Yoga Cho Bà Bầu 4 Tháng / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Bài Tập Yoga Cho Bà Bầu 4 Tháng: 4 Tư Thế An Toàn, Dễ Thực Hiện Tại Nhà

1. Thời điểm nào tốt nhất để bà bầu tập Yoga?

Trên thực tế, mẹ bầu vẫn nên bắt đầu tập Yoga sau tuần thứ 12 của thai kỳ (tam cá nguyệt thứ 2). Tức là, học Yoga ở giai đoạn thai kì tháng thứ 4 là tốt nhất. Vì 3 tháng đầu là khoảng thời gian nhạy cảm, bà bầu dễ bị ốm nghén và việc vận động cần hạn chế. Theo đó, mẹ bầu nên đến các lớp Yoga dành cho bà bầu để có huấn luyện viên theo kèm và điều chỉnh khi cần thiết. Nếu không có điều kiện, bạn có thể áp dụng cách tập Yoga tại nhà cho bà bầu với các động tác đơn giản như sau.

2. Top 4 bài tập Yoga cho bà bầu 4 tháng an toàn tại nhà

2.1. Bài tập Yoga lưng mèo cho bà bầu tháng thứ 4

Động tác lưng mèo là một trong những tư thế Yoga mẹ bầu có thể tự tập ở nhà ngay từ tháng thứ 4 thai kì. Bởi giai đoạn này bà bầu phải đối mặt với trọng lượng cơ thể ngày càng tăng dẫn đến tình trạng đau lưng. Việc áp dụng tư thế lưng màu giúp cải thiện lưu thông máu. Đồng thời tăng cường sức mạnh của cổ tay và vai một cách hiệu quả. Do đó, có thể xem đây là bài tập Yoga giúp giảm đau lưng cho bà bầu cực kì an toàn.

Cách thực hiện:

Bước 1: Đầu tiên bà bầu ở tư thế đứng thẳng, 2 tay dang rộng bằng vai và 2 đầu gối gập xuống, lưng giữ hình cánh cung.

Bước 2: Tiếp theo chống 2 tay lên đùi rồi hít vào thật chậm rãi và thở ra. Lặp lại động tác này khoảng 4 – 5 lần.

2.2. Động tác Yoga bước lên phía trên cho mẹ bầu 4 tháng

Có thể nói tư thế này có tác dụng làm giảm bớt tình trạng căng thẳng. Đặc biệt là hạn chế đau nhức ở đùi và tăng sức mạnh cho chân. Chính vì thế, bà bầu nên áp dụng động tác bước chân lên phía trước đều đặn hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách thực hiện:

Bước 1: Bà bầu đứng trên sàn nhà, bước chân trái về phía trước một bước rộng. Đồng thời 2 bàn tay chống sau hông.

Bước 2: Sau đó, hít vào và thở ra thật nhẹ nhàng rồi trở lại tư thế ban đầu.

Bước 3: Thực hiện động tác tương tự đổi chân và lặp lại khoảng 4 lần.

2.3. Bài tập Yoga tư thế quả chuối cho bà bầu 4 tháng

Tư thế quả chuối là một trong những bài tập Yoga cho bà bầu 4 tháng được nhiều người ưa chuộng và áp dụng. Động tác giúp giảm tình trạng căng bụng dưới. Tuy nhiên, một số trường hợp bà bầu bị đau lưng thì nên tránh tư thế này.

Cách thực hiện:

Bước 1: Trước hết bà bầu trong tư thế nằm nghiêng về bên trái và chân trái khẽ gấp. Lòng bàn tay trái xòe rộng và hướng lên trên.

Bước 2: Tiếp đến, mẹ bầu hít vào đồng thời nhấc chân phải lên rồi từ từ thở ra nhẹ nhàng và hạ chân phải xuống. Đổi bên và lặp lại động tác khoảng 4 lần.

2.4. Bài tập Yoga tư thế chống đẩy giảm đau lưng cho bà bầu tháng thứ 4

Tư thế chống đẩy tương đối dễ thực hiện. Nó có tác dụng kích thích các cơ ở vai và lưng trên. Nhờ đó giúp cải thiện lưu thông máu và làm giảm độ cứng ở cổ. Đặc biệt, động tác này còn hỗ trợ kích thích tuyến vú của mẹ.

Cách thực hiện:

Bước 1: Bà bầu nằm với tư thế chống đẩy, lòng bàn tay chống xuống sàn nhà và đầu gối hơi gập nhẹ.

Bước 2: Tiếp đến từ từ hạ người xuống tới khi bụng bầu chạm sàn. Đồng thời hít thở vào và nâng người lên, thở ra. Động tác lặp lại khoảng 4 lần.

3. Giải đáp một số thắc mắc về việc bà bầu 4 tháng tập Yoga

3.1. Bà bầu nên tập Yoga ở đâu?

Điều này tùy theo nhu cầu cũng như sở thích của mỗi người. Mẹ bầu có thể tập yoga ngay tại nhà hoặc đến các trung tâm Yoga dành cho bà bầu ở khu vực gần nơi mình sinh sống.

Tuy nhiên, nếu được tập dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên chuyên nghiệp thì sẽ đảm bảo an toàn hơn. Bởi mỗi giai đoạn của thai kỳ sẽ có những bài tập riêng phù hợp. Trường hợp tự tập không đúng cách rất dễ bị chấn thương và có thể dẫn đến sinh non,…Do đó, tốt nhất mẹ nên tham gia một lớp học yoga chuyên nghiệp dành riêng cho các mẹ bầu.

3.2. Bài tập Yoga cho bà bầu 4 tháng với cường độ như thế nào?

Đây là câu hỏi thường gặp của không ít người có ý định tập luyện Yoga cho bà bầu 4 tháng ngay tại nhà. Trên thực tế, bà bầu nên áp dụng hàng ngày, mỗi buổi kéo dài khoảng 30 phút. Tuy nhiên nếu không có thời gian cũng có thể giảm xuống còn 3 lần/tuần.

3.3. Bà bầu nên hạn chế những động tác gì?

Trong quá trình tập luyện Yoga bà bầu nên hạn chế:

Những động tác mà bà bầu cảm thấy khó và không đủ khả năng tập luyện

Những động tác vặn mình quá nhiều lần vì có thể gây tách nhau thai ra khỏi tử cung

Các động tác lăn, đứng lên ngồi xuống liên tục và nhanh

Các động tác trồng cây chuối, gọt chân chạm bụng tư thế đứng,…

Không tập kỹ thuật nín thở, thở nhanh và mạnh

Không thực hiện động tác gập bụng phía trước tránh tình trạng chèn ép bụng gây tức bụng ảnh hưởng đến thai nhi

3.4. Lưu ý khi tập Yoga cho bà bầu giai đoạn 4 tháng

Bên cạnh việc áp dụng đúng các bài tập Yoga cho bà bầu dễ sinh, các mẹ cũng nên chú ý:

Uống đầy đủ nước trước, trong và sau khi tập Yoga để tránh tình trạng cơ thể thiếu nước.

Khởi động thật kỹ trước khi bước vào các bài tập Yoga để hạn chế tình trạng chấn thương.

Đảm bảo thực hiện các động tác vừa sức và phù hợp với thể trạng sức khỏe.

Lựa chọn trang phục thoải mái, rộng rãi và co giãn tốt.

Bà bầu nên ăn nhẹ trước khi tập khoảng 30 phút để duy trì năng lượng cho suốt buổi tập.

Tham khảo các bài tập Yoga cho bà bầu 3 tháng cuối để duy trì tập luyện nâng cao sức dẻo dai của xương hông.

Kim Ngân

Bài Tập Yoga Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa

Bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng giữa hầu hết là những động tác giúp mẹ giảm chứng đau lưng và thư giãn tinh thần. . .

Qua được 3 tháng đầu thai kỳ của mẹ bắt đầu ổn định, các triệu chứng ốm nghén cũng giảm bớt hoặc hoàn toàn biến mất

Thế nhưng, cảm giác đau lưng, mất thăng bằng, mệt mỏi và stress lại xuất hiện do bụng của mẹ đang ngày một lớn dần

Bài viết hôm nay Icado giới thiệu đến bạn 3 động tác đơn giản, dễ thực hiện nhưng không kém phần hữu ích cho sức khỏe hai mẹ con.

Giúp phần hông thêm dẻo dai, đùi săn chắc, khỏe mạnh để chống đỡ cơ thể và giữ thăng bằng tốt hơn.

Bước 1: Đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai

Bước 3: Hít sâu vào đồng thời ngửa đầu ra phía sau, ưỡn ngực,Lúc này mắt hướng lên trần

Bước 4: Thở ra, co lưng, đẩy vai về phía trước, cúi đầu xuống mắt song song với sàn

Lặp lại bước 3 & bước 4 từ 3-5 lần. Mỗi lần cố gắng giữa 3-5 giây. Nếu đã từng tập yoga chắc hẳn mẹ sẽ cảm thấy động tác này rất quen thuộc đúng không nào?

Tư thế này giúp mẹ tăng sức mạnh đôi chân từ đó giữ thăng bằng tốt hơn trong khi phần bụng vẫn đang to lên mỗi ngày.

Bước 1: Đứng thẳng trên thảm

Bước 2: Trụ bằng chân phải, nhấc chân trái lên từ từ, lấy tay trái cầm cổ chân trái áp sát lòng bàn chân vào má đùi trong của chân phải. Đầu gối hướng thẳng sang trái

Bước 4: Hít vào, đưa 2 tay thẳng lên cao (giữ nguyên tư thế chắp tay). Mắt nhìn thẳng, giữ yên trong 5 giây

Bước 5: Thở ra, đưa tay về trước ngực, giữ yên trong 5 giây

Bước 6: Tư từ hạ chân trái xuống, 2 tay hạ xuống đặt dọc theo cơ thể.

Đổi bên và thực hiện tương tự từ bước 1 đến bước 6. Lặp lại 3-5 lần để đạt hiệu quả tốt hơn.

Nghiêng lườn là tư thế cuối cùng trong bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng giữa. Tư thế này giúp mẹ giảm đau lưng, săn chắc cơ lườn, giúp hông và đùi khỏe mạnh hơn.

Bước 1: Ngồi xếp bằng ở tư thế thoải mái

Bước 2: Đưa chân phải sang ngang, để lòng bàn chân vuông góc với sàn

Bước 3: Hít vào, 2 tay dang ngang

Bước 4: Thở ra, nghiêng người sang phải. Dùng tay nắm ngón cái của chân phải, tay trái nghiêng phải áp sát vào đầu, kéo căng phần lườn. Mắt hướng lên trần. Giữ yên trong 3-5 giây

Bước 5: Hít vào, nâng người lên về vị trí cân bằng, 2 tay dang ngang

Bước 6: Thở ra, hạ người sang trái, đặt tay trái vuông góc với sàn (từ khuỷu tay đến lòng bàn tay trái chạm sàn). Tay phải kéo sang trái áp sát vào đầu, kéo căng phần lườn. Mắt hướng lên trần. Giữ yên trong 3-5 giây

Bước 7: Hít vào, đưa người về vị trí cân bằng, 2 tay dang ngang (giống bước 3 và bước 5)

Đổi bên và thực hiện lại động tác nghiêng lườn. Mẹ nên thực hiện 3-5 lần mỗi bên trong một lần tập.

Thai nhi đang phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này, vì vậy mẹ cần hít thở sâu để cung cấp lượng oxy cho con. Khi tập yoga, các mẹ hãy đặc biệt lưu tâm đến hơi thở, tránh việc quá chú trọng vào động tác mà quên thở.

Các động tác không nên thực hiện trong bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng giữa:

Nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, sức khỏe không ổn định hoặc mắc các bệnh lý trước và trong thai kỳ, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và huấn luyện viên yoga trước khi tập luyện. Lựa chọn tập yoga tại trung tâm cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho bẹ đấy.

Chúc mẹ có một thai kỳ mạnh khỏe và vui vẻ với bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng giữa.

Tập Yoga Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Ở Đâu?

Tập Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu là vấn đề không ít chị em băn khoăn muốn tìm hiểu. Có nên tập Yoga vào thời điểm này hay không? Và địa chỉ đáng tin cậy để chị em có thể thực hiện các bài tập an toàn và hiệu quả ở đâu?

Yoga là một phương pháp với nhiều tác dụng cải thiện và nâng đỡ cho sức khoẻ về thể chất và tinh thần. Không chỉ giúp phái nữ có được ngoại hình lý tưởng mà còn mang lại nhiều tác dụng tích cực cho các mẹ bầu. Nếu bạn quan tâm và chưa biết nên lựa chọn địa điểm nào để bắt đầu các bài tập, những thông tin sau đây sẽ giải đáp những câu hỏi của bạn.

Bà bầu nên tập Yoga từ tháng thứ mấy?

Dù là một phương pháp rất hiệu quả và dễ dàng đạt được sự thay đổi mạnh mẽ. Các mẹ bầu vẫn lo lắng về vấn đề ‘ Tập Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu có nên không?’ hay ‘ Bà bầu nên tập Yoga từ tháng thứ mấy?’…

Để trả lời cho những câu hỏi đó, trước hết chúng ta nên tìm hiểu về những vấn đề trong tam cá nguyệt đầu tiên. Trong 3 tháng đầu là thời điểm cơ thể của mẹ bầu thay đổi nhiều nhất về mọi mặt.

Đặc biệt là vấn đề nội tiết và hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Thời kỳ này, những thiếu hụt dinh dưỡng và thay đổi sinh lý sẽ biểu hiện ra bên ngoài. Rất có thể mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu, buồn nôn, chán ăn…

Thời điểm phổ biến của sự thoái lui các biểu hiện là từ tuần thứ 14 của thai kỳ tức tháng thứ 4. Đây là thời điểm cần sự ổn định thể chất và dễ xảy ra hiện tượng ‘ động thai’ nên không khuyến nghị tự thực hiện bài tập.

Tuy nhiên, những động tác thư giãn nhẹ nhàng với sự hỗ trợ của chuyên gia vẫn có thể thực hiện. Với sự kiểm soát và đồng hành trong các động tác cùng chuyên gia có thể góp phần làm giảm các biểu hiện khó chịu trong thai kỳ. Đặc biệt là những bài tập điều hoà nhịp thở và thiền, thư giãn đều có thể mang tới tác dụng tốt.

Có 2 thời điểm phù hợp nhất cho các bài tập Yoga bao gồm cả tập Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu. Nếu bạn băn khoăn về việc bà bầu nên tập Yoga vào lúc nào trong ngày, bạn nên xem xét một số yếu tố. Đó là:

Các bài tập thở, thư giãn và thiền phù hợp nhất cho 3 tháng đầu nên có sự hỗ trợ và giám sát từ chuyên gia.

Thời điểm được coi là thích hợp nhất trong ngày cho việc luyện tập là buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Tuy nhiên, việc lựa chọn thời điểm tập luyện nên được xem xét theo một số thông tin sau:

Ưu và nhược điểm khi tập Yoga buổi sáng sau khi ngủ dậy

Những ưu điểm và nhược điểm của các bài tập buổi sáng gồm:

Ưu điểm

Buổi sáng sớm là thời điểm có không khí trong lành, nhiệt độ tương đối dễ chịu trong ngày. Khi đó, những bài tập thở hay thiền, thư giãn đều rất phù hợp.

Nhược điểm

Mùa đông không phải mùa thích hợp cho bài tập buổi sáng. Đây là thời điểm hiện tượng co cứng cơ thường xuyên xảy ra sẽ góp phần làm hạn chế các bài tập. Thêm vào đó, sức đề kháng của mẹ bầu không thực sự đủ mạnh để chống lại những cơn cảm lạnh do thời tiết.

Một số ưu và nhược điểm khi thực hiện bài tập Yoga vào buổi tối gồm:

Ưu điểm

Buổi tối là thời điểm cần sự thư giãn và nghỉ ngơi, lấy lại trạng thái cân bằng cho cơ thể. Sau một ngày vận động, các bài tập thở, thư giãn và thiền sẽ giúp mẹ bầu thoải mái hơn.

Những lo âu, căng thẳng được giảm bớt và loại bỏ, tuần hoàn và lưu thông khí cũng tốt hơn. Việc này góp phần tạo tác dụng tích cực cho cả mẹ bầu và thai nhi. Đặc biệt, mẹ bầu sẽ dễ ngủ hơn và có giấc ngủ sâu hơn.

Nhược điểm

Các bài tập dù khá nhẹ nhàng nhưng vẫn cần sự hướng dẫn và giám sát từ chuyên gia. Bởi vậy, nếu lựa chọn buổi tối cho các bài tập, mẹ bầu nên có điều chỉnh khung giờ phù hợp.

Tập Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu ở đâu?

Nếu mẹ bầu đang băn khoăn ‘Tập Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu ở đâu?’ thì Care With Love là địa chỉ phù hợp dành cho bạn. Trung tâm y tế chăm sóc bé và mẹ Care With Love với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và hệ thống cơ sở trang bị hiện đại cho các mẹ bầu tại:

Hội sở: số 102 S, An Dương Vương, Quận 5, HCM.

Chi nhánh 1: số A1, Phan Văn Trị, Quận Gò Vấp, HCM.

Chi nhánh 2: số 266, Tân Sơn Nhì, phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, HCM.

Chi nhánh 3: số 131, Nguyễn Văn Thương ( D1), Quận Bình Thạnh, HCM.

Khi đăng ký học tại một trong các cơ sở, mẹ bầu sẽ được tri ân với ưu đãi vô cùng hấp dẫn:

Tri ân 2 buổi học khi đăng ký 12 buổi học.

Tặng 6 buổi học khi đăng ký 24 buổi học.

Và còn nhiều chương trình tri ân đặc sắc khác dành cho các mẹ bầu và bé. Đến với Care With Love, nhận sự chăm sóc với tất cả tình yêu thương.

Thức Ăn Cho Bà Bầu Tháng Thứ 4

Do sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi làm cho nhu cầu về máu nuôi dưỡng tăng cao. Vậy nên bắt đầu từ tháng thứ 4, mẹ bầu cần bổ sung thêm các thực phẩm có lượng sắt cao như: trứng, sữa, thịt đỏ, rau lá xanh đậm…Nếu cần thiết phải uống thêm viên sắt theo hướng dẫn của bác sĩ. Nhu cầu sắt cho bà bầu trong giai đoạn này trung bình khoảng 27mg/ ngày.

Giai đoạn này nhiều bà mẹ than phiền gặp phải tình trạng táo bón. Bổ sung thức ăn giàu chất xơ có thể giúp tránh hoặc làm giảm tình trạng này.Chất xơ có nhiều trong: Các loại rau củ quả, khoai lang…

Để tránh trẻ sinh ra sau này phát triển trí não không toàn diện cần chú ý bổ sung các acid béo Omega 3,6,9. Các acid này có nhiều trong cá hồi, dầu cá, các loại hạt và dầu oliu

Nhu cầu protein tăng cao nhất để đáp ứng quá trình tổng hợp protein diễn ra mạnh mẽ trong cơ thể trẻ để phát triển các cơ quan. Nguồn thức ăn giàu protein nhất chính là các loại thịt. Lưu ý là các mẹ phải tìm mua thịt còn tươi đảm bảo chất lượng, chế biến chín trước khi ăn không ăn thịt tái sống vì có chứa nhiều vi khuẩn dễ gây bệnh.

Trái cây tươi được khuyên bổ sung trong tất cả các giai đoạn của thai nhi vì nó là nguồn dồi dào vitamin tổng hợp và chất xơ rất tốt cho mẹ bầu.

Sữa là sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt phải kể đến hàm lượng cao protein và Canxi. Canxi giúp bé phát triển hệ xương răng, phòng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp ở mẹ sau này.Canxi rất quan trọng trong giai đoạn này vì đây là giai đoạn phát triển hệ xương của trẻ, chuyển từ xương mềm thành xương cứng.

Mặc dù nhu cầu về các vitamin là nhỏ nhưng nó có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Mẹ bầu nên chú trọng việc bổ sung các vitamin:

-Vitamin B1: Có trong các loại ngũ cốc và các loại đậu như gạo, bột mì, bột đậu xanh…

-Vitamin B2: Hạt ngũ cốc nguyên hạt.

-Vitamin B9: Rau xanh, gan, thịt gà

-Vitamin C: Có nhiều trong cam,chanh, bưởi, rau uống, rau ngót, cải bắp, khoai tây, khoai lang.

Với 23 vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng Prenatal giúp:

-Cân bằng dinh dưỡng cho các bà mẹ giai đoạn trước, trong khi mang thai và sau sinh, giúp mẹ và bé khỏe mạnh.

-Đặc biệt với hàm lượng acid folic cao nhất trong các sản phẩm cùng loại trên thị trường, Prenatal giảm khả năng mắc các bệnh chậm phát triển trí não và các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Chú ý: Các mẹ nên ăn nhiều bữa để ăn được nhiều hơn. Các mẹ cũng cần thường xuyên theo dõi cân nặng, mỗi tháng không nên tăng quá 0,5 kg.