Xì Hơi Nhiều Có Phải Mang Thai / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Xì Hơi Nhiều Khi Mang Thai, Phải Làm Sao Để Khắc Phục?

Làm mẹ là thiên chức mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng mong muốn có được, nhưng mấy ai hiểu được sự hy sinh to lớn của các chị em trong suốt những tháng ngày thai kỳ. Những biến đổi của cơ thể khiến cho họ cảm thấy mệt mỏi, không còn được như trước kia. Và có những trường hợp càng khổ sở hơn khi các mẹ bầu mắc phải chứng xì hơi nhiều khi mang thai, khiến cho chị em luôn cảm thấy xấu hổ và mất tự tin trong giao tiếp với những người xung quanh.

Tại sao mẹ bầu thường xì hơi nhiều khi mang thai?

Có thể nói tình trạng xì hơi nhiều khi mang thai chỉ là một trong nhiều rắc rối mà các chị em phải đối mặt, vì bên cạnh đó là các biểu hiện “lạ” thay nhau xuất hiện như: ngáy to khi ngủ, són tiểu, mồ hôi tiết nhiều đồng nghĩa với việc mùi cơ thể gia tăng… Và trong các thay đổi này, thì việc xì hơi nhiều là điều khiến chị em lo lắng nhất. Bởi nó có thể bắt đầu ở mọi lúc mọi nơi, ngay trong thời gian làm việc; ngồi tán gẫu với bạn bè; khi ăn uống hoặc cả khi đang ngon giấc bên cạnh người chồng…

Có thể nói đây là vấn đề khá tế nhị, mà hầu hết chị em nào cũng không mong muốn mình gặp phải. Tuy nhiên đó lại là điều rất bình thường, mà có nhiều chị em khi mang thai đều phải trải qua. Nguyên nhân là do trong giai đoạn mang thai, dường như các hoạt động của mẹ bầu đều trở nên có những thay đổi nhất định. Hệ tiêu hóa của phụ nữ mang thai thường sẽ không tiêu hóa thức ăn nhanh như lúc bình thường, mà nó sẽ được giữ lại bên trong dạ dày lâu hơn. Nhưng khi thức ăn nằm trong dạ dày càng lâu, thì lượng vi khuẩn có nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn sẽ xuất hiện càng nhiều và đồng thời sinh ra hơi khí. Vì thế, hệ tiêu hóa càng hoạt động chậm, thì đồng nghĩa với khí hơi sinh ra càng nhiều và “sản phẩm” cuối cùng chính là những khí do mẹ bầu xì ra có mùi rất khó chịu.

Xì hơi nhiều khi mang thai, là một trong những biểu hiện bình thường của nhiều mẹ bầu

Đồng thời khi mang thai, vị trí của dạ dày và ruột cũng ít nhiều bị thay đổi. Đặc biệt là khi tuổi thai càng lớn, tử cung càng mở rộng thì vị trí này sẽ được thay đổi nhiều hơn và sẽ khiến cho bà bầu luôn có cảm giác đầy hơi, chướng khí. Làm tăng tình trạng xì hơi nhiều khi mang thai.

Cách hạn chế xì hơi nhiều khi mang thai

Có thể nói việc xì hơi nhiều khi mang thai là biểu hiện bình thường mà bất cứ ai cũng có thể trải qua, nhưng cũng không thể phủ nhận bởi sự bất tiện mà nó mang lại cho các chị em. Vì vậy chị em nào cũng mong muốn tìm ra cho mình những cách khắc phục tốt nhất, nhằm hạn chế đi tình trạng xì hơi này. Thế nên chắc chắn rằng các chị em không thể bỏ qua những phương pháp mà Lily & WeCare gợi ý ngay sau đây, có thể đây sẽ là kinh nghiệm mang thai lần đầu rất quý báu cho những chị em sắp làm mẹ:

Cần chia nhỏ bữa ăn để giảm hiện tượng xì hơi, đây là một trong những cách mà mẹ nên áo dụng ngay lập tức. Thay vì mỗi bữa ăn, bạn tiêu thụ một lượng thức ăn khá nhiều. Điều này càng khiến cho dạ dày giữ lại một lượng thức ăn càng lớn, thì bây giờ bạn nên chia nhỏ các bữa ăn của mình. Khi ăn nên cố gắng nhai chậm và kỹ, để thức ăn có thể tiêu hóa được dễ dàng hơn.

Điều chỉnh lại chế độ ăn uống để không xì hơi nhiều khi mang thai, để thực hiện phương pháp này chị em cần lưu ý chế độ dinh dưỡng tránh xa những loại thức ăn và đồ uống gây đầy hơi như: súp lơ, bắp cải, hành tây, nước uống có gas… Mà thay vào đó hãy uống thật nhiều nước, ăn nhiều những loại hoa quả và rau xanh tốt cho nhuận tràng. Điều này sẽ giúp cho các mẹ khắc phục luôn cả việc táo bón.

Mẹ bầu nên cố gắng uống thật nhiều nước và hạn chế tối đa các thức uống có gas

Ăn nhiều sữa chua, trong thực phẩm này có chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho nhu động ruột. Sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động nhanh hơn, có lợi cho đường ruột.

Nên vận động nhẹ nhàng hàng ngày, việc các bà bầu khi mang thai mà thường xuyên không vận động sẽ khiến cơ thể trở nên thụ động. Ảnh hưởng nghiệm trọng đến quá trình lưu thông máu, khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa… Vì vậy sau mỗi giờ ăn, chị em nên dành một khoảng thời gian đi đứng hoạt động nhẹ nhàng để kích thích nhu động đường ruột làm giảm tình trạng xì hơi.

Một lưu ý nhỏ để khắc phục xì hơi nhiều khi mang thai là tư thế ngồi, bạn nên cố gắng ngồi thẳng lưng không nên cúi người về phía trước. Vì như vậy sẽ tạo lực ép đến cơ bụng, khiến dễ bị xì hơi hơn.

Phụ Nữ Bị Xì Hơi Nhiều Có Phải Mang Thai? Dấu Hiệu Cho Biết Có Thai Là Gì?

Sau khi lập gia đình, rất nhiều chị em phụ nữ nôn nóng có tin vui, vậy xì hơi nhiều có phải mang thai hay không? Làm sao để biết đâu là dấu hiệu có thai chuẩn xác?

Dấu hiệu xì hơi nhiều có phải mang thai?

Nếu bạn đang thắc mắc xì hơi nhiều có phải mang thai hay không thì hãy trả lời 2 câu hỏi: Trước đó vợ chồng bạn có “thả” không; Thời gian gần đây có quan hệ hay không? Nếu câu trả lời của bạn là có thì đến 80% chứng tỏ đây là dấu hiệu cho biết gia đình bạn đã có tin vui.

Lý giải cho việc xì hơi nhiều có phải mang thai?

Nguyên nhân gây ra xì hơi ở phụ nữ mới mang thai là do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi. Cụ thể là loại nội tiết tố mang tên progesterone tăng lên bất ngờ trong dạ dày và ruột khi mới có thai khiến cho dạ dày yếu hơn. Từ đó, acid dạ dày sinh ra ít hơn bình thường, khí sinh ra nhiều hơn, gây ra những cơn xì hơi xấu hổ.

Còn một nguyên nhân nữa là do tử cung bị phình lên. Vì có thai nên tử cung sẽ tự động to ra chèn ép lên dạ dày, đường ruột khiến các cơ quan trong bụng làm việc chậm lại, hình thành khí. Sau một thời gian đáng kể bị ách tắc vì nhu động dạ dày giảm cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây xì hơi nhiều ở phụ nữ khi mới mang thai.

Không thấy xì hơi nhiều có phải mang thai?

Xì hơi chỉ là một trong những dấu hiệu cho biết bạn đã có thai. Mặc dù khá nhiều phụ nữ bị triệu chứng này nhưng tùy cơ địa mỗi người, không phải xì hơi nhiều mới là có thai. Ngoài xì hơi ra vẫn có rất nhiều dấu hiệu nhận biết khác.

Cách khắc phục xì hơi

Ăn sữa chua

Uống nhiều nước

Các dấu hiệu nhận biết có thai sớm

Nghẹt mũi, chảy đờm, khó thở

Những cơn nghẹt mũi, chảy nước mũi dẫn đến cảm thấy khó thở thường khiến chị em dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm. Hãy thận trọng, đây là một trong những dấu hiệu có thai khá phổ biến. Nguyên nhân là khi mang thai cơ thể bạn sẽ tự nhiên gia tăng sản xuất chất nhầy trong mũi, vô tình thu nhỏ diện tích thở khiến chị em thấy khó thở, bực dọc.

Tăng thân nhiệt nhưng không bị bệnh

Nhạy cảm với mùi vị, dễ buồn nôn

Kết luận

Xì Hơi Nhiều Khi Mới Mang Thai Có Sao Không? Tuthuoc24H

Nếu mẹ bầu bị xì hơi nhiều khi mới mang thai thì đừng quá lo lắng vì rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Vậy nguyên nhân do đâu và có cách nào khắc phục tình trạng này không?

Tạo sao lại xì hơi nhiều khi mới mang thai?

Nguyên nhân xì hơi nhiều khi mang thai

Có lẽ nhiều bà bầu không biết nhưng xì hơi nhiều khi mới mang thai là hiện tượng sinh lý vô cùng bình thường vậy nên không cần quá căng thẳng hay lo lắng. Điều này xảy ra có thể do bụng bị chướng khi hoặc tiêu hóa của mẹ bầu đang gặp vấn đề. Có hai nguyên nhân chính và cụ thể như sau:

Do Progesterone

Sau khi mang thai thì nội tiết tố progesterone tăng lên đáng kể trong dạ dày và ruột của phụ nữ, làm cho nhu động dạ dày trở nên yếu đi, acid dạ dày bài tiết ít hơn bình thường, sinh ra quá nhiều khí, gây xì hơi nhiều khi mới mang thai. Khi thức ăn nằm lâu ở trong dạ dày thì lượng vi khuẩn có nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn sẽ xuất hiện càng nhiều và sinh ra hơi khí. Lượng hơi khí này sẽ thoát ra ngoài bằng cách mẹ sẽ xì hơi. Chính vì vậy, khi hệ tiêu hóa càng hoạt động chậm thì đồng nghĩa với việc khí hơi sinh ra càng nhiều, khiến mẹ bầu xì hơi có mùi khó chịu và mất kiểm soát.

Do tử cung đột nhiên bị phình lên

Vào giữa kỳ mang thai, bé yêu của bạn ngày càng lớn lên và tử cung tăng to chèn ép vào dạ dạy, đường ruột, làm cho nhu động đường ruột dạ dày làm việc chậm, từ đó hình thành chướng khí. Khí lưu lại trong thời gian dài do nhu động dạ dày giảm cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây xì hơi nhiều khi mới mang thai.

Sa tử cung khi mang thai là gì? Nguyên nhân do đâu?

Các cách giúp bà bầu giảm triệu chứng “xì hơi”

Ăn ít chia nhiều bữa

Để tránh chướng khí, các bà bầu nên ăn ít chia nhiều bữa, không nên ăn quá no. Khi dạ dày đã căng, nếu ăn thêm rất nhiều thức ăn sẽ làm cho dạ dày hoạt động quá lớn. Từ đó làm cho tình trạng chướng khí càng thêm nghiêm trọng.

Uống nhiều nước

Bà bầu nên uống nhiều nước

Trong ruột bắt buộc phải có đầy đủ nước mới có thể thúc đẩy nhanh “đi nặng” giảm nhẹ chướng khí. vậy nên uống nhiều nước sẽ giúp giảm hiện tượng xì hơi nhiều khi mới mang thai cho bà bầu.

Bà bầu phải uống nhiều nước. Tuy nhiên, nên chú ý tốt nhất uống nước ấm. Nước lạnh sẽ dẫn đến ruột đau quặn, làm cho tử cung co bóp. Ngoài ra, cũng không nên uống nước có tính kích thích hoặc nước ngọt có ga.

Ăn nhiều hoa quả và rau xanh

Ăn nhiều hoa quả và rau xanh

Chế độ ăn uống rất quan trọng khi mang thai, tuy nhiên chúng ta không thể ăn đủ các loại thức ăn bổ dưỡng mà cần phải điều tiết lượng hoa quả và rau xanh để dạ dày làm việc tốt hơn, tránh xì hơi nhiều khi mới mang thai.

Phụ nữ mang thai còn rất dễ bị táo bón, phân không thải được ra ngoài cũng dễ dẫn đến chướng khí. Trong thời gian mang thai, bà bầu nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh, bổ sung chất xơ, ngăn chặn táo bón, đồng thời nên hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây chướng khí như đậu, tinh bột…

Ăn sữa chua

Sữa chua có rất nhiều tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa của mẹ và chẳng lạ gì khi đây là thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng cơ thể, giảm hiện tượngxì hơi nhiều khi mới mang thai.

Bà bầu nên ăn sữa chua vì trong sữa chua có chứa acid lactic và nhiều vi khuẩn có ích giúp thúc đẩy bài trừ khí thải trong cơ thể ra ngoài.

Bữa tối ăn ít

Một ngày ăn 3 bữa, cố gắng buổi sáng và trưa ăn nhiều. Chức năng dạ dày đường ruột khá yếu vào buổi tối. Buổi tối nên ăn ít để tránh tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, đường ruột.

Mát xa bụng thích hợp

Mát xa bụng là một trong các cách vô cùng dễ làm và hiệu quả để giảm hiện tượng xì hơi nhiều khi mới mang thai.

Để thực hiện, các mẹ nhẹ nhàng ấn nhẹ vào bụng, làm cho nhu động đường ruột thúc đẩy, bài trừ khí, giảm nhẹ chướng khí. Tuy nhiên, bà bầu cần chú ý không ấn nhầm vào tử cung. Ngoại lực bên ngoài ấn vào có thể làm cho tử cung to bóp, nghiêm trọng sẽ dẫn đến xuất huyết.

Vận động thích hợp

Vận động thích hợp

Trong thời gian bầu bí không nên toàn nằm yên trên giường và ngồi một chỗ không tập luyện, nên đi ra ngoài vận động thích hợp, ăn cơm xong đi bộ. Như vậy có thể tăng nhu động đường ruột, thúc đẩy bài trừ khí.

Tư thế nằm ngủ khi mang thai giúp mẹ thoải mái và không ảnh hưởng đến thai nhi!

Tâm trạng thoải mái

Áp lực cũng làm cho đường ruột tăng khí thải và vi khuẩn độc hại. Trong thời kỳ mang thai bà bầu nhất định cần chú ý giữ tâm trạng thoải mái, điều này không những giúp giảm nhẹ triệu chứng “xì hơi” mà còn có thể giúp bà bầu phòng ngừa trầm cảm khi mang thai.

Tuthuoc24h.net

Đầy Bụng Xì Hơi Khi Mang Thai

Nhiều bà bầu tâm sự rằng họ thường bị đầy bụng xì hơi khi mang thai trong giai đoạn đầu, theo các bác sĩ đó là hiện tượng sinh lý rất bình thường mà đa số các bà bầu đều gặp phải, chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và nghỉ ngơi là sẽ giảm đáng kể. Tuy nhiên nếu bị đầy hơi khi mang thai, kèm theo cảm giác khó chịu ở đường ruột giống như đau bụng hoặc quặn bụng hoặc nếu có máu trong phân thì đó là dấu hiệu nguy hiểm cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trong giai đoạn thai kì, đa số các bà bầu đều gặp phải tình trạng đầy bụng xì hơi gây phiền toái cho chính các bà bầu và những người xung quanh. Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng này và cần làm gì để giảm các triệu chứng đó?

Đầy bụng xì hơi khi mang thai – hiện tượng sinh lý bình thường

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đầy bụng xì hơi khi mang thai: do sự thay đổi progesterone và do tử cung đột nhiên bị phình lên.

Khi mang thai thì nội tiết tố progesterone trong cơ thể người phụ nữ tăng lên đáng kể, đặc biệt là trong dạ dày và ruột. Progesterone tăng làm cho nhu động dạ dày trở nên yếu đi, acid dạ dày bài tiết ít hơn bình thường, sinh ra quá nhiều khí, khiến các bà bầu đầy bụng xì hơi khi mang thai.

Do tử cung đột nhiên bị phình lên

Khi mang thai, vị trí của dạ dày và ruột cũng ít nhiều bị thay đổi, đặc biệt là khi tuổi thai càng lớn, tử cung càng phình lên chèn ép vào dạ dạy, đường ruột, làm cho nhu động đường ruột dạ dày làm việc chậm, hình thành khí gây đầy hơi, làm tăng tình trạng xì hơi.

Các cách giúp bà bầu giảm triệu chứng đầy bụng xì hơi

Ăn ít một, chia thành nhiều bữa trong ngày thay vì ăn quá nhiều một lúc, ăn ít buổi tối

Không nên ăn quá nhiều đồ chiên rán, đồ nhiều dầu mỡ gây khó tiêu

Uống nhiều nước, tránh những loại đồ nước có gas, nhiều đường

Ăn nhiều hoa quả và các loại rau xanh

Mát xa bụng đúng cách

Vận động thích hợp, ngồi đúng cách, đi bộ sau bữa ăn

Tâm trạng thoải mái

Khi nào triệu chứng đầy bụng xì hơi trở thành dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng?

Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho biết đầy bụng xì hơi là hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng đó kéo dài kèm theo cảm giác khó chịu ở đường ruột, đau bụng hoặc đau quặn bụng kèm theo máu trong phân, bị tiêu chảy nặng, … mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và sớm cải thiện được tình trạng sức khỏe để có được một thai kỳ khỏe mạnh.