Xuất Huyết Khi Mang Thai Tháng Đầu / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Dấu Hiệu Sốt Xuất Huyết Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu

Theo các tin tức y tế thì bệnh sốt xuất huyết chính là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Dengue gây ra, bệnh lây lan từ người này qua người khác do một loại muỗi vằn hút máu gây ra. Căn bệnh này xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào mùa mưa, có thể phát sinh thành dịch và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Khi có thai bị sốt xuất huyết rất nguy hiểm vì virus của bệnh sẽ tác động vào cơ quan máu của người mẹ và con (thai nhi) gây nên tình trạng rối loạn đông máu và làm giảm số lượng tiểu cầu.

Bệnh sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai sẽ khó chuẩn đoán hơn bình thường do tình trạng máu bị pha loãng lúc mang thai làm che lấp tình trạng cô đặc máu. Khi tiểu cầu giảm sẽ ảnh hưởng lớn đến hiện tượng đông máu, gây ra tình trạng chảy máu kéo dài và có thể gây nên những nguy hiểm nhất định cho mẹ và bé.

Hiện nay, tỉ lệsốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai ngày càng khó kiểm soát, do đó mà các mẹ cần phải biết được các dấu hiệu của bệnh đề phòng ngừa một cách hiệu quả.

Dấu hiệu sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu

Khi mắc phải bệnh sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu sẽ có các dấu hiệu sau:

Dấu hiệu sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu

Có biểu hiện sốt kèm theo các biểu hiện như viêm hô hấp, đau họng, xuất tiết, đau đầu.

Nhiều trường hợp mẹ có thai bị sốt xuất huyết có dấu hiệu giống như bị cảm cúm nên các mẹ cần phải đề phòng.

Mẹ bầu có thể bị xuất huyết dưới da.

Chảy máu chân răng kèm theo chảy máu đường tiêu hóa.

Trong trường hợp nặng khi mắc bệnh sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu sẽ bị tăng men gan, tràn dịch ổ bụng hoặc màng phổi, màng tim.

Có nhiều mẹ sẽ bị sốc hoặc giảm thể tích máu.

Sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu có tác hại thế nào?

Nếu mắc phải bệnh sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Phụ nữ mang thai mắc bệnh sốt xuất huyết thường nguy hiểm hơn bình thường, một số tác hại nguy hiểm mà mẹ bầu có thể gặp phải chính là”

Khiến cho thai nhi bị dị tật bẩm sinh, thai chết lưu hoặc suy thai.

Tình trạng hạ tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết có thể dẫn đến sinh non, gây ra các biến chứng như chảy máu khó cầm, tiền sản giật…

Trường hợp nguy hiểm có thể khiến cho cả mẹ và con đều tử vong.

Sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu có tác hại thế nào?

Phòng tránh sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu hiệu quả

Để hạn chế tối đa khả năng mắc phải bệnh sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu thì mẹ bầu cần áp dụng các phương pháp phòng tránh sau:

Chủ động phòng tránh sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai bằng cách dọn dẹp nơi muỗi sinh sôi như phát quang bụi dậm và dọn dẹp vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Không để cho ao tù, nước đọng trong chum, thùng..

Ngủ trong mùng, màn.

Uống thật nhiều nước mỗi ngày và ăn nhiều hoa quả có chứa vitamin C, mẹ bầu không tự ý sử dụng thuốc hạ sốt khi chưa rõ nguyên nhân.

Mẹ bầu nên khám sức khỏe thường xuyên để bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất.

Tóm lại, sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu vô cùng nguy hiểm nên các mẹ bầu cần cẩn trọng và tìm hiểu về căn bệnh này để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Bị Sốt Xuất Huyết Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Cần Làm Gì Để Không Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi?

Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh và để lại những biến chứng khó lường, đặc biệt đối với phụ nữ, nhất là 3 tháng đầu nếu sốt xuất huyết nghiêm trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

Cũng bởi vậy, rất nhiều sản phụ lo lắng liệu việc sốt xuất huyết khi mang thai 3 tháng đầu có ảnh hưởng gì đến thai nhi và cách điều trị như thế nào.

SỐT XUẤT HUYẾT KHI MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU CÓ PHẢI BỎ CON?

Đối với vấn đề này, trong khi trao đổi với phóng viên, TS Đỗ Duy Cường – Trưởng khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Bạch Mai đã khẳng định: “Hiện nay không có chỉ định sản phụ mắc sốt xuất huyết phải bỏ thai, nhiều sản phụ khi mắc bệnh, điều trị xong vẫn sinh con bình thường mà không ảnh hưởng gì”.

SẢN PHỤ NÊN LÀM GÌ NẾU SỐT XUẤT HUYẾT KHI MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU?

Khi thấy các dấu hiệu sốt xuất huyết như triệu chứng ho sốt hay viêm đường hô hấp, rất có thể mẹ đã sốt xuất huyết. Trong trường hợp này, các mẹ không nên cuống mà cần bình tĩnh, đến gặp bác sĩ để đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất, tránh ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Nếu sản phụ trong giai đoạn đầu sốt xuất huyết, bác sĩ sẽ hướng dẫn sản phụ theo dõi và uống oresol. Nếu sản phụ ở ngày thứ 4, thứ 5 của bệnh, xuất hiện các hiện tượng xuất huyết, tiểu cầu giảm hay tổn thương gan, thận thì cần nhập viện chăm sóc và điều trị.

Thời điểm này, sản phụ sẽ được truyền dịch để giảm cô đặc máu, theo dõi truyền khối tiểu cầu nếu có chỉ định từ bác sĩ, được bồi phụ nước và điện giải, đo mạch, huyết áp cùng sự chăm sóc của các nhân viên y tế tại bệnh viện.

Song song với quá trình điều trị, các thai phụ cần chú ý:

Hạn chế tiếp xúc với nước lạnh và tránh đi gió cũng như sự lây nhiễm lan rộng Thực hiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lí, bổ sung các vi chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng theo chỉ dẫn bác sĩ Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc nếu không có sự đồng ý của bác sĩ bởi điều ấy khiến bệnh nặng thêm, đồng thời ảnh hưởng đến thai nhi.

CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM NẾU BỊ SỐT XUẤT HUYẾT KHI MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU

Trao đổi với các phóng viên báo chí, tiến sĩ Bùi Chí Thương (Đại học Y Dược TPHCM) cho biết thai phụ khi bị sốt xuất huyết trong 3 tháng đầu có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, thai nhẹ cân và một tỷ lệ nhỏ mẹ truyền virus sốt xuất huyết sang cho con.

Nặng hơn, sản phụ gặp các tình trạng xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu đường tiêu hóa, tăng men gan, tràn dịch ổ bụng, màng phổi, màng tim, sốc hoặc giảm thể tích máu, dễ dẫn đến nhau bong non, thai chết lưu hoặc thậm chí mẹ tử vong.

Do vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh, là một thai phụ, bạn cần chủ động tránh dịch sốt xuất huyết.

TRÁNH SỐT XUẤT HUYẾT KHI MANG THAI CẦN PHẢI LÀM GÌ?

Dọn dẹp nơi ở, phát quang bụi rậm và sắp xếp đồ đạc sao cho môi trường gọn gàn và thông thoáng, không có chỗ trú ngụ dành cho muỗi. Khi đi ngủ luôn chú ý mắc màn.

Mặc quần áo dài che da, đi tất và tránh các nơi ẩm thấp dễ nhiễm bệnh Bổ sung nhiều nước và các chất dinh dưỡng, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lí để tăng sức đề kháng. Sử dụng hương chống muỗi hoặc các dung dịch bôi ngoài da để ngăn muỗi.

3 thàng đầu khi mang thai là khoảng thời gian vô cùng quan trọng đối với mỗi thai phụ, vì vậy, bác cần phải cực kì cẩn thận để tránh sốt xuất huyết trong khi mang thai.

Nếu không may nhiễm bệnh, bạn cần đến các cơ sở y tế khám chữa để điều trị kịp thời và giảm thiểu tác động đến thai nhi cũng như cần được bác sĩ theo dõi để phát hiện các bất thường có thể xảy ra và xứ lí kịp thời.

Sốt Xuất Huyết Trong Thời Kỳ Mang Thai

News – T6, 02/07/2020 – 11:07

Theo các phương tiện truyền thông, Hà nội và các vùng lân cận có số ca mắc Sốt xuất huyết tăng 400% so với cùng kỳ năm ngoái, và số người mắc ngày càng tăng. Chúng ta đều biết rằng SXH truyền bệnh qua muỗi Aedes aegypti, loại muỗi vằn nhỏ đẻ trứng trong vùng nước đọng. Vùng nước tù đọng có rất nhiều ở Hà Nội và các vùng xung quanh, đặc biệt vào mùa mưa. Vùng nước đọng không nhất thiết là hồ, ao, mà một lọ hoa hay bệ xí trong phòng vệ sinh không được lau rửa thường xuyên cũng có thể là nơi cho muỗi đẻ trứng. Muỗi có xu hướng đốt vào ban ngày và thường vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.

Ai cũng có thể bị sốt xuất huyết, và đa số có triệu chứng nhẹ giống như cúm, tuy nhiên bạn có thể bị nặng nếu trước kia đã từng bị sốt xuất huyết. Nhìn chung, người bị sốt xuất huyết sẽ có biểu hiện triệu chứng như sốt, đau đầu, đau nhức xương khớp và buồn nôn sau khi bị muỗi đốt khoảng ba ngày. Hầu hết các trường hợp sốt xuất huyết đều có thể tự khỏi và người bệnh sẽ thấy khỏe mạnh trở lại sau khoảng hai tuần. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu để có thể nhận biết các biểu hiệu nặng của bệnh, thường xuất hiện trong thời gian từ ba đến bảy ngày sau khi có biểu hiện ban đầu, như:

Sốt liên tục

Đau bụng dữ dội và dai dẳng

Nôn mửa liên tục và nôn lẫn máu

thở nhanh

chảy máu chân răng

mệt mỏi

Những người bị sốt xuất huyết nặng có thể bị giảm huyết áp đột ngột, hay còn gọi là Hội chứng Sốc SXH. Biểu hiện của Sốc SXH bao gồm:

Da lạnh, ẩm

Mạch nhanh và yếu

Miệng khô

Lưu lượng nước tiểu giảm

Thở gấp

Sốt xuất huyết ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Nếu bị sốt xuất huyết trong thời kỳ mang thai, bạn có nguy cơ tiến triển bệnh nặng hơn. Điều này có thể là do hệ miễn dịch của cơ thể bạn đang bị chèn ép trong thai kỳ. Vì vậy, bạn có thể cần phải nhập viện điều trị nếu bị sốt xuất huyết trong thời kỳ này. Thế nhưng trên thực tế, hầu hết các sản phụ đều không tiến triển bệnh nặng hơn thậm chí trong thời kỳ mang thai.

Sản phụ mắc sốt xuất huyết trong thời kỳ mang thai có nguy cơ gặp các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như tiền sản giật, sinh non, thai nhẹ cân, sẩy thai và suy thai cấp trong chuyển dạ. Các số liệu thống kê cũng cho thấy sự gia tăng số sản phụ bị sốt xuất huyết phải mổ đẻ. Sốt xuất huyết thường làm giảm tiểu cầu vì thế trong thời gian mang thai, người mẹ có nguy cơ bị chảy máu nặng, có thể dẫn đến phải truyền máu.

Nếu tôi bị sốt xuất huyết trong thời kỳ mang thai, con tôi có bị ảnh hưởng gì không?

Đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học chứng minh sốt xuất huyết có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi trong bụng mẹ. Nhìn chung, nguy cơ lây từ mẹ sang thai nhi là rất thấp, nhưng nguy cơ có thể tăng ở giai đoạn cuối của thai kỳ.

Nếu mẹ bị sốt xuyết huyết khi sinh thì trẻ có thể mắc sốt xuất huyết trong hai tuần đầu đời. Lúc này khó có thể xác định trẻ có bị mắc sốt xuất huyết hay không và bạn nên để ý những dấu hiệu sau đây:

Sốt cao (≥40 độ C)

Thân nhiệt hạ (< 36 độ C)

Khó chịu, buồn ngủ, kích thích vật vã hoặc bỏ ăn

Phát ban

Sốt xuất huyết được điều trị như thế nào? Việc điều trị có an toàn cho thai kỳ không?

Hiện không có vắc xin và thuốc kháng vi-rút sốt xuất huyết đặc hiệu. Nguyên tắc điều trị là làm giảm các triệu chứng.

Các triệu chứng thường có thể điều trị bằng dùng Paracetamol và được coi là an toàn cho phụ nữ có thai. Hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và theo dõi bệnh, ăn nhiều hoa quả và nghỉ ngơi hợp lý.  Những trường hợp nặng có thể phải điều trị nội trú và truyền dịch, nếu cần thiết có thể phải truyền máu.

Hầu hết các trường hợp nặng có thể hồi phục hoàn toàn và ra viện trong một vài ngày nếu được điều trị. Nếu không được điều trị, sốt xuất huyết nặng có thể gây tử vong cho tới 40% các trường hợp.

Tôi có thể phòng tránh sốt xuất huyết cho bản thân như thế nào?

Cách bảo vệ bản thân tốt nhất là đảm bảo không bị muỗi truyền bệnh cắn. Muỗi sinh đẻ trong vùng nước đọng, do vậy bạn nên làm sạch nước trong lọ hoa, bình chậu hoặc thùng chứa nước gần nhà. Che chắn các vùng thoát nước hở, kiểm tra các ổ gà hoặc rãnh nước mưa gần nhà.

Bạn cũng có thể tránh muỗi cắn bằng cách:

Mặc đồ bảo hộ – quần áo dài là tốt nhất

Ở những nơi có nhiệt độ thấp – muỗi không sinh trưởng ở nơi có nhiệt độ thấp

Mắc màn để tránh bị muỗi cắn

Dùng lưới che cửa sổ, cửa ra vào

Sử dụng các loại thuốc chống muỗi

ThS.BS. Hồ Văn Thu là bác sĩ chuyên khoa Sản Phụ, Trưởng khoa Sản Phụ, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội. Cùng với đội ngũ chuyên gia y tế của Bệnh viện, BS. Thu đã và đang theo dõi cũng như đỡ đẻ thành công có nhiều thai kỳ bình thường và phức tạp trong hơn 20 năm qua

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc muốn đặt hẹn khám với các bác sĩ sản khaa của Bệnh viện, vui lòng liên hệ theo số: (84-24) 3577 1100, hoặc email contact@hfh.com.vn

Bà Bầu Bị Sốt Xuất Huyết Trong Ba Tháng Đầu Có Giữ Được Con Không?

Sốt xuất huyết là bệnh do virut gây ra, chúng lây lan qua đường muỗi đốt. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm vì nó có tốc độ lây lan rất nhanh và để lại những biến chứng khó lường. Đối với phụ nữ mang thai, nhất là trong ba tháng đầu nếu bị sốt xuất huyết sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi.

Hiện nay bệnh sốt xuất huyết đã có phương pháp điều trị và phòng tránh hiệu quả, tuy nhiên nếu không được thực hiện kịp thời và đúng cách thì vẫn gây ra những nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Biểu hiện của sốt xuất huyết ban đầu thường là sốt kèm theo các triệu chứng viêm đường hô hấp, nếu không xử lý kịp thời bệnh chuyển sang giai đoạn nặng với những biến chứng khó lường. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên tìm hiểu để có các phương án ngăn chặn bệnh ngay từ đầu.

Nguy hiểm của sốt xuất huyết đối với phụ nữ mang thai ba tháng đầu

Nếu khi mang thai bi mắc sốt xuất huyết thì rất khó điều trị, các thuốc có thể dùng cho người bình thường sẽ khó dùng cho mẹ vì rất dễ gây ảnh hưởng tới thai nhi. Do đó, tính mạng của cả mẹ và em bé đều nằm trong tình trạng nguy hiểm.

Đối với mẹ có thể bị xuất huyết dưới da, chảy máu một số bộ phận như chân răng, đường tiêu hóa. Bệnh sẽ tiến triển nặng hơn gây tăng men gan cao, tràn dịch ổ bụng hay màng phổi, dẫn tới tình trạng bong nhau non, thai chết lưu, hoặc tử vong cả mẹ.

Đối với thai nhi sẽ gây sảy thai, sinh non, mắc các dị tật.

Tuy rất nguy hiểm nhưng các mẹ cũng không nên quá lo lắng, khi bị sốt xuất huyết nếu được điều trị và theo dõi bởi các bác sỹ chuyên khoa thì tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm dần mà ít gây tác động nhiều tới thai nhi, không nhất thiết phải tiến hành bỏ thai.

Cần làm gì khi bị sốt xuất huyết khi mang thai ba tháng đầu?

Khi thấy các triệu chứng ho, sốt, viêm đường hô hấp thì rất có thể mẹ đã bị mắc sốt xuất huyết. Lúc này cần bình tĩnh, và đến gặp bác sỹ để được khám xét và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý nhất, tránh sự ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Mẹ nên hạn chế tiếp xúc với nước lạnh nếu bị sốt xuất huyết, tráng ra đường đi lại nhiều để tránh gió và sự lây nhiễm lan rộng.

Thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Tuyêt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc để điều trị vì rất dễ làm cho bệnh nặng thêm, đồng thời gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Các biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết khi mang thai

Bác sỹ khuyên phụ nữ nên chủ động phóng tránh sốt xuất huyết tại nơi sinh sống bằng các biện pháp đơn giản và dễ thực hiện như sau:

Dọn dẹp nơi ở, phát quang các bụi rậm, sắp xếp đồ đạc xung quanh gọn gàng để tạo môi trường thông thoáng, không có nơi trú ngụ cho muỗi.

Khi đi ngủ nên mắc màn, tránh cho sự tiếp xúc giữa muỗi với da.

Mặc quần áo dài, chân nên đi tất, tránh các nơi ẩm thấp.

Uống nhiều nước, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Có thể sử dụng một số loại hương chống muỗi hay dung dịch bôi lên da để ngăn muỗi nếu các loại này không ảnh hưởng tới thai nhi.