Xét Nghiệm Máu Trong Thời Kỳ Mang Thai / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Xét Nghiệm Máu Trong Thời Kỳ Thai Nghén

Xét nghiệm máu trong thời kỳ thai nghén không mang tính chất bắt buộc, nhưng nó lại cực kỳ quan trọng và cần thiết, nhất là vào 3 tháng đầu thai kỳ. Nhờ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về sức khỏe của mẹ bầu, sự phát triển của thai nhi, đồng thời theo dõi những nguy cơ bất thường có thể xảy ra.

Một số xét nghiệm cần thiết khi mang thai:

Nhóm máu,Yếu tố Rh (Rh- hay Rh+).

Huyết đồ (kiểm tra về bệnh thiếu máu, bệnh thalassaemia…)

Rubella vius , CMV (Cytomegalo virus )

Giang mai ,viêm gan B, HIV

Nhóm máu,Yếu tố Rh (Rh- hay Rh+).

Thai phụ cần phải được kiểm tra nhóm máu, phòng trường hợp cần truyền máu khi mang thai và sinh nở. Nhóm máu O là phổ biến nhất: nhóm máu A, B và AB ít phổ biến hơn

Nếu bạn thuộc nhóm máu Rh, bác sĩ cần kiểm tra độ âm hay dương tính với Rh. Nếu mẹ là âm tính Rh-, trong khi bố dương tính Rh+, bé con sinh ra có thể mang nhóm máu Rh+. Lúc này, trong thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những kháng thể, phá hủy hồng cầu ở cơ thể bé. Do đó, với trường hợp này, bà bầu có nhóm máu RH- sẽ được chích Globulin miễn dịch Rh, ngăn chặn các kháng thể chống Rh gây nguy hiểm trong quá trình mang thai hay lần mang thai tiếp theo.

Hàm lượng sắt

Xét nghiệm máu cho biết hàm lượng heamoglobin là thấp – một dấu hiệu thiếu máu. Cơ thể mẹ cần sắt để sản xuất heamoglobin, giúp mang oxy vào hồng cầu. Nếu thiếu máu, bác sĩ sẽ gợi ý những món ăn giàu sắt cho bạn (như thịt đỏ và rau bina). Hoặc bạn được bổ sung sắt. Mực heamoglobin được kiểm tra lại ở tuần thứ 28 nhưng nếu bạn thấy mệt mỏi ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, bạn nên đề nghị được kiểm tra máu sớm hơn dự kiến.

Hồng cầu bất thường

Xét nghiệm máu giúp kiểm tra bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia. Rối loạn tế bào máu có thể làm bạn bị thiếu máu truyền vào cho bào thai.

Kiểm tra mức độ kháng thể với virus Rubella

CMV (Cytomegalo virut )

Chẩn đoán viêm gan B

Bệnh viêm gan B thường rất khó phát hiện, vì thế, xét nghiệm viêm gan b là cách phổ biến để kiểm tra viêm gan B. Mẹ mắc viêm gan B bạn truyền bệnh cho con (trước hoặc sau khi bé chào đời) thì gan của bé cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, khi phát hiện bệnh trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ được chỉ định tiêm một mũi Globulin miễn dịch. Về em bé, cần một mũi vắc xin viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh và một mũi nhắc lại khoảng 1-2 tháng sau sinh, mũi thứ 3 lúc 6 tháng.

Phát hiện bệnh giang mai

Vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, xoắn khuẩn giang mai từ mẹ có thể nhiễm vào thai nhi, gây thai chết lưu, sinh non. Nếu trẻ vẫn được sinh ra bình thường, nguy cơ mắc bệnh giang mai bẩm sinh trể là rất cao. Giang mai bẩm sinh trể có triệu chứng lâm sàng xuất hiện 10-20 năm sau với nhiều thay đổi về sinh lý, thần kinh, khiếm khuyết trí lực…

Tìm kháng thể HIV

Phụ nữ nên làm xét nghiệm HIV để tìm kháng thể trước khi quyết định có thai. Nếu xét nghiệm dương tính thì không nên có thai. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, thai phụ và em bé sẽ được điều trị để giúp duy trì sức khỏe của mẹ và thai nhi, cũng như làm giảm đáng kể nguy cơ em bé nhiễm virus HIV. Trẻ sơ sinh có thể nhiễm HIV sau khi sinh nhưng có thể các xét nghiệm có thể âm tính trong các tuần lễ đầu vì vậy không đảm bảo một trẻ sơ sinh sẽ không bị nhiễm. Khuyến cáo hiện nay là cần xét nghiệm lại lúc 1 tháng, 6 tháng và 18 tháng tuổi để xác định tình trạng nhiễm HIV.

Các Loại Xét Nghiệm Máu Thường Quy Cần Thực Hiện Trong Thai Kỳ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình – Bác sĩ Chuyên khoa sản – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ có kinh nghiệm trên 13 năm trong lĩnh vực khám chữa bệnh Sản phụ khoa.

Thai phụ nào cũng mong muốn có một thai kỳ an toàn, sinh nở thuận lợi, mẹ tròn con vuông. Vậy khi mang thai, những xét nghiệm máu thường quy nào nên được thực hiện, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Ý nghĩa của xét nghiệm máu trong thai kỳ

Những xét nghiệm máu nên tiến hành trong thai kỳ bao gồm xét nghiệm nhóm máu, xét nghiệm yếu tố Rh, xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm hàm lượng sắt, xét nghiệm các vi khuẩn và virus như giang mai, Rubella, Cytomegalovirus (CMV), viêm gan B, HIV, cùng một số xét nghiệm khác tùy tình hình thực tế. Những xét nghiệm này tuy không bắt buộc, nhưng để đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ và thai nhi, phát hiện sớm và điều trị kịp thời những vấn đề phát sinh trong thai kỳ, các thai phụ nên lưu ý khám thai định kỳ, thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để đạt kết quả tối ưu.

2. Các xét nghiệm thường quy trong thai kỳ

Xét nghiệm nhóm máu và xét nghiệm yếu tố Rh

Xét nghiệm nhóm máu để xác định thai phụ mang nhóm máu nào trong 4 nhóm máu A, B, O hay AB. Xét nghiệm yếu tố Rh để xác định thai phụ mang Rh(+) hay Rh(-).

Hai xét nghiệm này vô cùng quan trọng đối với bất kỳ thai phụ nào, nhất là trong trường hợp cần truyền máu khi mang thai hoặc khi sinh nở để chọn nhóm máu phù hợp. Bên cạnh đó, các xét nghiệm này còn có những ý nghĩa khác (như phát hiện bé bị tan máu do bất đồng nhóm máu mẹ con, hoặc bất đồng Rh nếu thai phụ có Rh(-) mà chồng có Rh(+) thì bé có thể có Rh(+), và mẹ sẽ sản xuất kháng thể phá hủy hồng cầu của bé,…)

Xét nghiệm công thức máu cho biết thai phụ có thiếu máu không, có tình trạng nhiễm trùng không, và giúp định hướng nguyên nhân nếu có bất thường xảy ra.

Xét nghiệm đường huyết là xét nghiệm quan trọng, giúp phát hiện đái tháo đường thai kỳ, để sớm có can thiệp thích hợp, tránh gây biến chứng nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi.

Sắt là thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo máu. Trong quá trình mang thai, thiếu máu do thiếu sắt là hiện tượng phổ biến. Việc bổ sung sắt rất đơn giản, thai phụ có thể bổ sung sắt qua thức ăn giàu sắt hoặc qua dược phẩm.

Xoắn khuẩn giang mai có thể nhiễm vào thai nhi từ tháng thứ 5, làm ngừng sự phát triển của thai, có thể gây sinh non hoặc tử vong sau sinh. Nếu trẻ sống sót, có khả năng phát triển giang mai bẩm sinh, làm thay đổi sinh lí, thần kinh, trí lực,… mà phải sau 10 – 20 năm mới biểu hiện triệu chứng.

Đa số người trưởng thành có miễn dịch với Rubella nhờ đã tiêm chủng trước đây. Nếu thai phụ chưa miễn dịch, trong thai kỳ rất có thể sẽ mắc Rubella, gây ảnh hưởng tới thai nhi (dị tật thị giác, thính giác, tim,…).

Cytomegalovirus (CMV) đa phần phát hiện được nhờ xét nghiệm. Thai phụ nhiễm CMV có thể gây hư thai. Trẻ sơ sinh nhiễm CMV bẩm sinh có thể bị ảnh hưởng tới khả năng nghe, nhìn, cũng như bị chậm phát triển.

Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở Việt Nam khá cao, do đó thai phụ có thể bị nhiễm virus viêm gan B mà không biết. Virus viêm gan B có thể nhiễm vào đứa trẻ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới gan của bé.

Phụ nữ trước khi mang thai nên làm xét nghiệm HIV, nếu nhiễm HIV thì không nên có thai. Trong trường hợp đã mang thai mới biết nhiễm HIV thì không nên cho con bú để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho con. Trẻ sơ sinh rất khó để khẳng định có nhiễm HIV hay không trong tuần tuổi đầu tiên. Trẻ cần xét nghiệm lại vào các thời điểm 1 tháng, 6 tháng và 18 tháng để khẳng định chính xác.

Như vậy, chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của các xét nghiệm máu trong khi mang thai. Để có thai kỳ an toàn, sinh nở thuận lợi, mẹ tròn con vuông, các thai phụ hãy đi thăm khám định kỳ.

3. Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói tại Vinmec

Với mong muốn mang đến cho những bà mẹ tương sự chăm sóc toàn diện, an toàn cho mẹ và thai nhi trong suốt quá trình trước – trong – sau sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn triển khai các dịch vụ thai sản trọn gói vớ tích hợp toàn bộ quá trình thăm khám và xét nghiệm cần thiết (bao gồm tất cả các xét nghiệm máu nêu trên). Được phát triển trên cơ sở trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Các thai phụ có thể lựa chọn cho mình gói thai sản phù hợp:

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Về Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai

Xét nghiệm máu khi mang thai

Thông qua xét nghiệm máu khi mang thai, bác sĩ sẽ có những chỉ định tiếp theo. Nhằm củng cố chẩn đoán và đưa ra hướng xử lý phù hợp, có lợi cho mẹ và thai nhi.

Xét nghiệm máu khi mang bầu gồm những gì?

Trước khi em bé chào đời, người mẹ luôn cần một quá trình theo dõi lâu dài. Để quá sinh này trải qua trôi chảy, cần một quá trình dài, trong đó đi khám bác sĩ phụ sản là điều hết sức cần thiết. Thông qua việc siêu âm, các chỉ số xét nghiệm máu khi mang thai, bác sĩ có thể theo dõi quá trình mang thai một cách khách quan. Từ đó, đánh giá được sự phát triển của thai nhi, đồng thời tầm soát được những nguy cơ mắc phải những bất thường trong giai đoạn mang thai.

Các xét nghiệm máu bác sĩ có thể chỉ định cho các mẹ bầu trong thai kỳ của mình như:

Xét nghiệm Beta HCG.

Công thức máu toàn phần.

Xét nghiệm nhóm máu.

Xét nghiệm yếu tố RF.

Các xét nghiệm tầm soát dị tật Double test, Triple test.

Các xét nghiệm tầm soát nhiễm trùng trong thai kỳ như:

Rubella.

Viêm gan B, viêm gan C.

Các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (STIs).

HIV.

Xét nghiệm máu khi có thai để làm gì?

Xét nghiệm máu phát hiện 1 số bệnh:

Phát hiện hội chứng Down: Vào tuần thai 11-13, ngoài việc siêu âm khoảng sáng sau gáy bà bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để phát hiện sớm hội chứng Down ở thai nhi.

Chẩn đoán viêm gan B: Xét nghiệm máu có thể dễ dàng phát hiện viêm gan B ở mẹ bầu giúp giảm thiểu nguy cơ mẹ truyền bệnh cho con.

Phát hiện bệnh giang mai: Xoắn khuẩn giang mai từ người mẹ có thể lây nhiễm sang thai nhi gây ra sinh non hoặc thai chết lưu hoặc trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh.

Tìm kháng thể HIV: Phụ nữ khi mang thai cần được xét nghiệm máu để phát hiện vi-rút HIV. Nếu nhiễm bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp bảo vệ hoặc can thiệp nhằm duy trì sức khỏe của mẹ và thai nhi, đặc biệt là giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho trẻ.

Xét nghiệm máu khi mang bầu ở tuần thứ mấy?

Xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần thứ mấy? là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm, thắc mắc, nhất là những mẹ bầu mang thai lần đầu.

Giải đáp cho câu hỏi này, các chuyên gia y tế cho biết, hiện nay, không có quy định bắt buộc nào về thời gian mẹ bầu phải xét nghiệm máu. Mỗi giai đoạn khác nhau của thai kỳ, thai phụ và em bé phải đứng trước những nguy cơ bệnh lý khác nhau nên cần thực hiện các xét nghiệm máu thường xuyên theo mốc thời gian. Đặc biệt, khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ là cực kỳ có ảnh hưởng. Để từ đó, bác sĩ có thể phát hiện sớm hơn các tình trạng bệnh lý như: thiếu máu, dị tật bào thai, nhiễm trùng thai kỳ…Như vậy, người mẹ và thai nhi có thể nhận được các hướng xử trí phù hợp nhất cho mình.

Thông thường, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cần xét nghiệm máu vào thời gian thích hợp.

Bên cạnh đó, khi thai được 28 tuần trở đi, một số bệnh viện cũng yêu cầu thai phụ muốn đăng ký sinh phải xét nghiệm máu. Việc này được tiến hành để đảm bảo cho ca sinh diễn ra an toàn và thuận lợi. Một số yếu tố cần xác định từ xét nghiệm máu như: nhóm máu, sự đông máu, bệnh về máu, mẹ có đang mắc bệnh truyền nhiễm nào không…Đây là quy định bắt buộc của một số bệnh viện vì vậy mẹ bầu chắc chắn sẽ phải thực hiện.

Xét nghiệm máu khi mang thai sẽ giúp xác định được nhóm máu của mẹ bầu để để phòng trường hợp cần phải truyền máu khẩn cấp thì sẽ có máu chuẩn bị sẵn hoặc tìm được người có nhóm máu phù hợp.

Bên cạnh đó xét nghiệm máu khi mang thai còn giúp kiểm tra đường huyết để đánh giá tiểu đường thai kỳ và mẹ bầu có bị thừa cân hay béo phì hay không. Với những mẹ có người thân bị tiểu đường, béo phì thì lại càng cần thiết phải xét nghiệm máu khi mang thai hơn.

Các chỉ số xét nghiệm máu khi có bầu

Các chỉ số xét nghiệm máu cho bà bầu cần thực hiện bao gồm:

Xét nghiệm này nhằm xác định nhóm máu của người mẹ là máu gì, để kịp thời truyền máu trong quá trình mang thai, đặc biệt là khi sinh nở vì rất dễ xảy ra hiện tượng thiếu máu, mất máu, băng huyết sau sinh…

Xét nghiệm nhằm kiểm tra người mẹ âm tính hay dương tính với yếu tố Rh-. Nếu người mẹ cho kết quả âm tính với Rh-, bố đứa bé dương tính với Rh- thì khả năng thai nhi sẽ dương tính với Rh-. Hậu quả là cơ thể người mẹ sẽ bắt đầu sinh ra những kháng thể làm phá hủy tế bào hồng cầu ở bào thai gây ra những tổn thương rất nghiêm trọng.

Đây là loại xét nghiệm máu khi mang thai dùng để xét nghiệm hàm lượng sắt có trong cơ thể mẹ, để xem có thiếu máu hay không. Từ đó sẽ có chỉ định bổ sung thêm chất sắt. Xét nghiệm huyết đồ còn giúp phát hiện ra tình trạng hồng cầu bất thường gây ra những bệnh lý huyết học như bệnh tế bào hình liềm, Thalassemia… ở cả mẹ bầu và bào thai.

Xét nghiệm virus viêm gan B:

Nhằm xác định thai phụ có bị nhiễm phải virus viêm gan B hay không để giảm thiểu khả năng lây bệnh cho đứa trẻ trong bụng mẹ bằng cách tiêm phòng vắc – xin phòng viêm gan B ngay khi bé được sinh ra.

Xét nghiệm xoắn khuẩn giang mai:

Đây là loại xoắn khuẩn có thể nhiễm vào bào thai trong tháng thứ 5 của thai kỳ, hậu quả nghiêm trọng có thể làm dừng lại sự phát triển của bào thai, sinh non và chấm dứt thai kỳ. Ngoài ra, còn một số loại virus khác cũng cần được xét nghiệm để tránh khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đó là xét nghiệm virus Rubella, Cytomegalo…

Đây là một trong những xét nghiệm máu cần làm nhất đối với phụ nữ, ngay từ lúc trước khi quyết định mang bầu. Nếu mang thai nhiễm HIV thì nên gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn tìm hướng xử lý thích hợp.

Những lưu ý khi xét nghiệm máu khi mang bầu

Trước khi tiến hành xét nghiệm máu khi mang thai: Các mẹ bầu cần lưu ý, tốt nhất là nên thực hiện lấy máu vào buổi sáng và mẹ bầu nên nhịn ăn sáng để cho ra kết quả chính xác. Mẹ có thể mang theo đồ ăn nhẹ để bổ sung sau khi lấy mẫu máu xong.

Quá trình lấy máu: Nhìn chung, quy trình lấy máu xét nghiệm khá nhanh, đơn giản và được đảm bảo theo quy định của ngành y tế. Mẹ sẽ có cảm giác hơi đau nhói hoặc thâm tím ở chỗ lấy máu một chút nhưng không có gì đáng lo ngại.

Xét nghiệm máu khi mang thai để biết trai hay gái

Bên cạnh việc phát hiện ra những bất thường về sức khỏe của thai nhi, xét nghiệm máu khi mang thai còn giúp xác định được giới tính thai nhi, chính xác đến 95%.

Các bác sĩ sẽ dựa vào xét nghiệm máu và nước tiểu của mẹ bầu. Sau đó phân tích ADN bào thai để nhận biết được giới tính của thai nhi. Kết quả xét nghiệm nếu thấy máu mẹ chứa nhiễm sắc thể Y thì đó là bé trai, còn nếu không tìm thấy nhiễm sắc thể Y thì mẹ mang thai bé gái.

Từ tuần thứ 7, bạn đã có thể xét nghiệm và xác minh được tới 95% giới tính của bé yêu trong bụng mẹ. Cho đến 20 tuần tuổi thì kết quả xét nghiệm đúng đến 99%.

Giá các xét nghiệm máu khi có thai

Xét nghiệm máu khi mang thai là chỉ định cần thiết để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế, mẹ bầu phải hết sức chú ý sức khỏe, thực hiện xét nghiệm máu theo chỉ định của bác sĩ.

Xét nghiệm Double Test: 500.000đ

Chi phí xét nghiệm Triple Test chỉ khoảng gần 500.000đ

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT: khoảng từ 6 triệu đồng trở lên

Vừa rồi là những thông tin xoay quanh về vấn đề xét nghiệm máu khi mang thai. Hi vọng rằng, bài viết đã giúp chị em hiểu hơn về tầm quan trọng của việc xét nghiệm máu. Từ đó, đảm bảo tuân thủ những chỉ định xét nghiệm của bác sĩ.

Chảy Máu Trong Nửa Đầu Thời Kỳ Mang Thai

Chảy máu trong nửa đầu thai kỳ là một hiện tượng thường gặp, phần lớn là các trường hợp chảy máu nhẹ và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng chảy máu trong nửa đầu thai kỳ là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng đe dọa đến sức của thai nhi và sản phụ.

1. Chảy máu trong nửa đầu thai kỳ là gì?

Chảy máu âm đạo trong nửa đầu thai kỳ là một hiện tượng phổ biến, tỷ lệ phụ nữ mang thai có hiện tượng ra máu trong ba tháng đầu là 15-25%. Phần lớn các trường hợp là chảy máu nhẹ, không phải trường hợp bệnh lý. Như hiện tượng ra máu khi mang thai tháng thứ 2 dạng những đốm máu nhỏ màu nâu hoặc hơi hồng, đây có thể là dấu hiệu trứng đã thụ tinh vào làm tổ trong tử cung.

Khi mang thai, hormone trong cơ thể thay đổi làm cho lượng máu đến tử cung phụ nữ tăng lên rất nhiều, cổ tử cung rất dễ chảy máu nhất là sau khi quan hệ tình dục hoặc khám phụ khoa. Tuy nhiên trong một số trường hợp chảy máu âm đạo là dấu hiệu của những tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, do đó thai phụ khi có dấu hiệu ra máu âm đạo cần đến các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời, có những trường hợp được can thiệp để giữ thai những có trường hợp thai phải được loại bỏ càng sớm càng tốt.

Các bệnh cảnh nguy hiểm khi chảy máu trong nửa đầu thai kỳ là: dọa sẩy thai, sẩy thai, thai ngoài tử cung, chửa trứng.

2. Dọa sảy thai

Là một trong những nguyên nhân thường gặp gây chảy máu trong nửa đầu thai kỳ, thường gặp ở những phụ nữ có bất thường tại tử cung như bệnh nhân có u xơ tử cung, tử cung hai sừng, tử cung đôi,…

Dọa sảy thai là tình trạng thai còn sống, bị bong một phần khỏi niêm mạc tử cung. Sản phụ có các triệu chứng chậm kinh và có các dấu hiệu của có thai, ra máu âm đạo đỏ tươi, tức bụng dưới hoặc đau âm ỉ vùng hạ vị. Khi thăm khám thực thể thấy cổ tử cung dài, đóng kín; tử cung tương ứng với tuổi thai. Xét nghiệm cận lâm sàng có hCG dương tính, siêu âm thấy hình ảnh có thai trong buồng tử cung, có thể có tim thai.

Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, ăn nhẹ, chống táo bón. Được xử trí bằng các thuốc giãn cơ trơn, kháng sinh chống nhiễm khuẩn, các thuốc hormone như Progesterone, Dydrogesterone,… để dưỡng thai. Tìm các nguyên nhân dọa sảy thai để điều trị, các nguyên nhân có thể là do bệnh toàn thân, u xơ tử cung, hở eo tử cung, di truyền, nội tiết,…

3. Hiện tượng sảy thai

3.1 Đang sảy thai

Sảy thai là diễn biến tiếp theo của hiện tượng dọa sảy thai nếu không xử trí thành công, sẩy thai là cái chết tự nhiên của thai, thường gặp khi thai 13 tuần ra máu.

Khi đang sảy thai, sản phụ có triệu chứng đau bụng nhiều từng cơn vùng hạ vị, máu ra ngày càng nhiều, máu đỏ lẫn máu cục, bệnh nhân có thể bị choáng vì mất máu nhiều. Khi khám âm đạo, cổ tử cung đã xóa, mở, có thể thấy rau, thai hoặc cổ tử cung hình con quay vì lỗ trong và phần trên cổ tử cung đã giãn rộng, phình to do khối thai đã xuống đoạn dưới.

Bệnh nhân sẽ được xử trí bằng nạo bỏ thai càng sớm càng tốt, cho sử dụng các thuốc co hồi tử cung (Oxytocin, Ergometrin) để cầm máu, kháng sinh để chống nhiễm trùng, truyền các dung dịch đẳng trương (NaCl 0.9% hoặc Ringer lactat) để chống sốc.

3.2 Sảy thai hoàn toàn

Sảy thai hoàn toàn là hiện tượng thường gặp khi sẩy thai trong 6 tuần đầu. Sau khi đau bụng, bệnh nhân ra máu, thai ra cả bọc sau đó máu ít dần. Khi khám thực thể thấy cổ tử cung đóng, tử cung nhỏ hơn tuổi thai. Khi siêu âm, nếu buồng tử cung đã sạch thì không cần hút, cho bệnh nhân uống kháng sinh nếu có nguy cơ nhiễm khuẩn.

3.3 Sảy thai không hoàn toàn

Triệu chứng khi bệnh nhân sảy thai không hoàn toàn (sót nhau) là sau khi sẩy thai, bệnh nhân ra máu kéo dài, còn đau bụng. Khi khám thấy cổ tử cung mở và tử cung còn to. Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng kháng sinh, nếu trong buồng tử cung còn nhiều âm vang bất thường thì sử dụng thuốc Misoprotol (cứ 3-4 giờ cho ngậm dưới lưỡi 200mcg, tối đa 3 lần). Ngày hôm sau nếu siêu âm lại tình hình không cải thiện thì hút buồng tử cung, tiêm bắp một ống Oxytocin 5UI trước khi hút.

3.4 Sảy thai đã chết

Sảy thai đã chết là tình trạng thai chết ở tuổi thai dưới 22 tuần, lưu lại trong tử cung. Bệnh nhân có triệu chứng có thai, sau đó ra máu âm đạo, hết nghén, vú có thể tiết sữa non, không thấy thai máy, không thấy hoạt động tim thai. Khi khám thấy cổ tử cung đóng kín, có máu đen, tử cung nhỏ hơn tuổi thai. Xét nghiệm hCG âm tính nếu thai đã chết từ lâu, siêu âm thấy bờ túi ối méo mó, không có hoạt động tim thai.

Bệnh nhân sẽ được xử trí bằng Misoprotol, hút thai, và sử dụng kháng sinh sau thủ thuật. Các dấu hiệu sinh tồn, chảy máu được theo dõi chặt chẽ.

3.5 Sẩy thai nhiễm khuẩn

Thường xảy ra sau khi phá thai không an toàn, các phương tiện phá thai không đảm bảo vô khuẩn hoặc do sẩy thai sót rau. Khi thăm khám thấy tử cung mềm, ấn đau, cổ tử cung mở. Bệnh nhân sốt, mệt mỏi, khó chịu, tim đập nhanh, ra máu âm đạo kéo dài, có mùi hôi đôi khi có mủ.

Bệnh nhân sẽ được xử trí bằng kháng sinh liều cao. Nếu chảy máu nhiều, sẽ tiến hành hồi sức và hút thai. Nếu máu ra ít, dùng kháng sinh cho bệnh nhân 4-6 giờ, sau đó hút rau còn sót lại trong tử cung. Tiêm bắp thuốc co hồi tử cung Oxytocin trước khi hút. Trường hợp chảy máu và nhiễm khuẩn nặng, có thể phải cắt toàn bộ tử cung.

4. Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là hiện tượng thụ thai nhưng thai làm tổ ở ngoài tử cung, vị trí thường gặp nhất là làm tổ tại vòi trứng (chiếm 95-98%). Đây là tình trạng cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, nếu thai ngoài tử cung vỡ có thể gây chảy máu trong nửa đầu thai kỳ nghiêm trọng, bệnh nhân có thể choáng, thậm chí tử vong nếu không được can thiệp kịp thời. Việc chẩn đoán sớm thai ngoài tử cung khi chưa vỡ hoặc mới rỉ máu có vai trò quan trọng. Để đảm bảo an toàn, những trường hợp bệnh nhân chậm kinh ba tháng đầu mà có hiện tượng chảy máu âm đạo phải đến các cơ sở y tế khám để loại trừ trường hợp thai ngoài tử cung.

Phụ nữ mang thai ngoài tử cung có triệu chứng chậm kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt, có thể có triệu chứng nghén. Đau bụng âm ỉ ở vùng bụng dưới, đau về bên vòi tử cung có phôi làm tổ, thỉnh thoảng có cơn đau nhói. Xảy ra tình trạng rong huyết, máu ra ít một kép dài ở âm đạo với đặc điểm máu đen, lợn cợn như bã cà phê, ra rả rích nhiều lần trong ngày.

Khi thăm khám, thân tử cung hơi to hơn bình thường, cạnh tử cung có khối nề, ranh giới không rõ, ấn đau, cổ tử cung đóng kín. Khi chạm ngón tay vào cổ tử cung thì đau tăng lên. Xét nghiệm hCG dương tính, nhưng khi siêu âm thì không thấy hình ảnh túi ối hoặc âm vang trong buồng tử cung mà có thể thấy những âm vang thất thường ở một bên cạnh tử cung.

Nếu thai ngoài tử cung đã vỡ, bệnh nhân có những cơn đau dữ dội, đột ngột, có thể sốc do mất máu, bụng chướng nhẹ, có phản ứng thành bụng và cảm ứng phúc mạc, gõ đục vùng thấp. Cổ tử cung đóng có ít máu theo tay, các túi cùng đầy, đực biệt túi cùng sau phồng và khi ấn ngón tay vào người bệnh rất đau, tử cung di động như đang bơi trong nước.

Xử trí thai ngoài tử cung:

Nếu thai ngoài tử cung chưa vỡ: bệnh nhân được phẫu thuật càng sớm càng tốt để tránh vỡ gây chảy máu. Tùy theo từng trường hợp và điều kiện của cơ sở khám chữa bệnh mà có thể phẫu thuật mở bụng hay nội soi, chọn phương pháp cắt hay bảo tồn vòi tử cung. Điều trị nội khoa nếu có chỉ định và điều kiện theo dõi.

Nếu thai ngoài tử cung đã vỡ: tiến hành hồi sức chống sốc, nhanh chóng phẫu thuật cắt vòi tử cung, lấy hết máu loãng và cục máu trong ổ bụng, có thể truyền máu hoàn hồi nếu có đủ điều kiện.

5. Chửa trứng

Một trong những nguyên nhân thường gặp gây chảy máu âm đạo trong nửa đầu thai kỳ nghiêm trọng là chửa trứng. Chửa trứng là hiện tượng thụ thai bất thường, các nguyên bào nuôi thai phát triển quá mức, gai rau thoái hóa thành các túi mọng nước, dính vào nhau như chùm nho. Có hai loại chửa trứng là chửa trứng toàn phần và bán toàn phần. Trong đó chửa trứng bán toàn phần chiếm 2/3 các trường hợp.

Triệu chứng của chửa trứng là: mất kinh như những thai nghén khác, tình trạng nghén nặng hơn bình thường, chảy máu âm đạo ít một, máu đen, dai dẳng nhiều ngày, ban đêm máu ra thường nhiều hơn ba ngày. Khám tử cung thấy to nhanh hơn tuổi thai, mềm, không nắn thấy các phần của thai nhi, không nghe thấy tim thai, xét nghiệm hCG tăng cao, siêu âm thấy có hình ảnh ruột bánh mỳ, bệnh nhân có thể bị phù, huyết áp cao, protein niệu.

Bệnh nhân cần được loại bỏ thai trứng sớm để tránh nguy cơ chảy máu do sảy trứng. Tùy theo độ tuổi và nhu cầu sinh đẻ của bệnh nhân mà có thể chỉ nạo bỏ thai trứng hoặc cắt cả khối tử cung để giảm biến chứng của bệnh. Sau khi loại bỏ thai trứng, bệnh nhân cần được tiếp tục theo dõi ngoại trú trong 2 năm để sớm phát hiện biến chứng ung thư nguyên bào nuôi.

Do sự phức tạp và nguy hiểm của các tình trạng bệnh có thể xảy ra nên khi có dấu hiệu chảy máu trong nửa đầu thai kỳ, phụ nữ mang thai cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, kể cả khi đã ngưng chảy máu.

Giai đoạn 3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ, để giúp cho cả mẹ và trẻ mạnh khoẻ ngay từ những thánh đầu tiên. Thai phụ cần:

Hiện bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang triển khai gói thai sản (12-27-36 tuần), trong đó chương trình thai sản trọn gói 12 tuần giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe. Ngoài các dịch vụ thông thường, chương trình theo dõi thai sản từ 12 tuần có các dịch vụ đặc biệt mà các gói thai sản khác không có như: xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test tầm soát dị tật thai nhi; xét nghiệm định lượng yếu tố tân tạo mạch máu chẩn đoán tiền sản giật; xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp; xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ và thể chất của bé sau sinh.

Mọi thông tin chi tiết về chương trình thai sản trọn gói 12 tuần và đăng ký khám, Quý Khách có thể liên hệ đến các phòng khám, bệnh viện thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.