Bạn đang xem bài viết Trà Dược Liệu Túi Lọc Giảo Cổ Lam Nên Uống Khi Nào ? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trà giảo cổ lam là phương pháp đơn giản nhất, khi dùng giảo cổ lam nguyên chất loại phơi khô hoặc sao xanh hãm trà để sử dụng hàng ngày. So với dạng trà túi lọc, thực phẩm chức năng hay viên nén thì trà giảo cổ lam có giá thành khá rẻ, nhưng hiệu quả điều trị bệnh lại được đánh giá là hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí.
Khoa học hiện đại đã đi sâu nghiên cứu thành phần của giảo cổ lam và phát hiện ra loại thảo dược này có tác dụng cực kỳ tốt đối với hệ tim mạch, bệnh cao huyết áp, bệnh đái tháo đường, bệnh lý về gan, giúp cải thiện toàn diện các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Xét trên phương diện công năng, giảo cổ lam không thua kém gì các cây thuốc quý như nhân sâm hay tam thất, nhưng giá thành lại vô cùng rẻ.
1. Không uống trà giảo cổ lam sau 19 giờ: Trong giảo cổ lam có thành phần saponin (hơn 80 loại saponin, gấp 3 – 4 lần nhân sâm) do vậy sẽ gây hưng phấn thần kinh, chống suy nhược cơ thể, tuy nhiên cũng gây nên hiện tượng tỉnh táo, khó ngủ. Nếu không cần thức khuya để làm việc thì tốt nhất sau 19 giờ bạn không nên sử dụng giảo cổ lam.
2. Lưu ý đối với người bị huyết áp thấp: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trung tâm y tế Van Der Bilt (Mỹ), cơ thể chúng ta sẽ sản xuất oxit nitric nhiều hơn so với mức bình thường khi sử dụng giảo cổ lam. Cơ chế kích thích này giúp hạ huyết áp cơ thể, rất tốt cho bệnh nhân cao huyết áp. Do vậy, đối với huyết áp thấp nên sử dụng trà giảo cổ lam với liều lượng hạn chế, tránh dùng trong những lúc đang đói, khi dùng nên cho thêm một lát gừng vào để tránh hiện tượng tụt huyết áp.
3. Phụ nữ có thai không dùng: Không dùng giảo cổ lam cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Ngoài ra, tính chất hoạt huyết có trong thành phần saponin (thành phần này cũng có trong Nhân Sâm) nên trẻ nhỏ, người đang chảy máu hay đang dùng thuốc chống thải loại khi cấy ghép phủ tạng đều không nên dùng.
4. Không lạm dụng: Được ví như cây trường thọ bởi những công dụng tuyệt vời mà giảo cổ lam mang lại. Tuy nhiên, bất kỳ một vị thuốc nào nếu lạm dụng dùng quá liều lượng đều sẽ phản tác dụng. Giảo cổ lam được khuyên nên sử dụng thường xuyên, lâu dài đối với người bị huyết áp cao hoặc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, người khỏe mạnh sử dụng để nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật. Liều lượng đối với người bình thường là 30- 45g giảo cổ lam khô mỗi ngày, được chia làm 3 lần, sử dụng sau các bữa ăn. Đối với người huyết áp cao, liều lượng dùng trà giảo cổ lamcó thể tăng lên tùy theo tình trạng bệnh, nhưng không nên vượt quá 60g/người/ngày. Sử dụng trên 100g/người/ngày được coi là quá liều và rất nguy hiểm.
Cách Uống Giảo Cổ Lam Đúng Cách Giúp Nâng Cao Hiệu Quả Chữa Bệnh
Cách uống giảo cổ lam đúng cách giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh
Giảo cổ lam là vị thuốc quý giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa và điều trị bệnh rất tốt. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách để đạt hiệu quả cao.
Tác dụng chữa bệnh của giảo cổ lam
Theo các nghiên cứu khoa học, giảo cổ lam có chứa những thành phần dược tính có tác dụng:
– Thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường đạm và oxy hóa chất béo, giúp giảm lượng mỡ thừa, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
– Ổn định huyết áp, chống lão hóa, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
– Tăng cường thải độc, tái tạo tế bào gan và bảo vệ gan.
– Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của khối u trong cơ thể.
– Chữa chứng mất ngủ, giảm căng thẳng, mệt mỏi và nâng cao khả năng làm việc.
– Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.
– Tăng cường máu lên não, chữa chứng lú lẫn ở người cao tuổi.
1. Chế biến giảo cổ lam
– Sau khi thu hái giảo cổ lam về thì chỉ lấy lá làm thuốc vì đây là bộ phần chứa nhiều dược chất nhất.
– Rửa sạch lá giảo cổ lam, phơi hoặc sấy khô và băm nhỏ, đóng gói để dùng dần. Hoặc chế biến thành dạng túi lọc cho người dùng sử dụng thuận tiện hơn.
– Chuẩn bị 60 – 70g giảo cổ lam khô và chia làm 3 phần.
– Mỗi lần dùng 20g cho vào ấm trà và pha nước sôi.
– Để các dược chất ngấm ra hết thì uống thay nước trong ngày.
3. Kết hợp với cà gai leo và cây xạ đen
– Chuẩn bị 30g giảo cổ lam, 20g cà gai leo và 30g cây xạ đen.
– Cho các nguyên liệu vào bình giữ nhiệt, thêm 1,5 lít nước sôi.
– Đậy nắp, ủ khoảng 30 phút và chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam
Liều lượng dùng giảo cổ lam
– Không uống trà giảo cổ lam quá nhiều sẽ có thể dẫn đến trường hợp hạ huyết áp đột ngột.
– Liều lượng tốt nhất từ 60 – 70g giảo cổ lam và dùng 20 – 30g cho mỗi lần pha. Chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
– Không uống giảo cổ lam vào buổi tối, nên uống buổi sáng hoặc đầu giờ chiều sẽ giúp đầu óc minh mẫn, tỉnh táo.
Đối tượng sử dụng giảo cổ lam
– Người bị xơ gan, gan nhiễm mỡ, suy gan.
– Người bị mỡ máu, huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường.
– Người hay mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, khó ngủ.
– Người muốn tăng cường sức đề kháng
Đối tượng không sử dụng giảo cổ lam
– Trẻ em dưới 6 tuổi
– Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
– Người đang sử dụng thuốc chống thải loại.
– Người bị chứng hư hàn.
Cửa hàng chính: 1236 Kha Vạn cân, Linh Trung, Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Hàng hóa đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, không có chất bảo quản, nguồn gốc rỏ ràng, được đổi trả hàng miễn phí, hoàn tiền lại 100% , mọi ý kiến đóng góp và khiếu nại chất lượng dịch vụ xin gọi về đường dây nóng của công ty, số diện thoại là 0938 541 567(Anh An)
Giảo Cổ Lam Có Tốt Cho Bà Bầu Không? Hãy Tìm Hiểu Ngay
Giảo cổ lam từ lâu đã được biết đến như một loại “thần dược” với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, “thần dược” thì cũng là thuốc, cần phải sử dụng đúng cách thì mới an toàn và có lợi cho sức khỏe.
Giới thiệu cơ bản về giảo cổ lam
Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino. Ngoài ra còn có nhiều tên gọi khác như: Cổ yếm, Ngũ diệp sâm, Thất diệp đởm, cây trường sinh, Dền toòng, cỏ trường thọ,…
Những đặc điểm để nhận diện cây Giảo cổ lam:
Thuộc loại thân thảo, mềm, mảnh, có tua cuốn ở nách lá.
Lá kép hình chân vịt, mép lá có dạng răng cưa.
Hoa hình chuỳ màu trắng, có 3 vòi nhụy.
Quả hình cầu, đường kính từ 5 đến 9mm, khi quả chín có màu đen.
Giảo cổ lam thường sinh trưởng trên núi đá vôi cao, ở độ cao 500 – 600m so với mực nước biển, mọc dưới tán lá rừng thưa, ở những nơi có khí hậu mát lạnh. Ở nước ta, Giảo cổ lam phân bố nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Sơn La, Yên Bái, và Quảng Bình.
Công dụng của giảo cổ lam
Giảo cổ lam còn có nhiều vitamin và khoáng chất vi lượng có ích cho sức khỏe và có công dụng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Một số công dụng chính của Giảo cổ lam đó là:
Giảm cholesterol và lipid trong máu, Hạ huyết áp đối với những người huyết áp cao, ngừa bệnh nhồi máu cơ tim.
Giảm cảm giác thèm ăn, giảm cân hiệu quả
Tăng dịch nhầy trong dạ dày, bảo vệ thành niêm mạc dạ dày, chống viêm loét dạ dày, tốt cho người bị đau dạ dày lâu năm.
Tăng sức đề kháng, chống vi khuẩn và bệnh tật
Trị chứng mất ngủ, căng thẳng, an thần
Thanh nhiệt, giải độc cơ thể
Bảo vệ chức năng gan khỏi các tác nhân gây hại.
Hạ đường huyết và ngừa các biến chứng do tiểu đường.
Giúp lưu thông máu, ngừa chứng tai biến mạch máu não ở người già.
Ngừa lão hóa da
Phòng ngừa các bệnh u bướu
Giảo cổ lam có tốt cho bà bầu không?
Giảo cổ lam mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên hiệu quả điều trị bệnh bằng Giảo cổ lam có tốt hay không còn tùy vào thể trạng từng người và tùy vào tình hình sức khỏe của người sử dụng ngay lúc đó.
Không phải bất cứ ai muốn dùng đều có thể dùng và không phải lúc nào muốn dùng thì sẽ mang lại hiệu quả. Đôi khi sử dụng không đúng thời điểm và đối tượng sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng.
Vậy giảo cổ lam có tốt cho bà bầu không? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người. Giảo cổ lam có thể rất tốt đối với những người mắc chứng tiểu đường, viêm gan, đau dạ dày, những người hay mệt mỏi căng thẳng,…nhưng sẽ không tốt cho bà bầu. Những lý do sau đây sẽ cho thấy Giảo cổ lam không tốt cho bà bầu:
Trong Giảo cổ lam có một số thành phần hóa học có thể gây dị tật cho thai nhi.
Giảo cổ lam có tính hàn, tác dụng hoạt huyết, giúp lưu thông máu,…mà phụ nữ mang thai rất nhạy cảm với những loại thực phẩm và thuốc có tính hàn, vì vậy Giảo cổ lam cũng không tốt cho bà bầu.
Giảo cổ lam có các hoạt chất có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư rất mạnh, mà cơ thể thai nhi còn chưa phát triển hoàn chỉnh, chưa có khả năng chống chọi với các thành phần hóa học của thảo dược này.
Ngoài đối tượng phụ nữ mang thai không nên dùng Giảo cổ lam thì một số đối tượng sau cũng nên hạn chế sử dụng, đó là:
Những người mắc chứng hư hàn không nên uống thảo dược này, vì Giảo cổ lam có tính lạnh, sẽ gây mệt mỏi, đổ mồ hôi trộm, mất sức.
Những người vừa mới phẫu thuật không nên dùng Giảo cổ lam, vì cây này có tính hoạt hoạt huyết, sẽ làm chậm quá trình đông máu, sẽ gây chảy máu vết mổ và làm chậm quá trình lành vết mổ.
Trẻ em dưới 6 tuổi sức đề kháng còn yếu, khó có thể chịu được các thành phần hóa học mạnh của thuốc.
Phụ nữ đang cho con bú cũng nên hạn chế dùng loại thảo dược này, ảnh hưởng đến em bé.
Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt tránh dùng loại thảo dược có tính hàn, sẽ gây rong kinh.
Phụ nữ mang thai uống giảo cổ lam nhiều có hại không?
Dị tật bẩm sinh
Chảy máu
Gây tiêu chảy
Rối loạn giấc ngủ
Khô miệng
Rối loạn lượng đường trong máu
Đau đầu
Địa chỉ mua giảo cổ lam uy tín
Giảo cổ lam là một loại thảo dược quý hiếm không những để trị bệnh, mà còn giúp bạn tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Nếu các bạn có nhu cầu mua loại “thần dược” này hãy tìm đến Thảo dược Đức Thịnh.
Thảo dược Đức Thịnh là cửa hàng thuốc nam gia truyền, chuyên về các cây thuốc nam trị bệnh uy tín, chất lượng nhiều năm tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thảo dược Đức Thịnh sở hữu riêng vườn dược liệu rộng lớn với nhiều loại dược liệu quý hiếm, đạt tiêu chuẩn VietGap mà không cần thông qua cơ sở cung cấp dược liệu nào.
Nếu có nhu cầu cần tư vấn về thảo dược trị bệnh, Thảo dược Đức Thịnh cũng sẽ giải đáp cặn kẽ cho bạn nhờ đội ngũ Dược sĩ và nhân viên chăm sóc khách hàng tận tâm.
Mặc dù đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào nói về vấn đề giảo cổ lam có tốt cho bà bầu không? Nhưng để an toàn, các mẹ bầu không nên sử dụng loại thảo dược này dưới mọi hình thức. Nếu muốn dùng để điều trị bệnh, cần phải tham vấn kỹ càng ý kiến của bác sĩ.
10 Dược Liệu Quý Cho Phụ Nữ Mang Thai
Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta một kho tàng các dược liệu quý giá, có nhiều vị thuốc có tác dụng rất tốt đối với thai phụ, những dược liệu này thường được gọi là những thuốc an thai.
Trữ ma căn
Vị thuốc là rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây gai, tên khoa học là Boehmeria nivea (L) Gaud, họ gai Urticaceae. Cây sống lâu năm, thuộc loại nửa bụi, có thể cao tới 1,5 – 2m, mọc khắp nơi trong nước, thường lấy sợi và lấy lá làm bánh. Rễ củ thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa thu đông. Trữ ma căn vị đắng, tính hơi hàn, quy kinh phế, tỳ, can. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ, thông lâm, an thai. Dùng trong các trường hợp đơn độc, sang lở, đái buốt, đái dắt, phụ nữ có thai đau bụng, ra huyết, xích bạch đới, viêm cổ tử cung. Liều dùng 10 – 20g.
Tô ngạnh
Tô ngạnh là cành đã phơi hay sấy khô của cây tử tô có tên khoa học là Perilla frutescens (L) Britt, họ Hoa môi Lamiaceae, là loại rau thơm phổ biến. Tô ngạnh vị cay, tính ôn, vào hai kinh phế, tỳ. Tác dụng thuận khí, an thai. Dùng trong trường hợp khí nghịch lên gây đau bụng, động thai. Liều dùng 6 -12g.
Tô ngạnh tác dụng thuận khí, an thai.
Bạch truật
Vị thuốc là rễ cây bạch truật, tên khoa học Astractyloides macrocephala, Koidz, họ cúc Asteraceae. Cây mọc lâu năm cao khoảng 70 – 80cm. Rễ phát triển thành củ to và mầm. Rễ cây thu hái vào mùa đông khi lá ngả vàng. Cây được di thực về trồng ở một số nơi kể cả vùng núi và đồng bằng. Thuốc có vị ngọt, đắng, quy kinh tỳ, vị. Tác dụng kiện tỳ vị, tiêu thực, lợi thủy, ráo thấp, cố biểu, liễm hãn, an thai, chỉ huyết. Trường hợp động thai, ra huyết có thể dùng bạch truật. Liều dùng 6 -12g.
Tục đoạn
Tục đoạn dùng rễ của cây tục đoạn, tên khoa học là Dipsacus japonicus, Mig, họ tục đoạn Dipsacaceae. Là loại cây thảo, cao chừng 1,5 – 2m, rễ củ không phân nhánh, thân đứng có khía dọc, có gai thưa. Vị thuốc còn có tên tiếp cốt thảo. Cây có ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc, nhất là ở Sa Pa (Lào Cai). Tục đoạn có vị đắng, tính hơi hàn, quy hai kinh can, thận. Tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, thông điều huyết mạch, chỉ thống, trị phong thấp, chấn thương, xương khớp sưng đau, an thai, chỉ huyết. Dùng tốt trong các trường hợp động thai, đau bụng, ra huyết. Liều dùng 6 -12g
Tang ký sinh
Tang ký sinh là toàn thân của cây tầm gửi cây dâu, tên khoa học Loranthus parasiticus (L), Merr, họ tầm gửi Loranthaceae. Thuốc có vị đắng, tính bình, vào hai kinh can, thận. Tác dụng trừ phong thấp, kiện cân, cường cốt, hạ huyết áp, dưỡng huyết, an thai. Dùng cho thai phụ huyết hư dẫn đến động thai, ra huyết. Liều dùng 8 -12g.
Sa nhân
Vị thuốc là hạt của cây sa nhân Amomum (wall ex Bak) vilosum, chúng tôi Xanthioides A, Longiligulare T.L Wu, họ Gừng Zingiberaceae. Cây thảo sống lâu năm, cao chừng 1,5m, phổ biến ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Quả được thu hái vào tháng 8 dương lịch. Thuốc có vị cay, tính ấm, quy vào kinh tỳ, thận, vị. Tác dụng lý khí hóa thấp, trừ thấp, giảm đau. Làm an thai trong trường hợp thai động không yên, ra máu. Liều dùng 2 – 4g.
Ngải diệp
Ngải diệp là lá của cây ngải cứu tên khoa học Artemisia vulgaris L. Họ cúc Asteraceae. Loại cây thảo, dùng làm rau ăn. Thành phần hóa học chủ yếu là tinh dầu. Ngải diệp vị đắng, cay, tính ấm, quy kinh can, vị. Tác dụng điều hòa khí huyết, ôn kinh, tán hàn, giải cảm, giảm đau, an thần, kiện vị, an thai. Liều dùng 6 -12g.
Đỗ trọng
Vị thuốc là vỏ phơi hay sấy khô của cây đỗ trọng, tên khoa học Eucommia ulmoides olive. Là loại cây gỗ cao 10-20m, được di thực về Việt Nam nhưng chưa nhiều. Trên thị trường chủ yếu là nhập từ Trung Quốc. Đỗ trọng vị cay, tính ấm, quy kinh can, thận. Tác dụng bổ can thận, mạnh cân cốt, bình can, hạ áp, dưỡng huyết, an thai. Dùng trong trường hợp thai động, ra huyết. Liều dùng 8 – 16g.
A giao
A giao là cao da lừa. Thành phần hóa học chứa collagen, khi thủy phân cho các amino acid, ngoài ra có chất vô cơ. A giao vị ngọt, tính bình vào 3 kinh phế, can, thận. Tác dụng tư âm, dưỡng huyết, nhuận phế, chỉ huyết, an thai. Dùng cho phụ nữ rong huyết, có thai ra huyết, đau bụng hoặc sau sảy thai vẫn rong huyết. Liều dùng 6 -12g
Ban long
Ban long còn gọi là lộc giác giao là chế phẩm cao được bào chế từ gạc hươu, nai. Thành phần hoạt chất chủ yếu gồm gelatine, các acid amin, calci phosphat, calcicarbonat, các chất nội tiết kích thích sinh trưởng. Ban long vị ngọt, tính ấm, quy kinh can, tỳ, thận là thuốc ôn bổ hạ nguyên, bồi bổ dương đạo, sinh tinh tủy, mạnh gân cốt, bổ huyết, chỉ huyết, điều hòa chức năng nội tiết, thuốc có tác dụng an thai, cầm máu. Ngày dùng 10g ăn với cháo nóng, hoặc ngâm rượu uống.
Cập nhật thông tin chi tiết về Trà Dược Liệu Túi Lọc Giảo Cổ Lam Nên Uống Khi Nào ? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!