghiệm chính xác, trước đó thai phụ sẽ không được ăn gì trong khoảng 8-12 tiếng. Xét nghiệm GTT vào buổi sáng sớm để đảm bảo mẫu máu đầu tiên được lấy ra nguyên chất tuyệt đối.

Sau khi lấy máu lần đầu mẹ sẽ được uống một lượng dung dịch glucose và sau 2 tiếng bác sĩ sẽ tiếp tục lấy mẫu máu tiếp theo để kiểm tra. Trường hợp cả 2 mẫu máu của mẹ đều dương tính thì 100% là mẹ đã bị tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ và tình trạng bệnh để có phương án tư vấn điều trị phù hợp cho mẹ.

Lợi ích khác của việc xét nghiệm glucose máu khi mang thai

Không chỉ đem đến kết quả chính xác về việc mẹ có bị tiểu đường hay không mà xét nghiệm glucose máu khi mang thai còn có ý nghĩa làm rõ các nguy cơ khác trong thai kỳ đối với cả người mẹ và thai nhi.

Đối với thai nhi, bác sĩ sẽ có cơ sở để phát hiện sớm nguy cơ trẻ bị thừa cân, béo phì và các khả năng có thể dẫn đến thai lưu, sảy thai hay sinh non.

Những Ai Cần Xét Nghiệm Đường Huyết Khi Mang Thai?

Có đến gần 5% phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ vì chế độ dinh dưỡng không cân đối. Chính vì thế xét nghiệm đường huyết là một việc vô cùng quan trọng mà các mẹ bầu cần lưu tâm. Các chuyên gia sức khỏe đều chỉ định xét nghiệm thử glucose trong tuần thai thứ 24 đến 28 để giúp các mẹ sớm phát hiện bệnh và xử lý kịp thời những vấn đề có thể xảy ra.

Xét nghiệm đường huyết khi mang thai

Nếu thai phụ thuộc nhóm nguy cơ cao đối với tiểu đường hoặc đang có những dấu hiệu như có đường trong nước tiểu, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm xét nghiệm thử glucose trước tuần thứ 24 của thai kỳ. Nếu kết quả là bình thường, bạn sẽ được tầm soát một lần nữa vào tuần 24 đến 28.

– Xét nghiệm thử glucose

Trước khi tiến hành xét nghiệm thử glucose, mẹ bầu sẽ được cho uống hết một dung dịch ngọt có chứa 50g glucose trong vòng 5 phút. Sau đó một tiếng, các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để đem đi kiểm tra mức đường huyết. Mẹ sẽ biết kết quả sau một vài ngày. Nếu kết quả cao, mẹ bầu sẽ được yêu cầu làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose.

– Xét nghiệm dung nạp glucose

Khác với xét nghiệm ở trên, lần này các mẹ sẽ không được ăn bất cứ thứ gì trước khi tiến hành. Theo các bác sĩ, thời điểm tốt nhất để xét nghiệm dung nạp glucose là vào sáng sớm để tránh tình trạng mẹ bầu phải nhịn đói quá lâu.

Khi đến kiểm tra, bác sẽ tiến hành lấy mẫu máu để kiểm tra đường huyết lúc đói. Sau đó, mẹ bầu sẽ được cho uống một lượng dung dịch glucose. Cách một giờ, mẹ bầu sẽ được lấy mẫu máu. Sau 3 lần lấy máu, nếu có 2 kết quả dương tính trở lên, bác sĩ có thể kết luận bạn đã mắc tiểu đường thai kỳ.

Những phụ nữ có nguy cơ bị mắc tiểu đường thai kì

Bất cứ phụ nữ nào cũng có thể bị mắc tiểu đường thai kỳ nhưng phụ nữ có nguy cơ cao mắc phải nếu như:

– Chỉ số cơ thể BMI trên 30 – sử dụng cách tính chỉ số cân nặng để cho ra kết quả BMI.

– Các mẹ đã từng sinh con nặng khoảng 4,5kg hoặc nặng hơn.

– Bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.

– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

– Phụ nữ bị quá cân, béo phì cả trước và khi đang mang thai.

Dấu hiệu mẹ bị tiểu đường thai kì – Luôn khát nước đến khô họng

Nếu mẹ bầu nhận thấy mình có cảm giác khô miệng và muốn uống nước nhiều hơn bình thuờng thì cần phải đi kiểm tra ngay bởi đây là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang có nguy cơ bị tiểu đường thai kì.

– Buồn tiểu liên tục

Đi tiểu liên tục là một hiện tượng bình thường xảy ra trong suốt thời kì mang thai nên nhiều mẹ bầu không mấy để tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết tiểu đường thai kỳ cũng có thể gây nên tình trạng đi tiểu thường xuyên bởi khi lượng glucose không được chuyển hóa hết và tồn đọng trong máu, thận sẽ “phản ứng” bằng cách xả vào nước tiểu. Vì thế mẹ bầu cần chia sẻ thông tin này với chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

– Mệt mỏi đến kiệt sức

Nếu trong thời gian mang thai, mẹ bầu nhận thấy tình trạng mệt mỏi của mình ngày càng gia tăng, đồng thời luôn thở dốc sau mỗi bữa ăn thì cần nghĩ ngay đến bệnh tiểu đường thai kì.

– Xuất hiện nhiều tưa lưỡi

Tưa lưỡi xuất hiện dày, liên tục là biểu hiện của việc cơ thể thừa đường. Khi mắc tiểu đường thai kỳ, lượng đường thừa trong cơ thể là nguồn nuôi dưỡng cho nấm candida sinh sôi, dẫn tới hình thành tưa.

Theo Thanh Loan (Dịch từ Momjunction) (Khám Phá) Nguồn: eva

Có Nên Xét Nghiệm Máu Trước Khi Mang Thai?

Trong thai kì, nếu sản phụ mắc phải một số bệnh như rubella, bệnh phụ khoa,… sẽ có nguy cơ sinh non, sinh con dị tật như mù lòa, điếc, tim mạch, chậm phát triển trí tuệ… Vì vậy, chị em phụ nữ khi lên kế hoạch có con có nên xét nghiệm máu trước khi mang thai.

Bên cạnh đó, xét nghiêm máu trước khi mang thai còn giúp kiểm tra xem người phụ nữ đang muốn làm mẹ có mắc các bệnh lý nguy hiểm, không nên có con như: nhiễm HIV, ung thư… Các loại xét nghiệm cần thực hiện dựa trên xét nghiệm mẫu máu bao gồm:

Xét nghiệm chức năng gan

Các bệnh lý ở gan như viêm gan siêu vi B, C có khả năng cao lây truyền từ mẹ sang con thông qua đường máu và bào thai. Trẻ sơ sinh cũng có thể bị lây nhiễm trong quá trình sinh và quá trình chăm sóc như khi mẹ cho con bú… Vì vậy, trước khi mang thai, cần xét nghiệm chức năng gan nhằm tầm soát các nguy cơ mắc bệnh. Nên tiến hành trong 3 tháng trước khi quyết định mang thai. Cách phổ biến là kiểm tra tĩnh mạch, xét nghiệm máu.

Virus Rubella đi qua máu của người mẹ nhiễm vào thai nhi, gây nhiễm trùng bào thai, có thể gây hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ. Nếu trẻ bị nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu đời sẽ có nguy cơ cao bị mù lòa, điếc, bệnh tim mạch, hở hẹp van tim, hẹp động mạch phổi, chậm phát triển trí tuệ… Người mẹ có khả năng sảy thai cao. Phương pháp phổ biến nhằm phát hiện virus gây bệnh rubella là xét nghiệm tĩnh mạch máu. Phương pháp này được áp dụng cho tất cả ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ. Chị em cần làm xét nghiệm này ít nhất 3 tháng trước khi dự định mang thai.

Xét nghiệm bất thường nhiễm sắc thể

Nếu chị em có người thân trong gia đình mắc bệnh di truyền, hoặc đã từng sảy thai, và tuổi từ 35 trở lên, rất cần xin tư vấn từ bác sĩ để thực hiện xét nghiệm bất thường nhiễm sắc thểtrước khi mang thai. Phương pháp phổ biến để kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể là xét nghiệm máu. Xét nghiệm này nên được kiểm tra trong thời gian 3 tháng trước khi mang thai. Mục đích là để kiểm tra các bệnh di truyền từ bố mẹ có thể lây sang trẻ sơ sinh.

Việc xét nghiệm công thức máu trước hết để xác định tình trạng thiếu máu trong cơ thể người phụ nữ và có cần bổ sung thêm sắt hay không. Đó là do việc mang thai sẽ làm cho chứng thiếu sắt, thiếu máu trở nên nghiêm trọng.

Thứ hai, việc xét nghiệm máu còn nhằm xác định nhóm máu để khi cần thiết, thai phụ hoặc em bé sẽ được truyền máu và xác định yếu tố Rh để phòng bất đồng nhóm máu mẹ và con. Kết quả của xét nghiệm cho biết người đó âm tính hay dương tính với Rh. Nếu người mẹ âm tính với Rh (Rh-), còn người bố dương tính với Rh (Rh+), em bé có thể mang Rh(+). Khi đó, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những chất kháng thể làm thai nhi bị đào thải hoặc trẻ sẽ tử vong ngay khi sinh ra.

Ngoài ra, người mẹ tương lai cũng cần xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm đường huyết trong máu để kiểm tra đường huyết và các vấn đề về chức năng thận.