Yếu Dây Chằng Khi Mang Thai / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Nguyên Do Dây Chằng Bị Yếu Khi Mang Thai Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

Yếu dây chằng khi mang thai là vấn đề mẹ bầu thường gặp khi bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2. Lúc này, sự phát triển của em bé sẽ khiến tử cung của mẹ lớn dần lên, dây chằng sẽ bị căng ra dẫn đến các cơn đau như đau bụng dưới hoặc đau lưng.

Vì sao dây chằng bị yếu khi mang thai?

Dây chằng là một nhóm mô xơ cứng có vai trò hỗ trợ hoạt động của cơ bắp cũng như nâng đỡ các cơ quan nội tạng. Dây chằng còn có bên trong tử cung của mẹ, lúc này dây chằng được gắn vào mỗi bên của tử cung và bên thành khung xương chậu. Khi tử cung to lên, dây chằng theo đó cũng bị giãn ra, dẫn đến tình trạng dây chằng bị yếu khiến mẹ bị đau nhức.

Đau nhức dây chằng thường xuất hiện khi mẹ bầu bước sang giai đoạn mang thai 3 tháng giữa. Cơn đau dây chằng thường ở mức độ nhẹ và tần suất ít. Tuy nhiên, ở 3 tháng cuối thai kỳ, lúc này thai nhi đã phát triển hơn thì mức độ đau càng nặng và tần suất xuất hiện càng nhiều.

Biểu hiện của dây chằng bị yếu khi mang thai

Dây chằng bị yếu khi mẹ bầu mang thai sẽ gây ra những cơn đau cho mẹ. Đau dây chằng thường là những cơn đau ở phần bụng dưới. Có khi đau dây chằng diễn ra ở sâu bên trong háng hoặc kéo dài lên trên và ra phía ngoài hông. Đôi khi cơn đau còn diễn ra ở vùng khung xương chậu hoặc đùi, lưng và vùng bụng mẹ. Các cơn đau gây ra cảm giác nề ở vùng đau. Kèm theo đó là sự đau nhói khi mẹ thay đổi tư thế.

Mẹ bị yếu dây chằng khi mang thai sẽ gây ra đau âm ỷ hoặc đau nhói trong các trường hợp:

Bị khi đột ngột thay đổi vị trí

Đau khi giữ ở một vị trí quá lâu như đứng hoặc ngồi quá lâu

Vận động, đi lại nhiều dẫn đến cơn đau

Bị đau khi làm việc quá tải

Mức độ đau sẽ nặng hơn khi sinh con nhiều lần

Nếu mẹ bầu thấy các cơn đau dây chằng xuất hiện cùng với triệu chứng đau dữ dội, kéo dài, chảy máu, sốt, ớn lạnh, co thắt, ói mửa… thì cần đến ngay bệnh viện để khám và điều trị kịp thời. Lúc này có thể thai nhi đang gặp nguy hiểm.

Mẹ cần phải làm gì khi bị yếu dây chằng?

Chú ý tư thế nằm

Khi bị yếu dây chằng dẫn đến tình trạng bị đau, mẹ nên nằm nghỉ tại chỗ. Mẹ cần chờ cho cơn đau qua đi mới tiếp tục làm việc. Nếu mẹ bầu bị đau dây chằng trong lúc ngủ, mẹ hãy nằm nghiêng về bên không đau. Đồng thời, mẹ nên cong đầu gối về phía bụng, kê gối bên dưới bụng, giữa hai chân và đằng sau lưng để giảm áp lực của dây chằng.

Chườm khăn nóng

Trong trường hợp bị đau quá, mẹ có thể chườm nóng bằng khăn nhúng nước ấm để làm dịu các cơn đau. Mẹ nên lưu ý đến nhiệt độ của nước, mẹ không nên chườm quá nóng. Ngoài ra mẹ bầu cũng không nên chườm quá lâu, làm ảnh hưởng tới nhiệt độ của vùng bụng.

Sử dụng đai đỡ bụng

Mẹ nên sử dụng đai đỡ bụng bầu khi phải đứng, ngồi lâu hay di chuyển nhiều. Đai đỡ bụng bầu sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực của bụng bầu lên dây chằng. Tuy nhiên, mẹ không nên dùng đai quá nhiều.

Việc sử dụng dây đai đỡ bụng quá nhiều sẽ khiến dây chằng, cơ lưng hông hoạt động ít đi. Điều đó gây ra hậu quả về vấn đề trương lực sau sinh của mẹ. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng dây.

Tập thể dụng nhẹ nhàng

Mẹ bầu tập thể dục khi mang thai cũng là cách giảm đau dây chằng hiệu quả. Khi mẹ tập thể dục sẽ giúp các cơ, dây chằng khỏe và co giãn tốt hơn. Trong thai kỳ, mẹ nên tập một vài môn thể thao nhẹ nhàng như: yoga, bơi, đi bộ. Mẹ đừng quên khởi động các cơ và khớp thật cẩn thận và linh hoạt.

Mẹ có cần gặp bác sĩ khi bị yếu dây chằng lúc mang thai?

Nếu mẹ bầu có những dấu hiệu bất thường như: đau dây chằng càng ngày càng nhiều, xuất hiện nhiều hơn 4 cơn cơ thắt trong 1 giờ, đau lưng dưới hoặc gia tăng áp lực ở vùng xương chậu, chảy máu, ra máu hoặc dịch âm đạo tiết ra quá nhiều thì lúc này mẹ cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị.

Mẹ bầu không nên quá lo lắng khi bị yếu dây chằng trong quá trình mang thai. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường. Hiện tượng này chứng tỏ em bé trong bụng mẹ đang ngày một phát triển lớn hơn. Tuy nhiên mẹ cũng không nên chủ quan. Yếu dây chằng sẽ gây ra những cơn đau, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của mẹ. Mẹ nên theo dõi các cơn đau để có thể có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Đau Dây Chằng Khi Mang Thai Và Cách Khắc Phục

Trong tam cá nguyệt thứ hai, bạn có thể sẽ phải trải nghiệm một triệu chứng mới khi mang thai, đó là triệu chứng đau ở bụng dưới, đặc biệt là những khi bạn gắng sức. Đó có thể là triệu chứng của đau dây chằng khi mang thai.

Dây chằng là một nhóm các mô xơ cứng có tác dụng hỗ trợ cơ bắp và các cơ quan nội tạng của bạn. Trong thai kỳ, dây chằng cũng sẽ mở rộng và phát triển để hỗ trợ tử cung khi tử cung trở nên lớn hơn.

Khi dây chằng căng, bạn sẽ cảm thấy đau đớn và ê ẩm, đó chính là các cơn đau dây chằng. Hầu hết các bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ đảm bảo với bạn rằng những cơn đau như vậy là bình thường.

Trong ba tháng cuối thai kỳ, các cơn đau dây chằng có thể tăng do tử cung của bạn đã phát triển lớn hơn nhiều và các dây chằng phải căng ra hơn nữa để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai …

Có 1 số cách bạn có thể áp dụng để làm giảm sự khó chịu của các cơn đau dây chằng.

Một số biện pháp khắc phục cơn đau dây chằng khi mang thai:

Nghỉ ngơi – Đặc biệt là sau khi tập thể dục.

Thay đổi tư thế – Nếu bạn đang ngồi khi cơn đau đến thì hãy cố gắng đứng lên hoặc nằm xuống. Nếu bạn đang đứng, hãy thử uốn người hoặc vươn vai.

Đi bộ – Đi bộ sau khi trải qua một cơn đau dây chằng cũng có thể có tác dụng giúp bạn thoải mái hơn.

Nhiệt – Đắp một miếng đệm nóng vào vùng bụng dưới có thể giúp bạn nhanh chóng vượt qua cơn đau. Ngâm mình trong nước ấm hoặc tắm nước nóng dưới vòi sen có thể có tác dụng tương tự. Nhưng bạn cần lưu ý không nên để quá nóng hay dùng cách này quá lâu.

Thuốc – Nếu cơn đau quá kinh khủng và làm bạn mất ngủ, bạn có thể hỏi bác sĩ về việc dùng Tylenol để giảm sự khó chịu.

Xoa bụng – Chúng ta thường có xu hướng chà xát bằng tay vào phần cơ thể cảm đang thấy khó chịu để đối phó với cơn đau. Với cơn đau dây chằng, chà xát nhẹ nhàng cũng có tác dụng.

Cơn đau dây chằng khi mang thai sẽ giảm đi theo thời gian và đến bất ngờ. Nếu bạn đang trải qua một cơn đau mà càng lúc càng tồi tệ hơn thay vì chỉ là 1 sự khó chịu, điều này có thể là dấu hiệu của một cái gì đó nghiêm trọng hơn.

Những chứng bệnh có triệu chứng đầu tiên tương tự như một cơn đau dây chằng có thể là:

Viêm ruột thừa – Những cơn đau của viêm ruột thừa sẽ bắt nguồn từ vùng bụng dưới bên phải của bạn và thường kéo theo sốt, buồn nôn và ói mửa. Nếu bạn nghi ngờ bạn có viêm ruột thừa đi khám ngay lập tức.

U nang buồng trứng hoặc mang thai ngoài tử cung cũng có thể làm bạn gặp phải những cơn đau bụng sắc nét, nhưng hai bệnh này thường gặp trong tam cá nguyệt đầu tiên thay vì từ tam cá nguyệt thứ hai nhu đau dây chằng.

Có thể bạn sẽ là một thai phụ may mắn khi không phải trải qua hoặc chỉ trải qua 1 số ít lần các cơn đau dây chằng. Không phải tất cả thai phụ đều phải trải qua các cơn đau này.

Và các cơn đau dây chằng khi mang thai cũng ít xuất hiện hơn ở các phụ nữ mang thai lần đầu so với các phụ nữ mang thai lần thứ hai, thứ ba và tiếp theo.

Sau khi sanh, tử cung của bạn sẽ co lên, bụng của bạn sẽ nhỏ lại và các dây chằng cũng sẽ trở lại hình dạng và kích thước trước khi mang thai. Việc này cũng có thể gây ra một số đau đớn nhưng nó cũng đáng mong chờ và không quá khó chịu như khi dây chằng căng ra để nâng đỡ em bé.

Đau Dây Chằng Tròn Khi Mang Thai Và Những Điều Cần Lưu Ý

Đau dây chằng tròn khi mang thai là một trong những dấu hiệu kèm theo khi mẹ trong thời gian thai kỳ.

Đau dây chằng tròn là gì?

Đau dây chằng tròn khi mang thai là một cơn đau nhói hoặc co thắt ở một hoặc cả hai bên bụng của bạn. Cơn đau dây chằng tròn thường phổ biến ở phụ nữ mang thai và thường có xu hướng xuất hiện vào khoảng 3 tháng giữa thai kỳ.

Cấu tạo của cơ thể có hai dây chằng tròn trong xương chậu. Là loại dây chằng bao quanh tử cung xung quanh vùng xương chậu của thai phụ và khi mang thai, dây chằng sẽ căng ra và dày lên để hỗ trợ và nâng đỡ tử cung ngày một lớn hơn. Những thay đổi về sự phát triển của dây chằng nhằm mục đích đáp ứng được tử cung ngày một lớn dần lên để cho thai nhi phát triển. Những cơn đau này thường là những cơn đau co thắt, thỉnh thoảng xảy ra và thường vô hại.

Cơn đau dây chằng tròn khi mang thai có thể xảy ra khi mẹ đột ngột thay đổi tư thế hoặc thay đổi vị trí như khi bạn rời khỏi giường hoặc đứng lên quá nhanh khi ngồi ghế. Thậm chí khi mẹ ho cũng có thể gây ra những cơn đau ngắn. Và đặc biệt sau một ngày dài hoạt động hoặc đi bộ nhiều mẹ cũng sẽ có những cơn đau âm ỉ.

Đau dây chằng tròn khác gì với những cơn đau bụng khi mang thai?

Mẹ sẽ có cảm giác đau nhói khoảng vài giây và để giảm bớt mẹ hãy cố gắng thay đổi tư thế một cách nhẹ nhàng. Mặc dù đau dây chằng tròn khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến và nó thường vô hại, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp mẹ nên gọi cho bác sĩ sản khoa hoặc đến bệnh viện thăm khám khi có những cơn đau bụng kết hợp với những triệu chứng sau.

Đau dữ dội và không cảm thấy thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi

Có nhiều hơn 4 cơn co thắt trong 1 giờ

Đau lưng dưới (đặc biệt hơn khi trước đây bạn không bị tình trạng đau lưng)

Cảm giác tăng áp lực ở vùng xương chậu (cảm giác em bé đang đi xuống)

Chảy máu âm đạo và có sự thay đổi trong lượng dịch tiết âm đạo

Sốt, ớn lạnh, nôn hoặc buồn nôn

Cảm giác đau buốt khi đi tiểu

Cách khắc phục khi mẹ bị đau dây chằng tròn

Nghỉ ngơi

Khi đau dây chằng tròn, hãy ngồi xuống và cố gắng thư giãn. Nghỉ ngơi thoải mái sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng khó chịu.

Chú ý tư thế

Lưu ý giữ tư thế thẳng lưng và vai. Tránh các cử động quá mức hoặc vận động quá nhiều làm cho tình trạng đau xuất hiện nhiều hơn.

Thay đổi tư thế nằm

Bạn có thể nằm nghiêng với một chiếc gối dưới bụng và một chiếc gối sau lưng cùng một chiếc gối khác giữa 2 chân để thoải mái hơn.

Massage nhẹ nhàng và xoa bóp ở khu vực đang bị đau nhằm giảm bớt sự khó chịu.

Phương pháp nước ấm

Bạn có thể sử dụng chườm ấm ở khu vực đang bị đau hoặc tắm nước ấm để thư giãn cơ bắp.

Dùng đai hỗ trợ

Nhiều mẹ bầu cho rằng khi dùng đai nâng đỡ bụng bầu sẽ giúp giảm tình trạng đau dây chằng tròn

Dùng thuốc giảm đau

Khi mang thai sử dụng thuốc đều phải có sự chỉ định của bác sĩ vì thế bạn không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau. Tốt nhất khi bạn bị các cơn đau hành hạ bạn có thể tham vấn ý kiến bác sĩ sản khoa và uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ.

Đau Dây Chằng Ở Bà Bầu

(ĐTĐ) – Bác sĩ Thu Thủy (BV Từ Dũ – chúng tôi cho biết, khi thai lớn dần, dây chằng của bà bầu cũng mở rộng và phát triển để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai…

Vì vậy, dây chằng sẽ căng và thai phụ sẽ cảm thấy ê ẩm, đau đớn. Đây là hiện tượng mà đa số bà mẹ mang thai thường phải đối mặt.

Thời điểm xuất hiện đau: Những cơn đau dây chằng thường xuất hiện vào quý 2 và diễn ra nhiều hơn ở quý 3 của thai kì. Ở quý 2, bạn mới cảm nhận những cơn đau nhẹ và ít. Nhưng ba tháng cuối, các cơn đau có thể tăng nhiều do lúc này, tử cung đã lớn hơn.

Triệu chứng: Những cơn đau này khiến bạn thấy như mình bị khuyết tật và khá bực bội, khó chịu. Nhìn chung, đa số cảm thấy đau ở vùng xương chậu, khung xương chậu, lưng đùi hoặc bụng. Bạn có cảm giác nựng vùng chậu, em bé như đang ở rất thấp và mọi thứ như đang bị… rơi ra. Nếu đứng hay ngồi lâu, hoặc nhanh chóng thay đổi tư thế, bạn sẽ bị đau thường xuyên hơn. So với những người đã nhiều lần sinh em bé, các cơn đau dây chằng sẽ ít xuất hiện hơn ở chị em lần đầu mang thai.

Cần bác sĩ trợ giúp: Nếu đang trải qua một cơn đau (nghĩ là đau dây chằng), nhưng cơn đau càng lúc càng tồi tệ với những dấu hiệu không bình thường như: đau dữ dội, kéo dài, kèm theo chảy máu, co thắt, sốt, ớn lạnh, buồn nôn, ói mửa… thì bạn cần sớm đến thăm khám để được bác sĩ đưa ra những phương án an toàn và tốt nhất.

Một số biện pháp giảm đau

Sử dụng thuốc: Paracetamol (loại thuốc được cho phép sử dụng trong thai kì theo chỉ định của bác sĩ) có tác dụng làm giảm đau dây chằng. Tuy nhiên, nếu các cơn đau xuất hiện thường xuyên và kéo dài, bạn không thể liên tục dùng Paracetamol để điều trị. Cần hạn chế sử dụng thuốc và luôn tuân theo lời khuyên của bác sĩ.

Dùng đai đỡ bụng: Nếu phải đứng hay ngồi lâu, đi bộ nhiều hoặc di chuyển đường dài bằng ô tô, bạn có thể sử dụng đai đỡ bụng để chống đau lưng. Tuy vậy bạn cũng không nên sử dụng thường xuyên vì đai đỡ bụng sẽ khiến các cơ làm việc ít đi do đã được hỗ trợ. Điều này có thể kéo theo những vấn đề về trương lực sau khi sinh. Do đó, bạn cần được tư vấn trước hoặc thông báo tình trạng thai nghén cho bác sĩ nếu đã sử dụng lọa đây đai này.

Vận động: Đi bộ có tác dụng giúp bạn thoải mái hơn và giảm những cơn đau dây chằng. Tuyệt đối, bạn không được đi giầy cao gót bởi chúng khiến tăng độ cong của lưng, gây đau dây chằng nhiều hơn và rất nguy hiểm nếu chẳng may bị vấp ngã. Ngâm mình trong nước ấm hoặc tắm nước nóng dưới vòi sen cũng có thể giúp bạn giảm đau.

Các tư thế lúc nghỉ ngơi: Biện pháp lý tưởng và an toàn nhất để giảm đau là bạn cần được nghỉ ngơi, hạn chế đứng hoặc ngồi lâu. Bạn nên nằm nghiêng khi ngủ, đặt một chiếc gối dưới bụng và một cái khác ở giữa hai chân. Như vậy sẽ đỡ được tất cả các bên và giúp làm giảm các cơn đau. Trường hợp cơn đau đến khi đang ngồi, bạn hãy cố đứng lên hoặc nằm xuống. Nếu đang đứng, hãy thử uốn người hoặc vươn vai.

Theo Dep.com.vn

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người ! Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)