Yoga Cơ Bản Cho Bà Bầu / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Hướng Dẫn 3 Bài Tập Cơ Bản Yoga Cho Bà Bầu

Nên tập Yoga từ tuần thứ 16 của thai kỳ, lúc này cơ thể bà bầu đã ổn định trong quá trình mang thai.

Không nên để bụng no khi trước khi tập yoga.

Nếu môi trường xung quanh lạnh thì phải giữ ấm các vị trí vai gáy, cổ, lòng bàn tay, bàn chân.

Thở ra hít vào đều bằng mũi.

Đi dạo sau buổi tập, tránh tiếp xúc ngay với nước và các thức ăn lỏng.

Khi tới các tuần thai gần cuối thì thay đổi các động tác khác nhau tránh tập một động tác một thời gian dài.

Ba động tác Yoga cơ bản cho bà bầu Tư thế cây cầu Động tác cây cầu

Đối với Yoga cho bà bầu, đây là động tác cơ bản nhất giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp, giảm đau lưng, đau cổ, tốt cho hệ thần kinh, ngăn ngừa loãng xương. Các bước thực hiện như sau:

Trải một tấm thảm trên bề mặt phẳng, nằm ngửa duỗi thẳng chân, hai tay để song song ngang bằng vai.

Thu hai chân lên, dùng lực ở chân và đầu gối cùng tay nâng cơ thể lên.

Cong lưng lên, hít sâu vào, giữ khoảng 20 giây, hít thở đều.

Trùng lưng xuống thở ra.

Lặp lại động tác trên 3-5 lần.

Khi mang thai, người phụ nữ phải mang thêm một khối lượng nặng dồn vào phần hông mỗi khi đi đứng nên rất hay xảy ra tình trạng đau mỏi lưng, hông. Bài tập này giúp các chị em giảm bớt được điều đó. Tư thế cây cầu rất tốt cho bà bầu tránh đau lưng

Động tác cánh bướm

Tư thế này mô phỏng hình dáng của con bướm đang đập cánh bay. Trong yoga cho bà bầu thì tư thế này giúp mở xương chậu, cực kỳ giúp ích cho việc sinh đẻ. Ngoài ra việc thực hiện tư thế này còn mang lại lợi ích như thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, giúp máu tuần hoàn tốt tới vùng bụng và vùng hông.

Các bước thực hiện như sau:

Trải một tấm thảm, ngồi thẳng lưng, hai lòng bàn chân áp sát vào nhau, hai tay nắm lấy đầu ngón chân.

Bắt đầu mở rộng đầu gối nhẹ nhàng sang hai bên theo nhịp lên xuống.

Cố gắng nhịp xuống sâu một chút, lưng luôn thẳng, mở rộng cơ xương chậu, vai thả lỏng, tập khoảng 700 – 1000 cái. Hít thở đều.

Tư thế cánh bướm cực kỳ tốt cho mẹ bầu sắp sinh Động tác thiền Yoga cho bà bầu

Khoa học đã chứng minh, thiền giúp cơ thể loại bỏ suy nhược, giảm stress giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Trong Yoga cho bà bầu thì thiền cũng là một tư thế động tác mang lại cực nhiều lợi ích. Các bà bầu khi ngồi thiền sẽ giúp giảm căng thẳng, giảm ốm nghén, trị chứng mất ngủ, đi vệ sinh không tiêu,…

Các bước thực hiện như sau:

Trải thảm trên mặt phẳng, ngồi lên theo tư thế đài sen, đặt chân thoải mái.

Hai tay đặt lên nhau hạ thấp ở vùng bụng hoặc để tay lên đầu gối.

Thả lỏng cơ thể, cơ mặt, mặt hướng phía trước hoặc lên trên, không cúi.

Hít thở sâu nhẹ nhàng đều nhịp, khi thở bằng miệng tạo thành tiếng gió nhỏ. Mỗi ngày có thể ngồi thiền khoảng 10 phút.

9 Bài Tập Yoga Cơ Bản Dành Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu

I. Những lưu ý cho bà bầu bắt đầu tập Yoga

Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ vì lúc này có nhiều thứ thay đổi nhất trong cơ thể. Tuy nhiên, những sự thay đổi này chưa biểu hiện ra bên ngoài, mọi thứ diễn ra hầu hết ở bên trong. Vì thế, yoga chính là phương pháp hiệu quả để có thể “thấu hiểu” cơ thể từ bên trong. Lí do để khẳng định điều đó là vì cốt lỗi của yoga chính là “lắng nghe” cơ thể. Từ những dấu hiệu từ bên trong đó, bà bầu sẽ có cách điều chỉnh và cân bằng những thay đổi đang diễn ra. Đồng thời, đây là cách để bà bầu chuẩn bị tốt cả về tâm lí và mọi thứ cho những ngày tháng mang thai sắp tới.

2. Phải có giáo viên hướng dẫn

Nếu bạn chưa từng tập hoặc chưa quá thuần thục bộ môn yoga trước khi mang thai thì bắt buộc phải có giáo viên hướng dẫn. Những động tác yoga cho bà bầu ba tháng đầu dù đơn giản nhưng phải được tập luyện đúng cách mới mang lại kết quả. Tuyệt đối không tự mày mò qua các video hướng dẫn, cách này không những không mang lại hiệu quả mà còn gây ra nhiều sự cố đáng tiếc.

Yoga chỉ có kết quả khi được thực hiện liên tục. Nếu bạn đã tập yoga trước khi mang thai thì nên duy trì tiếp tục trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, bạn cần điều chỉnh một số động tác sao cho phù hợp với bà bầu. Duy trì tập luyện cho đến khi lâm bồn sẽ mang kết quả bất ngờ.

Trong giai đoạn tam cá nguyện đầu tiên, cả người bắt đầu tập yoga hay yogis đã có kinh nghiệm thì vẫn phải ưu tiên những động tác nhẹ nhàng. Đặc biệt, lúc này là lúc bào thai bắt đầu hình thành, đang rất nhạy cảm và nguy cơ sẩy thai cao nhất. Bạn nên tập trung thực hiện những động tác cơ bản với các bài tập giúp duy trì sức mạnh và tăng cường sự linh hoạt của cơ thể.

Điều chỉnh những động tác phù hợp, tránh ảnh hưởng đến đứa bé trong bụng. Hạn chế những tư thế lộn ngược hay backbends, nó có thể chèn ép tử cung áp lực lên cơ bụng.

Dành thời gian thiền vào đầu hoặc cuối buổi tập. Đây là cách để thư giãn tâm trí, hít thở và tập trung vào hiện tại sẽ giúp bà bầu cảm thấy thoải mái và lắng nghe những chuyển biến trong cơ thể.

Hãy nhớ rằng, mang thai không có nghĩa là bạn bị thương hay mắc bệnh. Thực hành yoga cũng chính là cách để khám phá sức mạnh và năng lượng từ bên trong bạn. Hãy nhớ bạn là một người phụ nữ mạnh mẽ, cố gắng thực hiện tốt từ những động tác nhỏ để mang lại kết quả tốt.

II. Những động tác yoga dành cho bà bầu 3 tháng đầu

– Tác dụng: giãn căng thẳng vùng đầu và vai

Xoay nhẹ cổ sang trái phải chiều kim đồng hồ và ngược kim đồng hồ, hít thở đều theo từng vòng xoay. Tương tự với phần vai, xoay đều trên xuống dưới và ngược lại. Thực hiện mỗi động tác 3-5 lần.

– Tác dụng: Kích thích các cơ quan bụng, buồng trứng và tuyến tiền liệt, bàng quang và thận. Kích thích tim và cải thiện lưu thông, căng cơ đùi bên trong, háng, và đầu gối. Giúp bà bầu làm giảm trầm cảm nhẹ, lo lắng và mệt mỏi.

– Co hai chân lại tay túm chân như hình trên, bắt đầu hít sâu một hơi thở ra ép hai gối xuống thảm, lưng thẳng dung tay bẻ hai lòng bàn chân ra hai bên (giữ tư thế thở tự do) . Bà bầu thực hiện động tác căn bản giữ từ 45 giây đến 1 phút. Khi kết thúc, giữ tư thế cố gắng hít sâu, thở ra buông lỏng tay thả lỏng lồng ngực.

– Tác dụng: Tác động trực tiếp vào tuyến giáp và tuyến cận giáp ở cổ: cơ thể điều tiết canxi tốt hơn. Giúp hệ tuần hoàn máu làm việc tốt hơn, giúp máu và oxy lưu thông tốt hơn trên toàn cơ thể. Tác động sau đến phần lưng, giảm mỏi và đau lưng cho các Mẹ. Giúp thư giãn lưng hơn do giảm áp lực do trọng lượng bụng đè lên cột sống, tăng cường lưu thông máu và dịch tủy sống. Làm dịu tâm trí và giảm tác động của bệnh tật mỗi buổi sáng. Massage cho các cơ quan tiêu hóa, giúp bà bầu ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt hơn

– Mẹ bầu ngồi quỳ về thảm, kéo lưng giữ thẳng, thả lỏng cổ. Hít thở thật đều. Sau đó nâng người lên đồng thời đặt 2 tay xuống sàn một góc 90 độ, sao cho cánh tay và đùi song song với nhau. Hít vào nhẹ nhàng và sâu, trong khi hít nhớ ngẩng đầu lên, võng lưng xuống tạo thành một đường cong nhẹ. Thở ra chậm rãi, nhẹ nhàng cong lưng lên đồng thời đầu cuối xuống hướng về ngực. Mẹ bầu lặp lại chuyển động võng lưng – gù lưng (bước 3 và bước 4) từ 5 – 10 lần. Sau đó thoát thế, trở về bước 1.

– Tác dụng: thư giãn lưng dưới, mát-xa các cơ quan quan trọng và săn chắc vai.

– Thực hiện: Ngồi thẳng lưng với hai chân duỗi ra và các ngón chân uốn cong vào trong. Nếu cần, tách hai chân để tránh áp lực lên bụng. Hít vào, và, nâng cả hai cánh tay lên trên đầu của bạn, duỗi thẳng. Thở ra, nhẹ nhàng uốn cong về phía trước từ hông nhưng không uốn toàn phần. Giữ cho cột sống của bạn luôn thẳng, di chuyển về phía ngón chân chứ không phải về phía đầu gối. Đặt tay lên chân, bất cứ nơi nào chúng chạm tới. Duỗi hai tay ra phía trước. Hít vào, và trở lại vị trí ngồi. Thở ra và hạ cánh tay.

– Tác dụng: giúp cân bằng thể chất và tinh thần của mẹ bầu, toàn bộ cột sống được kéo dài và nới lỏng giúp lưng được thư giãn.

– Thực hiện: chuẩn bị trong tư thế Tadasana, sau đó đặt áp lòng bàn tay vào thắt lưng, gập gối phải và đặt bàn chân phải lên đùi trái. Nếu động tác này quá khó, bạn hãy đặt bàn chân lên bắp chân, tập trung nhìn vào một điểm và giữ thăng bằng cơ thể. Khi đã giữ được thăng bằng, hãy dang 2 cánh tay ra, kéo lên trên và chắp 2 bàn tay phía trên đỉnh đầu. Việc mang thai sẽ khiến bạn khó giữ thăng bằng khi tập thư thế này nhưng nếu được hỗ trợ, bạn có thể tập dễ dàng. Bạn hãy tập với bức tường hoặc là ghế đều được.

– Tác dụng: Kích thích và cải thiện lưu thông máu toàn bộ cơ thể, giảm đau nhức từ lưng, chân.

– Thực hiện: Chuẩn bị trong tư thế Chiến binh II (Warrior II), sau đó duỗi thẳng chân trước. Đưa tay về phía trước và nắm lấy ngón chân cái hoặc mắt cá chân. Nếu như cảm thấy quá khó khăn, bạn có thể đặt khối gạch yoga ở bên cạnh chân trước và đặt tay lên đó. Mở rộng cánh tay ra, ưỡn ngực và nhìn thẳng vào những ngón tay ở trên đầu bạn. Thả lỏng cơ vai, cổ và cơ mặt. Chuyển qua tư thế đứng thẳng và đặt tay 2 bên, sau đó đặt 2 bàn tay lên thắt lưng và trở lại tư thế Tadasana. Thực hiện tương tự với bên còn lại.

– Tác dụng: Tăng cường sức mạnh mắt cá chân, đầu gối, vai, cánh tay, chân và lưng, và cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể đồng thời tạo ra sự can đảm và tự tin cho mẹ bầu.

– Thực hiện: Ở tư thế này, mẹ cần dang rộng 2 cánh tay lên trên, song song với vai, lưu ý là 2 cánh tay phải song song với nhau. Một chân co gập lại tạo thành góc 90 độ, chân còn lại duỗi ra. Giữ tư thế này trong vòng 20 giây rồi xoay người đổi bên.

_ Tác dụng: Tăng cường cơ bắp của lưng giữa, tử cung, đùi và mắt cá chân.

– Thực hiện: Dang hai chân, khoảng cách giữa hai bàn chân cách nhau 1 mét, hai bàn chân chìa ra hai bên. Duỗi thẳng các ngón tay va từ từ đưa lên cao. Từ từ hạ gối đồng thời hạ mông. Sau đó lại thẳng gối và nâng mông lên. Thực hiện động tác 7-10 lần.

– Tác dụng: Đây là tư thế yoga cổ điển dành cho mẹ bầu trước khi sinh, giúp tăng sức dẻo dai cho cơ hông.

– Thực hiện như sau: Nằm ngửa, để hai chân cách xa nhau sao cho khi nâng chân lên gót chân sẽ ở gần hông hơn bình thường. Đặt lòng bàn tay úp xuống sàn nhà. Hít vào và nâng hông lên, thở ra và dùng lực ấn vào hai chân để giữ thăng bằng. Mắt nhìn thẳng. Giữ tư thế trong khoảng 20 giây sau đó từ từ hạ người xuống với một hơi thở dài và đầy đủ.

Mẹ bầu lưu ý phải luôn làm đúng theo hướng dẫn các bước tập và chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân trong quá trình tập luyện. Trong thai kỳ, sẽ có lúc bạn cảm thấy mệt mỏi vì thiếu ngủ hoặc do nồng độ hormone thay đổi, việc hít thở đúng cách khi tập luyện giúp bạn cảm thấy luôn tràn đầy năng lượng, đồng thời giúp hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn. Điều đó giúp bạn cảm thấy sảng khoái và khỏe mạnh hơn. Blog Nguyễn Tuấn Hùng chúc các mẹ bầu có những giây phút luyện tập đầy năng lượng và sảng khoái.

Thực Phẩm Dinh Dưỡng Cơ Bản Cho Phụ Nữ Mang Thai

Thực phẩm dinh dưỡng cơ bản cho phụ nữ mang thai giúp phòng tránh cho con bị suy dinh dưỡng ngay từ lúc mang thai. Vậy các bà bầu nên ăn gì và tránh những loại thực phẩm nào?

Rau, quả: Cung cấp nhiều chất xơ, giúp cho bộ máy tiêu hoá hoạt động tốt.

Dầu thực vật: Hạn chế các loại dầu mỡ để tránh thừa cân cho mẹ, tuy nhiên dầu thực vật lại rất cần thiết cho quá trình chuyển hoá các loại vitamin nhóm A, E, D. Vì thế không nên loại chúng ra khỏi thực đơn của mẹ, có thể dùng xen kẽ với dầu ôliu, dầu hướng dương.

Ngũ cốc và các loạt hạt (hạt điều, đậu phộng, mè…): Ngũ cốc cung cấp hydratcacbon cho hoạt động của hệ thần kinh và quá trình tiêu hoá diễn ra được tốt. Trong khi đó, hạt điều, đậu phộng, mè… sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng đạm không thua gì thịt, cá.

Cá: Cá cung cấp nhiều protein lại ít béo nên tốt cho cơ thể và tim mạch. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn các loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao (cá mú, các thu…) và cá sống sâu dưới đáy đại dương (cà ngừ, cá kiếm…). Nên ăn cá hồi, cá xac-di và tuyệt đối không nên ăn gỏi cá.

Trứng: Cung cấp những amino axit cần thiết cho cả mẹ và bé. Nhiều bà mẹ khi mang thai lại cố ăn nhiều trứng ngỗng dù khó ăn vì nghĩ nó đặc biệt tốt cho thai nhi.

Thực chất, theo các nghiên cứu không nhất thiết phải là trứng ngỗng vì xét về chất dinh dưỡng và độ ngon, trứng gà hơn hẳn trứng ngỗng.

Ngoài ra, ăn lòng đỏ trứng gà trong giai đoạn mang thai còn có thể làm tăng trí thông minh và trí nhớ cho bé trong tương lai. Những cũng không nên lạm dụng, chỉ ăn không quá 5 quả một tuần.

Nước: Rất cần cho quá trình điều tiết nhiệt độ cơ thể (cả mẹ và bé), trao đổi chất, duy trì hệ miễn dịch, thải chất độc… Vì thế, cần cung cấp cho cơ thể ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày, tốt nhất là nước lọc hoặc nước trà và các loại nước hoa quả ép chứa nhiều vitamin C.

Các nhà nghiên cứu giai đoạn thai phụ đều cho rằng, trong các loài động vật có vỏ như: trai, sò, vẹm, cua, hến, tôm… có mức độ nhiễm hoá chất rất cao dù trong môi trường tự nhiên hay nuôi nhân tạo. Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh ăn những loại thực phẩm này.

Đặc biệt, khi mang thai người phụ nữ không nên ăn nhãn, long nhãn sẽ tăng nhiệt cho thai nhi, dễ dẫn đến khí huyết không điều hoà và dễ bị nôn. Tuyệt đối không dùng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga… làm hưng phấn trung khu thần kinh, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Thai Ngoài Tử Cung: Điều Cơ Bản Cần Biết

Thai ngoài tử cung là gì?

Các yếu tố nguy cơ cho thai ngoài tử cung?

Triệu chứng của thai ngoài tử cung là gì?

Làm sao chẩn đoán thai ngoài tử cung?

Các phương pháp điều trị thai ngoài tử cung?

Thuốc nào được dùng để điều trị thai ngoài tử cung?

Những tác dụng phụ và nguy cơ có thể xảy ra khi sử dụng methotrexate là gì?

Tôi cần tránh những điều gì khi dùng methotrexate không?

Liệu thai ngoài tử cung có ảnh hưởng đến thai kỳ trong tương lai không?

1. Thai ngoài tử cung là gì?

* Thai ngoài tử cung là khi trứng thụ tinh làm tổ và phát triển ở một vị trí khác ngoài nội mạc tử cung.

* Hơn 95% trường hợp thai ngoài tử cung xảy ra ở ống dẫn trứng (loa vòi, đoạn bóng, đoạn eo hoặc đoạn kẽ)

* 5% trường hợp còn lại xảy ra ở các vị trí khác như buồng trứng, ổ bụng, cổ tử cung hoặc sẹo mổ trước đó.

* Đôi khi có thể gặp thai ngoài tử cung ở 2 bên,chiếm tỉ lệ khoảng 1/200.000 thai kỳ.

* Hoặc hiếm hơn có thể gặp trường hợp đa thai với một thai làm tổ trong buồng tử cung bình thường và thai còn lại ở vị trí lạc chỗ (tỉ lệ 1/30.000 thai kỳ).

* Nếu không can thiệp, diễn tiến tự nhiên của thai ngoài tử cung ở ống dẫn trứng sẽ theo 3 hướng sau:

Sẩy qua loa,

Thoái triển tự nhiên.

2. Các yếu tố nguy cơ cho thai ngoài tử cung là gì?

Các yếu tố nguy cơ cho thai ngoài tử cung bao gồm:

* Tiền căn thai ngoài tử cung

* Tiền căn phẫu thuật ống dẫn trứng, phẫu thuật vùng bụng chậu trước đó

* Viêm vùng chậu

* Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI)

Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung của phụ nữ

* Hút thuốc lá

* Tuổi trên 35 tuổi

* Vô sinh

* Các biện pháp hỗ trợ sinh sản

3. Các triệu chứng của thai ngoài tử cung là gì?

Tuy nhiên khoảng một nửa số bệnh nhân bị thai ngoài tử cung không xác được yếu tố nguy cơ. Do đó phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mang thai cần cảnh giác với thai ngoài tử cung khi có các triệu chứng cảnh báo.

Triệu chứng ban đầu của thai ngoài tử cung có thể giống như một thai kỳ điển hình một số dấu hiệu như trễ kinh, ngực căng hoặc đau bụng. Các dấu hiệu khác bao gồm:

4. Thai ngoài tử cung được chẩn đoán như thế nào? 5. Thai ngoài tử cung được điều trị như thế nào?

* Ra huyết âm đạo bất thường

* Đau bụng ở giai đoạn này, có thể khó biết nếu bạn đang mang thai điển hình hoặc mang thai ngoài tử cung. Khi thai ngoài tử cung phát triển, các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện, đặc biệt nếu khối thai ngoài vỡ, bạn có thể đột ngột đau dữ dội ở vùng bụng hoặc vai, chóng mặt hoặc ngất xỉu

Thai ngoài tử cung được chẩn đoán thông qua việc thăm khám vùng chậu, siêu âm và xét nghiệm máu đo nồng độ βhCG

6. Thuốc nào được dùng để điều trị thai ngoài tử cung?

Một thai ngoài tử cung không thể di chuyển hoặc được di chuyển đến tử cung, vì vậy thai ngoài tử cung LUÔN CẦN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ. Có ba phương pháp:

7. Tác dụng phụ khi điều trị Methotrexate?

Thuốc

Phẫu thuật

Theo dõi sự thoái triển tự nhiên của thai ngoài tử cung.

Việc chọn lựa phương pháp điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể

Loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị thai ngoài tử cung là methotrexate (MTX). Cơ chế tác động của thuốc là:ngăn chặn sự phân chia của các tế bào, khối thai sau đó sẽ được cơ thể hấp thu sau 4-6 tuần và ống dẫn trứng vẫn được bảo tồn. Tùy thuộc vào nồng độ βhCG ban đầu mà bệnh nhân sẽ được lựa chọn phác đồ đơn liều hay đa liều. Bệnh nhân sẽ được theo dõi cho đến khi βhCG trở về âm tính, trong quá trình theo dõi nếu βhCG tăng hoặc giảm không như mong đợi sẽ được bổ sung liều MTX lặp lại hoặc can thiệp phẫu thuật tùy trường hợp.

Thời gian theo dõi dài (2-6 tuần), một số trường hợp thất bại điều trị (chiếm tỉ lệ 15%) bệnh nhân cần sử dụng thêm một liều khác (tối đa 3 liều)

Tránh được phẫu thuật cũng như các tai biến của thuốc mê

Một số tác dụng phụ của thuốc: buồn nôn, nôn, chóng mặt,loét miệng, viêm dạ dày….

Bảo tồn được vòi trứng, duy trì khả năng sinh sản

Cần ngừa thai sau điều trị, tối thiểu 3 tháng

Có thể theo dõi điều trị ngoại trú

Bệnh nhân cần tái khám theo dõi nồng độ βhCG cho đến khi âm tính

* Buồn nôn, nôn

* Chán ăn, mệt mỏi

* Tiêu chảy

* Loét miệng

8.Tôi nên tránh những gì trong khi điều trị?

* Thay đổi thị lực

* Rụng tóc

* Tăng nhạy cảm với ánh sáng mặt trời

* Hiếm gặp: suy gan ,suy thận, suy tủy.

Trong thời gian điều trị MTX, cần chú ý:

* Không có quan hệ tình dục cho đến khi có kinh trở lại do nguy cơ có thể vỡ ống dẫn trứng.

* Sử dụng biện pháp tránh thai trong ít nhất 3 tháng và trao đổi với bác sĩ của bạn nếu bạn đang có kế hoạch mang thai.

9. Liệu thai ngoài tử cung có ảnh hưởng đến thai kỳ trong tương lai không? 10. Làm gì nếu tôi nhóm máu Rhesus âm?

* Không dùng thuốc kháng viêm như aspirin hoặc ibuprofen (ví dụ, Advil® hoặc Motrin®).

11. Khi nào tôi có thể có thai lại?

* Không dùng các loại vitamin hay thực phẩm có chứa axit folic…làm giảm hiệu quả điều trị.

* Không uống rượu. Bạn có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ

* Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong 2 đến 3 ngày đầu sau khi tiêm. Da của bạn có thể nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời.

Một khi bạn đã có tiền căn bị thai ngoài tử cung, bạn có nguy cơ bị thai ngoài tử cung ở lần mang thai sau cao hơn người bình thường. Do đó ở lần mang thai tiếp theo, hãy cảnh giác về các dấu hiệu và triệu chứng của thai ngoài tử cung đồng thời cần khám thai sớm để xác định vị trí túi thai.

Nếu bạn thuộc nhóm máu Rhesus âm, bạn cần được tiêm anti D để dự phòng thiếu máu tán huyết cho thai ở lần mang thai sau

Hiện tại chưa có đủ chứng cứ cho thấy việc có thai lại quá sớm sẽ khiến bạn có nguy cơ thai ngoài tử cung cao hơn. Tuy nhiên nếu bạn đã được điều trị bằng Methotrexate, bạn nên chờ ít nhất ba tháng do thuốc này được ghi nhận có tiềm năng gây quái thai. Do đó, nên sử dụng một hình thức tránh thai an toàn trong khi chờ đợi.

12. Tôi có thể làm gì để ngăn ngừa thai ngoài tử cung ở thai kỳ sau?Hiện chưa xác định được phương pháp ngăn ngừa thai ngoài tử cung tái phát. Điều tốt nhất bạn có thể làm là tránh mang thai bằng cách sử dụng biện pháp tránh thai. Điều trị sớm các viêm nhiễm nếu có. Nếu bạn có thai, điều quan trọng là phải nhớ rằng bạn đang có nguy cơ thai ngoài tử cung cao hơn dân số chung. Nhận biết sớm và điều trị kịp thời là điều quan trọng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://www.acog.org/Patients/FAQs/Ectopic-Pregnancy

2. Hackmon, R., et al. (2011). “Effect of methotrexate treatment of ectopic pregnancy on subsequent pregnancy.” Canadian Family Physician 57(1): 37-39.