Yoga Cho Bà Bầu 6 Tháng / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Bài Tập Yoga Tốt Cho Bà Bầu 6

Ngày đăng: 24/12/2015, 08:07

Bài tập Yoga tốt cho bà bầu – tháng Yoga tốt cho bà mẹ mang thai giúp bạn học cách thở sâu thư giãn, hữu ích bạn bước vào giai đoạn chuyển dạ, sinh nở sau đối mặt với việc làm mẹ Xin giới thiệu tập yoga đơn giản dành cho bà bầu từ – tháng Bài tập 1: Động tác giúp dễ sinh nở Ngồi lên gót chân, quỳ gối xuống sàn, ngón chân phải đặt lên ngón chân trái Cúi cho cằm chạm cổ, hóp bụng thở Nâng cằm Ngả cổ sau, nâng bụng hít vào Thực từ ba đến năm lần Xoay cổ sang phải, hóp bụng thở Xoay cổ sang trái, nâng bụng hít vào Thực từ ba đến năm lần Tiếp tục đặt hai tay lên vai, xoay từ trước sau ngược lại, hít thở tự Bài tập 2: Bài tập cho vai giúp tăng thể lực cánh tay Kéo giãn vai, giúp loại bỏ căng thẳng, lo lắng thời gian mang thai, đồng thời có tác dụng làm linh hoạt khớp xương chậu, giúp thời gian chuyển sau dễ dàng Tư quỳ, hai đầu gối rộng vai Hai tay chống phía trước, ngang vai Hóp bụng, cuộn cằm vào sát cổ, hóp bụng thở Từ từ hõm lưng, nâng ngực, nâng cằm, nâng bụng hít vào (thực liên tục năm lần) Duỗi chân phải, đưa thẳng phía sau, đưa tay trái trước Tay, chân, cột sống lưng, cột sống cổ song song với sàn nhà Hít thở chậm rãi khoảng năm lần Trở vị trí ban đầu Bắt đầu lại từ động tác cuộn cằm, sau đổi bên VnDoc – Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Bài tập 3: Bài tập ngồi ghế Có tác dụng giãn xương chậu, giúp tăng sức mạnh cho vùng quanh hông, loại bỏ đau nhức căng dây chằng, giảm phù chân mang thai Tư quỳ, duỗi mu bàn chân sau, hai gối mở Bước chân phải phía trước, chống hai tay gối, đẩy hông phái trước, nâng ngực cằm lên, hít vào Từ từ thở ra, trở tư quỳ thẳng Đưa hai tay lên cao, hít vào, người ưỡn phía sau, trở tư ban đầu Ngồi lên gót chân, ngón chân phải đặt lên ngón chân trái, hít thở tự Khi hết mệt bắt đầu với bên ngược lại VnDoc – Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Bài tập 4: Giúp giảm đau lưng giúp em bé xoay đầu Ngồi tự do, hai tay đặt đầu gối Chồm người phía trước, hít vào, nghiêng người qua trái Tiếp tục đẩy người phía sau, thở ra, nghiêng người qua trái Đẩy người phía trước, bắt đầu lại từ đầu Thực khoảng năm lần Cũng đứng để thực động tác Bài tập 5: Giúp căng giãn dây thần kinh liên sườn thần kinh đáy chậu, giúp tiết tốt, tránh tượng tiểu khó Ngồi chân phải co, chân trái duỗi góc 45 độ, nghiêng eo bên trái Ngón tay trái đặt lên mu bàn chân trái, ngón lại nắm lấy lòng bàn chân (nếu không nắm đến, dùng khăn nhỏ, quấn quanh bàn chân dùng tay nắm hai đầu khăn) Ngực đẩy trước, cột sống lưng cột sống cổ thẳng, tay phải thả lỏng phía trước ngực, mắt nhìn theo tay Hít vào, kéo dài tay phải bên phải, tay đưa cao, mắt nhìn theo tay Thở ra, thả lỏng tay vị trí cũ VnDoc – Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Bài tập 6: Tác động vào cột sống phía sau, giúp giảm chứng đau lưng mang thai Từ tuần thứ 24 trở đi, động tác giúp em bé vào vị trí sinh nở Tuy nhiên, động tác thích hợp với bà bầu có sức khỏe tốt Đứng thẳng, quay mặt vào tường, hai chân chếch 45 độ, hai gót chạm vào nhau, hai tay đặt lên tường Hít vào, kiễng gót Thở ra, dùng hai tay bám vào tường, mở gối, từ từ hạ người xuống hết mức có thể, giữ lưng thật thẳng Đứng lên chậm bắt đầu lại từ đầu (tập khoảng ba đến năm lần) Bài tập 7: Thư giãn bắp, giảm mệt mỏi cho thể, đặc biệt phần chân Giúp chân không bị chuột rút, mắt cá chân bàn chân không sưng tấy, đồng thời giúp nới lỏng khung xương chậu Nằm nghiêng bên trái, chân co, đầu gối lên tay Từ từ lăn sang tư nằm ngửa, đầu gối co, hai bàn chân sát đất Trượt dần phần mông phía mũi chân chạm vào tường Duỗi chân lên tường, hai tay đặt nhẹ lên bụng, thả lỏng toàn thân Giữ tư tùy theo ý muốn Tiếp tục xoay bàn chân cho hai lòng bàn chân chạm vào nhau, mở gối, thả hai chân nhẹ nhàng xuống dừng vị trí cảm thấy thoải mái nhất, thả lỏng toàn thân Khi tập xong động tác, bà bầu thả lỏng cách nằm nghiêng bên trái, gối đầu lên gối mềm Đặt gối khác hai đùi, hai tay ôm khăn lông lớn mền cuộn tròn Thả lỏng toàn thân, hít thở khoảng năm phút VnDoc – Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Trên tập động tác yoga dành cho bà bầu làm giảm stress, giảm đau mỏi, tập yoga cho bà bầu giúp mẹ chuyển dễ dàng, việc tập yoga mẹ bầu cần phải ý tới chế độ bữa ăn, thời kì thai nghén để cung cấp đủ dinh dưỡng cho thân thai nhi khỏe mạnh VnDoc – Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí … pháp luật, biểu mẫu miễn phí Trên tập động tác yoga dành cho bà bầu làm giảm stress, giảm đau mỏi, tập yoga cho bà bầu giúp mẹ chuyển dễ dàng, việc tập yoga mẹ bầu cần phải ý tới chế độ bữa ăn,… Bài tập 6: Tác động vào cột sống phía sau, giúp giảm chứng đau lưng mang thai Từ tuần thứ 24 trở đi, động tác giúp em bé vào vị trí sinh nở Tuy nhiên, động tác thích hợp với bà bầu có sức khỏe tốt. .. mức có thể, giữ lưng thật thẳng Đứng lên chậm bắt đầu lại từ đầu (tập khoảng ba đến năm lần) Bài tập 7: Thư giãn bắp, giảm mệt mỏi cho thể, đặc biệt phần chân Giúp chân không bị chuột rút, mắt cá

6+ Bài Tập Yoga Cho Bà Bầu Cực Tốt Để “Mẹ Đẹp

1. Lợi ích vô cùng lớn Yoga mang lại cho bà bầu

1.1 Về mặt cơ thể

Yoga giúp mẹ bầu dẻo dai cơ bắp, di chuyển nhẹ nhàng, mềm mại bởi các khớp và cơ được vận động, kéo căng kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn, nâng cao được sức mạnh nâng đỡ của lưng, vai cũng như cột sống. Giúp mẹ bầu vẫn luôn nhanh nhẹn dù mang thêm một bụng bầu khá nặng.

Lý do mà môn thể thao này đem lại lợi ích tuyệt vời cho bà bầu vì Yoga là sự kết hợp uyển chuyển các động tác vươn tay, vươn chân, uốn người, gập người… mà không có các động tác khó.

Bên cạnh lợi ích giúp cơ thể dẻo dai, Yoga còn có những động tác nhẹ nhàng giúp xương chậu giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ như đau lưng, mỏi lưng. Đặc biệt giúp bà bầu có thể lực tốt là bước đệm làm quen trước kỳ sinh khó khăn.

1.2 Về mặt tinh thần

Yoga nhấn mạnh vào việc hít thở kết hợp với các động tác liên tục sao cho ăn ý chính vì vậy tập Yoga là một cách giúp mẹ bầu thư thái đầu óc, quên đi những lo âu buồn phiền của công việc, giảm stress trong cuộc sống. Đồng thời Yoga giúp bạn điều chế được cảm xúc, tiết chế được những mệt mỏi, nóng giận rất cần thiết khi bạn bước vào thời kỳ chăm con nhỏ.

2. Lợi ích của Yoga với thai nhi

Yoga giúp mẹ thư giãn, do đó cũng sẽ có lợi hơn với bé. Vì nếu bà bầu có áp lực quá lớn hoặc tâm trạng căng thẳng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, khi các mẹ thư giãn, tâm trạng thoải mái sẽ tránh được những tổn hại cho thai nhi.

Cải thiện lưu thông oxy qua nhau thai tới thai nhi nhờ luyện tập hít thở sâu thường xuyên. Thêm nữa, yoga còn giúp kết nối, gắn bó tình cảm giữa mẹ và bé ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ. Đây chính những lợi ích cực kỳ to lớn mà yoga mang lại cho cả mẹ và bé.

Đó cũng là lý do tại sao mà yoga cho bà bầu đang ngày một phổ biến và được rất nhiều người tìm đến như vậy.

3. Bài tập Yoga cho ba tháng đầu thai kỳ

3.1 Bài tập duỗi bàn chân

Bước 1: Bạn ngồi thật vững ở trên sàn, hai chân duỗi thẳng về phía trước mở rộng bằng vai, hai tay chống xuống sàn ngay phía sau hông để giữ thăng bằng cho cơ thể.

Bước 2: Bắt đầu hít vào, đưa các ngón chân về phía trước; thở ra, kéo các ngón chân về phía mình. Chú ý: khi thực hiện không nhấc gót chân khỏi sàn để giảm chấn thương cho vùng đầu gối.

Bước 3: Tiếp tục thực hiện kết hợp giữa hít thở và đưa ngón chân trong khoảng 20 lần.

3.2 Bài tập chuyển động cột sống

Bước 1: Bạn ngồi khoanh chân, hai tay đặt trên đầu gối.

Bước 2: Hít vào, đưa lồng ngực về phía trước đồng thời nâng cằm, mắt nhìn lên trên. Thở ra, cuộn tròn cột sống, mắt nhìn về phía rốn.

Bước 3: Thực hiện bài tập trong vòng 5 lần.

3.3 Bài tập cánh bướm

Bước 1: Bạn ngồi thật vững ở trên sàn, hai chân duỗi thẳng phía trước, hai tay chống xuống sàn ngay phía sau hông để giữ thăng bằng cho cơ thể.

Bước 2: Từ từ gập đầu gối đưa hai lòng bàn chân úp vào nhau, kéo hai chân càng về phía gần hông càng tốt.

Bước 3: Tay nắm bàn chân, rồi nhẹ nhàng di chuyển khớp gối lên xuống trong 20 nhịp. Thực hiện bài tập từ 3-5 lần.

3.4 Bài tập nằm vặn xoắn

Bước 1: Bạn nằm nghiêng qua một bên, đầu gối gập đưa nhẹ về phía trước. hai tay ở trước mặt ngang bằng vai, lòng bàn tay úp vào nhau.

Bước 2: Hít vào, mở tay trên đưa ra phía sau, mắt nhìn đưa theo tay. Thở ra, đưa tay về vị trí cũ.

Bước 3: Thực hiện trong 5 lần, rồi nằm ngược lại thực hiện với tay kia.

4. Bài tập Yoga cho ba tháng thai giữa kỳ

4.1 Bài tập lưng mèo

Bước 1: Đứng hai chân dang rộng bằng vai, từ từ chùng gối xuống hai tay đặt lên đùi.

Bước 2: Từ từ hít vào, vươn ngực về phía trước và mắt nhìn lên trên, giữ trong vòng 3 giây. Thở ra, co lưng lại, mắt nhìn về phía bụng, bạn cũng giữ trong vòng 3 giây.

Bạn thực hiện động tác 3-5 lần trong mỗi lần luyện tập.

4.2 Bài tập cái cây

Bước 1: Bạn đứng thăng bằng trên sàn.

Bước 2: Bạn lấy chân phải làm trụ từ từ lấy tay trái cầm chân trái lên, đặt chân trái vào má đùi trong của chân phải, mở rộng phần cơ háng.

Bước 3: Đặt hai tay trước ngực, hai lòng bàn tay chắp vào nhau.

Bước 4: Hít vào, đưa thẳng hai tay lên trên, mắt nhìn về phía trước, giữ thăng bằng. Thở ra, đưa hai tay về phía trước ngực. Cố gắng giữ trong khoảng 5 giây để cảm nhận tư thế thăng bằng của cơ thể.

Bước 5: Từ từ hạ chân xuống, trở về tư thế ban đầu. Thực hiện tiếp với chân trụ là chân trái

4.3 Bài tập nghiêng lườn

Bước 1: Ngồi khoanh chân trên sàn, từ từ đưa chân phải sang ngang, chân trái gập.

Bước 2: Hít vào, đưa hai tay sang ngang. Thở ra, tay phải cầm vào ngón cái của chân phải. Kéo nghiêng người sang bên phải, tay trái kéo dãn theo thân, làm sao cho phần cơ ngực đẩy lên trên. Giữ tư thế trong 3 giây.

Bước 3: Hít vào, đẩy người ngồi dậy đưa hai tay sang ngang. Thở ra, kéo nghiêng người về phía bên trái, chống phần từ khuỷu tay trái xuống sàn, tay phải kéo dãn theo thân. Giữ tư thế trong vòng 3 giây

Bước 4: Hít vào, đẩy người ngồi dậy đưa hai tay sang ngang. Thở ra, trở về vị trí ban đầu. Làm tương tự với chân còn lại, thực hiện bài tập 3-5 lần trong mỗi lần tập.

Một số lưu ý nhỏ cho các mẹ khi tập yoga trong 3 tháng giữa của chu kỳ. Các mẹ hãy luyện tập thật chậm để đảm bảo không bị chấn thương trong quá trình luyện tập. Đặc biệt hãy cẩn thận với những động tác thăng bằng. Khi nằm trên sàn không được nằm quá lâu, bởi vì khả năng lưu thông máu tới cổ tử cung là rất kém để đảm bảo cho việc phát triển của thai nhi.

5. Bài tập Yoga cho 3 tháng cuối kỳ

5.1 Bài tập mở ngực

Bước 1; Ngồi khoanh chân thật vững trên sàn.

Bước 3: Thở ra, từ từ co người lại đưa hai về phía trước song song với nhau, mắt nhìn về phía rốn. Lặp lại, các nhịp hít vào – thở ra như vậy trong 5 lần rồi trở về tư thế ban đầu, kết thúc bài tập.

5.2 Bài tập nằm nghiêng

Bước 1: Nằm nghiêng sang bên trái duỗi thẳng người, đầu đặt lên tay trái, tay trái duỗi thẳng qua đầu, tay phải chống xuống sàn đặt trước ngực để giữ cơ thể thăng bằng.

Bước 2: Từ từ hít vào, đưa chân phải và tay trái lên, nhấc đầu lên, giữ 3 giây. Thở ra, hạ chân và tay xuống.

Bước 3: Đổi bên nằm nghiêng sang bên phải và thực hiện tương tự. Thực hiện bài tập trong khoảng 5-10 nhịp thở.

5.3 Bài tập thiền

Bước 1; Ngồi khoanh chân, lưng thẳng, hai tay để thế Chin Mudar trên đầu gối.

Bước 2: Từ từ bắt đầu hít vào thật sâu bằng mũi và thở đều ra bằng miệng. Thực hiện động tác 3-5 lần trong khoảng 5-1 nhịp thở.

Các mẹ bầu lưu ý khởi động trước khi bắt đầu các bài tập và 5 phút sau khi tập luyện các mẹ nên hít thở thật sâu để cơ thể thoải mái hơn.

6. Một số phòng tập Yoga cho bà bầu uy tín tại Hà Nội

6.1 Savary Yoga & Dance

Địa chỉ: Tầng 4, số 373 Bạch Mai, phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Savary Yoga & Dance là trung tâm Yoga được nhiều bà bầu tìm đến. Tại đây, Savary Yoga giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe và sức chịu đựng, duy trì cân nặng của mẹ và tăng cân vừa đủ, tăng cân vào con; giúp mẹ dễ vào dáng sau sinh, giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh khi. Ngoai ra, mẹ bầu còn được thư giãn điều độ về tinh thần, tránh stress, giúp mẹ luôn vui vẻ và vượt cạn dễ dàng, không mất nhiều sức.

6.2 Việt Nam Yoga Center

967 Đê La Thành, Ba Đình, Hà Nội

90 Lê Lợi – Hà Đông – Hà Nội

Tầng 3, Số CH06 khu nhà ở Vinaconex7, số 136 Hồ Tùng Mậu, Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tầng 2A, tòa nhà 27A3, KĐT Green Star, số 234 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Shophouse B18 – 05, Khu Đô Thị Vinhome Gadernia, Đường Hàm Nghi, Phường Mỹ Đình , quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

số 771, đường Trương Định, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Số 228, đường Trung Kính, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Bạn có thể tham gia các buổi tập của Việt Nam Yoga Center tại nhiều cơ sở khác nhau:

Việt Nam Yoga Center là một trung tâm Yoga chất lượng ở Hà Nội. Đến với câu lạc bộ học viên Yoga sẽ được hưởng sự tư vấn và hướng dẫn tốt nhất trong suốt quá trình trước, trong và sau khi học để tránh những chấn thương không đáng có khi luyện tập. Việc học yoga sẽ mang đến lợi ích về sức khỏe cho cơ thể, cho tinh thần và hướng đến một cuộc sống hài hòa, an lạc, không nhằm vào vật chất.

Hoàng Hải

Tôi là Hoàng Hải hiện đang là HLV của AOEGym. Mình đã theo đuổi đam mê Gym được 5 năm. Mình viết blog này vì muốn chia sẻ kinh nghiệm luyện tập, chế độ ăn của mình cho các bạn đang tìm hiểu về Gym.

Những Bài Tập Yoga Cho Bà Bầu Và Yoga Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Là Gì?

Yoga cho bà bầu hay yoga cho bà bầu 3 tháng đầu, những bài tập yoga cho bà bầu… cần phải được lựa chọn cẩn thận tùy vào sức khỏe của mỗi người và giai đoạn mang bầu.

1. Yoga cho phụ nữ mang thai

1.1. Tác dụng của bộ môn yoga mang đến cho bà bầu

Chắc hẳn phụ nữ nào khi mang thai cũng mong muốn chọn cho mình một loại vận động vừa nhẹ nhàng vừa an toàn cho thai nhi. Đó là lý do vì sao yoga cho bà bầu hay yoga cho mẹ bầu là những từ khóa được quan tâm nhiều nhất.

Vậy, những bài tập yoga cho bà bầu có tác dụng gì? Có nên duy trì thường xuyên không?

Yoga là một bộ môn thể thao có nguồn gốc từ Ấn Độ, hầu hết mọi người đều có thể tập trong đó có cả bà bầu, tuy nhiên bài tập yoga cho bà bầu không chỉ đơn thuần mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe mà còn có những tác dụng khác, thuận lợi cho sinh con và tốt cho thai nhi. Đa phần yoga cho mẹ bầu thường là các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng nhằm giúp điều hòa hơi thở và vận động đủ các cơ, khớp. Những bài tập này có tác dụng như sau:

Yoga cho bà bầu có lợi ích tuyệt vời nhất là lưu thông máu, điều mà các mẹ bầu đều mong muốn vì có nhiều người khi mang thai hay bị tụ máu, máu lưu thông không tốt. Khi tập yoga, bạn sẽ tránh được các vấn đề gây khó chịu như chuột rút, buồn nôn, xuống máu phù chân, đau nhức cơ thể.

Các bài tập yoga cho bà bầu giúp thư giãn và lưu thông máu (Ảnh: Internet)

Đây là tác dụng không chỉ riêng bà bầu mà bất kỳ ai khi lựa chọn yoga đều hy vọng. Cơ thể khi mang bầu thường sẽ nặng nề và mệt mỏi, tuy nhiên nếu thường xuyên tập yoga cho bà bầu bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn hơn, nâng cao được sức mạnh nâng đỡ lưng, cột sống hơn. Ngoài ra cơ bắp cũng trở nên săn chắc, dây chằng có độ đàn hồi tốt, di chuyển nhanh nhẹn hơn, đặc biệt là giảm các cơn đau khi chuyển dạ.

Việc tăng cân quá mức trong thời kỳ mang bầu sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ đặc biệt là tiểu đường thai kỳ, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy khi tập yoga cho mẹ bầu, cân nặng sẽ được duy trì ở mức vừa đủ cho sức khỏe, nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh hơn.

Đây là bộ môn chú ý đến việc thở và di chuyển liên tục nên khi tập mẹ bầu sẽ được rèn luyện thở sâu, giảm căng thẳng khi sinh, giấc ngủ được thoải mái hơn, hệ thần kinh thư giãn hơn. Mẹ bầu cũng sẽ bớt sợ hãi hơn, tử cung mở dễ dàng đón bé chào đời hơn.

Tập luyện yoga sẽ dạy cho chúng ta cách điều chỉnh hơi thở khi mang thai, tăng tối đa lượng oxy cung cấp cho thai nhi.

Hầu hết phụ nữ khi mang thai đều bị đau lưng gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. mà nó đem lại. Yoga cho bà bầu sẽ giúp xóa tan nỗi lo của bạn để cơ thể bạn thư giãn, thoải mái hơn.

1.2. Những bài tập yoga cho bà bầu

Có bài tập yoga cho mẹ bầu hay những bài tập yoga cho mẹ bầu được áp dụng nhiều nhất đó chính là những động tác nhẹ nhàng, dễ học, mẹ có thể tập tại nhà như:

Mẹ ngồi thẳng lưng sau đó khoanh chân, hai lòng bàn chân chạm vào nhau, ép nhẹ đầu gối xuống sàn. Lưu ý là mở rộng hông rộng, giữ nguyên nhịp thở 5 lần.

Thả ra và ép hai đầu gối xuống một cách nhẹ nhàng, lặp đi lặp lại cho đến khi thấy cơ thể dễ chịu hơn.

Có nhiều bài tập yoga dành cho bà bầu (Ảnh: Internet)

Hai tay duỗi thẳng theo chân, hai đầu gối gập cong, bạn dùng tay và đầu gối đỡ cơ thể, sau đó từ từ cong lưng lên. Lưu ý là hít sâu rồi thư giãn đưa lưng xuống và thở hết ra.

Đứng dựa vào ghế, hai chân đặt rộng bằng hông, ngón tay hướng ra hai bên, tay bám vào lưng ghế để giữ vững. Hơi ưỡn ngực ra phía trước, vai thả lỏng, rồi hạ thấp xương cụt như thể bạn đang ngồi xuống một chiếc đệm.

Khủy tay ấn vào đầu gối trong, chắp tay về phía trước, lưng giữ thẳng, cố gắng cân bằng, trọng lượng dồn vào gót chân, sau đó hít vào thở ra từ từ. Chân nâng người đứng thẳng.

Ngồi trên thảm tập, kéo vai về phía sau một chút, đẩy ngực lên cao và giữ lưng thẳng, hai bàn tay đặt nhẹ trước bụng hoặc trên đầu gối.

Thư giãn toàn bộ cơ mặt, mỉm cười, hít thở từ từ bằng mũi và miệng. Nên nhớ và đây là bài tập dành cho luyện thở vì vật cần tập trung khoảng 10 – 30 phút, cơ bắp cũng theo đó mà thư giãn hơn.

2. Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu

Yoga cho bầu 3 tháng đầu sẽ có nhiều hạn chế hơn tùy vào thể trạng của từng người. Khi chọn các bài tập yoga cho mẹ bầu 3 tháng đầu cần chú ý tư vấn của huấn luyện viên cũng như các bác sĩ. Các bài tập dành cho thời gian này cũng cần nhẹ nhàng, thời gian ngắn, không nên quá lâu, hơn nữa bạn hoàn toàn có thể tập các bài tập thư giãn ở nhà sau đó nhờ cậy tư vấn của huấn luyện viên. Thời gian này nếu cảm thấy quá mệt mỏi, căng thẳng, tốt nhất ngừng tập ngay và thông báo với huấn luyện viên hướng dẫn thay đổi các bài tập cho phù hợp.

2.1. Những điều cần lưu ý

Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu chủ yếu là tập hít thở, khởi động nhẹ để cung cấp oxy nuôi dưỡng thai nhi. Mẹ bầu không bị hạn chế về vòng bụng nhưng lại khá nhạy cảm về thể trạng nên trong quá trình tập cần chú ý:

– Duy trì uống đủ nước tránh việc cơ thể bị thiếu nước

– Bắt đầu bằng các động tác khởi động nhẹ nhàng trước khi tập các bài khó hơn

– Đảm bảo chọn các động tác phù hợp, đừng quá sức

– Nên ăn nhẹ trước khi tập khoảng 30 phút, duy trì năng lượng cho cơ thể

Khi tập yoga bà bầu cũng cần kết hợp uống nhiều nước (Ảnh: Internet)

2. Những bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng đầu

Bà bầu ở tư thế ngồi, hai tay chống sau lưng, chân duỗi thẳng, lòng bàn chân hướng về phía trước. Sau đó di chuyển cho hai bàn chân úp vào trong, lặp lại khoảng 20 lần.

Bà bầu đứng thẳng, chân mở rộng, hai tay chống lên đùi, lưng cong hết mức và hít thở sâu. Lặp lại động tác 4 lần.

Bà bầu đứng thẳng, bước 1 chân về phía trước, tay đỡ lưng. Tập hít vào thở ra liên tục đều đặn. Mỗi lần với mỗi chân 4 lần.

Với một số trường hợp bác sĩ khuyến cáo nên chú ý các triệu chứng huyết áp cao, thấp, sinh non, thai nghén, chóng mặt, buồn nôn nhiều thì không nên tập mà dành thời gian nghỉ ngơi và thực hiện hít thở tại chỗ, thư giãn tinh thần.

[CẦN BIẾT] Có thai ngoài tử cung là gì? Nguyên nhân, cách xử trí Có thai ngoài tử cung thì có kinh nguyệt không? Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không?

*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị.

Nhạc Cho Bà Bầu Tháng Thứ 6

ĐĂNG KÝ NHẬN MÃ GIẢM GIÁ TAI NGHE BÀ BẦU

Đặc điểm của thai nhi tháng thứ 6

Thai nhi ở tháng thứ 6 lớn rất nhanh trong bụng mẹ. Bé lớn hơn, cơ thể đã bắt đầu tích mỡ dưới da, bé cũng vận động nhiều hơn và đều đặn hơn.

Về thính giác, tai bé đã cứng cáp hơn hẳn và tiếp thu âm thanh tốt hơn. Phần não bộ tiếp thu và xử lý âm thanh của bé lúc này cũng từng bước hoàn chỉnh cho phép bé xử lý được âm nhạc phức tạp hơn tháng trước.

Còn bà bầu đây là giai đoạn khá dễ bị stress do những thay đổi rõ rệt của bụng và sự thay đổi làn da trở nên nhạy cảm hơn. Ngoài ra các cơn gò tử cung giả cũng xuất hiện khiến mẹ lo lắng. Chính vì vậy, âm nhạc lúc này cũng là một cách hữu hiệu để có thể giúp mẹ thư giãn hiệu quả.

Những bài hát ru nhẹ nhàng, các bài hát quê hương êm đềm hay các bài nhạc trẻ có tiết tấu êm dịu đều thích hợp cho bé trong giai đoạn này.

Mẹ nên lựa chọn những bản nhạc có âm thanh nhẹ nhàng, tươi sáng, sinh động và nhiều màu sắc, hình ảnh sẽ tốt hơn cho bé đấy.

Các album nhạc cổ điển như: Baby Mozart, Mozart, Baby Vivaldi, Baby Chopin, Beethoven cũng thích hợp cho bé vào thời gian này.

Mẹ có thể cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, sinh động vào buổi sáng để kích thích khả năng hội họa và cảm nhận sắc thái của bé.

Mẹ không nên cố gắng nghe những bản nhạc không thích vì như vậy hại nhiều hơn lợi. Tâm trạng ức chế của mẹ có thể được truyền đạt sang thai nhi đấy.

Khi bé được 23 – 24 tuần tuổi, các mẹ đã có thể xác định được các vị trí của thai nhi như đầu, lưng, chân. Lúc này, các mẹ nên thai giáo cho con bằng cách vuốt ve, xoa bóp bụng. Khi xoa bóp, mẹ có thể nằm trên giường, hít thở đều, thả lỏng phần bụng và võ đều tay vào bụng mình để giúp cho thai nhi cử động. Động tác vỗ tay vào bụng phải nhẹ nhàng, mỗi lần khoảng từ 5 – 10 phút, lặp đi lặp lại nhưng không được vỗ nhanh quá.

Mẹ cũng có thể dùng hai tay xoa đẩy bụng từ nhiều hướng khác nhau, từ phải qua trái, từ trên xuống dưới để cho thai nhi có phản ứng lại như vươn vai, đạp chân,… Khi thực hiện phương pháp này một thời gian, thai nhi sẽ quen dần và hình thành phản xạ có điều kiện. Từ đó, hễ mẹ đặt tay lên bụng là thai nhi sẽ vận động ngay, từ đó giúp bé khỏe mạnh, hoạt bát.

Vào khoảng tháng thứ 6, thai nhi đã dần hình thành và phát triển thính giác. Lúc này, thai nhi đã cảm nhận được tiếng nói của bố mẹ và những âm thanh xung quanh. Vì thế, lời nói của bố mẹ sẽ tạo ra kích thích tốt cho thai nhi.

Khi thai giáo đối thoại, mẹ nên coi thai nhi là một cá thể hoàn chỉnh, thường xuyên nói chuyện với con. Có thể miêu tả cuộc sống hàng ngày trong gia đình cho thai nhi nghe hay các mẹ cũng có thể miêu tả những vật dụng, những món ăn,… Khi ra ngoài, các mẹ hãy kể cho con nghe về cảnh vật xung quanh, cây cỏ, thú vật,… Tuy chỉ là những chi tiết nhỏ trong cuộc sống nhưng đối với bé yêu của các mẹ là cả một thế giới rộng lớn.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên thường xuyên kể chuyện, đọc thơ hay hát cho con nghe, đặt cho con một cái tên thân mật để gọi con, cho con một cảm giác gần gũi và thân thiết. Thai giáo bằng đối thoại không chỉ có lợi cho sự phát triển bộ não của thai nhi mà còn làm cho thai nhi cảm nhận được tình thương yêu từ bố mẹ. Điều đó rất có lợi cho việc hình thành nhân cách lành mạnh của em bé trong tương lai.

Thai nhi tháng thứ 6 đang có sự phát triển mạnh về trí não. Vì vậy, giai đoạn này rất cần sự kích thích chủa những bản nhạc để thúc đẩy các tế bào thần kinh của bé phát triển. Khi thai giáo tháng thứ 6, các mẹ có thể để thai nhi tự nghe nhạc bằng cách dùng đài hay điện thoại mở nhạc và đặt cách bụng mẹ từ 2 – 5cm, đồng thời liên tục thay đổi phương hướng của đài, để âm thanh truyền qua tất cả các phía của bụng mẹ.

Mỗi ngày các mẹ chỉ nên mở nhạc vào một giờ nhất định, và mỗi lần kéo dài từ 5 – 10 phút. Âm lượng cần phải vừa phải, không nên mở quá to hoặc quá nhỏ. Khi cho thai giáo bằng âm nhạc, các mẹ nên nằm ớ một tư thế thoải mái, tinh thần và cơ thể phải thả lỏng, tập trung thưởng thức âm nhạc cùng thai nhi như vậy mới đạt được hiệu quả.

Âm nhạc cho thai nhi nghe phải là thể loại nhạc trong sáng. Các mẹ nên thay đổi loại nhạc theo thời gian. Ví dụ như buổi sáng cho bé nghe những bản nhạc vui nhộn, làm cho thai nhi cảm thấy sảng khoái, vào buổi tối trước khi đi ngủ cho thai nhi nghe những bản nhạc êm dịu, du dương để bé dễ đi vào giấc ngủ.

Tháng thứ 6 các mẹ nên tiếp tục giáo dục thai nhi bằng ngôn ngữ. Ngoài việc kể chuyện cho con nghe, các mẹ có thể nghe đĩa tiếng Anh, tiếng Hoa,… để thai nhi có thể sớm tiếp xúc và làm quen nhiều loại ngôn ngữ. Bên cạnh đó, các mẹ có thể dạy con học chữ số, làm toán đơn giản,…

Hành vi, cử chỉ của bố mẹ sẽ ảnh hưởng nhất định đến thai nhi. Khi mang thai, mẹ nên để cảm xúc vui vẻ, những hi vọng thật tốt đẹp cho bé yêu, ăn nói nhẹ nhàng, sinh hoạt ổn định, giữ gìn sức khoẻ tốt… để giúp thai nhi có môi trường sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

ĐĂNG KÝ TẢI NHẠC DÀNH CHO BÀ BẦU VỀ MÁY

ĐĂNG KÝ NHẬN GIÁO TRÌNH THAI GIÁO

” Bạn muốn bé thông minh ngay từ khi trong bụng mẹ ? Bạn đang tìm hiểu về nhạc dành cho bà bầu và thai nhi ? Đừng ngần ngại, hãy cho phép chuyên viên y tế của chúng tôi được tư vấn để bạn có thể hiểu rõ về vấn đề này ”