Zona Phụ Nữ Mang Thai / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dsb.edu.vn

Zona Và Phụ Nữ Có Thai

Zona là một loại nhiễm virus gây mụn nước ngứa và đau. Virus này cũng chính là nguyên nhân gây ra thủy đậu và có tên là varicella-zoster.

Nếu bạn từng bị thủy đậu khi còn trẻ, virus vẫn sẽ tồn tại ở dạng không hoạt động trong cơ thể. Virus có thể tái hoạt động trở lại và gây ra zona. Cơ chế đầy đủ của vấn đề này vẫn chưa được hiểu rõ.

Yếu tố nguy cơ

Bạn có thể không bị lây zona từ người khác. Tuy nhiên bạn có thể bị thủy đậu ở bất kì độ tuổi nào nếu bạn chưa từng bị trước đó. Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan mạnh thông qua tiếp xúc trực tiếp, thậm chí nó có thể lan truyền khi những người mắc thủy đậu bị ho.

Một người bị zona có thể lây truyền virus sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với những mụn nước chưa lành. Nếu bạn không bị zona khi tiếp xúc với những cá nhân này, bạn có thể bị nhiễm virus và phát triển bệnh thủy đậu. Sau khi thủy đậu đã khỏi thì bạn sẽ có khả năng bị zona sau này.

Một khi đã bị thủy đậu, bạn sẽ có miễn dịch suốt đời. Khi bạn mang thai mà chưa từng bị thủy đậu trước đó hoặc chưa từng tiêm phòng thủy đậu, bạn nên tránh tiếp xúc với những người bị thủy đậu hoặc zona.

Zona và phụ nữ có thai

Nếu bạn mang thai và đã từng bị thủy đậu hoặc tiêm vắc xin phòng thủy đậu trước đó, bạn sẽ không bị thủy đậu khi mang thai, do vậy cả mẹ bầu và thai nhi sẽ an toàn khi tiếp xúc với bất kì người nào bị thủy đậu hoặc zona. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể bị zona khi mang thai nếu đã từng bị thủy đậu khi còn trẻ, nhưng may mắn thay, thai nhi sẽ an toàn nếu bà mẹ chỉ bị zona.

Nếu mẹ bầu thấy bất kì loại phát ban nào khi mang thai, hãy đến gặp bác sĩ. Phát ban có thể không phải là thủy đậu hoặc zona nhưng đôi khi lại là dấu hiệu của một bệnh lí nghiêm trọng nào khác cần được chẩn đoán và điều trị ngay.

Nếu bạn mang thai và chưa bao giờ bị thủy đậu, cũng chưa tiêm vắc xin phòng thủy đậu và đã tiếp xúc với một người nào đó bị thủy đậu hoặc zona, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Bác sỹ sẽ cho bạn làm xét nghiệm máu để xác định kháng thể chống virus thủy đậu. Nếu kháng thể xuất hiện có nghĩa là bạn đã bị thủy đậu nhưng không nhớ hoặc bạn đã có miễn dịch chống lại nó. Trong trường hợp này, bạn và thai nhi không có nguy cơ bị bệnh.

Nếu không tìm thấy kháng thể chống lại virus thủy đậu, bạn có thể cần được tiêm globulin miễn dịch. Trong đó có chứa kháng thể chống thủy đậu. Khi được tiêm thì bạn sẽ tránh được thủy đậu và zona hoặc bạn sẽ hạn chế được mức độ nghiêm trọng của thủy đậu cho thai nhi. Bạn nên tiêm trong vòng 96 giờ sau khi tiếp xúc để đạt được hiệu quả phòng bệnh.

Lưu ý: bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có ý định tiêm globulin miễn dịch hoặc bất kì thuốc nào khác khi mang thai. Nếu đó là giai đoạn đầu của thai kì hoặc gần sát ngày sinh, bạn cần thận trọng với tất cả các loại thuốc, sản phẩm bổ sung và thức ăn nạp vào cơ thể.

Triệu chứng

Thủy đậu có thể gây nên mụn nước ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, thường bắt đầu xuất hiện ở mặt và thân mình, sau đó lan ra cánh tay và cẳng chân.

Mụn nước lớn hơn thường xuất hiện khi bị zona, thường chỉ mọc thành chùm ở một bên cơ thể nhưng cũng có thể có một vài vị trí bị ảnh hưởng.

Bạn có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu ở khu vực có mụn nước. Đau hoặc kích thích xuất hiện một vài ngày trước khi mụn nước xuất hiện. Mụn nước gây ngứa và khó chịu. Một số người nói rằng họ bị đau nhiều ở mụn nước. Zona cũng có thể gây sốt và đau đầu.

Mụn nước sẽ đóng vảy và biến mất. Zona vẫn có thể lây nhiễm khi các mụn nước chưa đóng vảy. Bệnh thường khỏi sau 1-2 tuần.

Chẩn đoán

Chẩn đoán zona tương đối dễ dàng. Bác sĩ có thể xác định dựa trên các triệu chứng của bạn. Mụn nước chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể kèm theo đau ở khu vực này thường gợi ý đến bệnh zona.

Bác sĩ có thể chẩn đoán xác định thông qua nuôi cấy mảnh da ở vị trí mụn nước.

Điều trị

Nếu bạn bị thủy đậu khi mang thai, bạn có thể được kê thuốc kháng virus nếu bị zona, ví dụ như acyclovir (Zovirax), valacyclovir (Valtrex) và famciclovir (Famvir).

Tất cả các thuốc bạn sử dụng trong quá trình mang thai cần được bác sĩ kê đơn, để đảm bảo những thuốc kháng virus này an toàn cho thai nhi.

Điều quan trọng cần lưu ý là điều trị sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất khi được tiến hành ngay từ lúc mụn nước bắt đầu xuất hiện. Bạn nên đến gặp bác sĩ trong vòng 24 giờ sau khi có triệu chứng đầu tiên.

Tiên lượng

Tỉ lệ bị mắc zona khi mang thai là rất thấp. Thậm chí ngay cả khi bạn bị nhiễm zona thì cũng không có khả năng ảnh hưởng tới thai nhi. Nhưng có thể thai kì của bạn khó khăn hơn vì sự khó chịu và đau do những mụn nước gây nên.

Phòng bệnh

Những thành tựu trong y học đã làm giảm số lượng người bị mắc thủy đậu và zona trên thế giới. Đó chủ yếu là nhờ vắc xin.

Vắc xin thủy đậu được lưu hành rộng rãi từ năm 1995. Kể từ đó, số trường hợp nhiễm thủy đậu đã giảm đáng kể.

Vắc xin thủy đậu thường tiêm cho trẻ từ 1-2 tuổi và nhắc lại khi 4-6 tuổi. Vắc xin có hiệu quả phòng bệnh gần như 100% nếu tiêm đủ 2 mũi. Tuy nhiên, bạn vẫn có một nguy cơ nhỏ bị mắc bệnh cho dù đã tiêm phòng.

Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ – FDA đã chấp nhận vắc xin zona từ năm 2006. Về cơ bản đó là tiêm nhắc lại vắc xin phòng virus thủy đậu ở người lớn. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo tiêm vắc xin này cho những người trên 60 tuổi.

Bạn nên tiêm vắc xin thủy đậu trước khi có ý định mang thai ít nhất là 3 tháng nếu bạn chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin thủy đậu.

Khi mang thai, cách tốt nhất để phòng bệnh là cách ly, không tiếp xúc những người bị thủy đậu và zona.

Khi Mà Phụ Nữ Mang Thai Bị Bệnh Zona Phải Làm Sao ?

Home ” Tin tức ” Khi mà phụ nữ mang thai bị bệnh zona phải làm sao ?

Bệnh zona thần kinhnó là 1 loại virus thuộc vào họ Herpes simplex gây phải bệnh. Loại Virus này chính là nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu từ thời thơ ấu và nhưng chưa trị dứt mà nó còn tiếp tục ẩn nấp và gắn kết với ADN của hầu hết những tế bào trong hạch thần kinh giao cảm của tuỷ sống. giai đoạn phát triển của loại virus này bị đa số những bạch cầu kiềm chế.

Những biến chứng khí gặp phải bệnh zona bà bầu

Ta có thể coi bệnh zona là một loại bệnh lành tính nhưng nếu như không được chăm sóc và vệ sinh tốt cho cơ thể thì có thể gây ra những biến chứng lâu dài. Bệnh zona bà bầu có thể gây ra cực kỳ nhiều bệnh lý ở trong mắt như sẹo, viêm, Thậm chí là có thể phát sinh thành bệnh đa mắt đỏ nếu như bệnh zona bà bầu bị ở sắp mắt. đặc biệt là có trường hợp bị nặng có thể gây ra mù lòa.Nếu như nó có thể gây tổn thương vào dây đến thần kinh của thị giác thì nó sẽ gây mù mắt. ví dụ như ảnh hưởng gấy tổn thương tới dây thần kinh số VII thì có thể dẫn đến liệt mắt và mất thị giác. đặc trưng hơn lúc bị tổn thương ở não ra phải bệnh viêm não. Hơn nữa là giả sử như phụ nữ mắc bệnh zona bà bầu khi mang bầu thì vô cùng có nguy cao như hưởng tới thai nhi .

Một biến chứng phải gọi là rất đáng sợ nữa ấy là dẫn đến tình trạng đau dây thần kinh herpes, nó chiến khoảng 1/5 trong số toàn bộ bệnh nhân mắc phải bệnh. Ngay cả lúc hiện tượng phát ban đã biến mất, thì hiện tượng đau dây thần kinh sau herpes vẫn có thể tồn tại, thậm chí nó có thể tồn tại trong nhiều năm liền. khi mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai thì có thể dẫn đến khả năng khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi hoặc là bệnh thủy đậu.

Phương pháp điều trị khi mắc bệnh zona bà bầu ?

Ngoài việc không được khiến những công việc nặng và cần nghỉ ngơi, thì chủ yếu là nên điều trị các dấu hiệu như lựa chọn các loại vitamin C và những loại thuốc giảm đau, ta phỉa lựa chọn kháng sinh uống và bôi thuốc kháng khuẩn tại những chỗ nổi lên . các loại thuốc kháng siêu vi trùng sử dụng để bôi hoặc uống thì chỉ được lựa chọn lúc bệnh đã nặng và nên nên theo chỉ định của bác sĩ da liễu. khi có cảm giác đau nhiều và đau mắt thì bạn nên nên đến bác sĩ thần kinh liền.

Bệnh Zona Thần Kinh Nguy Hiểm Thế Nào Đối Với Phụ Nữ Mang Thai?

(ĐS&PL) Zona thần kinh do virus thuộc họ Herpes simplex gây nên, bởi vậy nếu mắc bệnh trong thời gian mang thai sẽ khiến mẹ bầu rất lo lắng. Vậy bệnh Zona thần kinh nguy hiểm thế nào với phụ nữ mang thai?

Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh ở PNMT

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, Zona thần kinh do virus thuộc họ Herpes simplex gây nên. Loại virus này gây bệnh thủy đậu và bị các bạch cầu kiềm chế nên sau khi bị thủy đậu chúng nằm không hoạt động trong mô thần kinh gần tủy sống và não đợi cơ hội thuận lợi sẽ kích hoạt gây bệnh zona thần kinh.

Do đó, nếu bà bầu trước đây từng bị bệnh thủy đậu thì nguy cơ bị zona thần kinh khi mang thai khá cao bởi lúc này lượng hocmon trong cơ thể bị rối loạn, hệ thống miễn dịch bị suy giảm, sức khỏe yếu hơn nên dễ dàng bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài và bên trong.

Triệu chứng khi mắc bệnh zona thần kinh ở PNMT

Những triệu chứng zona thần kinh ở bà bầu giai đoạn đầu thường là đau rát và ngứa da giống như bị kim châm. Tiếp theo đó, mẹ bầu sẽ thấy tăng cảm giác rát da, ngứa, căng, bỏng hoặc cảm giác đau nhức ở một phía của cơ thể. Sau khi cơn đau xuất hiện khoảng 1 – 3 ngày các dải bạn sẽ nổi lên, tấy đỏ. Vài ngày sau có thể gây sốt, ớn lạnh, buồn nôn, tiểu khó, tiêu chảy. Các dải ban sẽ nhanh chóng tụ mủ và đóng vảy trong 10 – 12 ngày và sau khoảng 2 – 3 tuần, bạn sẽ biến mất, bong vảy và có thể để lại sẹo.

Bệnh zona thần kinh khi mang thai do virus thương tổn dọc theo đường truyền thần kinh nên thường chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể tại ngực, lưng, gáy, mặt, mông, chân, tay…

Hiện nay rất nhiều người do không rõ các triệu chứng zona thần kinh ở phụ nữ mang thai nên nhầm tưởng bệnh viêm da do tiếp xúc côn trùng là bệnh zona. Bản thân viêm da do tiếp xúc côn trùng cũng có các vết đỏ và nốt phỏng nước trên da như zona nên càng dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên ở bệnh viêm da tiếp xúc côn trùng thì tổn thương xuất hiện tại bất kỳ vùng da nào của cơ thể, nhất là những vùng da hở; ngược lại, zona chỉ xuất hiện thương tổn trên một nửa phần cơ thể, chạy dọc theo các dây thần kinh.

PNMT bị bệnh zona thần kinh có nguy hiểm không?

Ngay khi bệnh lí này xuất hiện phần đông mẹ bầu sẽ có tâm lí lo lắng bà bầu bị zona thần kinh có sao không. Theo bác sĩ bệnh chuyên khoa da liễu, bản chất bệnh lí này tương đối lành tính nhưng nếu không được chăm sóc da và điều trị đúng cách thì có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như:

Da bị bội nhiễm mụn mủ loét sâu, đau nhức và để lại sẹo xấu. Tăng nguy cơ viêm màng não, viêm tụy cắt ngang và xuất huyết giảm tiểu cầu.

Gây những bệnh lý ở mắt như: viêm mắt, sưng phồng mí mắt, đau mắt đỏ nếu bị zona thần kinh ở mắt khi mang thai. Nghiêm trọng nhất có thể dẫn tới tăng áp và có thể dẫn tới mất thị lực về sau.

Đau dây thần kinh Herpes: 1/5 số bệnh nhân mắc bệnh zona thần kinh có biến chứng này và là mức độ nguy hiểm nhất do có bầu bị zona thần kinh gây ra. Ngay cả khi tình trạng phát ban đã biến mất thì đau dây thần kinh sau khi khỏi zona vẫn có thể tồn tại, thậm chí còn kéo dài vài năm.

Xét đến khía cạnh zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không thì về cơ bản không đáng lo ngại như bệnh thủy đậu. Bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi về quá trình hoàn thiện nếu mẹ bầu mắc zona trong khoảng 3 tháng đầu nhưng từ tháng thứ 4 trở đi, khi thai nhi đã dần hoàn thiện thì mức độ ảnh hưởng, khả năng bị dị tật ở bào thai sẽ hiếm xảy ra. Để yên tâm hơn về bà bầu bị zona thần kinh có sao ko tốt nhất mẹ bầu nên đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để kiểm tra sớm, có kết luận chính xác.

Phương pháp điều trị bệnh zona thần kinh ở PNMT

Từ những tác động của zona như trên, bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo mẹ bầu thay vì áp lực lo lắng bà bầu bị zona thần kinh có sao không hãy chủ động bảo vệ cả mẹ và bé bằng cách đi khám ngay khi có các triệu chứng đầu tiên để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh nhầm lẫn với các bệnh lí về da khác.

Để điều trị zona thần kinh cho bà bầu hiện nay chủ yếu sử dụng thuốc chữa zona thần kinh bôi ngoài da acyclovir nhằm chống viêm và ngăn ngừa bội nhiễm, viêm nhiễm. Việc dùng thuốc bôi ngoài da sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi, không nên dùng thuốc uống đối với mẹ bầu bị zona thần kinh. Chữa zona thần kinh cho bà bầu như thế nào cần có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa sau khi đã có thăm khám và kết luận về bệnh, tránh tùy tiện tự ý dùng thuốc gây ảnh hưởng đến bản thân và thai nhi.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cầu chú ý dùng nước ấm, sạch tắm rửa hàng ngày để tránh bội nhiễm thương tổn. Khi mụn nước chưa vỡ mẹ bầu có thể bôi các thuốc làm dịu da, nếu mụn vỡ thì rửa bằng nước muối sinh lý 9‰, chấm khô và bôi xanh methylen để sát khuẩn nhưng hãy tránh không để dịch từ mụn nước lây sang vùng da lành.

Bệnh Zona Thần Kinh Và Mang Thai

Những ảnh hưởng của bệnh zona thần kinh khi mang thai

Mắc bệnh thủy đậu khi mang thai có khả năng dẫn đến nhiễm bệnh thủy đậu hoặc khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ. Nếu có thai từ tháng thứ 4 trở đi mới mắc các bệnh do vi-rút gây ra thì dị tật ở đứa trẻ sinh ra hiếm khả năng xảy ra.

Zona trên mặt có thể gây ra biến chứng cho đôi mắt. Bệnh zona mắt có thể dẫn đến bệnh lý giác mạc (sẹo giác mạc, viêm thượng củng mạc, viêm mống mắt hoặc viêm giác mạc nhu mô), sưng phồng mí mắt, đỏ và đau. Nặng hơn, nó có thể dẫn tới bệnh tăng nhãn áp (glaucome) trong cả quãng đời về sau, căn bệnh này có thể dẫn đến mù lòa.

Đau dây thần kinh sau herpes (đau tồn tại trên 30 ngày sau khi nổi phát ban hoặc sau khi liền sẹo) là biến chứng đáng sợ nhất đối với những bệnh nhân có chức năng miễn dịch đầy đủ. Đau dây thần kinh có thể tồn tại, đôi khi là nhiều năm sau đó.

Lưu ý khi điều trị bệnh cho phụ nữ đang mang thai

Bênh do virus gây nên vì thế không có thuốc điều trị đặc hiệu mà tất cả các thuốc chỉ là điều trị triệu chứng nhằm giảm nguy cơ đau dây thần kinh sau herpes, giảm đau, giảm ngứa và chống nhiễm trùng.

Phụ nữ mang thai khi mắc bệnh thường sễ bị nặng hơn so với những đối tượng khác, thêm vào đó việc sử dụng thuốc điều trị cũng dè dặt hơn rất nhiều, vì vậy việc dùng thuốc điều trị hoàn toàn phải theo đúng sự kê đơn của bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm. Việc điều trị và theo dõi tiến triển của bệnh trên phụ nữ mang thai cần phải có sự kết hợp của cả bác sĩ sản khoa và bác sĩ chuyên về bệnh truyền nhiễm.

Có một loại vắc xin được gọi là Zostavax có thể giúp ngăn ngừa bệnh zona, cần chích ngừa 3 tháng trước khi mang thai. Vì vậy, tỷ lệ mắc bệnh zona ở phụ nữ mang thai là rất thấp nhưng nếu đang có kế hoạch mang thai và quan tâm đến bệnh zona, cần nói chuyện với bác sĩ về việc chích ngừa trước khi mang thai.

Nếu đang mang thai, cần tuân thủ thói quen lành mạnh và đi gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ của bệnh.

Zona thần kinh là bệnh thường gặp nhưng lại rất nguy hiểm trong một vài trường hợp nhất là với phụ nữ mang thai ba tháng đầu, hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc phòng tránh qua chế độ ăn cũng như chủng ngừa vacxin là chủ yếu. Tất cả thai phụ nên cẩn trọng và kiểm tra sớm khi có dấu hiệu bệnh để được điều trị tránh biến chứng cho sức khỏe và thai nhi.