Xử Lý Khi Bà Bầu Bị Chuột Rút / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Cách Xử Lý Khi Bà Bầu Bị Chuột Rút?

Ở các bà bầu, khi tử cung mở rộng để tạo chỗ nằm cho em bé, các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng. Điều này có thể gây các cơn đau nhức cho các bà bầu, đặc biệt trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị đè gây cảm giác nặng nề khó chịu. Thường thì chuột rút co cơ có thể cảm nhận ngay ở vùng bụng dưới.

Bên cạnh đó, do tình trạng thai hành, thai phụ có thể bị nôn ói, ăn uống kém, sụt cân… dẫn đến mất nước, rối loạn cân bằng nước điện giải. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chứng co cứng cơ. Ở những tháng cuối thai kỳ, do yêu cầu canxi cho thai nhi ngày càng cao, sẽ có sự thay đổi cân bằng canxi nội bào và ngoại bào, cũng như thay đổi về khuynh hướng thu nhận và thải trừ canxi cho phù hợp với nhu cầu… tình trạng rối loạn cân bằng điện giải đặc biệt là canxi có thể xảy ra và thường biểu hiện bằng tình trạng.

Xử lý khi bà bầu bị chuột rút

Khi mang bầu bị chuột rút, các mẹ cần bình tĩnh và làm theo những bước sau:

– Duỗi chân: Hãy cố gắng để thẳng chân, bắt đầu xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân. Điều này có thể gây đau lúc đầu nhưng cảm giác đau sẽ dần biến mất.

– Xoa bóp các cơ bắp bị co rút.

– Lấy một chai nước nóng đặt lên vùng bị chuột rút.

– Đi lại. Bước một vài bước cũng sẽ giúp chứng chuột rút qua nhanh.

Hoặc các mẹ có thể xuống giường và đặt chân xuống đất hoặc gót chân khi nằm thẳng chặt chạm vào tường, cũng có thể duỗi lòng bàn chân về phía trước để kéo dài ống chân.

Ngoài ra, duỗi thẳng đầu gối, sau đó lại cong vểnh bàn chân về phía sau gối, gập lên trên, nhẹ nhàng xoay chân sẽ giúp giảm chứng chuột rút.

Cách phòng ngừa chứng chuột rút ở các bà bầu

Rửa, ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ cùng một số động tác massage trong thời gian từ 10 đến 15 phút là cách cực kỳ hữu hiệu trong phòng ngừa chứng chuột rút khi mang thai. Khi đi ngủ bà bầu nên kê chân trên một chiếc gối cao.

Tập nhẹ nhàng các bài thể dục như co duỗi chân, tay, xoa bóp hai bên mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ. Những bài tập này sẽ giúp các bà bầu có được giấc ngủ sâu và ngon hơn, đề phòng chuột rút vào ban đêm.

Không lên đứng quá lâu hay ngồi vắt chéo chân. Nên thay đổi tư thế đứng, ngồi. Mỗi khi ngồi làm việc, ăn cơm, hay xem tivi bà bầu nên xoa bóp mắt cá chân, các ngón chân để thư giãn.

Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời. Tắm nắng là một ví dụ, vì đây là hoạt động vừa giúp bà bầu bổ sung vitamin D, vừa có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

Tránh để cơ thể quá mệt mỏi, nằm nghiêng về bên trái để cải thiện máu lưu thông đến và đi từ bàn chân.

Ăn nhiều thức ăn có canxi như: cá, sữa, trứng, gà, đậu, các loại thực phẩm chế biến từ đậu, rau cải, vừng, các loại giáp xác, các loại rong biển, tía tô…

Uống đủ nước sẽ giúp máu vận chuyển oxy tới các cơ, giúp cơ vận động bình thường. Khi uống từ 8-10 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp máu lưu thông cùng với oxy tốt hơn. Từ đó ngăn được chứng chuột rút.

Thường xuyên ăn dưa lê sẽ giúp mẹ bầu giảm được chứng chuột rút ở chân, vì trong dưa lê chưa nhiều chất magie. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thiếu magie là nguyên nhân dẫn tới 30% phụ nữ mang thai bị mắc chứng chuột rút. Đó là nguyên nhân tại sao bác sĩ khuyên người mang bầu cần tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu magie.

Bên cạnh đó, thường xuyên ăn su su cũng sẽ giúp giảm được chứng chuột rút ở chân, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Lý do là trong rau su su có chứa nhất nhiều chất magie. Khi ăn nhiều rau chứa magie sẽ giúp làm dịu các triệu chứng chuột rút tới 24 giờ.

Tăng cường ăn hoa quả chứa nhiều canxi, ka li như nho khô,sung, mận… nhiều hơn một chút để tránh tình trạng chuột rút khi mang thai

Minh Dương

Cách Xử Lý Khi Bà Bầu Bị Chuột Rút Chuẩn Xác Nhất

Nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút ở bà bầu nhưng trong đó có những nguyên nhân cơ bản sau:

Giai đoạn đầu thai kì, bầu bầu thường bị nghén, nôn ói, không ăn được nhiều. Chính vì điều này dẫn đến tình trạng cơ thể thai phụ thiếu dinh dưỡng, mất nước, mất cân bằng điện giải,… dẫn đến chứng co cứng cơ.

Giai đoạn càng về cuối thai kì, trọng lượng cơ thể của bà bầu ngày càng tăng lên, áp lực lên các cơ bắp ở chân sẽ dần càng nhiều hơn dẫn đến hiện tượng chuột rút (nhất là về đêm và càng đến cuối thai kì càng xảy ra thường xuyên hơn).

Em bé trọng bụng mẹ sẽ ngày càng lớn. Khi em bé lớn dần lên, buộc tử cung của mẹ cũng phải giãn rộng ra để có đủ không gian cho con khiến các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng, gây nên các cơn đau nhức, co rút ở vùng bụng,…

Thiếu canxi trong giai đoạn thai kì cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút ở các sản phụ. Trong thai kì, nhất là giai đoạn cuối nhu cầu canxi của cơ thể sẽ tăng cao để “phục vụ” cho sự phát triển của bé. Nếu không được cung cấp canxi đầy đủ, thì cơ chế “rút” canxi từ cơ thể mẹ để truyền cho bé sẽ xảy ra. Lúc này cơ thể mẹ bị thiếu canxi dẫn đến tình trạng cơ bắp mẹ đau nhức, dễ căng cứng cơ, co rút,…

cách xử lý khi bà bầu bị chuột rút

Mẹ bầu có thể cung cấp canxi bằng việc sử dụng viên canxi tổng hợp. Ngoài ra, đừng quên các thực phẩm tự nhiên giàu canxi như sữa, hải sản, rau lá xanh,… trong thực đơn của mình. Trong trường hợp bị thiếu canxi nặng, mẹ bầu sẽ được chỉ định tiêm bổ sung trực tiếp vào tĩnh mạch.

Ngoài ra, để hạn chế tối đa nhất tình trạng chuột rút, mẹ bầu có thể áp dụng những mẹo sau đây:

Cơ thể nên được vận động nhẹ nhàng và thư giãn thường xuyên; không nên đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu khiến bà bầu bị chuột rút nặng nề hơn. Đối với bà bầu làm công việc văn phòng thì nên đi lại thư giãn cũng như thường xuyên duỗi chân khi ngồi.

Mát-xa chân: Nhẹ nhàng xoa bóp từ đùi đến bắp chân, các ngón chân, mắt cá,… Làm như vậy máu được lưu thông và các cơ cũng được “thư giãn” giúp hạn chế tình trạng căng cứng cơ dẫn đến chuột rút.

Ăn uống đầy đủ: Cung cấp đủ lượng nước để tránh bị mất nước, mất cân bằng điện giải gây co cứng cơ.

Khi đang bị chuột rút, mẹ có thể xoa bóp (tốt nhất là nhờ ông xã hoặc người thân) hoặc đặt túi chườm hoặc đơn giản hơn là dùng một chai nước nóng chườm lên vùng bị đau.

Tùy vào tình trạng sức khỏe và tình hình thai nghén, mẹ có thể tham khảo những bài tập phù hợp với mình như: đi bộ, yoga và những bài tập cho chân, …

Bà Bầu Bị Chuột Rút Và Cách Xử Lý Giúp Mẹ Không Đau Đớn

Cùng với sưng và giãn tĩnh mạch, bà bầu bị chuột rút ở chân là một phần bình thường trong quá trình bầu bí, và đôi khi không thoải mái tý nào cho mẹ bầu. Nếu biết phải làm gì khi mẹ bầu bị chuột rút và làm thế nào để ngăn ngừa chuột rút xảy ra có thể làm cho thai kỳ của mình thoải mái hơn một chút.

Chúng tôi tổng hợp một số lưu ý khi bà bầu bị chuột rút.

Vì sao bà bầu bị chuột rút?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị chuột rút, có thể là do trọng lượng cơ thể ngày càng tăng lên, gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân dẫn đến hiện tượng chuột rút (nhất là về đêm và càng đến cuối thai kì càng xảy ra thường xuyên hơn).

Ngoài ra, vào đầu thai kì, bà bầu hay bị ốm nghén, nôn ói và không ăn uống được khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, mất nước, mất cân bằng điện giải,… dẫn đến chứng co cứng cơ.

Khi em bé lớn dần lên, tử cung của mẹ cũng phải giãn rộng ra để có đủ không gian cho con; điều này đồng nghĩa với các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng, gây nên các cơn đau nhức, co rút ở vùng bụng,…

Chuột rút là gì và tại sao chúng phổ biến trong khi mang thai?

Chuột rút là một cơn đau đột ngột, sắc nét, thường là ở cơ bắp chân hoặc bàn chân của bạn. Đây là một dấu hiệu cho thấy cơ bắp của bạn đang co thắt rất chặt hơn bình thường. Chúng thường xảy ra vào ban đêm và phổ biến hơn vào cuối thai kỳ của bạn. Chúng có thể rất khó chịu và thật khó để biết phải làm gì.

Có nhiều lý do gợi ý cho chứng chuột rút khi mang thai – như đã nói nguyên nhân ở trên do tăng thêm trọng lượng, thay đổi quá trình trao đổi chất, bị thiếu vitamin, quá năng động hoặc không hoạt động đủ. Sự thật là không ai thực sự biết.

Chuột rút chân có thể được ngăn chặn?

Trên thực tế, tập thể dục đều đặn, vừa phải khi mang thai là một ý tưởng tốt, bởi vì nó giúp cơ thể bạn quen với những thay đổi về thể chất xảy ra trong suốt thai kỳ.

Ăn uống đầy đủ: Đặc biệt là uống đủ nước mỗi ngày để tránh bị mất nước, mất cân bằng điện giải gây co cứng cơ.

Khi đang bị chuột rút, mẹ có thể xoa bóp (tốt nhất là nhờ ông xã hoặc người thân) hoặc đặt túi chườm hoặc đơn giản hơn là dùng một chai nước nóng chườm lên vùng bị đau.

Tập luyện mỗi ngày: Tùy vào tình trạng sức khỏe và tình hình thai nghén, mẹ có thể tham khảo những bài tập phù hợp với mình để cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt, máu lưu thông tốt; đi bộ, yoga và những bài tập cho chân là gợi ý lý tưởng trong trường hợp này.

Bạn có thể thử các bài tập cơ chân và chân cụ thể như:

Uốn cong và duỗi chân mạnh mẽ lên xuống 30 lần

Xoay chân 8 lần một chiều và 8 lần khác

Lặp lại với chân kia

Bổ sung magiê cũng có thể giúp đỡ. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc này có thể làm việc cho bạn.

Để giảm bớt chuột rút ở chân, bạn nên duỗi cơ bắp thường xuyên, duỗi bàn chân ra và kéo những ngón chân về phía mắc cá chân. Bạn cũng có thể chà xát, mát xa cơ bắp – nơi bị cứng, hoặc đi bộ xung quanh một lúc.

Canxi đôi khi được đề xuất như là một điều trị cho chuột rút, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy điều này có tác dụng.

Khi nào nên nói chuyện với bác sĩ về chứng chuột rút của bạn

Việc chuột rút đang làm phiền đến giấc ngủ của bạn

Thường thì rất đau

Bạn đang cảm thấy lo lắng về họ.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bị Chuột Rút Khi Mang Thai Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Bị chuột rút khi mang thai là tình trạng rất phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải. Vậy nguyên nhân là gì? Có nguy hiểm không? Làm thế nào để khắc phục và phòng tránh chuột rút? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp qua nội dung bài viết này. bà bầu bị chuột rút

I – Bà bầu bị chuột rút – Thông tin cần biết

Thời kỳ mang thai, phụ nữ có thể gặp phải những vấn đề không mong muốn về sức khỏe trong đó tình trạng chuột rút thực sự là nỗi ám ảnh của nhiều chị em.

Hiện tượng bị chuột rút khi mang thai là sự co thắt đột ngột, ngoài ý muốn và gây đau ở một bắp thịt trên cơ thể làm cho sự cử động khó khăn.

Chuột rút có thể xảy ra ở bất cứ bắp thịt nào nhưng thường gặp ở bắp chuối giữa đầu gối và cổ chân, bắp thịt đùi và hông (cơ đùi trước và đùi sau giữa đầu gối và hông), dọc theo bàn tay, bàn chân và cơ bụng.

Có bầu bị chuột rút là thiếu chất gì? Thiếu canxi, magie

Vậy nên khi mang thai thiếu những chất này sẽ gây ra tình trạng chuột rút.

(→ Nên đọc: Bà bầu bị đau hông trái/phải: Nguyên nhân và cách chữa trị)

Tại sao mẹ bầu bị chuột rút không thể không kể đến nguyên nhân này. Cân nặng tăng lên khi mang thai, làm trọng lượng cơ thể trở bị dồn hết vào đôi chân.

Vì vậy sẽ gây ra tình trạng chuột rút, càng gần cuối thai kỳ thì tình trạng mẹ bầu bị chuột rút ở bắp chân càng xảy ra nhiều.

Tử cung mở rộng để chào đón thai nhi, làm cho các cơ và dây chằng cũng bị kéo giãn theo. Điều này sẽ khiến chị em cảm thấy đau các cơ cũng là nguyên nhân chuột rút khi mang thai.

– Có thể cảm thấy đau nhói đột ngột một cách rõ ràng và cảm giác xuất hiện một khối u dưới da là biểu hiện chuột rút khi mang thai rất điển hình.

Nếu các dấu hiệu bị chuột rút khi mang thai có kèm theo bất thường như ra máu, đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai, thân nhiệt tăng hoặc đau dữ đội ở phần bị đau, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Có bầu bị chuột rút bắp chân là hiện tượng được cho là bình thường và hầu như chị em nào khi mang thai cũng từng gặp phải. Tuy nhiên, trong một số trường hợp điều này có thể là dấu hiệu báo hiệu nhiều vấn đề nguy hiểm.

Có bầu bị chuột rút có sao không? Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai bị chuột rút rất có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai. Theo thống kê, trong 4 ca sảy thai thì có 1 ca thai phụ gặp phải hiện tượng chuột rút trước khi xảy ra sự cố.

Nguyên nhân có thể do đột biến nhiễm sắc thể hoặc do trứng thụ tinh không nằm trong tử cung mà nằm ở đâu đó trong xương chậu. Vì vậy, nhiều chị em luôn gặp phải tình trạng hay bị chuột rút khi mang thai.

Theo thống kê, có đến gần một nửa số bầu bị chuột rút bắp chân trong tam cá nguyệt thứ ba. Nhiều bà bầu bị chuột rút ở chân thường xuyên sau khi ngồi một chỗ quá lâu hoặc bà bầu bị chuột rút bắp chân khi ngủ.

(→ Nên đọc: Bà bầu bị đau chân trái/phải: Nguyên nhân và cách chữa trị)

Ngoài nguyên nhân do cân nặng, dinh dưỡng thì mất nước cũng có thể khiến bà bầu bị chuột rút ở bắp chân. Khi bị mất nước, cơ thể chị em không thể tự làm mát như bình thường.

Thân nhiệt càng nóng thì càng dễ làm bà bầu bị chuột rút chân do hiệu ứng nhiệt trên cơ bắp. Khi các cơ làm việc nhiều hơn và sản sinh nhiều nhiệt lượng hơn thì càng dễ xảy ra tình trạng mẹ bầu bị chuột rút bắp chân.

Trường hợp bà bầu bị chuột rút ở bụng, chuột rút cơ bụng khi mang thai với cơn đau đột ngột, sản phụ cũng có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối mô cứng bên dưới da cần hết sức chú ý và thăm khám ngay vì triệu chứng chuột rút bụng khi mang thai nghiêm trọng này có thể gây sảy thai.

III – Bà bầu bị chuột rút nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Chị em có thể tham khảo danh sách thực phẩm tốt cho mẹ và bé để cải thiện và phòng tránh bệnh đồng thời kiêng khem một số thực phẩm có thể tăng nguy cơ bị chuột rút. Đây cũng là một hướng xử lý cho thai phụ khi đang băn khoăn bà bầu bị chuột rút phải làm sao.

– Ăn nhiều thức ăn có canxi như: cá, sữa, trứng, gà, đậu, các loại thực phẩm chế biến từ đậu, rau cải, vừng, các loại giáp xác, các loại rong biển, tía tô… Hoa quả chứa nhiều canxi, kali như nho khô, sung, mận…

– Uống đủ nước sẽ giúp máu vận chuyển oxy tới các cơ, giúp cơ vận động bình thường. Khi uống từ 8-10 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp máu lưu thông cùng với oxy tốt hơn. Từ đó giảm tình trạng mẹ bầu bị chuột rút nhiều.

– Các loại thịt và cá sống hoặc tái

– Thức ăn nướng hay xông khói

– Gan động vật

– Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa không tiệt trùng

– Khoai tây mọc mầm

III – Có bầu bị chuột rút phải làm sao? Cách trị chuột rút ở bà bầu

Hiện tượng chuột rút rất phổ biến nên bà bầu khó tránh khỏi triệu chứng khó chịu này. Chính vì thế, sau khi đã nắm được mẹ bầu bị chuột rút thiếu chất gì, chị em có thể sử dụng cách giảm chuột rút khi mang thai bằng một vài biện pháp kết hợp phù hợp cho từng giai đoạn thai kỳ:

Để giảm thiểu tình trạng bị chuột rút khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu nên thay đổi tư thế đứng, ngồi, nằm thường xuyên. Vận động nhẹ bằng cách đi bộ hoặc kéo căng cơ bắp mỗi ngày.

Cách khắc phục chuột rút khi mang thai là bổ sung dưỡng chất qua các thực phẩm, bên cạnh đó có thể sử dụng một miếng đệm nóng hoặc chai nước nóng áp vào chỗ bị chuột rút, giúp cải thiện lưu lượng máu, giúp thư giãn cơ bắp và giảm chuột rút khi mang thai tuần đầu.

Thai nhi càng lớn, mẹ bầu càng có nguy cơ cao phải đối mặt với các cơn chuột rút gia tăng hơn so với ba tháng đầu thai kỳ khiến bầu bị chuột rút liên tục.

– Điều chỉnh chế độ ăn uống đủ chất, phù hợp cho từng giai đoạn thai kỳ để hạn chế chuột rút khi mang thai.

Mẹ bầu bị chuột rút 3 tháng cuối bởi vì vào những tháng cuối thai kỳ, thai nhi cần nhiều canxi để phát triển hệ xương, nếu không cung cấp đủ, cơ thể người mẹ sẽ tự rút bớt canxi để truyền cho bé, dẫn đến sự thiếu hụt canxi ở mẹ, điều này sẽ góp phần gây ra những cơn co cứng khiến mẹ bầu bị chuột rút khi mang thai tháng thứ 7, bị chuột rút khi mang thai tháng thứ 8 và 9 của thai kỳ.

Bà bầu bị chuột rút chân phải làm sao? Bên cạnh các phương pháp kết hợp như ở trên, bà bầu bị chuột rút 3 tháng cuối cần hết sức chú trọng việc bổ sung canxi đúng cách và đủ lượng mỗi ngày bằng thực phẩm và thuốc canxi để cải thiện tình trạng bị chuột rút khi mang thai tháng cuối.

4. Cách giảm chuột rút khi mang thai do thiếu canxi

Hàm lượng canxi và magie trong máu thấp làm tăng hoạt động của các mô thần kinh và các cơ cũng có thể khiến bà bầu bị chuột rút tháng cuối.

Bầu bị chuột rút nên làm gì? để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu cần bổ sung canxi đầy đủ thông qua các hình thức sau:

Một số thực phẩm giàu canxi nên sử dụng khi mang thai bao gồm:

– Các loại hạt, ngũ cốc

– Các loại đậu. …

– Rau lá xanh.

Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần khoảng 800mg canxi mỗi ngày, 3 tháng tiếp theo là 1000mg canxi và 1200-1500mg canxi vào 3 tháng cuối.

Do lượng canxi này khá lớn nên bổ sung qua thực phẩm thường không đủ, các mẹ nên bổ sung thêm canxi từ thuốc.

( →Nên đọc: Canxi NextG Cal bao nhiêu tiền? Giá thuốc canxi Nextg Cal )

Khi bổ sung canxi từ thuốc, để cơ thể hấp thu tối đa canxi, các mẹ nên lưu ý một số điểm sau:

– Không nên bổ sung canxi sau 15 giờ.

– Mỗi lần bổ sung canxi, cơ thể chỉ hấp thụ được tối đa 500mg.

– Bổ sung vitamin D đồng thời với canxi.

– Nên chọn canxi hữu cơ để giảm nguy cơ mắc táo bón, vôi hóa nhau thai, sỏi thận.

– Không nên uống canxi cùng sữa

– Cần hạn chế sử dụng các sản phẩm như nước ngọt đóng chai, bia rượu, thuốc lá, cafe, trà… sẽ ngăn cản quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.

Viên uống canxi NextG Cal hiện đang là sản phẩm được nhiều bác sĩ kê đơn khi người bệnh gặp phải các vấn đề về xương khớp. Sản phẩm được làm từ xương bò non Úc, chứa canxi ở dạng hữu cơ và photpho, có cấu trúc vi tinh thể (MCHA), giúp canxi hấp thu vào cơ thể nhanh chóng.

Kết hợp cùng Vitamin K1 và D3 giúp bổ sung và tăng hấp thu canxi, cải thiện tình trạng chuột rút do thiếu canxi ở phụ nữ mang thai.