Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai Webtretho / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai

Xét nghiệm máu khi mang thai là xét nghiệm vô cùng cần thiết được các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện ở các thai phụ. Vậy, xét nghiệm này có thật sự cần thiết, nên lưu ý những gì để mang lại hiệu quả tốt nhất cho mẹ và bé? Bài viết sau sẽ là câu trả lời dành cho bạn.

Vì sao mẹ bầu cần tiến hành xét nghiệm máu?

Xét nghiệm máu là xét nghiệm mang ý nghĩa quan trọng giúp:

Đánh giá tình trạng sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Dự đoán nguy cơ cho thai kì và quá trình sinh nở để có các phương án dự phòng nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

Hỗ trợ tư vấn dinh dưỡng, thực hiện sàng lọc trước sinh.

Loại bỏ nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Ngăn ngừa các nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn ở trẻ.

Các loại xét nghiệm máu khi mang thai cần thực hiện

Để đảm bảo quá trình mang thai cũng như sinh nở của người phụ nữ được trọn vẹn và đảm bảo sức khỏe, sự phát triển toàn diện của bé yêu, thai phụ nên tiến hành các xét nghiệm máu cơ bản sau:

Hội chứng Down: Xét nghiệm máu giúp kiểm tra sớm những bất thường ở bào thai xem thai nhi có khả năng mắc hội chứng Down hay không. Đây là một bệnh lý rất nguy hiểm và gây nên những hệ lụy nghiêm trọng cần được phát hiện sớm để có liệu pháp điều trị kịp thời.

Kiểm tra nhóm máu: Thông qua xét nghiệm máu giúp xác định chính xác nhóm máu của người mẹ để từ đó đưa ra các phương án dự sinh trong trường hợp sản phụ mất máu quá nhiều khi sinh cần được truyền máu để cứu mạng. Đặc biệt, có những trường hợp trong nhóm máu của mẹ có yếu tố Rh- và bố là Rh+ thì thai nhi có thể mang yếu tố RH+ đối nghịch với mẹ khiến cơ thể người mẹ sản xuất ra chất kháng thể phá hủy hồng cầu ở thai nhi gây nên những tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, xét nghiệm máu lúc này giúp đưa ra những phương án dự phòng và giải pháp điều trị hữu hiệu đảm bảo sức khỏe mẹ bầu và trẻ.

Bất thường hồng cầu: Thông qua kiểm tra công thức máu sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia – là hai căn bệnh rối loạn tế bào máu nguy hiểm gây nên tình trạng thiếu máu ở mẹ, cản trở thai nhi phát triển.

Mức độ kháng thể với virus: Các virus nguy hiểm như: Rubella, xoắn khuẩn gây bệnh giang mai, HIV,… tiềm ẩn những rủi ro rất lớn với thai phụ nếu mắc phải. Do đó, xét nghiệm máu khi mang thai là thủ thuật cần thiết giúp hạn chế tối đa rủi ro từ các virus gây hại này.

Phát hiện CMV (Cytomegato virus): Đây là một loại virus lây truyền khi tiếp xúc giữa người với người và chỉ có thể phát hiện khi tiến hành xét nghiệm máu. Thông thường, bệnh không gây nên hậu quả nặng nề nào. Tuy nhiên, với bà bầu thì đây lại là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sảy thai, dị tật bẩm sinh nghe nhìn, chậm phát triển.

Viêm gan B: Nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ mắc bệnh qua con là rất cao gây nên tổn thương nghiêm trọng cho gan của trẻ. Bệnh nếu được phát hiện sớm có thể loại bỏ hoàn toan nguy cơ lây nhiễm bằng vacxin. Tuy nhiên, ngoại trừ xét nghiệm máu thì rất khó để phát hiện bệnh lý này bằng các liệu pháp thông thường khác.

Rối loạn tế bào máu: Xét nghiệm máu khi mang thai cho phép bác sĩ xác định hàm lượng heamoglobin trong máu, từ đó đánh giá hàm lượng sắt hiện tại.

Tìm kháng thể HIV: Virus HIV chính là nghuyên nhân gây bệnh AIDS – nỗi ám ảnh của cả nhân loại. Xét nghiệm máu giúp phát hiện bệnh lý này hiệu quả, nếu xác định kết quả dương tính, thai phụ và em bé sẽ được điều trị để giúp duy trì sức khỏe mẹ và bé, cũng như hạn chế nguy cơ bé bị nhiễm virus HIV.

Thời điểm nào cần xét nghiệm máu cho bà bầu?

Trên thực tế, không có quy định bắt buộc bà bầu phải xét nghiệm máu. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ các chuyên gia thì xét nghiệm máu là hoạt động cần thiết với thai phụ nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kì.

Từ tuần 28 của thai kì trở lên xét nghiệm máu cũng được coi là thủ tục cần thiết để chuẩn bị ca sinh nở: nhóm máu, sự đông máu, một số bệnh về máu, bệnh truyền nhiễm,…

Việc nắm được các chỉ số máu cơ bản sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát sức khỏe của bản thân và dành sự chăm sóc tốt nhất cho bé yêu. Bạn có thể tham khảo một vài chỉ số cơ bản của xét nghiệm máu trong thời kỳ mang thai sau:

Vượt ngưỡng: Mẹ bầu có vấn đề hoặc các nguyên nhân: suy tim sung huyết, xuất huyết tiêu hóa, sốc, sốt,…

Vượt ngưỡng: Tăng nguy cơ mẹ bầu mắc bệnh Gout ảnh hưởng tới khớp, sỏi thận

Thấp hơn: dẫn tới bệnh Wilson, tổn thương tế bào gan.

Vượt ngưỡng: khả năng đào thải của gan bị suy giảm gây nên các vấn đề về gan.

Nhóm mỡ máu

Cholesterol: 3,4 – 5,4 mmol/l

Trglycerid: 0,4 – 2,3 mmol/l

HDL – Choles: 0,0 – 2,9 mmol/l

Vượt ngưỡng: nguy cơ bệnh tim mạch, huyết áp.

Vượt ngưỡng: giảm sức đề kháng của gan và hệ miễn dịch.

Vượt ngưỡng: tăng đường huyết gây nguy cơ tiểu đường ở mẹ bầu.

Thấp hơn: Mẹ bầu mắc chứng tụt huyết áp.

Vượt ngưỡng: nguy cơ bệnh về thận, tiểu đường, tăng huyết áp, NMCT cấp,…

Thấp hơn: có thể dẫn đến tình trạng sản giật.

Tuy nhiên, để hiểu rõ nhất về các thông số kiểm tra máu cho mẹ bầu, cách tốt nhất là bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng để được các bác sĩ giải thích kết quả xét nghiệm và tư vấn giải pháp kịp thời nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Hiện nay, Đa khoa Pacific chính là địa chỉ xét nghiệm máu uy tín, chất lượng dành cho bà bầu được nhiều người lựa chọn vì những ưu thế nổi bật:

Có Nên Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai?

Xét nghiệm máu là việc làm không mang tính bắt buộc, nhưng luôn được các bác sỹ khuyến cáo khi đi khám sức khỏe định kỳ. Xét nghiệm máu còn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và cần thiết đối với phụ nữ khi mang thai, nhất là vào 3 tháng đầu thai kỳ. Nhờ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về sức khỏe của mẹ bầu, sự phát triển của thai nhi, đồng thời theo dõi những nguy cơ bất thường có thể xảy ra.

Xét nghiệm máu khi mang thai thường xuyên giúp bác sỹ theo dõi thai kỳ của bà mẹ một cách chu đáo nhất, đồng thời theo dõi được sự phát triển toàn diện của thai nhi và sớm phát hiện ra những dị tật, bất thường để có hướng khắc phục sớm.

Xét nghiệm máu khi mang thai giúp phát hiện hội chứng Down

Vào 3 tháng đầu của chu kỳ mang thai, ngoài một số thủ tục thăm khám thông thường khác, bà bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra bất thường ở bào thai. Thông qua kết quả này, kết hợp với kết quả đo độ mở da gáy, mẹ có thể biết thai nhi trong bụng có đang mắc phải hội chứng Down hay không.

Xét nghiệm máu khi mang thai để biết về nhóm máu

Phụ nữ khi mang thai hoặc khi sinh nở rất khó lường hết những tình huống xảy ra, để hạn chế những rủi ro và phòng trường hợp cần truyền máu khi mang thai hoặc sinh nở mẹ bầu nên kiểm tra nhóm máu để chuẩn bị.

Thông thường, nhóm máu O là phổ biến nhất, sau đó mới đến nhóm máu A, B và AB. Nếu bạn thuộc nhóm máu Rh, bác sĩ cần kiểm tra độ âm hay dương tính với Rh. Nếu mẹ là âm tính Rh-, trong khi bố dương tính Rh+, bé con sinh ra có thể mang nhóm máu Rh+.

Lúc này, trong thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những kháng thể, phá hủy hồng cầu ở cơ thể bé. Do đó, với trường hợp này, bà bầu có nhóm máu RH- sẽ được chích Globulin miễn dịch Rh, ngăn chặn các kháng thể chống Rh gây nguy hiểm trong quá trình mang thai hay lần mang thai tiếp theo.

Xét nghiệm máu để kiểm tra hàm lượng sắt

Xét nghiệm máu khi mang thai cho biết hàm lượng heamoglobin có trong máu. Nếu lượng chất này thấp, đây là dấu hiệu mẹ bầu đang thiếu máu, thiếu sắt. Cơ thể phụ nữ mang thai cần lượng sắt tăng gấp đôi người bình thường để sản xuất heamoglobin, mang ô-xy vào hồng cầu.

Vì thế, qua xét nghiệm máu bác sỹ sẽ kết luận được chính xác mẹ bầu có đang bị thiếu sắt hay không? Để có chỉ định dùng thuốc sắt phù hợp.

Sau cột mốc xét nghiệm ở 3 tháng đầu, mực heamoglobin được kiểm tra lại ở tuần thứ 28. Tuy nhiên, nếu phát hiện cơ thể xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi, bạn nên yêu cầu được xét nghiệm máu sớm hơn.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện bất thường hồng cầu

Thông qua việc xét nghiệm máu, bác sĩ chẩn đoán bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia. Hai căn bệnh rối loạn tế bào máu này có thể gây ra hiện tượng thiếu máu ở mẹ, cản trở sự phát triển của thai nhi. Nếu để lâu, thai nhi sẽ khó có thể phát triển bình thường và gặp những dị tật.

Xét nghiệm máu giúp kiểm tra mức độ kháng thể với virus Rubella

ThS. Lê Đỗ Minh Thảo

Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai

Mục đích của xét nghiệm máu khi mang thai là để đánh giá tình trạng sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, đồng thời dự đoán các nguy cơ cho thai kỳ và trong cuộc sinh. Trên cơ sở kết quả xét nghiệm máu và kết quả thăm khám nói chung, bác sĩ sản khoa sẽ có hướng can thiệp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

Các xét nghiệm khi mang thai cần thiết

Thông thường khi mang thai bà bầu cần làm những xét nghiệm như kiểm tra nhóm máu, yếu tố Rh, huyết đồ, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho thai nhi. Trong đó:

– Nhóm máu: Xác định nhóm máu (O/ A/ B/ AB) của thai phụ để đề phòng phải truyền máu trong thai kỳ và trong cuộc sinh.

– Yếu tố Rh: Nếu nhóm máu người mẹ có yếu tố Rh-, trong khi người cha là Rh+ thì thai nhi có thể mang yếu tố Rh+, dẫn đến hệ quả là cơ thể người mẹ sản xuất những chất kháng thể, phá hủy hồng cầu ở thai nhi. Trường hợp này bác sĩ sẽ tiêm Globulin miễn dịch Rh vào cơ thể mẹ nhằm ngăn chặn nguy hiểm cho thai nhi.

– Huyết đồ: Đánh giá hàm lượng sắt trong cơ thể có bị thiếu dẫn đến thiếu máu hay không. Nếu có, mẹ bầu sẽ được chỉ định bổ sung sắt. Ngoài ra, xét nghiệm máu khi mang thai còn phát hiện các bệnh rối loạn tế bào máu (bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia) – gây thiếu máu cho cả bà bầu và thai nhi.

– Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho thai nhi: Kiểm tra mẹ có bị nhiễm virus Rubella, Cytomegalo, viêm gan B, HIV, xoắn khuẩn gây bệnh giang mai… hay không. Từ đó đánh giá mức độ rủi ro cho thai kỳ, đưa ra giải pháp phòng ngừa/ hạn chế tổn thương cho bé khi sinh ra.

Khi nào cần xét nghiệm máu?

Bà bầu cần làm xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây là thời gian lý tưởng, tuy nhiên, nếu vì lý do gì đó mà mẹ bầu chưa làm xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì cần tư vấn bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.

Xét nghiệm máu khi mang thai được thực hiện ở đâu?

Tại cơ sở y tế có khoa xét nghiệm máu dành cho bà bầu. Thông thường, khi đi khám thai định kỳ, bà bầu sẽ được bác sĩ hẹn thời gian và địa điểm làm các xét nghiệm máu.

Ngoài xét nghiệm máu, bà bầu có thể phải làm những xét nghiệm khi mang thai như:

Tìm Hiểu Về Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai

Rubella vius , CMV (Cytomegalo virus )

Đầu tiên, y tá/ điều dưỡng sẽ lấy mẫu máu (một lượng nhỏ) từ tĩnh mạch hoặc động mạch của bạn, thường là từ một tĩnh mạch ở khuỷu tay. Các mẫu máu sau khi lấy sẽ được bảo quản trong ống nghiệm theo quy trình riêng của từng loại, sau đó sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

Sử dụng để đánh giá nhóm máu (A, B, AB và O), yếu tố Rh (Rh dương hoặc âm), đường máu (glucose), sắt và lượng hemoglobin. Tiến hành vào thời điểm nào cũng được, nhưng hay làm trước sinh. Trừ định lượng yếu tố Rh thì làm khi thai được 30 tuần trở đi.

Xét nghiệm máu trước khi sinh để đảm bảo các thông số trong máu của bạn bình thường đủ để trải qua cuộc sinh nở an toàn.

Xét nghiệm máu mang tính chất bổ sung có thể được yêu cầu để theo dõi các biến chứng hay tiến triển của bệnh, ví dụ như thiếu máu hoặc chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng có thể mắc phải, chẳng hạn như toxoplasmosis.

Ngoài ra người ta còn sử dụng để chẩn đoán một số bệnh di truyền chẳng hạn như tăng cholesterol gia đình, thiếu máu hồng cầu liềm, bệnh thiếu máu, và bệnh Tay-Sachs. Tiến hành khi nghi ngờ bạn mắc bệnh di truyền hoặc mang gen bệnh.

Những xét nghiệm trên là không bắt buộc, bác sĩ sẽ giải thích cho bạn ý nghĩa từng xét nghiệm và thực hiện xét nghiệm khi bạn đồng ý. Nếu lo ngại, bạn có thể đề nghị được xét nghiệm viêm gan C và chứng bệnh toxoplasmosis. Xét nghiệm máu ban đầu là rất quan trọng vì nó giúp bạn và bác sĩ biết được những trục trặc sức khỏe có thể xuất hiện trong thai kỳ

Ở một vài thời điểm trong quý I, bạn có thể được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra bất thường ở bào thai như hội chứng Down.

Thai phụ cần phải được kiểm tra nhóm máu, phòng trường hợp cần truyền máu khi mang thai và sinh nở. Nhóm máu O là phổ biến nhất: nhóm máu A, B và AB ít phổ biến hơn

Bác sĩ cần biết liệu bạn có âm tính hay dương tính với Rh. Nếu bạn âm tính với Rh (Rh-), còn chồng bạn dương tính với Rh (Rh+) thì bé có thể mang Rh(+). Khi đó, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những chất kháng thể, phá hủy hồng cầu ở bé

Xét nghiệm máu cho biết hàm lượng heamoglobin là thấp – một dấu hiệu thiếu máu. Cơ thể mẹ cần sắt để sản xuất heamoglobin, giúp mang oxy vào hồng cầu. Nếu thiếu máu, bác sĩ sẽ gợi ý những món ăn giàu sắt cho bạn (như thịt đỏ và rau bina). Hoặc bạn được bổ sung sắt.

Mực heamoglobin được kiểm tra lại ở tuần thứ 28 nhưng nếu bạn thấy mệt mỏi ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, bạn nên đề nghị được kiểm tra máu sớm hơn dự kiến.

– Xét nghiệm máu giúp kiểm tra bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia. Rối loạn tế bào máu có thể làm bạn bị thiếu máu truyền vào cho bào thai. Hãy trao đổi với bác sĩ để xem liệu bạn có cần xét nghiệm máu cho mục đích này hay không.

Phần lớn phụ nữ miễn dịch với Rubella vì họ được tiêm phòng bệnh này từ bé. Nếu bạn chưa miễn dịch, bạn cần phải tiêm phòng để tránh bệnh ảnh hưởng đến bé nếu chẳng may bạn tiếp xúc với nguồn bệnh khi mang thai. Nếu mẹ mắc Rubella, bé có thể bị ảnh hưởng thị giác, thính giác, tim.

Cytomegalo virut lây truyền từ người qua người do tiếp xúc, đa số phát hiện nhờ xét nghiệm. Bệnh thường nhẹ đối với người lớn, đối với sản phụ mang thai sự lây truyền trong tử cung chiếm dưới 50% các trường hợp. Nhiễm trùng bẩm sinh có thể gây hư thai. Trẻ sơ sinh bị nhiễm CMV có thể bi khiếm khuyết khả năng nghe, nhìn và chậm phát triển.

Thai phụ có thể mang virus viêm gan B mà không biết, vì thế, xét nghiệm máu là cách phổ biến để kiểm tra viêm gan B. Nếu bạn chuyển bệnh cho con (trước hoặc sau khi bé chào đời) thì gan của bé cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bé nhiễm virus viêm gan B từ mẹ phải được tiêm phòng càng sớm càng tốt ngay sau khi chào đời

Xoắn khuẩn giang mai có thể nhiễm vào thai nhi khoảng tháng thứ 5 của thai kì khi nhau đã phát triển đủ cho sự di chuyển xoắn khuẩn vào thai. Bệnh có thể làm ngưng sự phát triển của thai nhi, làm sinh non và thai chết sau khi sinh, khi sinh trẻ em bình thường sẽ có phát triển giang mai bẩm sinh trể. Giang mai bẩm sinh trể có triệu chứng lâm sàng xuất hiện 10-20 năm sau với nhiều thay đổi về sinh lý, thần kinh, khiếm khuyết trí lực…

Phụ nữ nên làm xét nghiệm tìm kháng thể HIV trước khi quyết định có thai. Nếu xét nghiệm dương tính thì không nên có thai. Trường hợp mẹ bị nhiễm HIV sau khi sinh con không nên cho con bú để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.

Trẻ sơ sinh có thể nhiễm HIV sau khi sinh nhưng có thể các xét nghiệm có thể âm tính trong các tuần lễ đầu vì vậy không đảm bảo một trẻ sơ sinh sẽ không bị nhiễm. Khuyến cáo hiện nay là cần xét nghiệm lại lúc 1 tháng, 6 tháng và 18 tháng tuổi để xác định tình trạng nhiễm HIV.

4.9 Glucose máu: Các xét nghiệm máu được dùng để đánh giá khả năng chuyển hóa đường của cơ thể và sàng lọc phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu nồng độ Glucose trong máu từ 7-11mmol/l (130-140 mg / dL) thì bạn có nguy cơ bị tiểu đường, do vậy bạn nên làm xét nghiệm đánh giá dung nạp glucose để xem bạn có thực sự bị tiểu đường hay không.

4.10 Toxoplasmosis: Kết quả của các xét nghiệm máu sẽ xác định xem bạn có bị nhiễm toxoplasmosis. Toxoplasmosis gây bệnh đường sinh dục, chúng có thể vô hại đối với bạn, nhưng nó có thể truyền qua nhau thai và gây ra dị tật cho em bé.

4.11 Nồng độ Hemoglobin: Các xét nghiệm máu sẽ xác định mức độ hemoglobin, thể hiện khả năng mang oxy của các tế bào hồng cầu trong máu. Mức bình thường là từ 120 đến 140 g/l. Nếu dưới 100g/l thì bạn cần được điều trị thiếu máu (tăng cường dinh dưỡng, uống viên sắt…).